Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sáng tinh mơ, những hôm trời nắng, ta vừa tỉnh giấc đã nghe tiếng chim sẻ ''chéo... chẹc” râm ran dưới mái nhà hoặc trên sân nhà, ngoài ngõ vườn. Loài chim sẻ bình dị thân thuộc nơi làng quê mà ai cũng nhìn thấy.Chim sẻ nhỏ bé, đầu tròn, mỏ ngắn và to. Lông thường có ba màu: cỏ úa, nâu đen, cổ và bụng trắng, tạo thành sọc. Cái đuôi chìa ra như cái thìa. Chân chim sẻ có 4 ngón: ba ngón phía trước và một ngón cái phía sau; móng ngón cái lớn hơn móng các ngón khác. Chim sẻ thường nhảy hai chân cùng một lúc. Chúng thường kiếm ăn theo đàn, mỗi đàn có từ ba đến chín con, có thể đông hơn và thường quanh quẩn nơi sân, nơi vườn. Chúng nhanh nhẹn, hiếu động. Thức ăn của chim sẻ là sâu bọ, các hạt như thóc, kê, hạt cỏ... Chúng thường làm tổ dưới mái nhà khe tường, ngọn cau, ngọn dừa. Vật liệu làm tổ là rơm, cỏ khô, lá khô, giấy vụn. Mỗi năm chim sẻ ** 3 lứa, mỗi lứa từ 3 - 5 trứng. Trứng chim sẻ bằng viên lạc, nhưng có vằn sọc nâu. Chim mẹ ấp trứng độ hai tuần là nở. Chim non chỉ khoảng một tuần là bay theo chim mẹ, kiếm ăn và cất tiếng hót ríu rít.
Trong các loài chim em thích nhất là chim bồ câu vì đó là loài chim tượng trưng cho hòa bình.
Chú thật duyên dáng với bộ lông trắng muốt, mịn màng. Thân nó nhỏ như cái ấm pha trà. Đầu to hơn hạt mít một chút, cứ lúc lắc thật khó hiểu. Đôi mắt đen láy, tròn xoe như hạt na nhỏ trông thật hiền lành. Bồ câu có cái mỏ nhỏ, xinh xinh. Nó thường rỉa lông, lâu lâu lại dụi mỏ vào đôi cánh xếp gọn hai bên mình. Hai chân của chim nhỏ nhưng rất nhanh nhẹn. Dáng bước đi trông thật kiêu sa với cái đuôi xoè rất đẹp rung rung trong nắng. Khi xem ti vi, em thấy người ta thả những chú chim bồ câu cho nó bay đi. Đôi cánh chim rập rờn như múa làm em vô cùng thích thú.
Được ngắm đàn bồ câu bay lượn em cảm thấy thật vui. Em rất yêu thích và quý mến loài chim này
Cần triển khái các ý sau:
- Loài chim mà em định miêu tả là gì?
- Nó có nhiều ở quê em không? Nó thường xuất hiện vào mùa nào?
- Miêu tả vẻ bên ngoài của loài chim ấy.
- Thói quen của loài chim ấy là gì?
- Sự xuất hiện của loài chim đó gợi cho em sự thích thú ra sao?
Sáng tinh mơ, những hôm trời nắng, ta vừa tỉnh giấc đã nghe tiếng chim sẻ ''chéo... chẹc” râm ran dưới mái nhà hoặc trên sân nhà, ngoài ngõ vườn. Loài chim sẻ bình dị thân thuộc nơi làng quê mà ai cũng nhìn thấy.
Chim sẻ nhỏ bé, đầu tròn, mỏ ngắn và to. Lông thường có ba màu: cỏ úa, nâu đen, cổ và bụng trắng, tạo thành sọc. Cái đuôi chìa ra như cái thìa. Chân chim sẻ có 4 ngón: ba ngón phía trước và một ngón cái phía sau; móng ngón cái lớn hơn móng các ngón khác. Chim sẻ thường nhảy hai chân cùng một lúc. Chúng thường kiếm ăn theo đàn, mỗi đàn có từ ba đến chín con, có thể đông hơn và thường quanh quẩn nơi sân, nơi vườn. Chúng nhanh nhẹn, hiếu động. Thức ăn của chim sẻ là sâu bọ, các hạt như thóc, kê, hạt cỏ... Chúng thường làm tổ dưới mái nhà khe tường, ngọn cau, ngọn dừa. Vật liệu làm tổ là rơm, cỏ khô, lá khô, giấy vụn. Mỗi năm chim sẻ ** 3 lứa, mỗi lứa từ 3 - 5 trứng. Trứng chim sẻ bằng viên lạc, nhưng có vằn sọc nâu. Chim mẹ ấp trứng độ hai tuần là nở. Chim non chỉ khoảng một tuần là bay theo chim mẹ, kiếm ăn và cất tiếng hót ríu rít.
Sẻ là loài chim đông đúc nhất. Con chim nhỏ bé nhưng rất có ích cho nhà nông.
Sáng tinh mơ, những hôm trời nắng, ta vừa tỉnh giấc đã nghe tiếng chim sẻ ''chéo... chẹc” râm ran dưới mái nhà hoặc trên sân nhà, ngoài ngõ vườn. Loài chim sẻ bình dị thân thuộc nơi làng quê mà ai cũng nhìn thấy.
Chim sẻ nhỏ bé, đầu tròn, mỏ ngắn và to. Lông thường có ba màu: cỏ úa, nâu đen, cổ và bụng trắng, tạo thành sọc. Cái đuôi chìa ra như cái thìa. Chân chim sẻ có 4 ngón: ba ngón phía trước và một ngón cái phía sau; móng ngón cái lớn hơn móng các ngón khác. Chim sẻ thường nhảy hai chân cùng một lúc. Chúng thường kiếm ăn theo đàn, mỗi đàn có từ ba đến chín con, có thể đông hơn và thường quanh quẩn nơi sân, nơi vườn. Chúng nhanh nhẹn, hiếu động. Thức ăn của chim sẻ là sâu bọ, các hạt như thóc, kê, hạt cỏ... Chúng thường làm tổ dưới mái nhà khe tường, ngọn cau, ngọn dừa. Vật liệu làm tổ là rơm, cỏ khô, lá khô, giấy vụn. Mỗi năm chim sẻ đẻ 3 lứa, mỗi lứa từ 3 - 5 trứng. Trứng chim sẻ bằng viên lạc, nhưng có vằn sọc nâu. Chim mẹ ấp trứng độ hai tuần là nở. Chim non chỉ khoảng một tuần là bay theo chim mẹ, kiếm ăn và cất tiếng hót ríu rít.
Sẻ là loài chim đông đúc nhất. Con chim nhỏ bé nhưng rất có ích cho nhà nông.
Câu 1:
a. Trong khi tả số rất nhiều loại chim, tác giả lựa chọn để sắp xếp theo trình tự từng nhóm loài gần nhau.
b. Đầu tiên là nhóm những loài chim "đều có họ với nhau. Họ của chúng đều hiền cả" (bồ các, chim ri, sáo sậu, sáo đen, tu hú), tiếp đó đến bước trung gian là các loài chim nhạn, bìm bịp, chim ngói…, sau cùng là nhóm những loài chim ác (diều hâu, chèo bẻo, quạ đen, quạ khoang, cắt,…).
c. Lời kể rất tự nhiên
- Cách tả mỗi con vật đều độc đáo, rất đặc trưng cho hoạt động của mỗi loài. Nhờ nhân hóa mà thế giới chim như thế giới con người rất sinh động.
- Cách xâu chuỗi các hình ảnh chi tiết rất hợp lí và bất ngờ. Thí dụ: Ai nghe tiếng bìm bịp kêu
– Nghĩ tới ông sư hổ mang lừa bịp chết mà hóa nen loài chim này.
--> Ông ta tự nhận mình là bịp nên tiếng chim là "bìm bịp". --> Ông khoác áo nâu bởi nhà sư mặc đồ nâu --> Chim rúc trong các bụi cây vì là kẻ ác --> Chim kêu thì chim ác, chim xấu mới ra mặt.
Câu 2:
a. Về các loài chim, tác giả sử dụng cách kể như không phải bằng văn mà là lời nói thường, cũng không phải do ai gợi ra mà bắt đầu từ tiếng kêu của loài bồ các để dẫn dắt lời kể; tiếp sau đó vận dụng cấu trúc của đồng dao dân gian để phát triển mạch kể. Mạch kể giữa các loài chim hiền với các loài chim ác được tiếp nối bởi sự xuất hiện của các loài chim ngói, chim nhạn và chim bìm bịp. Đặc biệt, sự xuất hiện của chim bìm bịp như là "cầu nối" (khi nó kêu thì một loạt chim ác, chim xấu mới ra mặt). Đồng thời, trong từng nhóm loài, tác giả dùng các hình ảnh sinh hoạt, tập tính của chúng để xâu chuỗi thành mạch văn phát triển hợp lí và sinh động.
b. Kết hợp tả và kể: Ví dụ: Chim bìm bịp.
- Giời khoác cho nó bộ cánh nâu (tả).
- Những câu còn lại là kể.
c. Trong từng loài chim tác giả đã quan sát và nhấn mạnh các đặc điểm riêng biệt. Thế giới chim liên kết thành một xã hội như loài người: có hiền, có dữ, có mâu thuẫn giải quyết bằng bạo lực… Cũng như vậy, kết hợp tả và kể về các loài chim, tác giả vừa thể hiện khả năng quan sát rất tinh tế, vừa thay đổi được giọng văn làm cho mạch văn uyển chuyển, sinh động; đồng thời qua đó cũng thể hiện tình cảm gắn bó thân thiết giữa tác giả và thiên nhiên.
Câu 3: Chất liệu văn hóa dân gian.
- Thành ngữ: Kẻ cắp gặp bà già (xem chú thích (7) trang 113).
- Đồng dao: Bồ các là bác chim ri - Chim ri là dì sáo sậu ...
- Kể chuyện: Câu chuyện ông sư lừa bịp chết thành chim bìm bịp. Cách cảm nhận này tạo cho chúng ta hình dung thế giới loài chim như loài người, tính cách ứng xử giống người nhưng nó có thể làm ta ác cảm với những con chim theo tác giả là "ác" mà thực tế không như vậy.
Câu 4:
Bài văn đã đem đến những hiểu biết thú vị về đặc điểm, tập tính, hình dáng của một số loài chim, điều đó giúp chúng ta yêu mến hơn và có tinh thần trân trọng giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh sắc quê hương Việt Nam.
c, Tác giả kết hợp kể, tả về các loài chim, tác giả vừa thể hiện khả năng quan sát tinh tế , vừa thay đổi được giọng văn mềm mại uyển chuyển.
- Thể hiện sự quan sát tỉ mỉ, nhấn mạnh vào đặc điểm riêng biệt của loài chim như một xã hội loài người có hiền, dữ, mâu thuẫn được giải quyết bằng bạo lực…
→ Tình cảm, sự gắn bó mật thiết giữa tác giả với thiên nhiên.
Nếu ai sinh ra và lớn lên ở một vùng quê truyền thống, chắc hẳn không thể không biết đến những phiên chợ quê. Đối với em, hình ảnh phiên chợ quê luôn là hình ảnh thật đẹp in dấu trong tuổi thơ mình.
Chỉ những ngày lẻ thứ 3, thứ 5 hay thứ 7 mới có chợ phiên. Mỗi lần chợ phiên, cảnh họp chợ lại rộn ràng vui tươi hơn bao giờ hết. Ngay từ sáng sớm, từ khi mặt trời còn chưa ló rạng sau dãy núi cao, các bà, các chị, các mẹ đã vác thúng, vác hàng ra chợ. Ai cũng hối hả để có thể tìm được một vị trí thuận lợi cho việc buôn bán. Mặt trời lên cũng là lúc mọi mặt hàng đã được bày ra một cách đầy đủ nhất. Trong làn sương vẫn còn lảng vảng của vùng cao này, thấp thoáng bóng người ra chợ. Hai bên đường đến chợ, cây cối cũng dần cựa mình thức giấc. Những bông hoa cúc dại ven đường bắt đầu rũ những cánh hoa ướt sũng sau một đêm dài để đón làn nắng ấm áp của mặt trời. Núi đá còn ẩm hơi nước cũng óng ánh giữa sắc vàng của nắng.
Trong chợ, cảnh buôn bán ngày một tấp nập, kẻ bán người mua rộn ràng sôi nổi. Phía đầu chợ bên này là những sạp hàng bán bún, bán bánh phở khô cho những người qua đường tiện mua về làm bữa sáng gia đình. Đi vào sâu một chút là những quầy thịt. Các loại thịt sống từ thịt gà, thịt lợn, thịt trâu,... còn đỏ hồng được bày rất vệ sinh trên các khay hàng. Chốc chốc người bán hàng lại dùng vợt đuổi những con ruồi vo ve xung quanh. Gần đó là những hàng rau, ngô, khoai, sắn,... xanh mướt và tươi ngon. Các loại rau đặc trưng của mùa không ngừng được bày ra. Người hàng rau tay cầm bình xịt nước xịt liên tục để rau không bị héo dưới ánh nắng mặt trời. Đi quanh khu chợ, không thứ gì là không có. Từ những hàng chè, hàng phở ăn vặt, đến những sạp hàng quần áo, những hàng bán những đồ tạp hóa xinh xinh như cái kẹp tóc hay cái vòng tay. Mấy đứa bé gái đứng gần đó, mân mê ngắm nhìn mà không dám đòi mẹ mua.
Cảnh chợ phiên diễn ra sung túc và đầm ấm. Đó còn là dấu hiệu của cuộc sống no đầy, hạnh phúc. Nhìn những hàng quán đông đúc người mua, bày biện đủ thứ trên đời, lòng em thấy ấm âp lạ thường. Mong cho hôm nay và mãi mãi về sau, nơi đây vẫn giữ được vẻ ấm no, trù phú này.
1. Chim hoạ mi
Chiều nào cũng vậy, con hoạ mi ấy không biết từ phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.
Hình như suốt một ngày hôm đó, nó vui mừng vì đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát trong khe núi, nếm bao nhiêu thứ quả ngon ngọt nhất ở rừng xanh. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn ai bấm trong bóng xế, mà âm thanh vang mãi trong tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rù xuống cỏ cây.
Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại thu đầu vào lông cổ im lặng ngủ, ngủ say sưa, sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.
Rồi hôm sau, khi phương Đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng, chào sáng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyển bụi nọ bụi kia, tìm vài con sâu, ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút về phương Đông.
2. Vệ sĩ của rừng xanh - đại bàng
Nếu như người dân miền biển biết được trước ngày biển động nhờ cánh chim báo bão, thì người dân Trường Sơn lại có thể biết được trời sắp có mưa to gió lớn ở những đôi cánh đại bàng đang sải vội vã trên bầu ười trong xanh không một gợn mây.
Thật hùng dũng làm sao những cánh chim đại bàng đạp cơn gió rừng đang ập đến trên trời xanh.
Ở Trường Sơn, mỗi khi trời nổi gió, thật là dữ dội. Những cây đại thụ sống hàng trăm năm cũng bị bật gốc cuốn tung ném xuống vực thẳm. Cây đổ, đá lăn ào ào. Cầy càng cao sức cản càng lớn, càng thi nhau đổ gãy. Có cả những tảng núi đất sụt lở.
Giữa lúc đó, giữa lúc gió đang gào thét ấy, cánh chim đại bàng vẫn bay liệng trên nền trời. Có lúc chim cụp cánh lao vút đi như một mũi tên. Có lúc lại vẫy cánh đạp gió tung mình lên cao. Chỉ những lúc ấy mới thấy được khúc ca hùng tráng của đôi cánh chim đại bàng. Mặc mưa sa, mặc gió dậy, đại bàng vẫn xoè cánh bay từ triển núi này sang mỏm núi khác, cho đến khi nào mưa ngừng gió tạnh mới thôi.
Đại bàng ở Trường Sơn có hai loại phổ biến: loại lông đen, mỏ vàng, chân đỏ và loại lông màu xanh cánh trả, chân vàng, mỏ đỏ.
Mỗi con đại bàng, khi vỗ cánh bay lên cao nom như một chiếc tàu lượn. Nó có sải cánh rất vĩ đại, dài tới ba mét. Và cũng phải nhờ sải cánh như vậy, nó mới có thể bốc được khối lượng nặng nề của nó tới gần ba chục cân lên bầu trời cao.
Cánh đại bàng rất khoẻ, nó có một bộ xương cánh tròn dài như ống sáo, và trong như lớp thuỷ tinh. Lông cánh đại bàng ngắn nhất cũng phải tới bốn mươi nhăm phân. Mỏ đại bàng dài tới bốn mươi phân, rất cứng. Và đôi chân thì giống như đôi móc hàng của cần cẩu, những móng của nó với những vuốt nhọn có thể cào sơ gỗ như ta tước lạt giang vậy.
Khi đại bàng kiếm mồi, nó có thể vồ và cặp lên trời cả một con cheo rừng nặng khoảng ba kí lô và bay một mạch vẻ tổ. Tổ đại bàng không làm trên cây như tổ chim mà làm ở các hang đá. Khi con mái ở nhà ấp, thì con đực đi dọc theo ven suối bắt cá. Nó ngồi rình, khi thấy những con cá trắm, hoặc trôi nổi lên là dùng mò
chộp, chạy về chia cho vợ. Mặc dù có đôi cánh rất khoẻ, nhưng đại bàng lại ít bay. Nó chạy trên mặt đất nom như một con ngỗng cụ, và luồn dưới các bụi cây rất giỏi.
Vùng núi tây Trường Sơn, theo dải núi dọc sông Ba có thể là xứ sở của loài chim này. Thấy rất ít trường hợp chúng bay đôi với nhau và ngay cả chú đại bàng con cũng vậy, ít khi nó bay cùng với cha hoặc mẹ. Có thể nói loài chim này, ngay khi mới tập bay, đã có tính độc lập cao. Bay ngược chiều gió, đó là cách rèn luyện cho đôi cánh non nớt của nó trở nên cứng cáp.
Đôi cánh lực sĩ của đại bàng, thật là hình ảnh kiêu hùng của bầu trời Trường Sơn. Nó có thể bay một mạch dài khoảng hai mươi cây số đường chim bay, không cần nghỉ.
Cánh đại bàng vỗ vào không khí tạo nên luồng gió phát ra những tiếng kêu vi vút, vi vút. Anh chiến sĩ đã gọi đó là dàn nhạc giao hưởng trên bầu trời. Mặc dù có sức khoẻ và được các loài chim nghiêng mình cúi chào, nhưng đại bàng cũng khộng cậy sức khoẻ của mình để đàn áp các giống chim khác.
Xứng đáng với danh hiệu kẻ làm chủ bầu trời trong các loài chim, đại bàng phô màu cánh xanh biếc của mình phản chiếu ráng trời đỏ rực, báo hiệu một cơn gió lớn sắp xảy tới, hoặc mưa nguồn đang đổ về.
Hình ảnh con chim đại bàng trở thành hình tượng của lòng khát khao tự do và tinh thần dũng cảm, đức tính hiền lành của người dân miền núi...
Đại bàng rất hiền lành, nhưng khi bị kẻ thù xâm phạm thì nó cũng chiến đấu rất quyết liệt. Người ta đã chứng kiến cảnh chim đại bàng đánh bại bầy khỉ định kéo nhau đến phá tổ. Vũ khí của nó là cặp mỏ nhọn, sải đầu cánh và móng nhọn. Đại bàng có thể cặp những chú khỉ con bay lên cao rồi thả xuống đất hoặc dùng vuốt nhọn xé chết. Dù sau đó có phải rời tổ bay đi nơi khác, chúng cũng không chịu để cho bầy khỉ vào cướp trứng của mình. Với sức khoẻ tung hoành trên ười cao, đại bàng đáng được gọi là “Vộ sĩ của rừng xanh”.
Sáng tinh mơ, những hôm trời nắng, ta vừa tỉnh giấc đã nghe tiếng chim sẻ ''chéo... chẹc” râm ran dưới mái nhà hoặc trên sân nhà, ngoài ngõ vườn. Loài chim sẻ bình dị thân thuộc nơi làng quê mà ai cũng nhìn thấy.
Chim sẻ nhỏ bé, đầu tròn, mỏ ngắn và to. Lông thường có ba màu: cỏ úa, nâu đen, cổ và bụng trắng, tạo thành sọc. Cái đuôi chìa ra như cái thìa. Chân chim sẻ có 4 ngón: ba ngón phía trước và một ngón cái phía sau; móng ngón cái lớn hơn móng các ngón khác. Chim sẻ thường nhảy hai chân cùng một lúc. Chúng thường kiếm ăn theo đàn, mỗi đàn có từ ba đến chín con, có thể đông hơn và thường quanh quẩn nơi sân, nơi vườn. Chúng nhanh nhẹn, hiếu động. Thức ăn của chim sẻ là sâu bọ, các hạt như thóc, kê, hạt cỏ... Chúng thường làm tổ dưới mái nhà khe tường, ngọn cau, ngọn dừa. Vật liệu làm tổ là rơm, cỏ khô, lá khô, giấy vụn. Mỗi năm chim sẻ đẻ 3 lứa, mỗi lứa từ 3 - 5 trứng. Trứng chim sẻ bằng viên lạc, nhưng có vằn sọc nâu. Chim mẹ ấp trứng độ hai tuần là nở. Chim non chỉ khoảng một tuần là bay theo chim mẹ, kiếm ăn và cất tiếng hót ríu rít.
Sẻ là loài chim đông đúc nhất. Con chim nhỏ bé nhưng rất có ích cho nhà nông.