K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 9 2021

Bài học đường đời đầu tiên
tác giả Tô Hoài (1920 - 2014)

- Tên khai sinh: Nguyễn Sen

- Quê quán:

Sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội) - làm nghề thủ côngLớn lên ở quê ngoại - làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội

- Bút danh: Tô Hoài được tạo nên bởi 2 địa danh có ý nghĩa với cuộc đời ông là sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.

- Cuộc đời: từ khi còn là thanh niên ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn..., cũng có những lúc ông phải chịu cảnh thất nghiệp.

- Sự nghiệp văn chương:

Tô Hoài viết văn từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 và nhanh chóng được công chúng chú ý đếnÔng có khối lượng tác phẩm phong phú và đa dạng, gồm nhiều thể loại như truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận, báo chí...

- Tác phẩm tiêu biểu:

Dế Mèn phiêu lưu kí (truyện dài. 1941)O chuột (tập truyện ngắn, 1942)Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1853)...

- Phong cách viết: tôn trọng sự thật trong đề tài, nội dung, sáng tác kết hợp với lối trần thuật tài hoa, vốn từ linh hoạt, các sáng tác của ông đều có sự kết hợp với các vùng miền khác nhau tạo nên nét sống động, hấp dẫn.

- Giải thưởng: năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật
 

tác phẩm Bài học đường đời đầu tiên

1. Xuất xứ

- Bài học đường đời đầu tiên”(tên do người biên soạn đặt) trích từ chương I của tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí”

- Dế Mèn phiêu lưu kí:

Được in lần đầu năm 1941 - là tác phẩm nổi tiếng và đặc sắc nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi.Dung lượng: 10 chươngNội dung: kể về những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn qua thế giới những loài vật nhỏ bé

2. Thể loại

- Bài học đường đời đầu tiên thuộc thể loại kí, nhưng về bản chất vẫn là một "tiểu thuyết đồng thoại" được sáng tạo chủ yếu bằng yếu tố tưởng tượng và nhân hóa.

3. Phương thức biểu đạt

- PTBĐ tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm

- Trong đó PTBĐ chính là tự sự

4. Ngôi kể

- Ngôi thứ nhất, xưng "tôi"

- Tác dụng của việc dùng ngôi thứ nhất để kể chuyện: làm tăng thêm ý nghĩa của biện pháp nhân hóa đã được dùng lên Dế Mèn, khiến Dế Mèn như là một con người biết suy nghĩ và có hành động cụ thể đang tự miêu tả, tự kể về cuộc đời mình. Từ đó làm cho câu chuyện trở nên thân mật hơn, gần gũi hơn.

 

 

23 tháng 9 2021

Bài học đường đời đầu tiên: Tô Hoài.

Sông nước Cà Mau: Đoàn Giỏi

23 tháng 9 2021

Tác giả: Đoàn Giỏi

23 tháng 9 2021

Tác giả: Đoàn Giỏi

Thuộc tác phẩm: Đất rừng phương Nam

2 tháng 8 2021

Câu 1 

trích từ tác phẩm ; Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ 

dùng BPTT : ẩn dụ 

tác dụng : cho ta thấy tình cảm yêu thương vô bờ bến của Bác Hồ đối với những ng chiến sĩ . Đó không phải là tình cảm bth của người chú và người cháu mà đó là tình cảm thiêng liêng của một ng cha già đối với những đứa con thơ dại của mình

Câu 2

Nhân vật Dế Mèn trong “Bài học đường đời đầu tiên” của Tô Hoài có những nét chưa đẹp là :

+ có thái độ và tính tình : kiêu căng , ngông cuồng 

Nhân vật Dế Mèn trong “Bài học đường đời đầu tiên” của Tô Hoài có  những nét đẹp  :

+ khỏe mạnh 

+ cường tráng 

+ tự ti khoe bổ phận của cơ thể mình 

+ và bt hối lỗi  rút ra bài học sau khi dế choắt chết 

Câu 3 Tham khảo

Em đã đc học văn bản "Bức tranh của em gái tôi" trích từ tác phẩm "Con dế ma" của nhà văn Tạ Duy Anh. Trong đó em thích nhất là nhân vật Kiều Phương- người đã để lại cho em nhiều ấn tượng nhất. Khuôn mặt của cô lúc nào cũng lem nhem như một chú mèo con. Và đặc biệt cô vẽ rất đẹp, y nhưu một họa sỹ nhí vậy. Trong những bức tranh của Kiều Phương, người đọc như em có thể thấy chú mèo vằn nhảy múa, thật là ngộ nghĩnh làm sao! Mặc dù người anh luôn gắt gỏng với cô nhưng cô vẫn chọn người anh làm đối tượng để vẽ trong cuộc thi. Cô có một tấm lòng trong sáng, hồn nhiên, độ lượng. Và nhờ tấm lòng ấy của Kiều Phương đã cảm hóa đc người anh, giúp người anh nhận ra những phần hạn chế của bản thân mình. Em rất khâm phục Kiều Phương bởi vì cô có tài năng nhưng không kiêu ngạo. Và dù tuổi đang còn nhỏ nhưng cô đã có một tấm lòng nhân hậu đáng để em và mọi người noi theo.

phép so sánh : câu đc bôi đen

Câu 4

Cứ vào những mùa thu lá rụng, ở nước Pháp xa xôi tôi lại nhớ về Việt Nam ngày còn kháng chiến, nhớ về đứa cháu thân yêu đã hi sinh mà tôi thường gọi bằng cái tên trìu mến: "Lượm"!

Hai chú cháu tôi quen nhau tình cờ như một sự sắp đặt thú vị ở phố Hàng Bè, Thành phố Huế. Thoạt nhìn cái dáng loắt choắt, gầy gầy, đôi chân thoăn thoắt như nhún nhẩy, cái đầu nghênh nghênh, tự cao, kiêu hãnh, tôi đoán ngay, đây là một cậu bé nhanh nhẹn, hoạt bát liền bắt chuyện làm quen như công việc thường nhật của một nhà Cách mạng. Chú bé cởi mở dẫn tôi đi trên cánh đồng thơm mùa lúa chin vừa huýt sáo vừa nhảy nhót như chú chim chích hồn nhiên và vô tư. Khẽ khàng đến mức độ cẩn trọng, từ tốn, cậu bé nắm tay tôi đi nhè nhẹ: "Chú Tố Hữu biết không, con đường hai chú cháu mình đang đi chính là con đường tắt tới đồn Mang Cá – nơi cháu đang làm việc. Cháu thường xuyên đi lien lac qua con đường này nên cứ chiều chiều lại được nghe tiếng chim đa đa hót vui ơi là vui! Còn thích hơn cả ở nhà ấy chứ!"

 

Nhìn cái cách Lượm kể lể mới đáng yêu làm sao, chẳng khác gì một đứa trẻ lần đầu tập đọc, hai má đỏ ửng như trái bồ quân, híp mí cười ngộ nghĩnh :" Thôi! Chào đồng chí "

Cậu bé mãi lúc một xa theo cái bong nhỏ tung tăng chiếc xắc và mũ ca lô đội lệch bên đầu. Cách cái ngày tôi gặp Lượm không xa thì khoảng đầu tháng sáu, dưới chiến khu có gửi lên cho tôi một bức thư mà mới thoáng qua dòng đầu tôi đã không kìm được nước mắt : "Lượm! Cháu tôi !". Trong một lần đưa thư khẩn cấp, mọi người đều ra chiến dịch, Lượm đành phải nhận trách nhiệm của một chiến sĩ đưa thư nhỏ tuổi. Cậu bé bỏ thư vào bao và mỉm cười hạnh phúc như niềm tự hào được đi đánh trận. Mặc bom, mặc đạn, cứ thế đường ta đi, sợ chi cái chết. Cậu bé chạy như bay trên con đường quê một màu lúa chin tay giữ chặt chiếc xắc bên mình. Thế rồi…."Lượm !" Tôi nghẹn ngào không nói nên lời : Lượm đã hi sinh!

Ngay cả khi lìa khỏi trần đời, tay em vẫn nắm chặt bức thư như hình ảnh một chiến sĩ quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập của dân tộc. Trên cánh đồng dường như vẫn phảng phất trong hương sữa lời cậu bé nói với tôi như lần đầu gặp mặt : hồn nhiên, vô tư, nhí nhảnh. Giờ đâu còn hình ảnh Lượm của ngày xưa, đâu còn chú chim chích như ngày nào vừa huýt sáo, vừa nhảy nhót trên đồng.

 

Cái chết của Lượm như một ngòi sung thúc dục nhân dân ta chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc. Lượm mãi mãi khắc sâu trong tâm trí tôi về một chiến sĩ nhỏ tuổi gan dạ, dũng cảm, quên đi cái "tôi" của mình để bảo vệ cái "tôi" lớn hơn. Đó là cái "tôi" của Việt Nam trước bạn bè thế giới.



 

 

2 tháng 8 2021

Tham khảo!

30 tháng 10 2021

Tham khảo:

 

Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được phép xâm phạm vào quyền độc lập ấy. Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện ở các khía cạnh:

Hai câu đầu: Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước.

Hai câu sau: Nêu lên ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược. 

Ngoài Nam quốc sơn hà, tai tác phảm sau này cũng được coi là bản tuyên ngôn Độc lập của dân tộc: Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi thế kỷ XV – được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập thứ hai và Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh 2 – 9 1945 là bản Tuyên ngôn Độc lập thứ ba của dân tộc.

6 tháng 11 2016

-Tác giả:
+Hồ Xuân Hương là người có học có tài làm thơ.
+Cuộc đời ba gặp nhiều bi kịch.
+Bà được mệnh danh là” Bà chúa thơ Nôm.
-Tác phẩm:
+Bài thơ nằm trong chung thơ vịnh vật, vịnh cảnh.
+Là bài thơ trữ tình đặc sắc nổi tiếng, tiêu biểu cho tư tưởng nghệ thuật của bà.
+Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.
+Bài thơ có 2 lớp nghĩa:
*Nói về bánh trôi nước khi được luộc chín.
* Phản ánh vẻ đẹp phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

 

26 tháng 6 2016

Nghệ thuật: nghệ thuật miêu tả loài vật rất sinh động, cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn, ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình, sử dụng thành công biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa.

- Nội dung: Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc, đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình.

3 tháng 12 2021

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Tác phẩm: Cảnh khuya (Hồ Chí Minh)

3 tháng 12 2021

''Sàng tiền minh nguyệt quang,''

Tác phẩm: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lý Bạch