K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 10

Giúp e với ạ

16 tháng 10

Câu 1: Mở đầu bằng mô típ quen thuộc trong ca dao: “Thân em". Cách vào để vừa duyên dáng, tự nhiên, vừa ngấm hé mở với người đọc, bài thơ sẽ đề cập tới một đề tài quen thuộc của ca dao: thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

 

Tuy mở đầu bằng hai từ mang cảm hứng than thân nhưng giọng thơ vẫn vang lên đẩy kiêu hãnh, tự hào. Điểm nhấn nằm ở những từ "vừa... lại vừa...". Người phụ nữ trong bài thơ hẳn hãnh diện về vẻ đẹp “trắng tròn" của mình lắm! Mà không hãnh diện sao được, một làn da trắng này lại cả một thân hình cân đối, xinh xắn nữa. Cô gái quả là đẹp. Một vẻ đẹp hoàn hảo, gợi ta nhớ tới nàng Thúy Vân trong Truyện Kiều.

 

Vân xem trang trọng khác với

 

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

 

Đáng lẽ với vẻ ngoài hoàn hảo như vậy, cô phải được hạnh phúc và sung sướng. Nhưng số phận của cô trong bài thơ cũng là bi kịch của bao người phụ nữ xưa:

 

Thân em như hạt mưa sa

 

Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày.

 

Thân em như tấm lụa đào

 

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?.

 

Vừa mới kiêu hãnh, giọng thơ đã vội ngấm cái ngậm ngùi, xa xót quen thuộc của

 

những cuộc đời "hồng nhan bạc mệnh". Câu 2:

 

Bảy nổi ba chìm với nước non

 

Thành ngữ “Bảy nổi ba chìm" thường dùng để nói về sự trôi nổi, lênh đênh của kiếp người. Hai chữ "nước non" ý chỉ hoàn cảnh sống, cuộc đời, xã hội. Thành ngữ kết thúc ở chữ “chìm" càng gợi cho người đọc thấy cuộc đời người phụ nữ sao mà cay

 

cực, xót xa.

 

Câu 3:

 

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

 

Một lần nữa khái quát đặc điểm nổi bật của thân phận người phụ nữ trong xã hội

 

phong kiến, đó là thân phận bị phụ thuộc. Chiếc bánh trôi rắn hay nát phụ thuộc rất nhiều vào "tay kẻ nặn" thì thân phận người phụ nữ cũng vậy. Sự hạnh phúc hay khổ đau của họ phụ thuộc vào người nam giới trong xã hội. Xã hội phong kiến đã trao cho nam giới đến lắm quyền: Quyền năm thê bày thiếp và cả quyền cho hạnh phúc hay bất hạnh. Dùng “tay kẻ nặn" mà chẳng phải là “tay mình nặn” càng giúp người đọc cảm nhận sâu sắc thân phận phụ thuộc của họ.

 

Tuy nhiên, giọng điệu thơ không dừng lại là lời than thân trách phận thấm đẫm nước mắt mà còn là giãi bày sự bến gan, trong tủi cực mà vẫn kiên trình, thách thức. Cụm từ “nước non” được sử dụng đây ẩn ý. Người phụ nữ trong thơ Xuân Hương luôn đối mặt với không gian kì vĩ:

 

Nin đi kẻo thẹn với non sông

 

Trơ cái hồng nhan với nước non.

 

Người phụ nữ trong thơ Xuân Hương chẳng bao giờ cúi đầu nhận mình là hạt cơm nguội để chàng dùng những khi đói lòng, là chổi đầu hè để ai mưa nắng đi về chùi chân... Người phụ nữ trong thơ Xuân Hương luôn ngẩng cao đầu nhìn thẳng vào số

 

phận, đối chọi với khó khăn của số phận. Rắn nát mặc dầu | tay kẻ nặn

 

Câu thơ:

 

Từ "mặc dầu" đứng ở giữa ngắm ý thách thức với "tay kẻ nặn”, vạch mặt "tay kẻ năn" là thủ phạm gây ra bao bất hạnh. Từ “mặc dầu" ở câu 3 còn như giữ lửa để khơi lên một sức sống, một sự kiêu

 

hãnh mãnh liệt hơn:

 

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

 

Câu 4:

 

Quan hệ từ "mà" khép lại những bất hạnh, trái ngang, mở ra cho người đọc thấy một vẻ đẹp rực rỡ hơn, toàn bích hơn. Vẻ đẹp đó tựa lửa thử vàng, qua gian nan, vất và vẫn sáng ngời: “vẫn giữ tấm lòng son".

 

Bài thơ kết thúc ở màu đỏ son, nồng thắm, ở vẻ đẹp khác - một vẻ đẹp mà không một thế lực nào, một sức mạnh nào có thể làm hoen ố, mai một. Đó là vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ. Tấm lòng son ở đây chính là tấm lòng son sắt, thủy chung, ấm áp, nhân hậu của những người phụ nữ Việt Nam. 

19 tháng 3 2022

đấy là một tình yêu , một niềm tự hào, lòng thủy chung , sự gắn bó sâu sắc của tác giả đối với quê hương không gì sánh nổi.

27 tháng 2 2022

Tham khảo : 

`-` Thơ :

Cảm ơn những điều yêu thương

Tôi sinh ra trên mảnh đất "Hà Thành"

Nơi ươm mầm những tinh túy Việt Nam

Một tình yêu đong đầy thật ấm áp!

Cảm ơn đời dạy ta biết yêu thương

Biết bao dung, rộng lượng với người khác

Cảm ơn đời đã dạy ta biết nhớ

Biết nhớ nhung người khác mỗi đêm về

Niềm vui ấy.. đời trao ta ấy!

`-` Văn xuôi (tự viết)

Con là Lê Đỗ Đông Hải . Trong những năm gần đây, dịch bệnh Covid vẫn đang hoành hành ngày càng ác liệt. Nó đi đến đâu thì ở đó cũng đều có sự chết chóc. Bởi vì sao ạ, bởi vì nó là một căn bệnh rất là nguy hiểm, mặc dù hiện nay đã có vacxin nhưng vẫn không thể nào ngừng nó được mà còn khiến nó phát triển thêm các biến thể khác. Và trong tình cảnh như hiện nay, mà tất cả các y bác sĩ đều ngày đêm túc trực ở bệnh viện, quên ăn, quên ngủ để chăm sóc, chữa trị cho các bệnh nhân mắc Covid. Những anh bộ đội, quân nhân thì ngày đêm túc trực ở trạm kiểm soát dịch để có thể không khiến dịch bệnh lây lan sang nhiều nơi khác. Những người tình nguyện viên và toàn bộ người dân trên toàn đất nước,  mỗi người đã đi góp sức nhỏ của mình, dù không đáng là bao nhưng đã góp phần để giúp đỡ những người hoàn cảnh khó khăn vì dịch bệnh. Và luôn luôn thực hiện nghiêm túc 5k để nhanh chóng và hy vọng có thể đẩy lùi dịch Covid 19 này đi. Con cũng chúc các cô chú y bác sĩ, những anh quân nhân, những tình nguyện viên dồi dào sức khỏe, nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ của mình đối với đất nước.

12 tháng 12 2021

Giúp mk tìm từ láy trong đoạn văn này ạ

 

 

13 tháng 12 2021

Người phụ nữ ngày xưa thường xuất hiện trong các tác phẩm với số phận đầy bất hạnh. Và bài thơ “Bánh trôi nước” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng vậy. Tác giả đã khắc họa hình ảnh người con gái đẹp đẽ. Nhưng số phận của họ lại “ba chìm bảy nổi”. Cuộc đời của họ ở thế bị động, phải phụ thuộc vào người khác - những gã đàn ông chỉ lấy phụ nữ làm thứ mua vui, tiêu khiển. Họ không làm chủ được số phận của chính họ. Bài thơ đã giúp người đọc hiểu hơn với người phụ nữ trong xã hội xưa.

16 tháng 3 2022

hiu

13 tháng 3 2022

Tham khảo

Giữa chốn ngục tù người chiến sĩ ấy nhớ tiếng ve ngân nhớ sân bắp phơi đầy. Đó là những hình ảnh âm thanh màu sắc của đời sống thường thật bên ngoài mà sao nhà thơ lại nhớ đến tột cùng như thế, thèm muốn được ngắm nhìn chúng đến như thế. Chắc hẳn trong chốn lao tù ấy ánh sáng thiên nhiên bầu trời thiên nhiên cũng là một điều tưởng chừng như quá xa xỉ đối với nhà thơ. Bầu trời trong xanh ấy với tiếng ve ngân còn được điểm xuyết thêm hình ảnh "đôi con diều sáo lộn nhào từng không" mang ý nghĩa biểu tượng cho sự tung hoành và khát vọng được bay bổng tự do cùng thiên nhiên đất trời. Nhà thơ phải có một tâm hồn yêu thiên nhiên , hòa nhập với thiên nhiên và khát khao được sống trong thiên nhiên lắm thì nhà thơ mới có thể vẽ ra một bức tranh thiên nhiên trong trẻo tươi mới và rộn ràng đến như thế. Thiên nhiên hiện lên tuyệt đẹp và thơ mộng kia không phải được nhìn từ con mắt của nhà thơ mà được tưởng tượng qua hình ảnh con tu tú kêu gọi bầy. Nhà thơ đã sử dụng những giác quan để nghe ngửi và cảm nhận tất cả mọi âm thanh đường nét màu sắc của mùa hè. Chỉ bằng sáu câu thơ nhà thơ đã làm hiện lên một khung cảnh của làng quê yên bình như bao làng quê khác của Việt Nam. Nhìn thiên nhiên ấy tác giả càng thấy đau xót cho thân phận mình khi con chim ngoài trời cũng được tự do bay lượn trên bầu trời mà tại sao con người lại bị chôn vùi trong nhà lao với bốn bức tường cô độc không thể tự do vùng vẫy bên ngoài. Trong cảnh tù đày mùa của ngô lúa hay màu của trời xanh bỗng trở nên quý giá vô ngần, bởi thế những màu sắc âm thanh hết sức bình thường bỗng trở nên lung linh huyền ảo rực rỡ hẳn lên. Trẻ trung và yêu đời say mê khát khao sống khao khát được tự do. Nhà thơ đang bị đày đạo trong ngục tối nhưng tinh thần ở ngoài lao mới có cảm xúc, cảm hứng ấy.

 
13 tháng 3 2022

bn ơi hình như bn lm nhầm đề đang cho r thì pk

 

19 tháng 4 2022

tk:

Bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh là một trong những bài thơ hay và đặc sắc về chủ đề quê hương, nổi bật trong bài thơ chính là nỗi nhớ về quê hương của tác giả. Cô đọng trong bốn câu thơ cuối chính là nỗi nhớ thương da diết, trong xa cách nhưng tác giả vẫn luôn một lòng hướng về quê hương.

    Là một người con phải xa quê hương, Tế Hanh là một người yêu quê hương, ngôi làng chài của mình và trong lòng luôn canh cánh một nỗi nhớ về quê hương. Quê hương ở trong ông là hình ảnh mái làng chài ven biển “cách biển nửa ngày sông”, là những con người mặn mòi vị biển cả, là hình ảnh con thuyền và cánh buồm rẽ sóng chạy ra khơi. Nhưng tất cả những hình ảnh đó chỉ còn trong kí ức, trong nỗi nhớ của tác giả, mà tác giả đã buộc phải thổ lộ trong khổ cuối bài thơ:

“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ…

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”

    Ngay câu đầu tiên tác giả đã khẳng định nỗi nhớ của mình khi ở một nơi xa hướng về quê hương. Dù phải xa cách quê hương nhưng không vì đó mà làm mờ nhạt đi tình yêu quê hương trong ông, ngược lại ông “luôn tưởng nhớ”, đó là nỗi nhớ luôn thường trực và xuyên suốt trong lòng ông. Tác giả nhớ về “Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi”, đó là những hình ảnh quen thuộc, gắn liền với người dân miền biển. Màu nước biển trong xanh nơi những con thuyền giương cánh buồm vôi trắng thâu góp gió rẽ ra biển khơi, tìm đến những mẻ cá bạc sau bao gian lao mưa nắng và hiểm nguy, vất vả. Đó là màu của thiên nhiên, màu nước xanh, màu cá bạc và màu trắng vôi của cánh buồm. Tất cả đã được in sâu trong trí nhớ và tâm hồn của tác giả. Thấp thoáng đâu đó ta vẫn thấy hình ảnh người dân chài, bởi không thể thiếu con người trong hình ảnh “Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi”. Đâu đó trong tiềm thức của nhà thơ, vẫn mường tượng ra cảnh sinh hoạt đánh bắt cá của người dân quê hương, họ đang ngày đêm ra khơi đánh bắt với sự hăng say và tinh thần yêu lao động, lái những con thuyền vươn ra biển cả, đương đầu với sóng gió và thử thách của đại dương mênh mông để rồi từ đó thu về những mẻ cá nặng trong niềm vui hân hoan. Dù ở một nơi xa, không tham gia vào hoạt động của dân làng chài nhưng tác giả vẫn cảm nhận rất rõ sức sống mãnh liệt của con người nơi đây. Cuối cùng, nỗi nhớ của tác giả đã trào dâng niềm xúc động bằng câu thốt lên “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Phải có sự gắn bó sâu sắc và tình yêu sâu đậm với ngôi làng chài này lắm, tác giả mới có những cảm nhận tinh tế, cách miêu tả đầy sống động và lãng mạn như thế. “Cái mùi nồng mặn” ấy chính là mùi của biển cả, của vị xa xăm nồng thở trong thân hình người dân trai tráng, của chất muối thấm trong thớ gỗ con thuyền. Tác giả nhớ tất cả những thứ đó chính là đang thốt lên nỗi nhớ khôn nguôi về quê hương.

    Qua đoạn thơ cuối của bài thơ “Quê hương”, ta thấy được cảm xúc mạnh mẽ của tác giả được thể hiện qua các hình ảnh, cách miêu tả và lời than thở của nhà thơ. Tác giả đã cảm nhận về quê hương mình không chỉ bằng những cảm giác bên ngoài mà còn bằng cả chiều sâu tâm hồn, điều đó đã góp phần bộc lộ cảm xúc trữ tình của tác giả trong bài thơ này.

19 tháng 4 2022

lần sau bn viết rõ Tham khảo ra nhé

3 tháng 11 2021

K chép mạng thì thua

3 tháng 11 2021

đợi tầm 15p đc ko ạ