Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mở bài: Giới thiệu dòng sông quê hương. Chảy giữa những bãi mía bờ dâu xanh ngắt. Dòng sông như dải lụa đào vắt ngang tấm áo xanh của đồng bằng Bắc Bộ. Dòng sông gắn liền với thời thơ ấu của em.
Thân bài:
Buổi sáng:
- Dòng sông nhộn nhịp với từng đoàn thuyền đánh cá dong buồm thả lưới trắng xoá mặt sông.
- Tiếng hò tiếng hát vang lên.
- Tấp nập tàu thuyền đi lại.
- Em cùng bạn đi cào hến, dậm trai ở ven sông.
Buổi trưa:
- Nắng giãi trên sông, dòng sông lặng lẽ trôi.
- Người mẹ tất bật mang quần áo chăn màn ra giặt giũ.
Buổi chiều:
- Cùng bạn bè lênh đênh trên mặt sông cất vó hoặc nằm sạp thuyền hát ngâm thơ
- Trẻ em rủ nhau ra vùng vẫy, tắm rửa, đùa nghịch..
Buổi tối, nhất là những buổi có trăng sáng:
- Em và các bạn bơi thuyền ra giữa sông, buông chèo mặc cho trôi lơ lửng.
Nằm dài ra sạp thuyền ngắm trăng, hóng gió.
- Ngủ thiếp đi lúc nào không hay biết.
Kết bài:
- Dòng sông đã ghi lại bao kỉ niệm êm đềm của tuổi ấu thơ.
- Yêu sao con sông quê hương!
1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:
- Quê ngoại em nằm ngay bên cạnh dòng sông ………. .
- Nghỉ hè, em được về quê ngoại chơi, được chèo xuồng dạo chơi trên sông, hòa mình vào làn nước mát trong.
- Con sông quê ngoại có nhiều kỉ niệm gắn bó với em.
2. Thân bài: Tả dòng sông.
- Con sông này không rõ nguồn gốc từ đâu, chỉ thấy có đoạn chảy qua trước nhà như một dãy lụa mềm ôm chặt đôi bờ cù lao.
- Mặt sông rộng mênh mông. Đứng bên đây bờ có thể nhìn sang bên kia bờ.
a) Buổi sớm:
- Khi mặt trời lên, mặt sông lấp lánh như sao sa.
- Dòng sông trong xanh như ngọc bích long lanh.
- Những con đò, thuyền câu xuôi ngược, dọc ngang rộn ràng.
- Hai bên bờ, lũy tre xanh nghiêng mình soi bóng xuống mặt sông.
- Gió thổi nhè nhẹ làm những bụi tre lao xao.
- Chim chóc đua nhau chuyền cành, ca hát để đón chào ngày mới.
- Đã có lần tôi thấy con cá lóc to dẫn đàn rồng rồng đi tìm mồi.
b) Buổi trưa:
- Một nhóm trẻ ra sông vùng vẫy, tắm rửa, té nước vào nhau, cười vui vẻ.
- Vài đứa con trai bơi lội khéo léo như những chú cá heo.
- Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.
- Bây giờ, dòng sông khoác lên mình chiếc áo xanh duyên dáng, óng ánh dưới ánh nắng mặt trời.
c) Buổi chiều:
- Mặt trời đỏ ối chiếu ánh nắng xuống mặt sông.
- Buổi chiều êm ả, dòng sông trở nên dịu dàng kì lạ.
- Gió thổi mang theo hơi nước mát lạnh.
- Nhiều người ra bờ sông hóng mát, ngắm dòng sông quê hương.
- Tiếng gà chiều xôn xao đã xóa đi sự yên tĩnh của dòng sông.
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em:
- Em rất yêu dòng sông quê ngoại.
- Dòng sông đã ghi lại bao kỉ niệm đẹp của cuộc đời con người.
#Trang
Em sinh ra và lớn lên nơi có dòng sông Đuống hiền hòa, thơ mộng chảy ngang qua. Đối với em, dòng sông chính là cả tuổi thơ.
Mỗi sáng đi học em đều đi ngang qua dòng sông Đuống và không bao giờ em quên dành một chút thời gian để ngắm nhìn dòng sông quê hương mình. Dòng sông buổi sớm phẳng lặng và mềm mại như một dải lụa. Ẩn nấp trong sương mù ban sớm là những đoàn thuyền nối đuôi nhau chuẩn bị rời khỏi bến. Ở hai bên dòng sông, những bãi ngô, rặng tre xanh đang đung đưa nhẹ trong làn gió ban mai. Trong một vài nhà thuyền, ánh đèn sáng hắt ra hòa vào bóng nước lấp lánh. Bên bến đò, người dân đã tụ họp đông đúc. Tiếng cười, tiếng nói hòa lẫn với tiếng mái chèo khua nước tạo nên một thứ âm thanh đặc trưng quen thuộc. Trong thoáng chốc mặt trời đã lên cao. Những tia nắng mặt trời chiếu xuống làm cho dòng sông càng trở nên rực rỡ và đầy sức sống.
Đối với em khung cảnh của dòng sông Đuống quê hương cứ như một bức tranh của một người họa sĩ tài ba nào đó. Em đã gắn bó với dòng sông này từ khi sinh ra cho tới bây giờ. Dẫu cho mai sau có đi đâu em cũng sẽ không quên được hình ảnh dòng sông tuổi thơ.
HT, nhớ t i c k
Dàn bài gợi ý :
Mở bài:
Giới thiệu dòng sông quê hương. Chảy giữa những bãi mía bờ dâu xanh ngắt. Dòng sông như giải lụa đào vắt ngang tấm áo xanh của đồng bằng Bắc Bộ. Dòng sông gắn liền với thời thơ ấu của em.
Thân bài:
Buổi sáng:
- Dòng sông nhộn nhịp với từng đoàn thuyền đánh cá dong buồm thả lưới trắng xoá mặt sông.
-Tiếng hò tiếng hát vang lên.
-Tấp nập tàu thuyền đi lại.
- Em cùng bạn đi cào hến, dậm trai ở ven sông.
Buổi trưa:
-Nắng giãi trên sông, dòng sông lặng lẽ trôi.
-Người mẹ tất bật mang quần áo chăn màn ra giặt giũ.
Buổi chiều:
-Cùng bạn bè lênh đênh trên mặt sông cất vó hoặc nằm sạp thuyền hát ngâm thơ
-Trẻ em rủ nhau ra vùng vẫy, tắm rửa, đùa nghịch..
-Buổi tối, nhất là nhữníí buổi có trăng sáng:
-Em và các bạn bơi thuyền ra giữa sông, buông chèo mặc cho trôi lơ lửngỊ
-Nằm dài ra sạp thuyền ngắm trăng, hóng gió.
- Ngủ thiếp đi lúc nào không hay biết.
Kết bài:
- Dòng sông đã ghi lại bao kỉ niệm êm đềm của tuổi âu thơ.
- Yêu sao con sông quê hương
Dàn bài Tả đồ chơi - Tả con búp bê
1. Mở bài:
Con búp bê rất đẹp là món quà mẹ tặng nhân ngày sinh nhật lần thứ 10 của em.
2. Thân bài:
- Con búp bê có đôi mắt đen láy.
- Bộ tóc vàng óng cài nơ màu hồng xinh xinh.
- Hai bím tóc, làn tóc mai, khuôn mặt trái xoan trông rất dễ thương.
- Búp bê mặc bộ váy màu xanh rực rỡ.
- Môi đỏ như son, cái miệng nhỏ nhắn hình trái tim.
- Những ngón tay thon thon búp măng.
- Chân đi đôi giày màu đỏ rất đẹp
3. Kết bài:
- Em rất thích con búp bê.
- Em cho búp bê ngủ cùng em.
- Nó là kỉ vật của em, em giữ gìn cẩn thận.
I. Mở bài: giới thiệu vài nét về con gấu bông của em.
Em có nhiều món đồ chơi nhưng gấu bông vẫn là người bạn thân của em, nhờ có nó mà em ngủ ngon hơn. Chú gấu bông là món quà em được tặng từ chính người mẹ thân yêu.
II. Thân bài
1. Tả vài nét con gấu bông
– Con gấu bông cao 1m
– Thân hình nó to em ôm không xuể
– Gấu bông có 2 màu trắng vàng.
– Bên ngoài gấu bông rất mềm.
2. Tả chi tiết
a. Tả hình dáng
– Cái đầu con gấu bông tròn.
– Tay và chân của con gấu bông tròn nhưng lại ngắn
– Bên dưới mặc quần màu xanh dương
– Nó có đôi mắt nhỏ xíu, tròn xoe.
b. Tả hoạt động
– Bởi vì là gấu bông nên không thể di chuyển trừ khi được em ôm.
– Gấu bông thường được em đặt kế bên giường ngủ.
– Em hay ôm nó khi ngủ.
III. Kết bài: Cảm nghỉ của em về con gấu bông, món đồ chơi em thích.
– Em rất quý con gấu bông này.
– Em sẽ giữ gìn và trân trọng nó như người bạn thân.
Bài văn
Đồ chơi nhà em có rất nhiều nhưng trong số đó ấn tượng nhất với em vẫn là chú gấu bông đã được tặng trong dịp sinh nhật.
Con gấu bông mẹ em mua tặng cho em nhân ngày sinh nhật, con gấu bông màu vàng, nó được làm bằng lông dày và rất mượt, nó gắn bó mạnh mẽ với tâm trí của em bởi hình ảnh của nó mang những cung bậc riêng và vô cùng có ý nghĩa lớn, mũi của nó màu đỏ được đính bằng nhựa, trên cổ của nó có đeo một chiếc nơ nó có hai tay và hai chân, đầu của nó to và tròn trên đầu có hai cái tai và mũ, hình ảnh đó đã gắn bó mạnh mẽ với con người, hình ảnh trên mang lại những cung bậc riêng và cảm xúc, trên khuôn hình của nó đầy đặn, trên khuôn mặt của nó có đôi mắt tròn được làm bằng nhựa thủy tinh, chỗ bụng của nó được làm bằng một loại vải mềm có tác dụng lớn đến những bộ phận khác, bông của nó rất đẹp.
Chân được làm to, chắc chắn giúp nó có thể ngồi chắc chắn hơn, hình ảnh của con gấu đậm đà và mang những cung bạc riêng, trên người của nó to, phải chọn một vòng ôm, hình ảnh của nó đã tạo nên những ấn tượng mạnh mẽ và có sức hút mạnh mẽ, hình ảnh của nó không chỉ tạo nên những cung bậc riêng và hấp dẫn tới con người mà nó tạo nên những nhịp điệu nhẹ nhàng và vô cùng tình cảm, em đã gắn bó với nó suốt mấy năm học cấp 1, trong lõi của con gấu được làm bằng một loại bông mềm có màu trắng, trang trí đẹp tạo nên một vẻ thanh thoát và có ấn tượng mạnh mẽ. Gấu bông rất gắn bó với em, em thường ôm nó đi chơi hoặc trước khi đi ngủ đặt kế bên giường. Em và gấu bông cùng hòa vào giấc mơ ngon.
Đối với em gấu bông là một món quà rất ý nghĩa mà em yêu thích. Em sẽ giữ gìn cẩn thận và trân trọng như một người bạn thân đích thực.
Hè vừa qua, công ty bố em tổ chức cho gia đình cán bộ công nhân viên du lịch các tỉnh miền Bắc. Đoàn được viếng lăng Bác Hồ và tham quan viện bảo tàng Lịch sử Hà Nội. Tại viện bảo tàng Lịch sử Hà Nội, em được chiêm ngưỡng trống đồng Đông Sơn.
Trong gian phòng lớn, nơi trưng bày các đồ vật cổ, trống đồng Đông Sơn được đặt trên một bục gỗ khắc chạm bốn chân theo kiểu cổ. Đường bệ và uy nghi, chiếc trống đồng có hình dáng đồ sộ, cân đối và hài hoà. Chiếc trống đồng Đông Sơn được đúc bằng đồng, hình khối trụ tròn, cao sáu mươi xăng-ti-mét, hình thể phức tạp: phần trên phình ra hình nón cụt, ở giữa thắt lại hình trụ tròn, phần thân loe ra hình phễu. Mặt trống hình tròn, đường kính chín mươi xăng-ti-mét gồm nhiều vòng tròn đồng tâm có hình khắc chìm trên mặt trống. Giữa mặt trống có hình ngôi sao lớn. Vòng tròn ngoài ngôi sao cũng khắc chìm các hình ngôi sao nhỏ hơn. Mỗi ngôi sao có mười hai cánh. Ngôi sao lớn ở giữa biểu tượng cho tục lệ thờ Thần Mặt Trời của người Việt cổ, mười tám ngôi sao xung quanh xen lẫn mười tám con chim tượng trưng cho mười tám đời vua Hùng Vương. Bao quanh các ngôi sao có hoạ tiết lông công, hình conngười múa, người giã gạo, người đánh trống hoặc bơi thuyền. Hoạ tiết hình chim có các hình tam giác đan xen vào nhau. Hoa văn hình học xung quanh mặt trống là các đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn láng, vành tròn ngoài có hoa văn hình răng cưa, và các vạch ngắn song song.
Thân trống là phần hình trụ của khối tròn. Thân trống có hình hoa văn khắc hình chiếc thuyền, hình võ sĩ, chim muông và thú. Tất cả hình ở thân trống được khắc nổi, trang trí theo hình chữ nhật. Hình ảnh được sắp xếp rất cân đối. Quai trống được đúc theo hình dâythừng bện. Thân trống trơn láng, không có hoa văn, cao khoảng mười lăm xăng-ti-mét. Chân trống là phần loe hình phễu của khối trụ tròn. Trống đồng Đông Sơn là cổ vật thể hiện đời sống của nhân dân và văn hoá của người Việt cổ. Theo lời cô thuyết minh của viện bảo tàng, trống đồng được làm từ thế kỉ VI và thể kỉ VII trước Công nguyên. Các hình khắc trên trống đồng cho ta hình dung được nền văn minh nông nghiệp của nước ta thời kì trước Công nguyên. Hoa văn của trống ghi lại các hoạt động của xã hội Lạc Việt thời đó: dân ta đã biết đánh bắt hải sản, chăn nuôi gia súc, sản xuất thủ công và sử dụng sức kéo trong nông nghiệp.
Trống đồng thực chất là một nhạc khí. Người Việt cổ dùng trống đồng trong hội hè, đình đám, lễ lạc, tang lễ. Trống đồng còn là biểu tượng quyền lực của các thủ lĩnh bộ tộc. Trống đồng Đông Sơn cho ta biết nền văn minh văn hoá Đông Sơn của người Việt cổ. Việc nghiên cứu lịch sử, thời gian, biểu tượng của trống còn đang tiến hành nhưng những gì em biết được từ cô thuyết minh cũng làm em bồi hồi cảm động. Bộ sưutập trống đồng Đông Sơn của Việt Nam là bộ sưu tập trống lớn nhất thế giới. Hoa văn trên mặt trống thể hiện nền văn hoá lâu đời của dân tộc Việt. Trải qua bao nhiêu thế kỉ, trống đồng Đông Sơn vẫn là nét son sáng chói trong lịch sử Việt Nam. Không chỉ có thế, trống đồng còn là một đề tài nghiên cứu hấp dẫn các nhà khảo cổ trong và ngoài nước. Được chiêm ngưỡng trống đồng Đông Sơn thật là một nịềm vui lớn và may mắn của em.
Em ra về mang theo trong tâm hồn xúc cảm dạt dào của lòng tự tôn dân tộc. Em được mở mang thêm kiến thức về lịch sử nước nhà. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để xứng đáng là con cháu Lạc Việt, cống hiến hết sức mình cho Tổ quốc đúng như lời Bác Hồ dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”.
Quan sát một em bé ở gần nhà em và ghi lại kết quả quan sát ( ngoại hình, tính cách, các hoạt động…)