Viết ngắn gọn , súc t...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 9 2016

a. Những việc làm của Thuỷ khi khách đến nhà:
- Thuỷ giới thiệu khách với bà.
- Kéo ghế mời khách ngồi.
- Đi pha trà.
- Mời bà, mời khách uống trà.
- Xin phép bà nói chuyện.
- Giới thiệu bố mẹ.
- Vui vẻ kể chuyện học, hoạt động đội.
- Thuỷ tiễn khách và hẹn gặp lại.
b) Nhận xét về cách cư xử của Thủy:
- Nhanh nhẹn, khéo léo, lịch sự khi tiếp khách.
- Biết tôn trọng bà và khách.
- Làm vui lòng khách và để lại ấn tượng tốt đẹp.

c ) Cách cư xử ấy biểu hiện đức tính lễ độ

22 tháng 9 2016

hi

5 tháng 4 2022

 kiến thức 

5 tháng 4 2022

Nó dễ :v?

10 tháng 10 2016

Cuộc sống của con người mỗi ngày một thay đổi, của cải vật chất ngày càng nhiều nhưng tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận. Nếu chúng ta không biết tiết kiệm thì làm ra bao nhiêu cũng hết. C. Mac nói : “Mọi tiết kiệm, suy cho cùng là tiết kiệm thời gian”. Câu nói của Cac Mac khẳng định thời gian là quý nhất.
Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là tiết kiệm ?. Tiết kiệm là một trong những phẩm chất cơ bản của con người. Tiết kiệm là sử dụng tiền bạc, của cải vật chất, sức lao động, thời gian… một cách hợp lí, đúng mức, không lãng phí.
Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, keo kiệt, không phải là coi trọng đồng tiền một cách quá đáng, việc cần chi tiêu cũng không dám chi tiêu, gặp lúc cần đóng góp cũng không đóng góp.
Tiết kiệm cũng không phải là dè xẻn, để dành, cất kín tiền bạc dư thừa mà ngược lại, cần làm cho nó sinh sôi nảy nở. Người dân nào cũng có tiền chưa dùng đến, nên đem gửi vào ngân hàng, vào quỹ tiết kiệm, sẽ ích nước lợi nhà, theo tinh thần của câu khẩu hiệu : “Tiết kiệm là quốc sách”.
Cac Mac nói : “Mọi tiết kiệm, suy cho cùng là tiết kiệm thời gian” bởi vì thời gian gắn liền với từng con người và từng việc cụ thể. Muốn hoàn thành một công việc nào đó, dù lớn hay nhỏ, chúng ta đều cần phải có thời gian. Ví dụ : học sinh học năm năm thì hết bậc Tiểu học, bốn năm thì hết bậc Trung học cơ sở, ba năm mới hết bậc Trung học phổ thông. Người nông dân sau ba tháng gieo trồng, chăm sóc mới thu hoạch được một vụ lúa. Không có thời gian thì chúng ta không làm được việc gì cả. Từ xưa, dân gian cũng đã khẳng định : “Thì giờ là vàng bạc”.
Vậy thời gian là yếu tố quan trọng không thể thiếu để chúng ta học tập, lao động và tạo ra những của cải vật chất, tinh thần quý giá cho cá nhân, cho xã hội. Sử dụng một khoảng thời gian cho một công việc nào đó nhưng không đạt kết quả theo ý muốn thì ta buộc phải làm lại từ đầu. Như vậy là ta đã đánh mất thời gian, đánh mất một phần của cuộc đời mình.
Trong quãng đời đi học, nếu chúng ta lười biếng, không chịu nghe theo lời dạy bảo của cha mẹ, thầy cô thì liệu khi bước vào đời, chúng ta có đủ năng lực để tự nuôi sống bản thân và đóng góp cho xã hội ?. Lúc ấy, dẫu có muốn học lại từ đầu thì chắc cũng không dễ dàng gì.
Sử dụng thời gian để học tập tốt, lao động tốt thì chúng ta sẽ tạo ra nhiều của cải vật chất và tinh thần, góp phần dựng xây đất nước ngày càng giàu đẹp.
Có thời gian là có tất cả. Thời gian qua đi không lấy lại được. Mỗi con người chỉ có một quỹ thời gian nhất định để sống, học tập và lao động. Vậy trong suốt thời gian ấy, chúng ta phải làm gì để đến “khi nhắm mắt xuôi tay, không phải ân hận vì những năm tháng sống hoài sống phí ?” (“Thép đã tôi thế đấy” – Otsterropski).  Đó là câu hỏi lớn đặt ra cho cả đời người, do đó chúng ta phải biết quý thời gian mình đang sống.
Trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay, câu nói của Cac Mac càng có giá trị như một chân lí. Việt Nam vốn là một nước có nền kinh tế tiểu nông lạc hậu. Sau hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ kéo dài suốt mấy chục năm, nền kinh tế nước ta lại càng nghèo nàn, lạc hậu. Chính vì vậy, chúng ta cần tranh thủ thời gian để khôi phục và phát triển mọi lĩnh vực của đất nước. Kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 cho đến nay, nhân dân ta đã bắt tay vào sự nghiệp xây dựng đất nước trong hòa bình theo đường lối đổi mới, mở cửa nên bước đầu đã có cuộc sống ấm no. Tuy vậy, Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo chậm phát triển so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Hiện nay, đi đôi với những cố gắng phát triển kinh tế, khoa học, kĩ thuật. Nhà nước ta đã đề cao chủ trương tiết kiệm trong toàn Đảng, toàn dân, coi tiết kiệm là quốc sách, là một trong những biện pháp cơ bản hàng đầu để xây dựng đất nước.
“Tiết kiệm là quốc sách”, bởi vì tiết kiệm đem lại lợi ích to lớn cho con người và xã hội. Với một quốc gia như Việt Nam thì tiết kiệm lại càng quan trọng và cần thiết. Tiết kiệm để tích lũy vốn, đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, từng bước đưa đất nước đi lên. Chúng ta có thể huy động vốn từ nhiều nguồn như vay mượn của nước ngoài hay hợp tác đầu tư… nhưng nguồn vốn trong nước vẫn là cơ bản, mà nguồn vốn của nhân dân chỉ có được bằng cách chi tiêu hợp lí và tiết kiệm.
Tiết kiệm là việc làm vô cùng cần thiết. Đảng và Nhà nước kêu gọi các cơ quan, đoàn thể hãy tiết kiệm tối đa, không mua ô tô loại sang, không xây dựng công sở thật lớn, không trang bị những đồ dùng đắt tiền, không tổ chức tiệc tùng lãng phí… Những công trình lớn được xây dựng đúng tiến độ thi công, bảo đảm đúng chất lượng tốt tiết kiệm cho ngân quỹ quốc gia. Những cuộc họp đúng giờ, ngắn gọn là tiết kiệm thời gian. Một dây chuyền sản xuất hợp lí là tiết kiệm công sức lao động.
Tiết kiệm là biểu hiện của nếp sống văn minh, văn hóa. Xưa nay, những kẻ có thói xấu ném tiền qua cửa sổ đều mau chóng thất cơ lỡ vận, còn những người biết chi tiêu hợp lí và thực sự tiết kiệm thì ngày càng giàu có. Sinh thời, Hồ Chủ tịch đã căn dặn toàn dân phải “tiết kiệm thời giờ, sức lao động và tiền của”.
Mỗi người có những cách thức khác nhau để thực hành tiết kiệm. Chủ doanh nghiệp tiết kiệm tiền của, sức lao động, hợp lí hóa sản xuất. Người nội trợ chi tiêu hợp lí để tiết kiệm ngân quỹ gia đình. Còn học sinh chúng ta phải làm gì để thực hành tiết kiệm ?. Điều quan trọng nhất là nên dành nhiều thời gian để : “Học, học nữa, học mãi”; phải biết sắp xếp một cách hợp lí giờ học, giờ chơi, giờ lao động. Giữ gìn trường lớp, bàn ghế, đồ dùng học tập… là tiết kiệm cho nhà trường. Bảo quản sách vở, quần áo, xe cộ để cha mẹ đỡ tốn tiền mua sắm cũng là tiết kiệm. Chăm chỉ học tập, lao động vừa là giúp đỡ cha mẹ, vừa là giúp đất nước tiết kiệm tiền của để đào tạo một con người. Có muôn ngàn cách để tiết kiệm, miễn là chúng ta phải có ý thức tự giác.
Câu nói của Cac Mac đúng với mọi hoàn cảnh, mọi quốc gia. Trong nhịp sống khẩn trương của thời đại công nghiệp, chúng ta lại càng phải thường quyên rèn luyện ý thức tiết kiệm.
Không chỉ tự mình thực hành tiết kiệm mà chúng ta nên vận động mọi người cùng hưởng ứng chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí tiền của Nhà nước, nhất là lãng phí thời gian. Tiết kiệm không chỉ là việc làm quan trọng, cấp thiết mà còn là một trong những phẩm chất cần có của mỗi con người nếu muốn thành công trong sự nghiệp. Vì thế, ủng hộ chủ trương tiết kiệm của Nhà nước cũng là biện pháp để chúng ta rèn luyện phẩm chất tốt đẹp của con người mới.

16 tháng 12 2021

Thái độ học tập của lan là sai lầm, có nhiều thiếu sót, chưa tự lập. Bạn lười suy nghĩ, thụ động , ko tự làm bài của mình, không có chủ kiến của riêng mình
 

16 tháng 12 2021

Cách học tập của Lan la chưa đạt hiểu quả.

29 tháng 10 2016

Từ xưa đến nay, ông cha ta vẫn luôn căn dặn thế hệ mai sau cần phải “uống nước nhớ nguôn”, phải luôn ghi nhớ công lao của những người đã cho ta cuộc sống của ngày hôm nay. Bởi vậy, lòng biết ơn luôn là thái độ sống cần phải nâng niu và trân trọng.

Trong xã hội ngày nay, lòng biết ơn là truyền thống tốt đẹp từ đời xưa để lại. Mỗi người, mỗi cá nhân cần phải nhận thức được điều này để cùng nhau xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn.

Lòng biết hơn hay “uống nước nhớ nguồn” được hiểu theo nghĩa cả nghĩa đen và nghĩa bóng. “Uống nước” là hành động hằng ngày chúng ta vẫn làm đều đặn, khi chúng ta uống nước, nâng niu trên tay tài nguyên thiên nhiên quý giá thì chúng ta cần phải nhớ rằng nguồn gốc của nó từ đâu mà có, ai đã mang đến cho chúng ta uống. Còn theo hàm ý sâu xa hơn thì uống nước nhớ nguồn là nói lên lòng biết ơn, nhớ về cội nguồn của mình với tấm lòng thành kính, thiêng liêng nhất. Mỗi người chúng ta sinh ra đều có nguồn gốc, không ai tự nhiên mà sinh ra. Mỗi ngày chúng ta trưởng thành và khôn lớn, công lao dưỡng dục, sinh thành ấy rất vĩ đại. Cần phải nghĩ về họ, nghĩ về quá khứ và những gì đã qua để thấy được những nhọc nhằn vất cả mà họ đã trải qua để đổi lấy sự yên bình cho chúng ta hôm nay.

Lòng biết ơn mang giá trị nhân văn sâu sắc, là tấm lòng giữa người với người. Lòng biết ơn không chỉ là nói suông, cần thể hiện bằng hành động thì nó mới thực sự ý nghĩa.

Ngày nay, lòng biết ơn được biểu hiện trên nhiều mặt, nhiều khía cạnh. Đâu đâu chúng ta cũng thấy được lòng biết ơn luôn hiển hiện khắp nơi. Là điều mà mỗi người đều có thể nhận thức được là cần làm, cần ghi nhớ.

Hằng ngày chúng ta bưng bát cơm trắng, dẻo thơm để ăn. Chúng ta có biết rằng để làm ra hạt cơm thơm lừng, trắng tinh ấy người nông dân đã đổ ra biết bao nhiêu công sức, mồ hôi, nước mắt. Nhọc nhằn một nắng hai sương, lo lắng vụ mùa thất bát là những điều mà không phải ai cũng thấy và cảm nhận được. Nói về lòng biết ơn những người nông dân thì ông cha ta có câu:

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần

Để có một xã hội thái bình thịnh vượng như ngày hôm nay, ông cha ta đã phải trải qua hai cuộc chiến tranh xâm lược đẫm máu và nước mặt. Bao nhiêu người đã ngã xuống, bao nhiêu người còn ở lại nhưng thân thể không được lành lặn nữa. Họ – những con người đánh đổi cả tuổi trẻ, đánh đổi cả một người vì sự nghiệp thống nhất đất nước. Hằng năm vẫn có ngày lễ kỉ niệm các anh hùng thương binh liệt lỹ 27-7 với mục đích nhớ lại, biết ơn những gì mà họ đã mang lại cho chúng ta hôm nay.

Như vậy lòng biết ơn luôn hiển diện xung quanh cuộc sống của chúng ta, chỉ là chúng ta không tinh tế để nhận ra. Ai cũng có một cội nguồn để nhớ về để nâng niu và trân trọng.

Nhưng lòng biết ơn không phải ai cũng có thể làm được. Có rất nhiều người đã chà đạp lên thành quả của xã hội, không coi trọng những gì mình đang có, điều đó đồng nghĩa với việc không coi trọng thế hệ đi trước đã dựng xây và cống hiến. Ý thức ấy sẽ khiến cho họ càng ngày càng không biết nâng niu và trân trọng cuộc sống.

Đối với thế hệ trẻ này nay thì rèn luyện, bồi đắp lòng biết ơn là điều cần thiết để không quên cội nguồn, nhắc nhở bản thân trân trọng thành quả của quá khứ. Lòng biết ơn còn bồi đắp thêm lòng tự hào, tự tôn dân tộc.

30 tháng 10 2016

Câu tục ngữ thật ngắn gọn nhưng hàm ý thật sâu xa."Uống nước" là điều chúng ta làm mỗi ngày, nhưng hai chữ này bao gồm nhiều ý nghĩa khác nữa. “Uống nước” tượng trưng cho người hương thụ thành quả,"nhớ" nói đến một thái độ, một tấm lòng biết ơn, “nguồn” là nguồn cội,cội nguồn của tất cả những thành quả mà con người được hưởng, “nhớ nguồn” là nhắc nhở những người hưởng thụ phải biết tri ân, giữ gìn, phát huy những thành quả của người làm ra chúng. “Uống nước nhớ nguồn" có thể hiểu theo hai nghĩa đen:đây có thể là lời khuyên, khi nào uống nước thì phải nhớ nguồn, cũng là lời của ta tự nhủ mình rằng: uống những giọt nước này ta không thể quên từ đâu ta có nước để uống.Vậy “uống nước nhớ nguồn” thể hiện truyền thống đạo lí cùa con người Việt Nam rằng cần phải biết ơn, trân trọng những người đã làm ra thành quả cho ta hưởng đến ngày hôm nay.

Thật vậy, mọi sự vật đều có nguồn gốc.Của cải,vật chất, tinh thần đó chính là công sức do con người làm ra. Như việc bạn thưởng thức một chén cơm, bạn cảm thấy vị ngọt, nhưng với tôi chúng thật mặn, mặn vì những giọt mồ hôi, mặn vì những ngày dầm mưa dãi nắng, mặn vì họ đã bỏ biết bao công sức để làm ra những hạt gạo ngày hôm nay.Bạn có thấy không sự hi sinh xương máu của các vị anh hùng dân tộc,các chiến sĩ yêu nước vì sắc áo của dân tộc để rồi xây dựng đất nước giàu đẹp phát triển đến ngày hôm nay, tạo cho ta một tinh thần vững mạnh .Việc xây dựng đền đài, lăng tẩm không chỉ để nhớ ơn những việc mà họ đã làm cho Tổ quốc mà đó còn la sự nhắc nhớ ta không bao giờ được quên nguồn gốc của mình. Nguồn gốc, nguồn cội không phải dễ có, ta cần phải biết trân trọng. Nhớ về nguồn cội thôi chưa đủ, ta cần phải biết ơn và đó là nét đẹp đạo lí làm ngươi của con người việt nam.Người Việt chúng ta luôn là những người sống với lòng biết ơn, không bao giờ quên tổ tiên, nòi gióng, biết bảo vệ quê hương Tổ quốc.

“ Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

Dù ai buôn bán gần xa

Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba thì về…”

Bốn câu lục bát mà mỗi người dân trên đất nước Việt Nam này không bao giờ quên vì đó là những lời nhắc nhở con cháu “Dòng máu lạc hồng” luôn nhớ về cội nguồn của mình.Điều đó đã góp phần tạo nên nhiều phẩm chất cao quý của dân tộc, tạo nên những giá trị tinh thần cao đẹp mà trong đạo lý “uống nước nhớ nguồn”nổi lên như một truyền thống tiêu biểu và tôn vinh những người đã sinh ra mình, những người có công với làng xóm, với quê hương, đất nước.Không những thế, người Việt Nam không bao giờ quên những người người đã dạy dỗ mình. Nhờ có cha mẹ, ta đã được nuôi lớn tới ngày hôm nay, nhớ có thầy cô mà ta có đủ vốn kiến thức để vững tin bước vào cánh cửa tương lai tốt đẹp. Tất cả những điều đó là biểu hiện của một con người luôn "Ăn trái nhớ kẻ trồng cầy, uống nước nhớ người đào giếng."

Sâu kín trong tâm hồn, chúng ta không phải là những người vô ơn. Tuy nhiên, vì đời sống máy móc, bận rộn; vì những lo lắng trong cuộc sống; có khi vì mệt mỏi, chúng ta đã không còn thì giờ suy nghĩ đến những thành quả mà họ đã tạo nên. Đó là điều mà ta cần khắc phục vì không khéo, nguồn cội sẽ đi vào quên lãng khi con người chỉ biết cuốn theo thời gian mà không ngừng nghỉ. Song, ta cần phê phá những kẻ “ăn cháo đá bát”, “có mới nới cũ”,đó là loại người lừa thầy phản bạn, bất hiếu, là một kẻ lười học, phá hoại tài sản của đất nước như việc quên đi nguồn cội mình, coi thương nguồn gốc của mình thì đó là việc đáng trách, ta cần phải loại bỏ.

Qua câu tục ngữ trên, ta càng thầy được đạo lí tốt đẹp của con người Việt Nam. Suy nghĩ đến bốn chữ ngắn ngủi trong câu tục ngữ, "Uống nước nhớ nguồn," tôi thấy những chữ này dạy ta những bài học vô cùng quý giá trong tinh thần biết ơn. Ta cần biết trân trọng, kính trên nhường dưới, sống có tình có nghĩa. Tôi và bạn hãy cố gắng học tốt để góp phần cồng hiến làm nên những thành quả cho lớp người đi sau.

5 tháng 12 2021

Tham khảo:

LLVT Thủ đô ra đời từ trong phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng Thủ đô. Cán bộ, chiến sĩ xuất thân từ mọi tầng lớp nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng, giúp đỡ, che chở, đùm bọc mà từng bước trưởng thành. Mục tiêu chiến đấu của LLVT Thủ đô là giành và giữ vững độc lập, tự do cho quê hương đất nước, cho dân tộc, mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Vì mục tiêu, lý tưởng cao đẹp đó, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ LLVT Thủ đô trong bất cứ tình huống nào cũng luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Cán bộ, chiến sĩ của các đội cảm tử quân trong kháng chiến chống thực dân Pháp, của các đơn vị chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc luôn sẵn sàng hy sinh tính mạng để tiêu diệt quân thù, nhiều đồng chí bị thương nặng vẫn không rời trận địa, chiến đấu đến hơi thở cuối cùng...Sự hy sinh và chiến công của họ, góp phần bảo vệ, giữ vững thành quả cách mạng, bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhà nước và của nhân dân, được nhân dân tin cậy, yêu mến.

5 tháng 12 2021

tham khao:

Lực lượng vũ trang Thủ đô đã có quá trình phát triển rực rỡ với nhiều chiến công, đóp góp phần quan trọng trong sự hòa bình, độc lập dân tộc. Ngày kỷ niệm 75 năm Lực lượng vũ trang Thủ đô được tuyên truyền theo Hướng dẫn số 23-HD/BTGTU của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội như sau:

Nội dung tuyên truyền: Quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng vũ trang Thủ đô trong 75 năm qua; những thuận lợi, khó khăn, thời cơ, thách thức và những nhiệm vụ trong lĩnh vực bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của Thủ đô, đất nước. Đồng thời, quán triệt sâu sắc những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ Tổ quốc; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; sự phối hợp chặt chẽ giữa Quân đội nhân dân với Công an nhân dân, sự gắn bó máu thịt giữa lực lượng vũ trang với nhân dân tạo thành sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm anh ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của Thủ đô và đất nước.

Đồng thời, tuyên truyền nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhân dân Thủ đô trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; sự nỗ lực cố gắng của lực lượng vũ trang Thủ đô trong công tác tham mưu và làm tốt vai trò nòng cốt trong triển khai thực hiện, đưa các phong trào thi đua trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc liên tục phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, góp phần quan trọng bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của Thủ đô, đất nước...

21 tháng 11 2016

Nhóm 1 : Chăm sóc cho họ và khuyên họ từ từ để họ không khó tính nữa

Nhóm 2 : Đến thăm thầy cô, chăm sóc và học giỏi để thầy cô vui lòng

Nhóm 3 : Cám ơn bạn và giúp bạn lại như bạn đã giúp mình

Nhóm 4 : Cám ơn và cũng chia sẽ nỗi buồn, vui với cậu ấy như cậu ấy đã chia sẽ khó khăn của mình

25 tháng 12 2021

Việc chưa tôn trọng  sự thật của bản thân em là:

+ Chưa trung thực với bố mẹ.

+ Gian lận trong bài thi.

...

Hôm đó,em cùng các bạn lên kế hoạch tổ chức sinh Nhật cho cô giáo vào buổi chiều sau khi học xong,khi đã tổ chức sinh Nhật cho cô giáo,em về nhà và bố mẹ đã hỏi : " tại sao bây giờ con mới về".Lúc đó,em cũng rất sợ rằng bố mẹ sẽ mắng.Em không suy nghĩ gì và nói với bố mẹ là" con đi học nhóm với bạn nên con quên mất nói với bố mẹ".Sau khi chuẩn bị lên giường ngủ em mới nhận ra rằng điều mình đã không trung thực với bản thân mình  và ngay cả chính bố mẹ của mình .Đêm đó,em đã suy nghĩ về việc làm của mình và em quyết định là ngày mai sẽ nói hết sự thật với bố mẹ và nhận tội mình đã làm.

=> Qua câu chuyện em vừa kể,em cũng đã học được từ bản thân khá nhiều thứ.Không nên nói dối bản thân và chính với những người thân.

 

25 tháng 12 2021

THAM KHẢO :

Nhà em có một bình hoa sứ rất đẹp, một hôm em giúp mẹ dọn nhà không may làm vỡ lọ hoa. Em rất lo lắng, sợ bị mẹ mắng, nhưng khi mẹ về em đã tự nhận lỗi, chẳng những mẹ không mắng em mà còn xoa đầu em và bảo: “Không sao, con đã làm việc tốt là giúp mẹ dọn nhà, còn việc lọ hoa bị vỡ là không may thôi con à!”. Em cảm thấy thanh thản, nhẹ nhỏm khi nói ra sự thật và được mẹ tha lỗi. Em hứa với mẹ lần sau sẽ cẩn thận hơn.

 

=) Em hứa rằng sau này sẽ cẩn thận khi làm mọi việc nhưng em cũng rất vui vì mình đã biết nói ra sự thật và sống trung thực với mọi người xung quanh.