Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
câu 1:
-Sự kiện lịch sử kết thúc giai đoạn 1000 năm nước ta bị chính quyền phong kiến phương Bắc đô hộ là ''Chiến thắng Bạch Đằng'' năm 938.
Diễn biến:- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
Kết quả: Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.
Bà Triệu tên là Triệu Thị Trinh, em ruột của Triệu Quốc Đạt, một thủ lĩnh có thế lực ở Quân An, quận Cửu Chân (huyện Triệu Sơn - Thanh Hóa). Năm 19 tuổi, bà cùng anh tập hợp nghĩa sĩ lên đỉnh núi Nưa, mài gươm, luyện võ phất cờ khởi nghĩa. Nhân dân hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân đã nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu, đánh thắng quân Ngô nhiều trận. Nhà Ngô lo sợ phải đưa thêm 8000 quân sang nước ta đàn áp phong trào khởi nghĩa.
*Chính sách kinh tế:
– Chính quyền đô hộ pk phương bắc qua nhiều triều đại đã áp đặt quan hệ sở hữu phong kiến vào nước ta.
– Về danh nghĩa đất đai thuộc quyền sở hữu của hoàng đế Trung Hoa. Nhưng trên thực tế bọn quan lại pk phương bắc đã bao chiếm lập trang trại tư nhân.
– Chúng khuyến khích gia tộc quan lại từ Trung Quốc sang sinh sống lập nghiệp ở nước ta, đồng thời triệu tập các quý tộc địa chủ Trung Hoaa sang lánh nạn, tạo tầng lớp địa chủ Trung Hoa mới trên đất nước ta.
– Ở châu thực hiện chính sách “Đại quân tạp sĩ” lĩnh canh ruộng đất rồi nộp tô cho chính quyền đô hộ.
– Đặt ra các loại tô thuế như: tô ( thuế ruộng đất), dung (thuế lao dịch), điệu (thuế thủ công, thuế này đánh theo từng hộ),…
– dùng phép lưỡng thuế đánh theo ruộng đất và đánh theo vụ thu hoạch.
– cống nạp cũng như một chính sách bóc lột kinh tế của chính quyền đô hộ phương bắc: sơn hào, hải vị, vàng bạc châu báu…
* Chính sách chính trị:
– Ban đầu vẫn duy trì quan hệ cổ truyền của cơ cấu hành chính thời Âu Lạc, mặc dù xóa bỏ chủ quyền độc lập của nước ta, sát nhập nước ta vào nước Trung Hoa.
– Tùy theo từng thời kì mà nước ta có những tên gọi khác nhau: châu, quận, phủ với cơ cấu hành chính khác nhau và đặt dưới sự thống trị của phong kiến phương bắc.
– Thay lạc hầu, lạc tướng bằng quan lại được bổ nhiệm từ Trung Hoa sang , xóa bỏ chính sách “lấy luật cũ mà dùng”.
– Kẻ bị thay thế bằng hương và xã. Một mặt để trấn các quý tộc phong kiến lạc việt yêu nước, mặt khác mua chuộc dụ dỗ tầng lớp này đi theo phục dịch làm tay sai cho chúng để thực hiện chính sách ” dĩ di công di”.
– Đẩy mạnh chính sách di dân đưa người Trung Hoa sang sống với người Việt để kiểm soát và đồng hóa nhân dân ta.
– Thực hiện chính sách phong hầu cho những kẻ có công, để hạn chế sự tham nhũng của quan lại ảnh hưởng đến việc thu thuế và cống nạp. Mặt khác xoa dịu lòng căm phẫn của nhân dân ta bằng chính sách mị dân, ban hành các điều lệ cấm quan lại cai trị không được “dùng thế lực chiếm đoạt ruộng đất, giết hại, vơ vét của cải, tham lam, …”. Nhưng bên cạnh đó chúng thực hiện các chính sách tàn ác như :”sát phu, hiếp phụ” để đồng hóa người Việt.
* Chính sách văn hóa tư tưởng:
– Học chữ Hán, ra sức truyền bá tư tưởng, tôn giáo của Trung Quốc, Ấn Độ, như đạo Nho, đạo Lão, đạo Phật vào nước ta nhằm phục vụ cho sự cai trị, bóc lột và đàn áp vơ vét của dân chúng.
– Các tư tưởng tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến xã hội.
– Nền giáo dục do chính quyền phương Bắc thực hiện ở nước ta là manh nha mờ nhạt sơ sài, trình độ không cao, cốt tạo ra một bộ phận đủ làm công cụ tay sai cho các thế lực phong kiến phương bắc đô hộ nước ta.
Thứ nhất là khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra vào năm 1939, Đảng ta đã xác định tình hình thế giới sẽ có những chuyển biến mau lẹ. Thể hiện rõ là ở hội nghị trung ương VI ( 1939) và được đẩy mạnh hơn qua hội nghị trung ương VII ( 1940 ), Đảng ta xác định, không còn con đường nào khác là đánh đổ thực dân Pháp, dành độc lập và khẳng định việc thời cơ cách mạng sẽ xuất hiện.
Cũng trong năm 40, phát-xít Ðức tiến công nước Pháp, Pa-ri đã thất thủ rơi vào tay quân Ðức, còn ở Việt Nam, Nhật nổ súng đánh chiếm Lạng Sơn, Nhật - Pháp tranh giành lẫn nhau quyền lợi Đông Dương. Trước tình hình đó, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khẳng định, thắng lợi cuối cùng sẽ thuộc về phe dân chủ và nhận định thời cơ giải phóng dân tộc đang đến rất gần, tình thế cách mạng SẮP xuất hiện.
Năm 1945, trước những diễn biến mau lẹ và phức tạp của tình hình thế giới lẫn trong nước mà ta đã triệu tập Hội nghị trung ương 8 ở Bắc Pó - Cao Bằng, thành lập Mặt trận Viẹt Minh, giương cao ngọn cờ dân tộc. Mọi công tác chuẩn bị của ta về căn cử địa, lực lượng vũ trang, hậu phương,.. đều được Đảng ta đẩy mạnh và quan tâm hết sức có thể
Cuối năm 1945, sau thất bại của phát xít Đức (9-5-1945), Quân Nhật bị rơi vào thế đơn độc. Trong hai ngày 6/8 và 9/8, Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố lớn của Nhật, gây thiệt hại vô cùng lớn. Giữa lúc đó, 8/8/1945, Liên Xô cũng tuyên chiến với Nhật, tấn công 70 vạn quân Quan Đông của Nhật ở Mãn Châu.
Việc Nhật đầu hàng đồng minh đã tạo cho ta một thời cơ "ngàn năm có một", bởi vì quân Nhật ở Đông Dương ( lúc này Pháp đã bị thất thế do sự kiểm soát của Nhật ) đã rệu rã, hoang mang, nao núng như "rắn mất đầu".
Khi kẻ thù yếu đi, trong lúc ta đã mạnh lên ( mọi sự chuẩn bị đã hoàn thành) và thời gian không cho phép ta kéo dài việc giành chính quyền ( quân Đồng Minh sẽ kéo vào nước ta ngay với lí do giải giáp quân Nhật, nguy cơ ta lại bị phụ thuộc vào các nước đế quốc như Anh, Mỹ...), Đảng ta đã phát lệnh tổng khởi nghĩa tháng Tám.
Nói tóm lại là căn cứ vào tình hình cụ thể của giai đoạn cuối cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, với những điều kiện thuận lợi cho ta và bất lợi cho địch, ta đã có thời cơ để đứng lên giành lấy chính quyền về tay mình. Việc chọn lựa đúng thời cơ này là một quyết định vô cùng sáng suốt, thể hiện rõ năng lực lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng nước nhà
Qua nhiều thế kỉ, tiếp xúc và giao dịch với người Hán nhưng nhân dân ta vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên vì:
+ Phần lớn nhân dân lao động không có điều kiện theo học ở các trường dạy tiếng Hán do người Hán mở.
+ Tiếng nói, phong tục, tập quán... của nhân dân ta đã hình thành từ lâu đời, đậm đà bản sắc riêng có sức sống mãnh liệt, bất diệt.
* Người Việt vẫn giữ đc phong tục ,tập quán và tiếng nói của tổ tiên trc chính sách cai trị của các triều đại phong kiến vì :
- NDân ta đã tạo lập đc nền văn hóa cùng vs tiếng ns riêng và nhiều phong tục , tập quán tốt đẹp từ lâu đời
- NDân ta có tinh thần đoàn kết và ý chí đấu tranh kiên cường chống lại chính quyền đô hộ
Họ biết thờ cúng các vị thần như thần Mặt Trời, thần Mặt Trăng, ...
Người chết được chôn với các cụng cụ lao động.
Những nét chính trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang qua nơi ở, ăn mặc, phong tục, lễ hội, tín ngưỡng :
- Ở : nhà sàn mái cong làm bằng tre, nứa, gỗ.
- Ăn : thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, thịt cá và các loại rau, củ, quả ; biết làm muối, mắm và dùng gừng làm gia vị.
- Mặc : nam đóng khố, mình trần ; nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực...
- Phong tục : tình nghĩa anh, em, xóm làng ; lòng biết ơn tổ tiên.
- Lễ hội : nhiều lễ hội và các trò chơi...
- Tín ngưỡng : thờ cúng các lực lượng thiên nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng...
-Chúc bạn học tốt-