Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, Câu tục ngữ thể hiện thái độ lịch sự, quý mến cách ứng xử đẹp có giá trị hơn vật chất
b, Lời nói thanh nhã, lịch sự mang lại hiệu quả lớn
c, Vật quý giá (chiếc kim vàng) không ai nỡ chuyển thành vật tầm thường (uốn làm lưỡi câu). Ý muốn nói những người lịch thiệp cần biết cách nói năng cho tương xứng với giá trị của bản thân
→ Tựu chung, các câu tục ngữ khuyên mọi người lịch sự, nhã nhặn khi giao tiếp
- Một số câu tục ngữ có chung nội dung:
- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe
- Vàng thì thử lửa thử than
Chuông thì thử tiếng, người ngoan thử lời
Triển khai đoạn văn cần làm rõ:
- Về hình thức: Đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng nửa trang giấy thi).
- Về nội dung: Từ trích đoạn văn bản Làng của Kim Lân trong sách giáo khoa Ngữ văn 9, bày tỏ suy nghĩ của em về tình yêu quê hương đất nước.
+ Suy nghĩ về nội dung được nói đến trong đoạn trích: truyện Làng, đó là tình yêu làng gắn với yêu nước. Khi cần, phải đặt tình yêu Tổ quốc lên trên.
+ Suy nghĩ về ý nghĩa được nói đến trong đoạn trích: Là một trong những tình cảm cao đẹp của con người, là truyền thống quí báu của dân tộc.
+ Suy nghĩ về bài học cho bản thân được rút ra từ đoạn trích:
Có những nhận thức đúng: Tình yêu quê hương đất nước bắt nguồn từ những gì gần gũi thân thương nhất. Đặc biệt, được thử thách khi Tổ quốc có giặc ngoại xâm. Từ đó, biết yêu vẻ đẹp của thiên nhiên quê hương, biết ơn những con người làm nên lịch sử, biết trân trọng quá khứ gian lao và hào hùng, biết vui buồn cùng những thăng trầm trong quá khứ và có nhận thức đúng về trách nhiệm công dân trong hiện tại, cùng chung tay xây dựng tương lai,...
Có những hành động đúng: Thể hiện lòng biết ơn của mình, sống thủy chung cùng quá khứ, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, sống có ước mơ làm những việc tốt đẹp trong cuộc đời, dù nhỏ bé nhưng hữu ích, sống hòa nhập nhưng không hòa tan. Với học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, cần xác định mục đích học tập, rèn luyện đúng đắn. (Lập thân, kiến quốc).
Người con được sống trong tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương:
+ Chân phải bước tới cha: cha luôn dìu dắt, là chỗ dựa vững chắc cho con
+ Chân trái bước tới mẹ: mẹ là người yêu thương, nâng đỡ, dìu dắt, bảo vệ đứa con nhỏ.
→ Đứa trẻ sống trong tình yêu thương, chở che của cha mẹ.
- Người con trưởng thành trong cuộc sống lao động, thiên nhiên đẹp đẽ, thấm đượm tình cảm của quê hương
+ Người đồng mình yêu lắm
+ Đan lờ cài nan hoa
+ Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng
- Sự cần cù trong lao động, sự gắn bó, quấn quýt giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên là nguồn cội nuôi dưỡng con người
→ Nền tảng gia đình, quê hương nâng đỡ đứa trẻ trưởng thành
1. Câu thơ “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa” giản dị, mộc mạc nhưng giàu sức gợi cảm, bộc lộ trực tiếp tình cảm thương nhớ của người cháu đối với bà. Hai từ “nắng mưa” diễn tả cuộc đời bà long đong, lận đận, vất vả, tần tảo, giàu đức hi sinh. Bà đã nuôi cháu trải qua bao năm tháng đói mòn, những năm chiến tranh gian khổ để cháu lớn khôn, trưởng thành và luôn truyền cho cháu niềm tin, sức mạnh vươn lên trong cuộc sống. Câu thơ không chỉ gợi tình cảm nhớ thương, kính trọng bà mà còn gợi cho người đọc về hình ảnh người bà, người mẹ lam lũ, tần tảo, giàu đức hi sinh.
2. Những bài thơ viết về tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước:
+ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm).
+ Nói với con (Y Phương).
1. Câu thơ “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa” giản dị, mộc mạc nhưng giàu sức gợi cảm, bộc lộ trực tiếp tình cảm thương nhớ của người cháu đối với bà. Hai từ “nắng mưa” diễn tả cuộc đời bà long đong, lận đận, vất vả, tần tảo, giàu đức hi sinh. Bà đã nuôi cháu trải qua bao năm tháng đói mòn, những năm chiến tranh gian khổ để cháu lớn khôn, trưởng thành và luôn truyền cho cháu niềm tin, sức mạnh vươn lên trong cuộc sống. Câu thơ không chỉ gợi tình cảm nhớ thương, kính trọng bà mà còn gợi cho người đọc về hình ảnh người bà, người mẹ lam lũ, tần tảo, giàu đức hi sinh.
2. Những bài thơ viết về tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước:
+ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm).
+ Nói với con (Y Phương).
Hai bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9 viết về đề tài tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước : “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và bài “Nói với con” của Y Phương.
refer
- Tình cảm gia đình :
+ Khúc hát ru những em bé bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm.
+ Bếp lửa - Bằng Việt.
+ Nói với con - Y Phương.
+ Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng.
⇒⇒ Điều là các đề tài tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước.
- Tình yêu quê hương - đất nước :
+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật.
+ Đồng chí - Chính Hữu.
+ Đoàn thuyền đánh cá - Huy cận.
⇒⇒ Điều là các bài thơ hiện đại.
Trong kho tàng ca dao VN có nhiều câu như:
-Gọi dạ bảo vâng
- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn kêu tiếng dịu dàng dễ nghe
- Người khôn ai lỡ đòn đời
một lời nhè nhẹ hãy còn đắng cay
a) Những câu tục ngữ ca dao trên liên quan đến phương châm hội thoại nào? Ong cha ta khuyên dạy chúng ta điều gì
Phương châm : lịch sự, tế nhị
“Quê hương là gì hả mẹ
Mà cô giáo bảo phải yêu
Quê hương là gì hả mẹ
Mà ai đi xa cũng nhớ nhiều”
Ai trong mỗi chúng ta khi sinh ra đều có quê hương của riêng mình, một quê hương nơi “chôn rau cắt rốn”, nơi có những người thân yêu của của chúng ta. Dù đi đâu làm gì quê hương vẫn là hai tiếng ngọt ngào trong tim ta.
Quê hương là nơi ấm êm, là mảnh đất đầu tiên khi chúng ta chào đời biết tới. Nó thường gắn liền với gia đình, người thân của chúng ta, gắn liền với những kỷ niệm của một tuổi thơ dưới vòng tay yêu thương của cha mẹ
Quê hương, chỉ cần nghe hai tiếng thân thương đó thôi trong mỗi con người chúng ta đều cảm thấy thiêng liêng, cao cả. Tình yêu quê hương đất nước luôn hiện hữu trong mỗi người con chúng ta, chảy trong huyết quản chúng ta. Yêu quê hương chúng ta cần thể hiện nó bằng những hành động cụ thể .
Là một học sinh thì ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường bạn cần chăm chỉ học tập, kiên trì sáng tạo để tích lũy được nhiều kinh nghiệm, kiến thức sau này sẽ trở thành một người có ích cho xã hội. Bạn có thể đem những kiến thức mà mình đã học để làm giàu cho quê hương đất nước
Là một thành viên trong xã hội bạn cần hành động ứng xử sao cho đúng chuẩn mực đạo đức, không nên phá làng, phá trường phá lớp, là một đứa trẻ hư không vâng lời thầy cô cha, mẹ
Khi trưởng thành chúng ta cần phải tuân thủ pháp luật, thực hiện mọi hành vi đúng chuẩn mực đạo đức pháp luật, không làm gì trái lương tâm, vi phạm đạo đức. Cống hiến sức lực của mình trở thành một người tốt, có ích cho xã hội như thế chính là yêu quê hương đất nước của mình.
Yêu quê hương đất nước là khi đất nước phát triển bạn là người dám xông pha đi tới những nơi địa đầu tổ quốc xây dựng cuộc sống mới, xóa đói giảm nghèo, truyền dậy những con chữ… Theo đúng như lời bác Hồ dạy “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Chúng ta đang là thế hệ trẻ là mầm non tương lai của đất nước. Quê hương, đất nước của chúng ta có giàu mạnh, phồn vinh tươi đẹp hay không phụ thuộc vào thế hệ trẻ chúng ta hôm nay đang sống và phấn đấu như thế nào.
Yêu quê hương thì phải có trách nhiệm với những thế hệ cha anh đã đi trước nhưng người đã đổ máu thịt của mình nơi chiến trường, để chúng ta hôm nay có thời gian vui chơi, cắp sách tới trường. Những người chiến sĩ ấy ra đi để lại mẹ già neo đơn. Yêu quê hương chúng ta phải có trách nhiệm giúp đỡ những bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có thương binh liệt sỹ bằng sức lực tinh thần và vật chất của mình.
Tuy nhiên, trong xã hội hiên nay vẫn còn nhiều người không nhớ tới quê hương, những người được đất nước cho đi học ở nước ngoài nhưng không chịu trở về mà ở lại nước bạn làm việc mang chất xám của mình làm giàu cho nước bạn, thật đáng buồn biết bao. Nhiều người đã quay lưng lại với thế hệ đi trước lãng quên công lao to lớn của họ, mà chỉ biết hưởng thụ cuộc sống bình yên hiện tại
Mỗi chúng ta ai cũng có một quê hương của riêng mình, nếu ai đó trong chúng ta không yêu quê hương mình thì người đó mãi mãi chỉ là một đứa trẻ không thể nào sống đúng như một con người, giống lời bài hát “Quê hương” phổ thơ của tác giả Đỗ Trung Quân đã viết:
“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ…
Sẽ không lớn nổi thành người”
Bài làm 1
Chắc chắn mỗi người sinh ra đều có một quê hương để sinh ra, lớn lên và để trở về. Chúng ta đọc được những dòng cảm xúc chân thành, mộc mạc, tình yêu quê hương tha thiết của các nhà thơ nhà văn. Còn đối với bạn, bạn hiểu thế nào về tình yêu quê hương?
Tình yêu quê hương là gì? Là tình gắn gắn bó, yêu mến, vun đắp, dựng xây quê hương ngày càng giàu mạnh, đóng góp một phần sức lực của mình cho công cuộc dựng xây quê hương. Tình yêu quê hương không phải là tình cảm trừu tượng, nó được biểu hiện rất cụ thể và rõ nét. Đó là dạng tình cảm đã được cụ thể hóa bằng hành động.
Quê hương là cái nôi đầu tiên đón nhận tiếng khóc chào đời, những bước đi chập chững, gắn với kí ức tuổi thơ không thể nào quê. Đó là nơi mà cuối cùng ai cũng muốn trở về và gắn bó.
Tình yêu quê hương luôn gắn liền với yêu gia đình, làng xóm, luôn mong ngóng về quê hương dù ở nơi xa xôi. Mỗi con người sau khi lớn lên, trưởng thành, vươn mình đến những vùng đất mới nhưng tấm lòng luôn hướng về nơi mình đã sinh ra và lớn lên.
Biểu hiện của tình yêu quê hương thực sự rất nhiều, ngay trong chính hàng động của mỗi người. Là nỗi nhớ thường trực mỗi lần xa quê, là háo hức, mong chờ khi sắp được lên chuyến xe mang tên trở về, là lòng thổn thức, lưu luyến khi phải rời xa quê. Đó là tình cảm xuất phát từ tim.
Tình yêu quẻ hương còn là yêu những gì thuộc về mảnh đất mà mình sinh ra ấy, yêu làng xóm, yêu những con đường sỏi đá, yêu nắng, yêu gió dù thời tiết khắc nghiệt. Hơn hết là yêu những con người thuộc về mảnh đất đó, thương dáng mẹ tảo tần nắng mưa, thương dáng cha nhọc nhằn sớm hôm.
Quê hương gắn với những con người, những gương mặt mà đi đâu cũng nhớ về.
Khi đất nước ngày càng phát triển, quá trình xây dựng nông thôn mới cũng được đẩy mạnh. Tình yêu quê hương đã được hiển hiện thành hành động. Có nhiều người thành đạt, xa quê trở về quyên góp tiền bạc và sức lực để cùng xây dựng trạm xá, làm đường, trồng cây để giúp cho quê hương thoát nghèo. Đó đều là những biểu hiện thiết thực nhất của tình yêu quê hương, làng xóm.
Yêu quê hương còn phải có trách nhiệm với quê hương, đó là trách nhiệm bảo vệ, dựng xây. Trách nhiệm ấy không của riêng ai mà của tất cả mọi người.
Tuy nhiên hiện nay vẫn có những người quên đi cội nguồn, quên đi quê hương. Họ đi xa lập nghiệp, quên mất tiếng quê. Có nhiều người khi trở về quê hương mang theo thứ ngôn nguwxd “lạ” để nói chuyện với người dân quê. Điều này thật đáng buồn. Người ta bảo “Chém cha không bằng pha tiếng”. Chính bản thân họ đã đánh mất đi tình yêu đáng trân trọng và thiêng liêng ấy.
Mỗi người đều có một quẻ hương để nhớ, để tìm về. Vậy thì ngay từ bây giờ, khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta hãy là những người có ích, học tập tốt để mai sau có thể đóp góp sức mình đựng xây quê hương. Đó là tình yêu lớn lao nhất.
c1)công cha như núi thái sơn
nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
c2)dù lớn con vẫn là con của mẹ
đi suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con