K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 3 2018

ý bạn là tác phẩm hay lịch sử về nhân vật

5 tháng 3 2018

Nhờ gia đình khá giả nên 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ đều được học với thầy giỏi khắp vùng lúc đó là Trương Văn Hiến, người dân quen gọi là Giáo Hiến.

Giáo Hiến vốn từng làm quan cho chúa Nguyễn, nhưng bị quyền thần Trương Phúc Loan trù dập hăm diệt, ông phải trốn vào phủ Quy Nhơn, mở trường dạy học ở đất An Thái. Ông mang theo hoài bão lớn muốn dạy nên lứa học trò có thể diệt loạn thần phò giúp chúa Nguyễn thịnh trị trở lại. Chính ông đã phát hiện ra khả năng khác thường của Nguyễn Huệ. Ông cũng dặn dò 3 anh em nhà Tây Sơn rằng : “Hết lòng giúp chúa Nguyễn để phục hồi nền nhất thống”.

Năm 1771, nhân lúc quyền thần Trương Phúc Loan nắm hết mọi quyền lực, nhưng chỉ lo vơ vét làm giàu khiến dân Đàng Trong cực khổ oán thán, 3 anh em nhà Tây Sơn liền đứng lên khởi nghĩa.

Khẩu hiệu ban đầu của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn là diệt Trương Phúc Loan, phò hậu duệ chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Dương. Tuy nhiên sau khi Trương Phúc Loan bị giao nộp cho quân Trịnh, và nhà Tây Sơn đã có được Nguyễn Phúc Dương, thì anh em Tây Sơn lại tìm cách tận diệt hậu duệ của chúa Nguyễn.

Năm 1777 quân Tây Sơn chiếm được Gia Định liền giết hết hoàng tộc chúa Nguyễn, kể cả Nguyễn Phúc Dương (người mà Tây Sơn có khẩu hiệu phò tá ban đầu). Trong hoàng tộc chỉ có Nguyễn Phúc Ánh trốn thoát được.

Mâu thuẫn

Sau khi chiếm được Gia Định, mâu thuẫn giữa anh em nhà Tây Sơn bắt đầu lộ diện. Nguyễn Huệ muốn tiến đánh quân chúa Trịnh ở Phú Xuân (lúc này kinh đô Đàng Trong là Phú Xuân đang bị quân chúa Trịnh chiếm), thế nhưng do không rõ tình hình quân Trịnh mạnh yếu thế nào nên Nguyễn Nhạc không đồng ý. Sau đó Nguyễn Hữu Chỉnh báo lại tình hình Phú Xuân thì Nguyễn Nhạc mới đồng ý cho đánh.

Sau khi đánh chiếm được Phú Xuân rồi, Nguyễn Huệ tự tiện đưa quân thẳng tiến ra Bắc Hà, Nguyễn Nhạc biết tin thì không yên tâm với sự phát triển thế lực riêng của Nguyễn Huệ, nên cho quân tiến ra Bắc gọi Nguyễn Huệ trở về.

Nguyễn Huệ từ Bắc Hà trở về mang theo rất nhiều của cải lấy được, Nguyễn Nhạc yêu cầu nộp lại số vàng bạc đã lấy từ kho chúa Trịnh nhưng Nguyễn Huệ không đồng ý.

Nguyễn Huệ cũng đưa ra lý do rằng vùng Thuận Hóa (tức Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế ngày nay) mới lấy được cần củng cố, nên xin ở lại Phú Xuân. Nguyễn Nhạc cũng đành phải đồng ý dù rất không bằng lòng.Ở vùng Thuận Hóa, Nguyễn Huệ tự ý xây dựng thành quách, thưởng cho các quan mà không tấu trình. Nguyễn Nhạc cũng nhiều lần cho gọi Nguyễn Huệ về Quy Nhơn nhưng lần nào Huệ cũng có lý do không đi.

Huynh đệ tương tàn cảnh đáng thương

Nguyễn Nhạc cho rằng mình bị xem thường, nên năm 1787, Nhạc đem binh ra Phú Xuân hỏi tội. Nghe tin, Nguyễn Huệ vỗ án nói:

Tội gì mà hỏi? Ðánh Nam dẹp Bắc để giữ vững ngôi báu cho anh, đó là tội à? Còn đất Thuận Hóa này là của ta lấy nơi tay Chúa Trịnh. Ta thọ phong chẳng qua vì tình anh em đó thôi. Chớ đâu phải anh ta cắt đất của mình phong cho ta, mà bắt ta nhất nhất phải tuân theo mệnh lệnh? Công có lại quên, tội không có lại buộc! Sao lại bất công thế. Ta không chịu nổi.

Nói rồi Nguyễn Huệ chạy ra gặp Nguyễn Nhạc.

Nguyễn Nhạc gặp Huệ thì nói:

Làm em mà không nghe lời anh là bất nghĩa, làm tôi mà không nghe lời vua là bất trung. Tôi chạy ngược xuôi buôn bán nuôi cậu từ nhỏ. Tôi chăm sóc mẹ, cậu và mấy đứa em nheo nhóc, để bây giờ cậu phản tôi à?

Nguyễn Huệ cũng lớn tiếng đáp trả, anh em cãi nhau to. Trước mặt quân sĩ hai bên hai anh em cùng mang vũ khí quyết đánh một trận. Quân sĩ hai bên im phăng phắc quan sát chủ tướng để chờ lệnh.

Nguyễn Huệ vẫy tay ra phía sau ra hiệu cho quân sĩ không được can dự vào, Nguyễn Nhạc cũng làm tương tự. Hai bên xông vào đánh nhau nảy lửa, nhưng do từ nhỏ đến lớn học võ cùng một sư phụ, biết hết thế miếng của nhau, nên đánh rất lâu mà không phân thắng bại. Từ chuyện này trong dân gian lưu truyền câu thơ:

Đao đỡ thương rồi thương đỡ đao,
Thương qua đao lại chẳng ai nhường.
Quy Nhơn chiến địa nơi binh dữ,
Huynh đệ tương tàn cảnh đáng thương.

Anh em nội chiến

Sau khi đánh nhiều hiệp không phân thắng bại, cả hai đều thở hổn hển vì mệt, nhưng Nhạc mệt và xuống sức hơn do cao tuổi hơn. Lợi dụng tình thế này Nguyễn Huệ đánh Nguyễn Nhạc bị thương nhẹ.

Nguyễn Nhạc tức giận chạy về, cho nổi trống thúc quân lên đánh, Nguyễn Huệ lên ngựa cho quân rút lui. Nghĩ rằng Huệ đã sợ, Nguyễn Nhạc cho quân đuổi gấp.

Đang hăng máu đuổi gấp, Nguyễn Nhạc đột nhiên nghe thấy quân sĩ hò reo dậy đất, phục binh hai bên đổ ra đánh, đồng thời Nguyễn Huệ cũng cho quân quay lại đánh kịch liệt. Quân Nguyễn Nhạc bị bất ngờ không chống nổi, chết rất nhiều, Nguyễn Nhạc đành thúc ngựa chạy thẳng về thành Quy Nhơn cố thủ.

Nguyễn Huệ cho quân đến, nhưng thành Quy Nhơn vốn dễ thủ khó công, cho quân đánh thẳng vào thì sẽ hao tổn rất nhiều lính. Vì thế Nguyễn Huệ quyết định cho quân vậy chặt thành, cắt mọi nguồn lương thực, để Nguyễn Nhạc hết lương phải đầu hàng.

Thế nhưng quân từ Phú Xuân đến lại không đủ vây chặt thành. Theo thư của một số Linh mục Pháp thời đấy còn lưu lại, thì để có 6 vạn quân vây thành Quy Nhơn, Nguyễn Huệ đã cho bắt tất cả đàn ông ở Thuận – Quảng đi lính, khiến nhiều vùng không còn đàn ông nữa.

Nguyễn Nhạc thấy lương thực cạn dần thì lo lắng, viết thư cho Nguyễn Lữ báo tin Nguyễn Huệ tạo phản, nhờ em đến giải vây. Rồi cho người mang thư vượt thành đến Gia Định gửi cho Nguyễn Lữ.

Nguyễn Lữ nhận thư, không rõ tình hình thế nào liền sai Đặng Văn Trấn đem binh cứu anh mình. Thế nhưng Nguyễn Huệ đoán biết Nhạc sẽ nhờ Lữ đến cứu, nên sai quân mai phục sẵn ở Phú Yên. Quân của Đặng Văn Trấn đến Phú Yên thì bị đánh bất ngờ nên tan tác, tướng Đặng Văn Trấn bị bắt sống.

Thấy Nguyễn Nhạc không chịu hàng, Nguyễn Huệ tìm cách công thành nhưng không hạ được, liền chiếm núi Long Cốt, rồi đưa đại bác lên núi cao bắn vào thành, những vị trí xung yếu trong thành đều bị phá.

Đạn pháo bắn rung cả thành khiến gia quyến Nguyễn Nhạc lo lắng, Nguyễn Nhạc phải lên mặt thành kêu khóc với Nguyễn Huệ rằng: “Bì oa chử nhục, đệ tâm hà nhẫn”.

Trước đây Nguyễn Nhạc không dám nói thật cho mẹ biết, giờ không thể dấu được nên đành nói thật. Bà mẹ biết được thì ra khỏi thành gặp Nguyễn Huệ, rồi sau đó Nguyễn Lữ cũng đến nói thêm, nhờ đó anh em mới được giải hòa

Sau sự việc việc, để tiện cho anh em cai quản các nơi, tháng 4 năm 1787, Nguyễn Nhạc đã phân chia như sau:

  • Nguyễn Nhạc xưng là Trung Ương Hoàng đế, đóng đô ở Quy Nhơn.
  • Phong Nguyễn Lữ làm Đông Định Vương, cai quản vùng đất Gia Định.
  • Phong Nguyễn Huệ làm Bắc Bình Vương, cai quản vùng đất từ đèo Hải Vân trở ra Bắc.

Sau sự phân chia đó, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ vẫn ngầm mâu thuẫn. Tuy nhiên, năm 1788, sau khi sai Nguyễn Duệ đánh Nguyễn Huệ không thành, Nguyễn Nhạc nhụt chí, lui về trao quyền cho Nguyễn Huệ làm vua Quang Trung và cầu khẩn em mang gấp đại binh vào cứu Nam Bộ (theo chiếu lên ngôi của Quang Trung). Lúc này, Nguyễn Phúc Ánh ngày một mạnh lên nhờ được lòng người dân Nam Bộ, khiến Nguyễn Nhạc không thể kìm chế.

Tuy nhiên năm 1789, vua Quang Trung còn bận rộn với quân Thanh và ổn định Bắc Hà. Đến năm 1792, Nguyễn Nhạc thua Nguyễn Phúc Ánh ở cửa Thị Nại, vua Quang Trung đang chuẩn bị vào Nam thì qua đời…

30 tháng 7 2021

D nha

~HT~

30 tháng 7 2021

A.Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ

16 tháng 3 2017

trong ba anh em Nguyễn Nhạc,Nguyễn Huệ,Nguyễn Lữ thì Nguyễn Huệ lại lên ngôi là vì ông có công dẹp loạn tình hình rối loạn ở Bắc Hà , ông còn có công đánh bại cuộc xâm lược của quân Xiêm, Thanh

16 tháng 3 2017

mình thấy hai người còn lại cũng làm được nhiều viêc đấy thui

26 tháng 4 2021

Các bạn nhanh giúp mình tại mình đang cần gấp, tks!

26 tháng 4 2021

1 – Nguồn gốc chung của anh em Tây Sơn

Năm 1655, lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất trong cuộc Trịnh – Nguyễn phân tranh, chúa Nguyễn đã chủ dộng cho quân vượt biên giới sông Gianh, tấn công vào lãnh địa của chúa Trịnh. Quân Nguyễn đã chiếm được một vùng đất rộng lớn, gồm từ Nghệ An trở vào Nam, nhưng sau gần 5 năm, xét thấy không thể giữ được, chúa Nguyễn lại cho rút quân về. Cùng với cuộc rút lui này, chúa Nguyễn đã cưỡng ép rất nhiều dân cư Đàng Ngoài di cư vào Đàng Trong.

Tổ tiên của anh em Tây Sơn vốn người họ Hồ ở Hưng Nguyên (Nghệ An) là một trong những nạn nhân của cuộc cưỡng ép di cư. Nay ở xã Hưng Thái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, vẫn còn một khu đất bằng phẳng, tương truyền đó chính là khu mộ tổ của anh em Tây Sơn.

Vào Nam, tổ tiên của anh em Tây Sơn bị đưa về khu vực phía trên đèo An Khê. Sau một thời gian khai hoang, họ đã góp phần tạo ra ấp Tây Sơn, gồm có ấp Nhất, và ấp Nhì (hai đều thuộc huyện An Khê).

Vào khoảng giữa thế kỉ XVIII, một người của họ Hồ là Hồ Phi Phúc đã di cư về quê vợ của ông là thôn Phú Lạc, ấp Kiên Thành (nay thuộc xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Khu Gò Lăng ở xã này, tương truyền, chính là nền nhà cũ của Hồ Phi Phúc. Sau một thời gian cư ngụ tại quê vợ, Hồ Phi Phúc lại chuyển đến ở thôn Kiên Mĩ (một địa điểm cách thôn Phú Lạc không xa).

Từ lúc phải rời đất tổ là Nghệ An để vào Nam cho đến khi ba anh em Tây Sơn chào đời, họ Hồ đã trải bốn thế hệ khác nhau. Họ đã sống ở bốn địa điểm khác nhau là Hưng Nguyên, Tây Sơn, Phú Lạc và Kiên Mĩ. Đến đời thứ tư, không rõ vì sao anh em Tây Sơn lại lấy theo họ mẹ là họ Nguyễn.

Anh em Tây Sơn có nguồn gốc nông dân, nhưng là nông dân khá giả và có được học hành cả văn chương lẫn võ nghệ.

2 – Thế thứ chính quyền Nguyễn Nhạc Pháp – Nguyễn Nhạc (? – 1793)

- Nguyễn Nhạc là tên thật. Ngoài ra, ông còn có hai tên gọi khác, là ông Hai Trầu. (vì có một thời ông làm nghề buôn trầu) và ông Biện Nhạc (vì có một thời ông làm biện lại là chức dịch của một sở tuần ti, tương tự như nhân viên thu thuế).
- Con trưởng của ông Hồ Phi Phúc và bà Nguyễn Thị Đồng.
- Nguyễn Nhạc sinh năm nào không rõ, chỉ biết ông lớn hơn em là Nguyễn Huệ khoảng mười tuổi. Có người phỏng đoán ông sinh năm 1743.
- Năm 1771, ông là người khởi xướng và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
- Năm 1773, ông xưng là Tây Sơn Đệ Nhất trại chủ.
- Tháng 3 năm 1776, xưng là Tây Sơn Vương, đóng đô ở thành Đồ Bàn (ngày nay thuộc tỉnh Binh Đinh).
- Năm 1778, lên ngôi hoàng đế, dặt niên hiệu là Thái Đức, từ đó, đổi gọi thành Đồ Bàn là thành Hoàng Đế.
- Năm 1786, xưng là Trung ương hoàng đế và dời đô về Quy Nhơn.
- Mất năm 1793 vì bệnh.

b – Nguyễn Bảo
- Con của Nguyễn Nhạc, sinh và mất năm nào không rõ.
- Nối ngôi cha năm 1793.
- Sau, Quang Toản (con của Quang Trung) đánh chiếm hết đất, chỉ phong cho Nguyễn Bảo là Hiếu Công, cho thu thuế huyện Phù Li làm lương ăn.

3 – Thế thứ chính quyền Nguyễn Huệ
a – Nguyễn Huệ (1753 – 1792)

- Con thứ ba của ông Hồ Phi Phúc và bà Nguyễn Thị Đồng. Nguyễn Huệ còn có tên gọi khác là Nguyễn Văn Thơm và Nguyễn Văn Bình. Đương thời, dân địa phương thường gọi là ông Ba Thơm.
- Sinh năm 1753.
- Năm 1771, tham gia khởi xướng và là một trong những lãnh tụ của phong trào Tây Sơn.
- Tháng 3 năm 1776, khi Nguyễn Nhạc xưng là Tây Sơn Vương, ông được phong làm Phụ chính.
- Năm 1778, được phong làm Long nhương tướng quân.
- Cuối năm 1784, đầu năm 1785, ông là tổng chỉ huy quân đội Tây Sơn, đánh trận quyết định với quân Xiêm La xâm lược do Nguyễn Ánh rước về và đã thắng vang dội ở Rạch Gầm – Xoài Mút.
- Năm 1786, khi Nguyễn Nhạc xưng là Trung ương hoàng đế, ông được phong làm Bắc bình vương, cai quản vùng đất từ Bến Ván (Quảng Nam) ra bắc.
- Ngày 25-11 năm Mậu Thân (1788) tức ngày 22-12-1788, khi Lê Chiêu Thống rước quân xâm lược Mãn Thanh về giày xéo đất nước, để quy tụ lực lượng vào sự nghiệp chống xâm lăng, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Quang Trung.
- Xuân Kỉ Dậu (1789), đại phá quân Mãn Thanh trong trận Ngọc Hồi – Đống Đa lịch sử.
- Từ năm 1787, khi cai quản luôn toàn bộ đất đai Bắc Hà, Nguyễn Huệ đã có ý định xây dựng kinh đô ở Nghệ An, gọi đó là Phượng Hoàng Trung Đô.
- Mất ngày 16 tháng 9 năm 1792, thọ 39 tuổi.
- Con thứ của Quang Trung, mẹ người họ Phạm (mất trước Quang Trung, khi sống được Quang Trung phong là Chánh cung hoàng hậu, khi mất được Quang Trung truy tặng là Nhân Cung Đoan Tĩnh Trinh Thục Nhu Thuần Vũ, Chánh hoàng hậu).
- Sinh năm Quý Mão (1783), lúc nhỏ có tên là Trác, do vậy cũng có tên khác lúc nhỏ là ông hoàng Trác.
- Nối ngôi từ tháng 9 năm 1792, ở ngôi 10 năm, sau bị Gia Long bắt và giết vào ngày 7 tháng 10 năm Nhâm Tuất (1802).

4 – Chính quyền Nguyễn Lữ (? – 1787)
- Nguyền Lữ là con thứ tư của ông Hồ Phi Phúc và bà Nguyễn Thị Đồng, không rõ sinh năm nào. Trước khi tham gia phát động và lãnh đạo khởi nghĩa Tây Sơn, ông còn có tên gọi khác là thầy Tư Lữ.
- Tháng 3 năm 1776, khi Nguyễn Nhạc xưng là Tây Sơn Vương, ông được phong làm Thiếu phó.
- Năm 1778. ông được phong làm Tiết chế.
- Năm 1786, khi Nguyễn Nhạc xưng là Trung ương hoàng đế, ông được phong làm Đông định vương, cai quản vùng đất Gia Định (Nam Bộ ngày nay) .
- Năm 1787, ông mất vì bệnh ở Quy Nhơn.
Chúc hok tốt

tổ tiên 3 anh em  Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ vốn quê ở Nghệ An, bị chúa Nguyễn bắt đưa vào Đàng Trong để khai khẩn đất hoang. (mk ko bít là nó đúng hay sai đâu đấy )

 

25 tháng 3 2021

Tổ tiên 3 anh em  Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ vốn quê ở Nghệ An, bị chúa Nguyễn bắt đưa vào Đàng Trong để khai khẩn đất hoang.

20 tháng 5 2016

1771

25 tháng 5 2016

- Mùa xuân năm 1771, ba anh em Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa ở vùng Tây Sơn Thượng Đạo ( An Khê - Gia  Lai )

20 tháng 5 2016

-Mùa xuân 1771, ba  anh em Nguyễn Nhạc lập căn cứ ở Tây Sơn thượng đạo (An Khê – Gia Lai)

.

16 tháng 3 2017

mới đầu ở tây sơn thượng đạo , khi thế lực mạnh lên xuống tây sơn hạ đạo, lập căn cứ ở kiên mĩ( tây sơn- bình định)

15 tháng 9 2017

Đáp án C

11 tháng 2 2021

làng Hương Cái, huyện Hưng Yên , tỉnh Nghệ An

2 tháng 4 2021

Vì Nguyễn Huệ có công lao lớn nhất.

2 tháng 4 2021

Vì Nguyễn Huệ là người tài giỏi, có tài cầm quân và mưu lược cao