Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Giới thiệu nghề thủ công truyền thống của nước ta: trồng lúa, nuôi tằm, làm gốm, thêu, dệt, may…
Lựa chọn nghề làm gốm để thuyết minh:
- Lịch sử hình thành
+ Thời nhà Lý, ba vị Thái học sinh là Hứa Vinh Kiều, Đào Trí Tiến, Lưu Phương Tú được cử đi sứ Bắc Tống
Sau chuyến đi sứ, ba ông thăm, học được một số kỹ thuật đem về truyền bá, cho dân chúng
+ Nghề gốm Bát Tràng đã có từ thời nhà Lý, ngang với thời Bắc Tống (trước năm 1127)
- Qúa trình sản xuất gốm
Đất sét được lấy từ trong làng, được đem về ngâm trong bể chứa nước ( “bể đánh” và “bể lắng” dùng ngâm đất sét khô vào khoảng 3- 4 tháng)
+ Sau khi loại bỏ được tạp chất, đất được đưa sang “bể phơi” trong thời gian 3- 4 ngày, rồi được chuyển qua “bể ủ”
- Bước hai: nặn cốt, sửa hàng, phơi khô sản phẩm
Bước ba: quét men, vẽ hình ảnh, trong đó vẻ đẹp của gốm phụ thuộc vào lớp men (men rạn, men thô, men chảy, men trơn, men lam)
Công đoạn cuối cùng cho gốm vào lò: lò bầu, lò éch, lò hình hộp và lò ga
Hình thành thương hiệu
Có nhiều làng nghề gốm tạo ra những sản phẩm đẹp, nổi tiếng được mang đi xuất khẩu thị trường nước ngoài
TK :
Trong bất cứ xã hội nào, quốc gia nào thì việc chọn nghề luôn là vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng đối với thanh niên, học sinh. Mỗi người hãy có hướng đi, sự lựa chọn nghề nghiệp sáng suốt cho bản thân mình để tương lai tươi đẹp hơn. Ai cũng có mơ ước, khát vọng và những mơ ước, khát vọng ấy bắt nguồn từ nhiều hoàn cảnh khác nhau. Mỗi người lại có những sở trường, sở đoản, mặt mạnh, mặt yếu riêng. Điều đó tác động không nhỏ tới việc chọn ngành nghề của từng cá nhân. Hiện nay, xu hướng chọn nghề đang được ưa chuộng trong đời sống cũng ảnh hưởng không ít tới suy nghĩ của học sinh. Điều đó dẫn tới hiện tượng mất cân bằng trong xã hội. Có những ngành nghề cung không đủ cầu và ngược lại. Có nhiều người nhất quyết đeo đuổi nghề mà mình vẫn thiết tha yêu thích. Cách này có cái hay là thỏa mãn được ước mơ nhưng đi kèm theo nó lại là những điều kiện bắt buộc phải đáp ứng. Trước hết là bản thân phải có lập trường kiên định, ý chí và nghị lực phấn đấu, bền bỉ, sẵn sàng chấp nhận thử thách và cả thất bại. Sau đó là điều kiện vật chất cho phép kéo dài thời gian thực hiện ước mơ. Đối với những học sinh nghèo thì thì cách chọn nghề này quả là một thử thách gay go. Nếu vượt qua được “vũ môn” thì “cá chép sẽ hóa rồng”. Những người chọn cách tnày đều có bản lĩnh vững vàng và một niềm tin chắc chắn vào năng lực của mình, tin rằng mình sẽ thành công trên con đường đã chọn. Không gì sung sướng, hạnh phúc bằng thực hiện được ước mơ và suốt đời gắn bó với công việc mà mình yêu thích. Lòng say mê, khát vọng, kết hợp với tài năng là những yếu tố cơ bản dẫn tới thành công, vinh quang trong sự nghiệp của mỗi con người.
Đối với mỗi người chắc hẳn đều có những kỉ niệm không thể nào quên được. Đó có thể chỉ là những kỉ niệm rất thân thương nhưng đôi khi cũng chỉ là những kỉ niệm về một tiết học nào đó hay đó là buổi khai giảng đầu tiên. Tôi cũng có những kỉ niệm như thế nhưng đối với tôi kỉ niệm về buổi chào cờ đầu tiên khi tôi mới bước vào lớp sáu luôn để lại trong tôi những ấn tượng mà tôi không thể nào quên được.
Đó là một buổi sáng thứ hai đầu tuần, khí trời hôm nay khiến cho tôi cảm thấy rất thoải mái. Mẹ gọi tôi dậy sớm hơn mọi ngày bởi đây là buổi chào cờ đầu tiên mà tôi được tham dự nên tôi sẽ phải chuẩn bị khá nhiều thứ đây. Tôi dậy sớm đánh răng rửa mặt ăn nhanh chiếc bánh mì chuẩn bị lại sách vở đồ dùng và quần áo để chuẩn bị cho buổi chào cờ. Tôi đến lớp chuẩn bị một số thứ như ghế và mũ rồi đến đúng bảy giờ mười lăm phút tiếng trống rộn ràng báo hiệu buổi chào cờ đã đến. Lúc bấy giờ tất cả các học sinh từ tất cả các lớp ùa ra như bầy chim vỡ tổ từ tất cả các hành lang. Lúc bấy giờ tôi mới để ý chỗ khán đài của trường từ bao giờ đã được các anh chị khóa trên trang trí và bày bàn ghế ra thật nhanh chóng. Hai hàng ghế gỗ mỗi hàng có hai dãy được kê rất ngay ngắn và cẩn thận phía hai bên của khán đài để lộ ra một không gian ở giữa rất rộng để một chiếc míc đứng ở đó và một chiếc bàn khá cao ở đó được trải một tấm vải đỏ lên ,phía trên để tượng Bác rất trang nghiêm nhưng cũng rất đẹp. Dưới sân tất cả các bạn xếp thành những hàng ghế thẳng tắp lớp nào ra lớp đấy trông rất đẹp. Vì chưa quen nên cô giáo chủ nhiệm phải xuống dưới chỗ chúng tôi chỉ cho chúng tôi về vị trí xếp và thứ tự hàng như nào cho đúng. Các anh chị lớp trên do đã quen nên xếp khá nhanh các anh chị chỉ xếp một loáng là đã xong rồi.
Cuối cùng công tác chuẩn bị cũng đã xong chúng tôi đã xếp được thành các hàng ngay ngắn còn trên phía khán đài các thầy cô giáo đã ra hết để chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ đầu tuần. Chị liên đội trưởng với dáng vẻ nhanh nhẹn hô cho chúng tôi làm lễ chào cờ. Chị không cao nhưng cũng không lớn nhưng giọng nói của chị khiến cho chúng tôi nghiêm trang làm theo lời chị. Chị hô to “Chào cờ! Chào”tiếng hô của chị thật dõng dạc. Tức thì chúng tôi ai nấy đều đưa tay lên chỗ thái dương mắt nhìn cờ. Không biết các bạn có như tôi không nhưng đối với tôi mỗi lần nhìn lên lá cờ đỏ thắm ấy đều mang lại cho tôi rất nhiều những cảm xúc đặc biệt lắm.
Tiếp đó là phần hát bài “Quốc ca” và “Đội ca”. Tất cả các bạn hát rất to và đều. Sau khi câu hát cuối cùng được vang lên, bạn liên đội trưởng hô to khẩu hiệu: “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng”, học sinh toàn trường cùng hô theo: “Sẵn sàng”. Sau đó thầy cô và các bạn ngồi xuống, nghe cô tổng phụ trách nhận xét về nền nếp, hoạt đông đội của toàn trường trong tuần qua và đọc điểm thi đua của mỗi lớp trong tuần, tuyên dương những lớp có thành tích xuất sắc và đưa ra hình thức kỉ luật với những cá nhân hoặc tập thể vi phạm nội quy của nhà trường. Những lúc như thế toàn trường đều ngồi im phăng phắc lắng nghe. Thật may là tuần này chúng tôi không vi phạm lỗi nào nên được nhà trường tuyên dương nữa. Chúng tôi đứa nào đứa đấy đều vui và phấn khởi lắm tự hứa với mình phải cố gắng hơn nữa để được cô tuyên dương. Đôi khi cô đang nói nhưng có một nhóm bạn lớp bên chúng tôi mất trật tự liền bị cô nhắc nhở ngay. Nghe chừng các bạn ấy sợ lắm chẳng thế mà mấy bạn đó ngồi im phăng phắc không dám nói gì. Thấy thế anh sao đỏ lớp đó cũng nhanh chóng ghi khuyết điểm lớp đó vào , Thế là mới đầu tuần lớp bên chúng tôi đã bị khuyết điểm rồi các bạn phải cố gắng nhiều đây. Sau phần nhận xét của cô chúng tôi về lớp để tiếp tục tiết học tiếp theo. Riêng lớp trực tuần phải ở lại để thu dọn lại bàn ghế.
Những buổi chào cờ như thế luôn để lại trong tôi rất nhiều ấn tượng, Sau mỗi buổi chào cờ dường như tôi thấy phấn trấn hơn sảng khoái hơn và sẵn sàng cho những giờ học sau đó.
Hướng dẫn viên du lịch là một nghề mà người hướng dẫn viên sẽ sử dụng ngôn ngữ để giới thiệu, giải thích, hướng dẫn, giải đáp cho khách du lịch về văn hóa, lịch sử, ý nghĩa của các địa danh du lịch và các nội dung liên quan khác cần giải đáp cho khách du lịch hiểu.
Một mặt khác hướng dẫn viên du lịch cũng là người hướng dẫn đoàn, lên kế hoạch di chuyển và tập trung, làm các thủ tục liên quan đến vé vào cửa tại các điểm du lịch cần mua vé cho đoàn thăm quan.
Nghề hướng dẫn viên du lịch là một nghề được xếp trong top các nghề có sự phát triển bền vững lâu dài và hứa hẹn trong tương lai. Hướng dẫn viên du lịch sẽ được đi đó đây, được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của mọi miền đất nước, được tiếp xúc với nhiều nền văn minh trên thế giới và có thể thỏa sức thể hiện bản thân. Vậy làm hướng dẫn viên du lịch có khó không?
~~~Learn Well Thảo Ngân Nguyễn thị~~~
1. Mở bài:
- Giới thiệu tầm quan trọng của nghề nghiệp? Nó là một thứ không thể thiếu ở bất cứ con người nào, bởi con người không thể tồn tại nếu không có lao động, lao động tạo nên nghề nghiệp.
- Nghề nghiệp là thứ mà con người lựa chọn, chính vì thế: Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người, mà chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp.
2. Thân bài:
a) Nghề nghiệp là gì?
- Nêu lên tầm quan trọng của nghề nghiệp trong xã hội hiện nay, nghề nghiệp có quyết định lên tính cách của con người hay không, hay con người quyết định nghề nghiệp.
- Nghề nghiệp tạo nên điều gì trong cuộc sống, nếu không có nghề nghiệp con người có tồn tại được không ?
- Khẳng định lại tầm quan trọng của nghề nghiệp từ xưa đến nay : Ông cha ta đã coi trọng trong việc lựa chọn nghề nghiệp, nghề nghiệp là do con người lựa chọn, chính vì vậy mỗi người sẽ có cơ hội để phát huy khả năng cũng như trình độ của chính mình trong cuộc sống.
b) Việc lựa chọn nghề nghiệp phải chú ý tới những đặc điểm gì?
- Chọn nghề nghiệp theo năng lực
- Chọn nghề nghiệp được ưa chuộng
- Chọn nghề minh yêu thích
c) Những tấm gương chọn nghề nghiệp?
. Tấm gương Bác Hồ.
. Tấm gương Lỗ Tấn.
d) Làm thế nào để lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn ?
3. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ của bản thân về việc chọn nghề.
a. Mở bài: Dẫn dắt, đưa ra vấn đề cần nghị luận:
- Với HS lớp 12 - những HS cuối cấp, chúng ta sắp phải đưa ra một quyết định hệ trọng, một quyết định ảnh hưởng lâu dài tới tương lai của chính bản thân đó là quyết định lựa chọn một nghề nghiệp cho tương lai.
- Mỗi chúng ta cần phải có một quan điểm rõ ràng, đúng đắn về việc lựa chọn nghề nghiệp để có thể thành công trong cuộc sống và tránh được sự ân hận sau này.
b. Thân bài:
* Giải thích “nghề “: Là một lĩnh vực lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật
chất hay tinh thần nào đó đáp ứng được những nhu cầu xã hội và đem lại lợi ích thiết thực, lâu dài cho bản thân.
* Bàn luận về việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai:
- Nghề nghiệp là vấn đề gắn bó lâu dài với cuộc sống mỗi người:
- Nếu lựa chọn đúng nghề, ta sẽ có niềm say mê, hứng thú với công việc, có cơ hội phát huy năng lực …
- Nếu lựa chọn sai nghề ta sẽ mất cơ hội, công việc trở thành gánh nặng …
- Thuận lợi, khó khăn trong việc lựa chọn nghề hiện nay:
- Thuận lợi: xã hội ngày càng phát triển, ngành nghề ngày càng đa dạng, mở ra nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp cho thanh niên.
- Khó khăn: Nhu cầu xã hội ngày càng cao đòi hỏi chất lượng tay nghề của người lao động phải giỏi; Một số ngành được xã hội đề cao hứa hẹn mức thu nhập tốt thì lại có quá nhiều người theo học dẫn tới tình trạng thiếu việc làm …
- Quan điểm chọn nghề: (HS trình bày quan điểm kết hợp với phân tích, đưa dẫn chứng)
- Phải phù hợp với năng lực và niềm say mê, sở thích của bản thân
- Có đủ các điều kiện để có thể theo học nghề mà mình chọn: (chiều cao, sức khỏe, tài chính, lý lịch,...)
- Không nên chạy theo những công việc thời thượng bởi nhu cầu xã hội biến đổi không ngừng, không chọn nghề theo sở thích của người khác.
- Khi đã chọn được nghề thì phải có ý thức trau dồi nghề nghiệp của mình
–> Giỏi nghề sẽ không bao giờ lo thất nghiệp mà ngược lại sẽ có cuộc sống sung túc, ổn định “ nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”.
- Em sẽ chọn nghề gì? Lý do vì sao lại chọn nghề đó? (HS tự do trình bày tuy nhiên phải mang ý nghĩa tích cực, phù hợp với đạo đức và sự tiến bộ của xã hội)
* Bài học nhận thức và hành động:
- Mỗi người cần nhận thức được khả năng thật sự của bản thân để lựa chọn nghề nghiệp cho phù hợp.
- Khi lựa chọn nghề nghiệp chúng ta cần có sự kết hợp hài hoà giữa năng lực và sở thích. Trong đó năng lực đóng vai trò quyết định.
c. Kết luận: Khái quát lại vấn đề …
Mở bài: Giới thiệu tầm quan trọng của nghề nghiệp? Nó là một thứ không thể thiếu ở bất cứ con người nào, bởi con người không thể tồn tại nếu không có lao động, lao động tạo nên nghề nghiệp.
+Nghề nghiệp là thứ mà con người lựa chọn, chính vì thế :Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người, mà chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp.Thân bài: Nghề nghiệp là gì?
+Nêu lên tầm quan trọng của nghề nghiệp trong xã hội hiện nay, nghề nghiệp có quyết định lên tính cách của con người hay không, hay con người quyết định nghề nghiệp.
+Nghề nghiệp tạo nên điều gì trong cuộc sống, nếu không có nghề nghiệp con người có tồn tại được không ?
+Khẳng định lại tầm quan trọng của nghề nghiệp từ xưa đến nay : Ông cha ta đã coi trọng trong việc lựa chọn nghề nghiệp, nghề nghiệp là do con người lựa chọn, chính vì vậy mỗi người sẽ có cơ hội để phát huy khả năng cũng như trình độ của chính mình trong cuộc sống.
+Suy nghĩ của anh chị về câu nói: Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người, mà chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp.
+Câu trên là đúng hay sai, lý giải quan điểm của bản thân
+Đưa ra những lý lẽ để bảo vệ quan điểm của mình, tại sao nó đúng, và tại sao nó sai.
+Lấy dẫn chứng từ cuộc sống, con người đã biểu hiện và thực hiện nó như thế nào ?
+Nghề nghiệp do con người lựa chọn và nghề nghiệp có sự phân biệt không?
+Anh chị có suy nghĩ như thế nào về suy nghĩ: “ Mọi sự nghiệp đều như nhau, không có cái nào là cao quý, và không có cái nào là thấp hèn” Anh chị có đồng ý với ý kiến đó không
+Xưa kia dân ta đã có câu: “ Nghề giáo là nghề cao quý trong tất cả các nghề, ngày nay em có còn đồng ý với câu nói đó hay không”.
+Nêu dẫn chứng từ cuộc sống: Con người biểu hiện như thế nào: Mặt đúng của vấn đề, suy nghĩ tích cực, rèn luyện bản thân, tích lũy vốn tri thức….
+Mặt sai của vấn đề: “ nhiều người lại có hành động và cách hiểu sai về vấn đề, từ đó lại có những hành động chưa đúng đắn về nghề nghiệp của mình.
Kết Bài: +Khẳng định lại một lần nữa, vai trò của việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai, nghề nghiệp có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của mỗi người.
+Khẳng định mặt đúng của câu nói trên, và trình bày quan điểm của cá nhân trong việc thực hiện mặt đúng của vấn đề.
Dàn ý
I. Mở đầu:
- Lời chào, giới thiệu bản thân.
- Giới thiệu lòng yêu nước.
II. Nội dung
1. Giải thích thế nào là lòng yêu nước?
Đó là thứ tình cảm thiêng liêng, là sự tôn trọng, tôn thờ, ghi khắc trong tim đối với đất nước mà mình đang sinh sống.
2. Biểu hiện của lòng yêu nước
- Giai đoạn chiến tranh, giành độc lập:
+ Thời phong kiến, bao cuộc khởi nghĩa nổ ra nhằm thoát khỏi ách đô hộ phương Bắc.
+ Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ trường kì của dân tộc, tinh thần yêu nước cũng thể hiện bằng bao sự hi sinh của đồng bào không phân biệt địa vị, giới tính, vùng miền,…
+ Tình yêu nước giai đoạn này hết sức mạnh mẽ, bằng một con đường chung nhất: đấu tranh giải phóng dân tộc.
+ Dẫn chứng: Những lần ngoại xâm sang xâm lược nước ta (trong lịch sử – 3 lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên, Thanh, Minh,…), kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ,…
- Giai đoạn hòa bình, phát triển đất nước:
+ Khi mới giành được độc lập, lòng yêu nước biểu hiện thành tinh thần xây dựng, kiến thiết đất nước buổi đầu.
+ Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay thì đó là sự vươn tầm thế giới khẳng định hai tiếng Việt Nam trên bản đồ thế giới.
+ Tình yêu nước thời kì mới được tiến hành đa dạng và bằng nhiều cách thức hơn, có thể là một người nông dân đưa lúa gạo đi xuất khẩu, là anh chiến sĩ hải đảo giữ vững chủ quyền ngoài biển khơi, là doanh nhân đưa thương hiệu Việt tới bạn bè năm châu.
+ Các y bác sĩ, tình nguyện viên xung phong tham gia tuyến đầu chống dịch Covid – 19.
+ Dẫn chứng: Doanh nhân Phạm Nhật Vượng, thiếu tá Vi Văn Nhất hi sinh khi đánh án ma túy hay các học sinh đạt giải cao trong các kì thi quốc tế,…
3. Vai trò của lòng yêu nước
+ Là chìa khóa vạn năng có thể đưa đất nước vượt qua mọi gian nan thử thách.
+ Là dòng sữa ngọt mát nuôi dưỡng bao tâm hồn những người con đất Việt.
+ Là bệ đỡ vững chắc cho mọi thành công sau này của thế hệ người Việt Nam.
+ Là nguồn cảm hứng bất tận đi vào biết bao trang văn trang thơ, nói chí tỏ lòng, diễn tả bất tận mọi cung bậc tình cảm của lòng yêu nước.
+ Khiến con người ta sống có trách nhiệm hơn với gia đình quê hương đất nước.
4. Trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay
+ Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất: giúp đỡ mọi người, tìm hiểu về truyền thống lịch sử dân tộc, nỗ lực tiếp thu tri thức nhân loại,…
+ Lòng yêu nước còn thể hiện ở việc bản thân mỗi cá nhân cố gắng hoàn thành mục tiêu tốt đẹp của bản thân. Khi mỗi cá nhân phát triển, tức là cả cộng đồng cùng phát triển,…
+ Yêu cảnh sắc quê hương, yêu nơi chôn rau cắt rốn, yêu thương giúp đỡ bạn bè,…
+ Không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức để trở thành con người đủ sức, đủ tài.
III. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề
Bài nói chi tiết
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm từng viết:
Em ơi em
Đất nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên đất nước muôn đời
Chào thầy/ cô và các bạn. Nhắc đến các vẻ đẹp truyền thống của những người con đất Việt, ta không thể không kể đến lòng yêu nước nồng nàn. Yêu nước không phải một khái niệm xa xôi, trừu tượng. Đó là tình cảm giản dị, gần gũi nhưng vô cùng thiêng liêng bắt nguồn từ sự trân trọng, nâng niu mà ta dành cho những sự vật quanh mình, cho những con người ta yêu thương, gắn bó.
Biểu hiện của lòng yêu nước cũng nằm ngay trong ý thức, hành động hàng ngày của mỗi chúng ta. Trong thời chiến, nó sục sôi và cuộn trào cùng các cuộc khởi nghĩa, cùng lớp lớp thanh niên sẵn sàng hi sinh tính mạng khi lên đường nhập ngũ. Trong thời bình, mỗi người thể hiện tình yêu nước bằng cách chăm chỉ trau dồi tri thức, cần cù lao động và rèn luyện đạo đức với ước mong đem đến cuộc sống tươi đẹp hơn cho bản thân, gia đình và dân tộc mình. Cứ như vậy, lòng yêu nước đã truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành nguồn sức mạnh vô giá, thành sợi dây nối kết trái tim của những “con Lạc cháu Hồng”, giúp ta có thể lập nên những chiến công “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Chính tình yêu nước của thế hệ đi trước đã tạo dựng niềm tin cho thế hệ mai sau. Dù thế hệ trẻ có lập nghiệp nơi đâu trên địa cầu rộng lớn, những con người Việt Nam ta vẫn luôn giữ trong trái tim mình tình yêu nước nồng nàn, để nhớ, để ngưỡng vọng và cũng để khao khát được làm điều gì đó cho mảnh đất hình chữ S thân thương Việt Nam.
Dàn ý:
1. Mở bài : Giới thiệu về vị trí danh lam thắng cảnh (vịnh Hạ Long) đối với quê hương đất nước.
2. Thân bài :
- Vị trí địa lí :
+ Thuộc tỉnh Quảng Ninh, cách Hà Nội 151km về phía Đông Bắc.
+ Là một phần của vịnh Bắc Bộ gồm vùng biển thuộc thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần huyện đảo Vân Đồn.
+ Tiếp giáp về các phía Đông, Tây, Nam, Bắc.
+ Diện tích : 1553km2, với gần 2000 hòn đảo lớn nhỏ.
- Nguồn gốc :
+ Tên gọi Hạ Long theo nghĩa Hán Việt nghĩa là rồng đáp xuống.
+ Xuất phát từ truyền thuyết : Khi người Việt mới lập nước đã bị nạn ngoại xâm, Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp đỡ. Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống gọi là Hạ Long, nơi Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long, chỗ đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xóa là Bạch Long Vĩ.
- Đặc điểm – cấu tạo :
+ Có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch.
+ Trên đảo là hệ thống hang động phong phú với những nhũ đá có màu sắc đa dạng, huyền ảo. Một số hang mang dấu tích người tiền sử.
+ Vùng lõi có diện tích 434km2, như một tam giác với ba đỉnh là đảo Đầu Gỗ (phía Tây), hồ Ba Hầm (phía Nam), đảo Cống Tây (phía Đông) với 775 đảo với nhiều hang động, bãi tắm. Vùng kế bên (vùng đệm) là di tích danh thắng quốc gia đã được Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam xếp hạng từ năm 1962.
+ Địa hình Hạ Long là đảo, núi xen kẽ giữa các trũng biển, là vùng đất mặn có sú vẹt mọc và những đảo đá vôi vách đứng tạo nên những vẻ đẹp tương phản, hài hòa, sinh động giữa các yếu tố : đá, nước và bầu trời…
- Vai trò và ý nghĩa :
+ Vịnh Hạ Long hai lần được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1994 và 2000.
+ Thu hút nhiều khách du lịch và các nhà đầu tư phát triển kinh tế, tăng nguồn thu cho đất nước.
+ Là nơi thích hợp nghiên cứu thạch nhũ, nghiên cứu hệ sinh thái, khảo cổ.
3. Kết bài : Vịnh Hạ Long là niềm tự hào của thiên nhiên, đất nước Việt Nam. Mỗi người dân Việt cần phát huy, giữ gìn nét văn hóa của danh lam thắng cảnh đất nước.
* Bài nói mẫu tham khảo
Chào các bạn thân mến, các bạn có thể thấy dân tộc ta đã phải trải qua cả một quãng lịch sử dài đằng đẵng thấm đẫm máu và nước mắt để bảo vệ cho được sự độc lập, dân chủ cho quốc gia, và cuối cùng đã vượt qua một cách hết sức huy hoàng, đó chính là nhờ sức mạnh của tình yêu nước. Chính vì thế, tình yêu nước của nhân dân ta là một thứ tình cảm thiêng liêng, đáng quý, đáng trân trọng và đáng được phát huy rất nhiều. Ngày hôm nay, tôi muốn thuyết trình cho các nghe quan niệm của tôi về lòng yêu nước.
Theo tôi, lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương nơi mình sinh ra, trưởng thành, suy nghĩ rộng là đất nước với đồng bào dân tộc trân quý. Tình cảm ấy thiêng liêng vô ngần, yêu gia đình, yêu làng quê, yêu núi sông, yêu những người dân đất nước để rồi sống một cuộc đời đầy tình thân, tình nghĩa và luôn thường trực những ước mong cho đất nước mình những ngày thanh bình, ngày càng phồn thịnh, phát triển
Tình cảm ấy gần gũi, bình dị và thân thuộc vô cùng. Nó đến với tư tưởng mỗi người một cách rất tự nhiên, trong ý thức và những hành động bộc phát nhưng rất lý tính của con người. Dân tộc ta luôn tự hào là một dân tộc anh hùng. Lịch sử bốn nghìn năm dựng nước thì quá nửa chìm đắm trong nạn binh đao với những sự chết chóc, biệt ly, tang thương vô cùng. Tuy nhiên, đau khổ đến bao nhiêu cũng không khiến cho nhân dân ta lùi bước, bằng tinh thần đoàn kết và sức mạnh tinh thần. Như trong tác phẩm “Tình thần yêu nước của nhân dân ta”, bác Hồ kính yêu, vị cha già vĩ đại của dân tộc ta đã có nhiều lời khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê lợi, Quang Trung… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc”.
Thật vậy, biểu hiện của tình yêu nước, tinh thần yêu nước của nhân dân ta được hiển hiện rất rõ nét trong đời sống, nó nằm ngay trong ý thức và hành động của mỗi con người Việt. Trong thời chiến, đó là hàng triệu trái tim từ các cụ già tóc bạc phơ đến những đứa trẻ tuổi đời còn rất nhỏ, thanh niên, kiều bào nước ngoài ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, một lòng hướng tới lý tưởng kiên quyết đấu tranh vì lý tưởng độc lập, hòa bình cho đất nước. Hậu phương có những người phụ nữ bản lĩnh với tám chữ vàng “ Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” thi đua tăng gia sản xuất, góp công sức sản xuất lương thực, thực phẩm gửi vào hậu phương chi viện cho bộ đội. Trên khắp các chiến trường, là những chiến sĩ anh hùng, quả cảm, luôn suy nghĩ về lợi ích cộng đồng hơn là những tình cảm cá nhân. Lòng yêu nước ấy mang giá trị to lớn vô cùng, sức mạnh của nó thật sự rất khủng khiếp, chính điều đó đã làm nên thương hiệu của một dân tộc anh hùng khi một đất nước nhỏ bé và lạc hậu đã đánh thắng, đã chiến thắng một cách oanh liệt kẻ thù hung bạo với vũ khí trang bị tối tân, hiện đại vô cùng.
Không chỉ trong thời chiến, mà ngay trong thời đại hòa bình này, tinh thần yêu nước cũng được biểu hiện một cách rất rõ rệt. Lòng yêu nước được thể hiện qua tình yêu thiên nhiên đất nước, yêu làng quê nơi chôn rau cắt rốn của mình, yêu thương con người đồng loại, cùng nhau chung sức chung lòng xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, phồn vinh. Lòng yêu con người đất nước, yêu hương cũng là một trong những biểu hiện của tình yêu đất nước. Chúng ta sinh ra và lớn lên là nhờ công ơn sinh thành và dưỡng dục của gia đình, người thân bạn bè, vùng đất nơi tạo không gian sống và trải nghiệm. Đôi khi tình yêu nước còn được biểu hiện ở những điều hết sức bình dị, giản đơn nhưng lại có ý nghĩa sâu sắc vô cùng.
Lòng yêu nước của nhân dân ta còn được thể hiện ở tấm lòng của mọi người dân đất nước hướng về nhau, nghĩ về nhau, luôn quan tâm, giúp đỡ cho nhau. Những hoàn cảnh khó khăn như trẻ em lang thang cơ nhỡ, các cụ già neo đơn, bệnh nhân, những người có công với cách mạng…luôn được xã hội, cộng đồng quan tâm rất nhiều.
Đất nước có thể phát triển, vươn cao, vươn xa hay không là cũng nhờ sự cống hiến, xây dựng của những con người dân tộc. Và lòng yêu nước là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong hướng mục tiêu này. Tóm lại, lòng yêu nước là vô cùng cần thiết đối với mỗi con người, cho sự phát triển chung của một đất nước. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe bài thuyết trình của tôi!
Bài văn tham khảo :
Ở Việt Nam, cây lúa không còn xa lạ gì với người nông dân. Cuộc sống của họ gắn liền với lúa. Em còn nhớ trong bài thơ nào đó ở chương trình cấp tiểu học một câu thơ:
Việt Nam đất nước ta ơi,
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Lời thơ quả không sai, lịch sử Việt Nam đã chứng minh Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Đất nước ta khởi nghiệp là nghề trồng lúa mà lại, bên những bản làng xóm thôn, những triền sông, con suối những cánh đồng xanh thẳm trải dài tận chân trời như dấu hiệu cho du khách nhận ra đất nước chúng ta- một đất nước có nghề nông với sự gắn bó của con người cùng cây lúa nước.
Lúa là cái tên có từ bao giờ trong lời ăn tiếng nói cũng như trong từ điển Việt Nam, để chỉ loài cây lương thực chính từ việc ươm mầm những hạt thóc căng tròn vàng óng. Hạt thóc được người nông dân ngâm ủ lên mầm gieo xuống một lớp bùn dặc sếnh phát triển thành những cây mạ xanh non. Sau khi người nông dân cày bừa kĩ, đầy tháng được nhổ lên bó lại thành bó trông như những cô thiếu nữ thắt đáy lưng ong trong bộ đầm mầu xanh khuyến rũ. Rồi dưới bàn tay khéo léo nhẹ nhàng người mẹ, người bà, người chị thoăn thoắt cắm xuống bùn sâu mầu mỡ. Người nông dân ngày đêm chăm chút cho cây lúa lớn nhanh và khoẻ mạnh, không phụ lòng người chăm sóc cây lúa phát triển rất nhanh thành những ruộng lúa mênh mông, bát ngát, bờ nối bờ, thăm thẳm. Chẳng mấy chốc, ba, bốn tháng trôi qua từ cây mạ non đã trở thành cánh đồng lúa màu vàng như thảm lụa, báo hiệu mùa bội thu.
Lúa phát triển theo ba giai đoạn chính: Giai đoạn mạ non, mảmh mai yếu ớt như em bé sơ sinh run rẩy trước nắng mai hay gió bão lạnh lẽo cũng như đe doạ của những côn trùng gây hại. Dưới bàn tay cần cù và tình thương yêu của người nông dân cây mạ cũng trải qua được mùa đông giá rét của vụ đông xuân. nắng ửng hồng, bà già mùa đông cũng mệt mỏi đi nghỉ nhường chỗ cho chị mùa xuân ấm ạp trở về. Chỉ chờ có thế cây mạ xanh non trở lại, cây mạ lại được những bà mẹ nhổ lên đem ra ruộng cấy . Họ thi nhau cấy lúa thẳng hàng với lời ca và cũng là lời nhắc nhở nhau cấy đúng kĩ thuật để cây lúa cho năng xuất cao “Ngửa tay cấy lúa thẳng hàng, vừa hàng sông, đông hàng con, tròn cây lúa, nó múa nó lên”. Lúa cứ thế mà lớn lên dưới bàn tay chăm sóc của người nông dân. Nó sinh sôi nảy nở thành những khóm lúa to chật đất, lúa rì rào trong gió như kể chuyện ngày xưa lang Liêu cấy lúa lấy hạt gạo làm bánh chưng bánh giầy trong ngày lễ tiên vương. Những lá lúa như lưới lề nhưng yểu điệu duyên dáng như hàng nghìn cánh tay đùa giớn với gió tạo thành những đợt sóng lúa nhấp nhô dưới nắng chiều vàng óng. Với câu ca của người nông dân khuyên nhủ nhau “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, họ đã chăm sóc cho cây lúa phát triển, không phụ lòng dân, cây lúa ba tháng mười ngày sau khi cấy đã trổ bông rồi làm mẩy chín vàng cho những hạt gạo trắng ngần nuôi sống con người.
Cây lúa nước thích nghi với nhiều loại đất: đất cát pha, đất phèn, đất thịt, đất mỡ gà ...cũng giống người nông dân cây lúa cần cù chắt lọc tinh tuý từ đất mẹ mà lớn lên trỏ thành cây lương thực chủ lực của nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam.. Cây lúa ở Việt Nam được người nông dân canh tác hai vụ chính là lúa chiêm (từ tháng giêng đến tháng 4, tháng 5) và lúa mùa (từ tháng 6 đến tháng 9, tháng 10)âm lịch. Cây lúa cũng có rất nhiều loại, nhưng có hai loại khác biệt là: lúa tẻ, và lúa nếp. Lúa tẻ không thể thiếu được trong bữa cơm của con người Việt Nam từ Bắc đến Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ dân tộc kinh đến dân tộc tiểu số lúa vẫn là cây lương thực chính, gạo lấy từ cây lùa là thực đơn số 1 trong bữa cơm của người Việt Nam. Lúa lếp ngoài việc làm lương thực hạt gạo nếp to tròn thơm lừng người nông dân còn đem chế biến thành các lôại bánh như : Bánh cốm hay còn gọi là bánh hạnh phúc làm từ hạt thóc nếp không thể thiếu trong lễ ăn hỏi của chủ rể trong ngày lễ đính hôn, bánh chưng bánh giầy trong ngày tết, thổi xôi trong mâm cỗ cúng gia tiên. Cứ như vậy cây lúa cùng với người nông dân gắn bó bao đời nay. Cuộc sống của người Việt Nam cũng như người châu á mãi mãi đồng hành với cây lúa.
Năm tháng trôi qua nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá được thịnh hành nhưng hình ảnh cây lúa và giá trị tiềm năng của nó vẫn là vị trí số một trong quá trình phát triển của đất nước chẳng những thế mà nó còn được lấy làm biểu tượng của các nước trong khối ASEAN như một báu vật cao quý.
Dàn ý tham khảo :
- Nghề trồng lúa lâu đời, đồng bằmg Sông Hồng, Cửu Long, vựa lúa cả nước.
- Hai vụ lúa
- Nhiều giống lúa
- Nguồn sống loài người
- Nghề trồng lúa là nghề căn bản nhà nông
- Cây lúa -> trồng -> gieo -> cấy -> phát triển -> thu hoạch
- Hạt gạo ăn, làm bánh, xuất khẩu.
- Rơm rạ, chất đốt, chăn nuôi, lộp nhà, làm nấm.
- Cảm nghĩ cây lúa quê em
-Một vài ý tưởng :
Còn nhỏ là cây mạ, lớn lên là cây lúa, bông đâm ra gọi là đòng, hạt lúa non là cốm, hạt lúa già là thóc; bông lúa gặt về thì phần còn lại ngoài đồng là rạ, đập tách hạt thóc ra rồi thì phần còn lại của bông lúa là rơm; sau khi xay giã xong thì hạt thóc chia thành gạo, cám, trấu; gạo gãy gọi là tấm; gạo nấu lên thành cơm, xôi, nấu cho nhiều nước thành cháo, chế biến thành món quà là bỏng,... Cây lúa lại có nhiều loại: nếp, tẻ, mùa, chiêm... Trong số các loại lúa, khi xưa, người Việt dùng lúa nếp là chính, trong lúa tẻ thì lúa mùa là chính.
-Các câu ca dao , tục ngữ về lúa :
+Người sống về gạo, cá bạo về nước
+Cơm tẻ mẹ ruột
+Đói thì thèm thịt thèm xôi, hễ no cơm tẻ thì thôi mọi đường.
+"Ở Lĩnh Nam có nhiều thóc tẻ, mà ở Giao Chỉ là nhiều nhất. Còn thóc nếp thì ở An Nam có nếp trắng, nếp vàng, đến hơn mười giống; họ dùng gạo tẻ nấu cơm ăn và gạo nếp để nấu rượu" (sách Quảng Đông có chép )
+"Về các nguồn lợi thì có thóc gạo là dồi dào và đến rất phì nhiêu. Có hai mùa gặt vào tháng sáu và tháng một, vì thế giá rẻ tới ba lần so với Tàu". (Vào tk. XVII. A. de Rhodes viết)
-Có hai vụ lúa chính : vụ chiêm và vụ xuân.
-Lợi ích, công dụng của cây lúa :
Cây lúa đóng vai trò chính, chủ yếu trong việc cung cấp lương thực cho nhân dân Việt Nam, Nó góp phần làm giàu đất nước qua việc xuất khẩu thu ngoại tệ
Ngày nay, Việt Nam được xem là một trong các nước có sãn lượng lúa xuất khẩu hàng đầu thế giới.
Song song với hình ảnh con trâu, cây lúa đã đi sâu vào đời sống quần chúng, nhân dân qua thơ ca, ca dao tục ngữ, văn học, âm nhạc...