K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 10 2016

Tôi là một thầy giáo nghèo sống an phận trong làng. Mọi người gọi tôi bằng cái tên thân mật: “ông giáo”. Là một người trí thức, không sung sướng gì hơn những người khác, nhưng sống giữa những người nông dân trong cái tình cảnh đói kém, mất mùa những năm 1943 như thế này tôi không khỏi đau lòng, xót xa cho số phận những người đồng bào lao khổ. Người khiến tôi phải suy nghĩ nhiều nhất là lão Hạc - một ông lão sống cô độc gần nhà tôi. Tôi không thể nào quên được hình ảnh của lão khi chiều qua lão đến nhà tôi báo tin bán con chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ tột độ. ”

- Vừa nhìn thấy tôi lão đã báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

Tôi hơi giật mình hỏi lại:

 
 

 

- Cụ bán rồi?

Lão gật gật:

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Lão đã đau đớn lắm khi bán đi con chó ấy. Không dành lòng nhìn lão khổ sở thế kia, tôi hỏi:

- Thế nó cho bắt à?

Tôi hỏi cho có chuyện vậy thôi nhưng không ngờ... Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc... Giọng lão méo mó, tội nghiệp:

-  Khốn nạn... Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai chân sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bô"n chân nó lại. Bấy giờ “cu cậu” mới biết là “cu cậu” chết! Này! Ông giáo ạ! Cái giông nó cũng khôn! Nó cứ làm y như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

Lão nức nở thều thào một hơi dài như mong muốn sẻ chia nỗi đau. Tôi cũng có phần luống cuông: nhìn người khác khóc lóc, đau đớn mà không giúp được gì tôi thấy mình mang tội. Tôi lắp bắp mấy lời an ủi:

- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác.

Nhưng lại như lần trước, lời an ủi của tôi chỉ càng làm lão nghĩ ngợi hơn. Lão chua chát bảo:

- Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra sung sướng hơn một chút... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!...

Nghe lão nói, tôi cũng rùng mình chua chát cho chính thân phận của mình nữa. Tôi ngùi ngùi nhìn lão, bảo:

- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ. Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

Gương mặt lão tê dại đi, đôi mắt đã đục màu như nhìn đăm đăm vào chốn nào đó:

- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?

Câu hỏi của lão còn ám ảnh tôi đến tận bây giờ. Lúc dó, tôi đã lảng di bằng một câu đùa để mời lão ăn khoai uống nước. Nhưng giờ đây, ngồi lại một mình, tôi lại đem câu hỏi ấy ra để tự vấn lòng mình. Chao ôi! Đồng bào tôi trong cái tối đất tối trời của xã hội còn bao người đau khổ, lầm than như thế? Mà đời tôi cũng có khác gì đâu? Nhưng tôi lại thấy lóe lên trong lòng một tia sáng của niềm tự hào, niềm tin: đồng bào tôi tuy đói khổ, nghèo nàn nhưng vẫn giữ trọn vẹn nhân cách. Nỗi đau của lão Hạc là nỗi đau của tình thương và lòng tự trọng, nỗi đau của một tâm hồn cao đẹp...

7 tháng 10 2016

Tôi đang ngồi một mình buồn thì thấy bóng lão Hạc lững thững vào cổng. Mừng vì tưởng có bạn trò chuyện thì lão lại xuất hiện với khuôn mặt ủ ê quá chừng.

Tôi chưa kịp hỏi ra làm sao, tiếng lão đã nặng nề:

- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!

- Lão thiểu não nói.

- Cụ bán rồi? - Tôi hơi ngạc nhiên.

Lão nói mà cứ như chực khóc. Tiếng lão như mếu. Đôi mắt lão ầng ậc, long lanh nước, nước mắt cứ như chỉ muốn trào ra, khó mà kìm được, thấy lão như vậy nên tôi cũng buồn. Thương lão lắm, lão Hạc ơi!

Tôi hỏi tiếp:

-Thế nó cho bắt à?

Lúc này thì lão khóc thật. Cái đầu lão nghẹo hẳn xuống cứ như người bị phải gió. Mặt lão nhăn nhó, rúm ró lại, những nếp nhăn dài, hên tiếp trông như những vết nứt nẻ trên mặt đất mùa hanh. Hai hàng nước mắt thế là cứ trào ra, ròng ròng hai bên má, tưởng như không ngăn lại được. Cái miệng lão mếu máo, lão cũng khóc hu hu như con nít. Lần đầu thấy cảnh một người già mà lại khóc như thế, lòng tôi xúc động, thương xót vô cùng. Chắc trong lòng lão cũng đang đau lắm.

Rồi lão kể chuyện: Con Vàng nghe tiếng lão gọi, chạy về ăn cơm như thế nào, rồi sau đó thằng Mục, thằng Xiên xông vào bắt trói bất ngờ cậu Vàng ra sao. Lão đau xót, con chó Vàng cứ kêu ư ử nhìn lão. như trách lão đã lừa nó. Nó cũng không ngờ lão Hạc có thể lừa nó. Nhìn lão Hạc, nghe lão kể, tôi thấy rõ nỗi dằn vặt, đau đớn tự trách mình của lão. Tôi lựa lời an ủi lão. Tôi thương lão vô cùng. Lão Hạc ơi, sao cái thân lão khổ đến thế?  
 

1 tháng 1 2018

Quê mẹ em ở Huế. Sau khi tốt nghiệp Đại học sư phạm, mẹ theo chồng vào Nam sinh sống. Công việc bộn bề khiến mẹ ít có dịp về quê. Mẹ thường ao ước một ngày nào đó được trở lại xứ Huế yêu thương, thăm mái trường xưa cùng thầy cô, bạn bè gắn bó với bao kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò. Mong ước ấy giờ đây vẫn chưa thành hiện thực nhưng có một điều an ủi mẹ rất nhiều là mẹ được bác Tâm bạn học cũ cho địa chỉ của thầy Huệ – người thầy chủ nhiệm lớp 12A năm xưa. Sau khi về hưu, thầy đã vào thành phố Hồ Chí Minh sống cùng con cháu. Mẹ em vui lắm, háo hức chờ đợi ngày được gặp mặt người thầy mà mẹ vô cùng kính mến và khâm phục.

Ngày 20 tháng 11 năm ngoái, mẹ cho em đi theo đến chúc mừng thầy giáo cũ. Suốt dọc đường, mẹ kể cho em nghe nhiều điều tốt đẹp về thầy Huệ – một giáo viên Văn hổi tiếng, niềm tự hào của nhiều thế hệ học sinh trường Quốc học Huế.
Nhà thầy đây rồi! Căn nhà cấp bốn khá rộng cất giữa mảnh vườn sum suê cây trái nằm cặp mé sông Sài Gòn. Lối vào hai bên trồng bông bụt, hoa nở đỏ thắm, rung rinh như những chiếc đèn lồng treo thấp thoáng trong đám lá xanh. Trước thềm viền một hàng cỏ tóc tiên xùm xòa trông thật đẹp. Mẹ em nhấn chuông, vẻ hồi hộp hiện rõ trên nét mặt. Mẹ mong rằng người mở cổng sẽ chính là thầy Huệ.

Một cụ già thong thả bước ra, mái tóc và chòm râu bạc trắng nhiưng đôi mắt vẫn tinh anh. Cụ cất giọng trầm ấm hỏi:

–    Xin lỗi! Quý cô cần gặp ai?

Không nén nổi cảm xúc, mẹ em nghẹn ngào đáp:

–    Dạ thưa… thầy có phải là thầy Huệ?! Em là Hương Liên, học sinh lớp 12A do thầy chủ nhiệm, khóa 80 – 81 của trường Quốc học Huế. Thầy có còn nhớ em không?

Thầy giáo già nhíu đôi lông mày, vẻ nghĩ ngợi rồi chợt reo lên khe khẽ:

–    Hương Liên?! Có phải Hương Liên ở Gia Hội không? Thầy nhớ ra rồi! Xin mời vô nhà!

Nãy giờ, em vẫn đứng nép sau lưng mẹ, mắt không rời gương mặt phúc hậu của thầy. Mẹ đẩy nhẹ em ra phía trước rồi giới thiệu:

–    Thưa thầy! Đây là Yến Nhi, con gái út của em. Cháu đang học lớp 6. Chào ông đi con!


Em bẽn lẽn cúi đầu, vòng tay chào người thầy đáng kính của mẹ.

Thầy xoa đầu em cười và nói:-    Cháu ngoan lắm! Giống mẹ ghê nhỉ?! Tên cháu cũng hay nữa. Yến Nhi tức là con chim én nhỏ đó cô bé ạ!

Không hiểu sao khi nghe giọng nói trầm ấm, vui vẻ của thầy giáo già, em có cảm giác thân thương, quen thuộc như đối với ông ngoại của mình.

Hơn một giờ đồng hồ, hai thầy trò ôn lại chuyện xưa. Thầy nhắc nhở và hỏi thăm những học trò cũ của mình, trong đó không ít người đã trở nên nổi tiếng. Mẹ em xúc động nói:

–    Thưa thầy! Em xin cảm ơn thầy vì thầy đã động viên em kiên trì theo đuổi con đường đã chọn. Em cũng báo để thầy mừng là năm ngoái, em được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Em đã học tập được ở thầy rất nhiều điều trong nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống. Cây bút thầy tặng khi em được giải nhất học sinh giỏi Văn khối 12 của thành phố Huế, giờ đây em vẫn giữ. Mỗi lần nhìn cây bút ấy là em lại nhớ tới thầy.

Thầy giáo già cười hiền từ:

–    Xin chúc mừng em! Như vậy là thầy có thêm được một đồng nghiệp tốt. Thầy tin rằng em sẽ đạt được nhiều thành tích trong tương lai.
Khi từ biệt, thầy giáo già nắm tay em và hỏi:

–    Cháu gái có thích nghề dạy học không? Nghề này tuy nghèo nhưng vui. Đào tạo được những học sinh như mẹ cháu, ông thấy không có gì quý bằng, cháu ạ!

 

Trên đường về, mẹ tiếp tục kể cho em nghe về người thầy giáo cũ. Em thấy rằng tình nghĩa thầy trò đậm đà, sâu sắc quả là đáng quý!

1 tháng 1 2018

k chép mạng bạn ơi. vs cái này ko hợp chủ đề

30 tháng 10 2018

- Trong suốt cuộc đời của tôi , có lẽ tôi ko bao giờ quên được ngày hôm ấy 
- Cái ngày định mệnh , cái ngày mà có lẽ đã để lại trong tôi bao luyến tiếc cho số phận bi thương của một người đàn ông lam lũ cũng chính là người hàng xóm của tôi 

TB : - Tôi vốn là một người phụ nữ quanh năm vất vả , một nắng 2 sương trong cái cuộc sống nghèo túng và khổ sở này 
- Chồng tôi là một ông giáo quèn , lương 3 cọc 3 đồng , có lẽ chúng tôi lấy nhau vì chữ duyên nên bây giờ chữ phận phải long đong , nhà mấy miệng ăn làm chúng tôi đã nghèo nay càng trật vật 
- Cs nghèo khổ cứ quấn lấy chúng tôi , nghèo vẫn hoàn nghèo , bởi có lẽ nó chính là định nghĩa chung cho tất cả số phận người nông dân trong XH đen bạc này 
- Cách nhà tôi ko xa , có lão hàng xóm , nói chung thân với chồng tôi nắm , thỉnh thoảng lại ghé nhà tôi chơi , cuộc đời lão nói chung cũng chẳng sung sướng jì , có đứa con trai lại bỏ nhà ra đi làm đồn điền cao su jì đó , thành thử , lão ta chỉ có độc con chó vàng làm bạn , Con chó – cậu Vàng như cách gọi của lão là hình ảnh kỷ niệm duy nhất của đứa con. Hơn thế, cậu Vàng còn là nguồn an ủi của một ông lão cô đơn. Lão cho cậu ăn trong bát, chia xẻ thức ăn, chăm sóc, trò chuyện với cậu như với một con người. 
- Thế nhưng chẳng hiểu sao , hôm ấy .........cái ý định “có lẽ tôi bán con chó đấy” của lão bao lần chần chừ không thực hiện được. Nhưng rồi, cuối cùng cậu Vàng cũng đã được bán đi với giá năm đồng bạc. 
- Hóa ra tiền cũng là tất cả đối với lão thôi , nhìn chồng tôi vẻ mặt chua chát lắm nên tôi cũng đoán ra phần nào , gặng hỏi mãi thì lão chỉ trả lời cho qua quýt mấy câu , có lẽ lão đang ân hận chăng 
- Đoạn lão Hạc nói với ông lão trong SGK em trích nguyên vào , sau đó chỉ việc đổi ngôi kể nhe ! 
-Cậu Vàng bị bán đi! Có lẽ đó là quyết định khó khăn nhất đời của lão. Năm đồng bạc Đông Dương kể ra là một món tiền to, nhất là giữa buổi đói deo đói dắt. Nhưng lão bán cậu không phải vì tiền, bởi “gạo thì cứ kém mãi đi” mà một ngày lo “ba hào gạo” thì lão không đủ sức. Cậu Vàng trở thành gánh nặng, nhưng bán cậu rồi lão lại đau khổ dày vò chính mình trong tâm trạng nặng trĩu. 
Khoảnh khắc “lão cố làm ra vui vẻ” cũng không giấu được khuôn mặt “cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước”. Nỗi đau đớn cố kìm nén của lão Hạc như cắt nghĩa cho việc làm bất đắc dĩ, khiến ông giáo là người được báo tin cũng không tránh khỏi cảm giác ái ngại cho lão. Ông giáo hiểu được tâm trạng của một con người phải bán đi con vật bầu bạn trung thành của mình. Cảm giác ân hận theo đuổi dày vò lão tạo nên đột biến trên gương mặt: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”. Những suy nghĩ của một ông lão suốt đời sống lương thiện có thể làm người đọc phải chảy nước mắt theo: “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Bản chất của một con người lương thiện, tính cách của một người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha được bộc lộ đầy đủ trong đoạn văn đầy nước mắt này. Nhưng không chỉ có vậy, lão Hạc còn trải qua những cảm giác chua chát tủi cực của một kiếp người, ý thức về thân phận của một ông lão nghèo khổ, cô đơn cũng từ liên tưởng giữa kiếp người – kiếp chó: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”. Suy cho cùng, việc bán chó cũng xuất phát từ tấm lòng của một người cha thương con và luôn lo lắng cho hạnh phúc, tương lai của con. Tấm lòng ấy đáng được trân trọng! Hiện thực thật nghiệt ngã đã dứt đứa con ra khỏi vòng tay của lão, cái đói cái nghèo lại tiếp tục cướp đi của lão người bạn cậu Vàng. Bản thân lão như bị dứt đi từng mảng sự sống sau những biến cố, dù cho cố “cười gượng” một cách khó khăn nhưng lão dường như đã nhìn thấy trước cái chết của chính mình. 

KB : Gợi lại những suy nghĩ trong lòng người vợ của ông giáo , những luyến tiếc , cảm thông cho lão hạc trước sự ra đi của con chó vàng .

30 tháng 10 2018

 trả lời · Giúp bài tập 

 Câu trả lời hay nhất

MB : - Trong suốt cuộc đời của tôi , có lẽ tôi ko bao giờ quên được ngày hôm ấy 
- Cái ngày định mệnh , cái ngày mà có lẽ đã để lại trong tôi bao luyến tiếc cho số phận bi thương của một người đàn ông lam lũ cũng chính là người hàng xóm của tôi 

TB : - Tôi vốn là một người phụ nữ quanh năm vất vả , một nắng 2 sương trong cái cuộc sống nghèo túng và khổ sở này 
- Chồng tôi là một ông giáo quèn , lương 3 cọc 3 đồng , có lẽ chúng tôi lấy nhau vì chữ duyên nên bây giờ chữ phận phải long đong , nhà mấy miệng ăn làm chúng tôi đã nghèo nay càng trật vật 
- Cs nghèo khổ cứ quấn lấy chúng tôi , nghèo vẫn hoàn nghèo , bởi có lẽ nó chính là định nghĩa chung cho tất cả số phận người nông dân trong XH đen bạc này 
- Cách nhà tôi ko xa , có lão hàng xóm , nói chung thân với chồng tôi nắm , thỉnh thoảng lại ghé nhà tôi chơi , cuộc đời lão nói chung cũng chẳng sung sướng jì , có đứa con trai lại bỏ nhà ra đi làm đồn điền cao su jì đó , thành thử , lão ta chỉ có độc con chó vàng làm bạn , Con chó – cậu Vàng như cách gọi của lão là hình ảnh kỷ niệm duy nhất của đứa con. Hơn thế, cậu Vàng còn là nguồn an ủi của một ông lão cô đơn. Lão cho cậu ăn trong bát, chia xẻ thức ăn, chăm sóc, trò chuyện với cậu như với một con người. 
- Thế nhưng chẳng hiểu sao , hôm ấy .........cái ý định “có lẽ tôi bán con chó đấy” của lão bao lần chần chừ không thực hiện được. Nhưng rồi, cuối cùng cậu Vàng cũng đã được bán đi với giá năm đồng bạc. 
- Hóa ra tiền cũng là tất cả đối với lão thôi , nhìn chồng tôi vẻ mặt chua chát lắm nên tôi cũng đoán ra phần nào , gặng hỏi mãi thì lão chỉ trả lời cho qua quýt mấy câu , có lẽ lão đang ân hận chăng 
- Đoạn lão Hạc nói với ông lão trong SGK em trích nguyên vào , sau đó chỉ việc đổi ngôi kể nhe ! 
-Cậu Vàng bị bán đi! Có lẽ đó là quyết định khó khăn nhất đời của lão. Năm đồng bạc Đông Dương kể ra là một món tiền to, nhất là giữa buổi đói deo đói dắt. Nhưng lão bán cậu không phải vì tiền, bởi “gạo thì cứ kém mãi đi” mà một ngày lo “ba hào gạo” thì lão không đủ sức. Cậu Vàng trở thành gánh nặng, nhưng bán cậu rồi lão lại đau khổ dày vò chính mình trong tâm trạng nặng trĩu. 
Khoảnh khắc “lão cố làm ra vui vẻ” cũng không giấu được khuôn mặt “cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước”. Nỗi đau đớn cố kìm nén của lão Hạc như cắt nghĩa cho việc làm bất đắc dĩ, khiến ông giáo là người được báo tin cũng không tránh khỏi cảm giác ái ngại cho lão. Ông giáo hiểu được tâm trạng của một con người phải bán đi con vật bầu bạn trung thành của mình. Cảm giác ân hận theo đuổi dày vò lão tạo nên đột biến trên gương mặt: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”. Những suy nghĩ của một ông lão suốt đời sống lương thiện có thể làm người đọc phải chảy nước mắt theo: “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Bản chất của một con người lương thiện, tính cách của một người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha được bộc lộ đầy đủ trong đoạn văn đầy nước mắt này. Nhưng không chỉ có vậy, lão Hạc còn trải qua những cảm giác chua chát tủi cực của một kiếp người, ý thức về thân phận của một ông lão nghèo khổ, cô đơn cũng từ liên tưởng giữa kiếp người – kiếp chó: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”. Suy cho cùng, việc bán chó cũng xuất phát từ tấm lòng của một người cha thương con và luôn lo lắng cho hạnh phúc, tương lai của con. Tấm lòng ấy đáng được trân trọng! Hiện thực thật nghiệt ngã đã dứt đứa con ra khỏi vòng tay của lão, cái đói cái nghèo lại tiếp tục cướp đi của lão người bạn cậu Vàng. Bản thân lão như bị dứt đi từng mảng sự sống sau những biến cố, dù cho cố “cười gượng” một cách khó khăn nhưng lão dường như đã nhìn thấy trước cái chết của chính mình. 

KB : Gợi lại những suy nghĩ trong lòng người vợ của ông giáo , những luyến tiếc , cảm thông cho lão hạc trước sự ra đi của con chó vàng .

28 tháng 10 2020

bạn ơi cái này nhiếu và khó quá mình ko giúp dc nha 

27 tháng 10 2016

Tôi là con trai lão Hạc. Sau tám năm ròng đi đồn điền cao su, nay tôi mới có dịp trở về quê hương, thăm người cha già kính yêu và thăm cậu Vàng yêu quý.

Cũng giống như bao người xa quê khác, tôi vô cùng hồi hộp, háo hức và xúc động khi được trở về quê nhà, gặp lại người cha đáng kính sau bao năm xa cách.

Ngần ấy năm trời, tôi không viết thư cho cha nên không biết cuộc sống của cha đã ra sao rồi và trong túi của tôi đã dành dụm được chút tiền gọi là để biếu cha và để về quê cưới vợ. Cảnh vật quê hương vẫn thân thuộc như ngày nào. Trong tâm trí tôi vẫn nhớ như in từng đường thôn ngõ xóm, từng dòng sông, ngọn đồi nhưng dường như cảnh vật dần dần tiều tụy, xơ xác hơn so với ngày tôi bỏ làng ra đi. Bỗng nhiên, một cảm giác lạnh lẽo bao trùm khắp không gian khi tôi đặt chân đến mảnh vườn của cha. Cây cỏ thì khô héo, cây cối xung quanh tiêu điều, trơ trụi như rất lâu rồi chưa có người đặt chân đến chăm sóc. Ngôi nhà bằng rơm của cha tôi thì siêu vẹo, tưởng chừng như sắp đổ. Tôi vội vàng ngó vào trong nhà nhưng chẳng thấy cha tôi đâu. Tôi gọi lớn: “Cha ơi, cha ơi con đã về rồi đây cha ơi, cha ơi!...” nhưng mãi không có một tiếng trả lời. Tôi bỗng đâm ra lo sợ. Bất chợt, có một người hàng xóm đi qua, đã nhận ra tôi là con trai lão Hạc liền nói: “ơ, cháu đã về rồi à, nhưng bây giờ về thì đã quá muộn rồi, cha cháu đã mất cách đây năm năm trước và mảnh vườn cũng đã bán cho ông giáo rồi, cháu thử sang hỏi ông giáo mà xem”. Tôi sững sờ không tin vào tai mình, quên cả cảm ơn bác hàng xóm rồi chạy một mạch tới nhà ông giáo

. Vừa đến nơi, ông giáo đã nhận ra tôi ngay, ông “à”, lên một tiếng rồi mời tôi vào nhà. Ngay lập tức tôi vào thẳng vấn đề chính:

— Ông giáo ơi, ông giáo cho cháu biết chuyện gì đã xảy ra với cha cháu, à và còn về mảnh vườn nữa, chuyện cha cháu bán mảnh vườn cho ông giáo là như thế nào vậy?

— Cậu cứ từ từ đã, chuyện còn dài lắm, trước tiên tôi dẫn cậu đến mộ của cha cậu trước đã. Ông giáo từ từ đáp lại. Đến mộ của cha, ông giáo và tôi thắp vài nén hương khấn cha tôi và ông giáo nghẹn ngào nói:

— Lão Hạc ơi, cuối cùng con trai lão cũng đã trở về rồi đây, đã đến lúc tôi thực hiện lời hứa là trao trả mảnh vườn mà lão đã hi sinh cuộc đời để giữ lại cho con. Bây giờ thì lão có thể yên nghỉ dưới suối vàng rồi chứ?

Nghe đến đây, chưa rõ chuyện gì xảy ra nhưng tôi vô cùng xót xa, ân hận nói:

— Cha ơi, con quả là đứa con bất hiếu phải không cha, trong lúc cha cần có một bờ vai để nương tựa nhất thì con lại không có ở bên. Con chỉ mải mê lo kiếm tiền để hai cha con có thể sông một cuộc sống đầy đủ hơn sau này, con thật có lỗi quá - Tôi tự dằn vặt bản thân mình.

Tôi vừa dứt lời thì ông giáo vỗ vai an ủi tôi rồi cả hai cùng trở về nhà ông giáo để nói chuyện tiếp. Ông giáo rót nước mời tôi uống rồi từ từ kể lại toàn bộ câu chuyện cho tôi nghe. Từ lúc mùa màng đói kém, cha tôi day dứt về chuyện bán cậu Vàng đến lúc ân hận, xót xa đã nỡ lừa một con chó. Cha tôi đã phải tự giải thoát cuộc đời bằng cách ăn bả chó xin được của Binh Tư để không tiêu vào số tiền dành dụm cho tôi và giữ lại mảnh vườn cho tôi. Cha tôi đã nhờ ông giáo viết văn tự bán vườn để nhằm giữ nguyên mảnh vườn khi tôi trở về.

Nghe xong câu chuyện mà ông giáo kể, tôi không thể nào kiềm chê được nỗi xúc động, hai dòng nước mắt cứ thế chảy ra. Tôi ân hận lắm, xót xa lắm, chỉ vì tôi mà cha đã nhịn đói, chỉ vì tôi mà cha đã phải tự tìm đến cái chết thảm khốc để giải thoát bản thân. Đầu óc tôi choáng váng, tôi cảm thấy mình thật đáng chết, mình là người con bất hiếu, việc gì mà cha phải hi sinh cuộc đời cho một người con như tôi chứ. Trong lòng tôi tràn đầy cảm giác tội lỗi, ân hận. Tôi thương cha vô cùng. Thực ra ngày ấy phần vì nông nổi sau khi người yêu đi lấy chồng do tôi nghèo khó không có đủ tiền cưới vợ, phần vì thấy cha đã già mà phải làm việc vất vả tôi mới bỏ làng ra đi để kiếm chút ít tiền vừa để có chút vốn liếng lập nghiệp về sau, vừa để cho cha an hưởng lúc về già, ai ngờ sự việc lại xảy ra như thế này. Tôi chỉ nghĩ vùng đất ấy là một vùng đất đầy hứa hẹn, có thể kiếm được nhiều tiền để sau này về biếu cha rồi lập nghiệp và cưới vợ. Ông giáo liền đưa cho tôi xem văn tự mảnh vườn và nói: “Giờ đây, văn tự này chẳng còn ý nghĩa gì nữa” rồi ông giáo liền xé nó đi và đưa trả lại tôi cả mấy chục đồng bạc mà cha tôi nhờ ông giáo cất giữ. Trước khi ra về, tôi có đưa cho ông giáo mấy đồng bạc nhưng ông giáo nhất quyết không nhận, ông bảo không có lí do gì để nhận số tiền ấy cả.

Tôi ra về, trong lòng thầm nghĩ sẽ trân trọng mảnh vườn cha tôi để lại suốt đời, tôi sẽ không bao giờ bán đi một tấc đất nào vì nó là mồ hôi, công sức và cả cuộc sống của cha để lại cho tôi. Tôi sẽ lập nghiệp ở chính nơi đây, sẽ cưới vợ, sẽ làm lụng chăm chỉ và sẽ luôn tiếp tục hướng về tương lai tốt đẹp để cha có thể mỉm cười dưới suối vàng. “Cha ơi, cha hãy luôn theo dõi con, phù hộ cho con, cha nhé!”.
 

28 tháng 9 2017

6 nam thoi ma ban

13 tháng 10 2021

Tham khảo :

Các bạn thân mến!

Trong đời học sinh, ai cũng có những kỉ niệm vui buồn về thầy cô, bè bạn. Có những kỉ niệm sâu sắc đến mức nó sẽ theo ta suốt cả cuộc đời. Sau đây, tôi sẽ kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm như thế về thầy Đức, chủ nhiệm lớp 8A năm ngoái.

Thú thật với các bạn, tôi chẳng thể nào yêu thích nổi môn Toán. Không phải do thầy dạy dở mà là vì tôi dốt. Cho nên cứ đến giờ Toán là tôi cảm thấy chán ngán, đầu óc vẩn vơ đâu đâu. Lời thầy giảng vào tai nọ ra tai kia, chẳng đọng chút gì trong óc tôi cả. Nhìn các bạn giải bài tập vừa nhanh, vừa đúng, lại trao đổi với nhau hào hứng, sôi nổi, tôi phục lắm!

Ấy thế nhưng tôi lại là “cây Văn” và “cây Anh văn” của lớp đấy nhé! Điểm 8, 9 hai môn này với tôi chỉ là chuyện thường thôi. Tôi tự hào về điều đó nên cũng hơi “kiêu”.

Nhiều lần, thầy Đức khuyên tôi không nên học lệch, phải cố gắng học các môn tự nhiên để đạt kết quả tốt hơn. Nếu không, sang năm lên lớp 9 là gay. Nghe lời thầy, tôi đã nhờ bạn Trí kèm thêm môn Lí và bạn Hùng kèm thêm môn Hoá. Còn thầy Đức, thầy sẵn sàng giảng lại thật kĩ những bài nào tôi chưa hiểu hoặc hiểu lơ mơ. Nhiệt tình của thầy khiến tôi cảm động. Tôi tự nhủ sẽ nghiêm túc và tự giác học tập để thầy vui.

Thế nhưng chuyện buồn lại xảy ra ngay sau đó. Mà nguyên nhân cũng lại do tính chủ quan, lơ là của tôi trong học tập.

Tôi còn nhớ hôm ấy là thứ năm. Đầu tiết 1, thầy Đức cho làm bài kiểm tra 15 phút về lí thuyết của bài Hình học tuần trước. Tôi hoảng sợ và lúng túng mất hồi lâu vì đã quên hết cả. Nhìn sang bên cạnh, các bạn đang chăm chú viết. Tôi loay hoay cô vắt óc nhớ lại nhưng nội dung định lí cứ trốn đâu mất cả. Năm phút trôi qua. Mồ hôi đã bắt đầu rịn ra trên trán và chảy dọc sống lưng tôi.

Bất chợt, trong đầu tôi loé lên một tia sáng và tôi bám chặt lấy nó như người chết đuối vớ được phao: Giờ Hình tuần trước, tôi quên mang theo vở nên đã chép bài vào cuốn nháp, mà cuốn nháp thì tôi đang dùng để kê tờ giấy làm bài kiểm tra. May quá! Nhân lúc thầy nhìn sang dãy bàn bên trái, tôi lật giở rất nhanh, tìm đúng chỗ và cố giữ vẻ mặt thản nhiên, tôi chép lia chép lịa, không sót chữ nào.

Thầy Đức báo đã hết giờ kiểm tra. Bạn Hùng lớp trưởng đi thu bài mang lên nộp cho thầy. Tôi thở phào nhẹ nhõm vì hành động gian dối không bị ai phát hiện. Tuy thế, trong thâm tâm, tôi vẫn lo lắng.

Đúng một tuần sau, thầy Đức trả bài. Tôi đi học muộn, chẳng dám vào, đành ngồi nép dưới chân tường chỗ cửa sổ cuối lớp. Tiếng thầy Đức nói, tôi nghe rõ mồn một:

– Hôm nay, thầy tuyên dương bạn Hải đã có tiến bộ vượt bậc. Hải rất thuộc bài. Thầy cho Hải điểm 10 toán đầu tiên. Rất tiếc, Hải không có mặt ở đây! Các em hãy học tập tinh thần phấn đấu vươn lên của Hải!

Trời ơi! Giá như lúc ấy đất dưới chân tôi nứt ra để tôi chui xuống trốn thì hay biết mấy! Tôi xấu hổ vô cùng và không ngớt thầm mắng nhiếc mình là đồ dối trá vô liêm sỉ. Cũng may mà đi học muộn chứ nếu ở trong lớp lúc này, chỉ cần các bạn nhìn tôi bằng ánh mắt nghi ngờ và giễu cợt thì tôi cũng đủ “chết đứng” rồi!

Tôi lom khom cúi rạp xuống để không ai phát hiện ra rồi len lén vòng qua hồ nước, ngồi ở đó chờ hết tiết Toán mới dám vào. Vừa thấy tôi, đám bạn trai cùng bàn hét tướng lên: Hải được 10 điểm Toán, chuyện lạ thế giới! Tâm đưa bài cho tôi. Tôi giật phắt lấy rồi cất ngay vào cặp, cúi mặt chẳng dám nhìn ai.

Cái điểm 10 không xứng đáng ấy hành hạ tôi đến mức ăn không ngon, ngủ không yên. Nửa tháng sau, tôi đã gặp thầy Đức, trình bày mọi chuyện và thành thật xin lỗi thầy, mong thầy giữ kín. Thầy Đức hứa và đã giữ đúng lời hứa. Thầy tha lỗi cho tôi, khen tôi dám dũng cảm nhận khuyết điểm như vậy là tốt.

Từ đó, tôi đề ra cho bản thân một nội quy học tập khá chặt chẽ, nghiêm túc. Các bạn thấy đấy, học kì I vừa qua, điểm kiểm tra các môn tự nhiên và xã hội của tôi chênh nhau không đáng kể. Được kết quả như vậy, tôi biết ơn thầy Đức rất nhiều bởi thầy đã kiên trì giúp đỡ và động viên tôi học tập. Có được một người thầy tận tụy, hết lòng vì học sinh như thế, quý biết bao, phải không các bạn?!

13 tháng 10 2021

Phải ghi tham khảo + in đậm

7 tháng 1 2022

mb:

trong 1 lần về thăm trường tiểu học .... tôi đã gặp được người cô mà tôi kính trọng và yêu quý nhất.Đó là cô Hiền.

(ngắn gọn, xúc tích , dễ truyền đạt tới ng đọc nhứt)