Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Vai trò ngành lâm nghiệp:
+ Cung cấp lâm sản phục vụ các nhu cầu xã hội.
+ Đảm bảo chức năng nghiên cứu khoa học.
+ Đảm bảo chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sống và cảnh quan.
+ Hiện nay, giữ vai trò quan trọng trong đảm bảo sự phát triển bền vững và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
- Đặc điểm ngành lâm sản:
+ Lâm nghiệp gồm hoạt động trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản khác.
+ Đối tượng sản xuất là rừng nên cần thời gian sinh trưởng lâu => khai thác cần chú ý thời gian rừng phục hồi trở lại.
+ Quá trình sinh trưởng tự nhiên của rừng đóng vai trò quyết định trong sản xuất lâm nghiệp.
+ Sản xuất được tiến hành trên quy mô rộng, chủ yếu hoạt động ngoài trời và trên những địa bàn có điều kiện tự nhiên đa dạng.
+ Việc khai thác hợp lí và bảo vệ rừng ngày càng thuận lợi nhờ ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật và công nghệ.
- Các trang trại thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long, trang trại cây công nghiệp dài ngày ở Tây Nguyên, đông Nam Bộ,...
- Thể tổng hợp nông nghiệp ngoại thành, xung quanh thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chi Minh,...
- Vùng nông nghiệp đồng bằng sông Hồng, vùng nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long…
Một số vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại trên thế giới hiện nay:
- Về tổ chức sản xuất: Nhiều nước đã hình thành những cánh đồng lớn, các vùng chuyên canh theo hướng hiện đại.
- Đối tượng lao động trong nông nghiệp: ngày càng đa dạng (các kĩ thuật lai giống, biến đổi gen).
=> Thực phẩm biến đổi gen cần kiểm nghiệm nghiêm ngặt trước khi đưa ra thị trường.
- Việc ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất nông nghiệp: ngày càng chú trọng, một số quốc gia đề cao phát triển “nông nghiệp xanh”.
- Vấn đề liên kết giữa các yếu tố trong sản xuất nông nghiệp: ngày càng chú trọng.
- Xử lí số liệu, chuyển từ số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối (%). Kết quả như ở bảng dưới đây:
- Biểu đồ:
- Nhận xét:
Cơ cấu kinh tế giữa các nhóm nước có sự khác biệt rất lớn:
- Nhóm nước có thu nhập thấp có cơ cấu kinh tế nông nghiệp cao lên tới 23% trong khi Công nghiệp chiếm 25% và dịch vụ là 52%.
- Nhóm nước có thu nhập trung bình cơ cấu kinh tế nông nhiệp nhỏ 10%, cơ cấu Công nghiệp khá cao là 36% và dịch vụ là 54%.
- Đối với nhóm nước có thu nhập cao, cơ cấu dịch vụ chiếm phần lớn cơ cấu kinh tế khoảng 71%, sau đó là Công nghiệp 27%, thấp nhất là nông nhiệp chỉ chiếm 4%.
Các biểu hiện của tăng trưởng xanh
* Tăng trưởng xanh góp phần giảm phát thải khí nhà kính
- Hầu hết các hoạt động kinh tế đều phát thải khí nhà kính, gây biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường.
- Sản xuất xe điện hoặc ô tô áp dụng các tiêu chuẩn giảm phát thải khí nhà kính.
- Phát triển điện mặt trời, đầu tư hạ tầng cây xanh đô thị,... để hướng đến phát triển bền vững.
* Xanh hoá trong sản xuất
- Xanh hoá trong sản xuất bằng việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hoá các ngành kinh tế, sử dụng năng lượng tái tạo.
- Phát triển cơ sở hạ tầng - kĩ thuật kết hợp ứng dụng công nghệ số, nhằm nâng cao chất lượng, phát huy lợi thế cạnh tranh và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
* Xanh hoá lối sống và tiêu dùng bền vững
- Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng xanh.
- Tạo lập văn hoá tiêu dùng bền vững trong bối cảnh hội nhập với thế giới.
- Nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường.
- Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường; tiết kiệm năng lượng,…
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 2 (Biểu hiện của tăng trưởng xanh) và kết hợp hiểu biết của bản thân.
Lời giải chi tiết:
* Các biểu hiện của tăng trưởng xanh
- Tăng trưởng xanh góp phần giảm phát thải khí nhà kính.
- Xanh hoá trong sản xuất.
- Xanh hoá lối sống và tiêu dùng bền vững.
* Ví dụ về các hoạt động sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) đã hạn chế được phát thải khí nhà kính trong thời gian gần đây
- Nông nghiệp:
Thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thông qua ứng dụng các giải pháp quản lý, công nghệ trong trồng trọt, chăn nuôi; cải thiện khẩu phần ăn cho vật nuôi; chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng; thay đổi phương thức sử dụng đất; công nghệ xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, chất thải trong sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi; phát triển nông nghiệp hữu cơ.
- Công nghiệp:
+ Dừng các dự án phát thải lớn gây ô nhiễm môi trường, không triển khai các dự án phát thải lớn như nhiệt điện.
+ Phát triển điện mặt trời, đầu tư hạ tầng cây xanh đô thị.
- Dịch vụ:
+ Hỗ trợ các hoạt động vận tải tạo ra carbon thấp trong ngành du lịch để nâng cao khả năng giảm phát thải.
+ Thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm và dịch vụ du lịch “xanh”.
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản:
- Vị trí địa lí: Ảnh hưởng đến sự phân bố, mở rộng thị trường và tiêu thụ sản phẩm của ngành.
- Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình (dạng địa hình, độ cao, độ dốc,…): ảnh hưởng đến quy mô, phương hướng sản xuất của ngành.
Ví dụ:
Vùng đồi thấp, rộng thuận lợi để chuyên canh cây công nghiệp với quy mô lớn.
Địa hình đồi núi phải canh tác dưới hình thức ruộng bậc thang để chống xói mòn, rửa trôi.
+ Đất đai (quỹ đất trồng, tính chất và độ phì của đất): ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu và năng suất cây trồng, vật nuôi.
Ví dụ: Cùng 1 loại cây trồng được trồng nơi đất màu mỡ, độ phì cao sẽ cho năng suất sinh học cao hơn so với loại đất có độ phì thấp.
+ Khí hậu (chế độ nhiệt, ẩm, yếu tố thời tiết,..): ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất, mùa vụ và tính ổn định trong sản xuất.
Ví dụ: Ở Việt Nam, vùng ĐBSH do có mùa đông lạnh nên chỉ sản xuất được 2 vụ lúa/năm, trong khi đó vùng ĐBSCL có thể sản xuất 3 vụ lúa/năm.
+ Nguồn nước: ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố và quy mô hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; là tư liệu sản xuất không thể thiếu của ngành thủy sản.
+ Sinh vật: nguồn cung cấp giống cây trồng, vật nuôi và là cơ sở thức ăn cho chăn nuôi.
- Kinh tế - xã hội:
+ Dân cư (quy mô, cơ cấu, mật độ dân số,…): ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành.
Ví dụ: Các thành phố đông dân cư là thị trường tiêu thụ lớn cho các sản phẩm nông nghiệp.
+ Nguồn lao động, trình độ lao động, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ,… ảnh hưởng đến quy mô, năng suất và hiệu quả sản xuất của ngành.
+ Cơ sở vật chất – kĩ thuật: ảnh hưởng đến quy mô, hiệu quả sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa trong ngành.