Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Địa hình. Việt Nam là một quốc gia nhiệt đới với địa hình phần lớn là đồi núi (chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ), chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích. Tính trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1.000 m) chiếm tới 85% diện tích.
Câu 1: - Do nước ta là nước nông nghiệp lại bị chế độ phong kiến và chiến tranh tàn phá nên các thành phố vừa ít, vừa chậm phát triển, dân cư tập trung ở nông thôn sản xuất nông nghiệp.
- Tỷ lệ sinh ở nông thôn cao hơn nhiều thành thị. Cụ thể, năm 2009 tổng tỷ suất sinh ở thành thị là 1,89 con/ phụ nữ trong khi ở nông thôn là 2,2 con, đối tượng sinh tập trung ở độ tuổi từ khoảng 25 - 34 ở thành thị và 20 - 29 ở nông thôn, tập trung ở nhóm có trình độ học vấn thấp.
- Mặt khác, Do dân trí nông thôn thấp, nhiều gia đình vẫn còn duy trì hệ luỵ của suy nghĩ trọng nam khinh nữ, cần sinh con trai để nối dõi tông đường. Chính tư tưởng còn mang nặng hủ tục này đã đẩy gánh nặng sinh đẻ lên vai người phụ nữ. Nhiều người vô tư sinh tiếp con thứ 4, thứ 5 cho đến khi có con trai mới chịu dừng
Câu 2:
Vịnh Hạ Long Bán đảo Tuần Châu Bãi biển Bãi CháyBãi biển Trà cổ dàiBiển Quan LạnBiển Vân Đồn Biển Cẩm PhảCâu 3:
Vai trò của rừng:- Làm sạch môi trường không khí: hấp thụ các loại khí cacbonic, bụi trong không khí thải ra khí oxi. - Phòng hộ (Hạn chế tốc độ dòng chảy, chắn gió, chống xói mòn đất ở vùng đồi núi, chống lũ lụt, cố định cát ven biển …) - Cung cấp nguyên liệu để xuất khẩu, làm đồ gia dụng …
refer
Địa hình châu Mĩ thay đổi từ tây sang đông: - Dọc bờ biển phía tây là các dãy núi cao và đồ sộ: Cooc-đi-e và An-đet. - Giữa là những đồng bằng lớn: đồng bằng Trung tâm và đồng bằng A-ma-dôn. - Phía đông là các dãy núi thấp và cao nguyên: dãy A-pa-lát, cao nguyên Guy-an, cao nguyên Bra-xin.
REFER
Địa hình châu Mĩ thay đổi từ tây sang đông: - Dọc bờ biển phía tây là các dãy núi cao và đồ sộ: Cooc-đi-e và An-đet. - Giữa là những đồng bằng lớn: đồng bằng Trung tâm và đồng bằng A-ma-dôn. - Phía đông là các dãy núi thấp và cao nguyên: dãy A-pa-lát, cao nguyên Guy-an, cao nguyên Bra-xin.
tk
Về kinh tế, Biển Đông tạo điều kiện để Việt Nam phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịch... Ngoài ra, ven biển Việt Nam còn chứa đựng tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như than, zircon, thiếc, vàng, đất hiếm...
tham khảo+Về kinh tế, Biển Đông tạo điều kiện để Việt Nam phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịch... Ngoài ra, ven biển Việt Nam còn chứa đựng tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như than, zircon, thiếc, vàng, đất hiếm...
Hãy kể tên những di tích lịch sử trên địa bàn Cầu Giấy mà em biết.
- Chùa Hà
- Chùa Cót
- “Tứ danh hương”: Mỗ – La – Canh – Cót”
* Hiểu biết
- Chùa Cót tên chữ là Ngọc Quán Tự, nay toạ lạc tại 188 phố Yên Hòa, thuộc phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy.
- Ngọc Quán tự vốn là một ngôi chùa có từ trước năm 1642 tuy chưa biết đích xác được xây vào năm nào.
- Chùa Cót nhìn về hướng tây-nam, lưng quay về phía chùa Láng ở bờ đông sông Tô Lịch.
- Kiến trúc của chùa Cót hiện nay bao gồm khu chùa chính làm theo kiểu “nội công ngoại quốc” và khu vườn mới sửa sang ở phía tây với một ngọn tháp cao, trong mỗi tầng tháp đặt 6 pho tượng Phật nhỏ
- Chùa Cót là một di tích lịch sử: năm 1945 các đoàn thể của mặt trận Việt Minh đã quyên góp cứu tế tại chùa. Tối ngày 18/8/1945 chùa là nơi tổ chức mít-tinh chào mừng chính quyền cách mạng. Sau ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946, chùa là cơ sở tiếp tế cho bộ đội và tự vệ khu Đại La chiến đấu ở tuyến đường Cầu Giấy và Kim Mã.
* Để bảo tồn
- Nâng cao công tác đầu tư xây dựng, tôn tạo di tích.
- Tổ chức hoạt động du lịch, lễ hội gắn với các di tích lịch sử.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng gắn với các di tích lịch sử.
REFER
-Các đại dương trên thế giới là: Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
-Theo thứ tự diện tích giảm dần, chúng gồm Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Nam Đại Dương, và Bắc Băng Dương.
các đại dương ấn độ dương , bắc băng dương , đại tây dương , thái bình dương
Ở biển sầm sơn có những cơn sóng đập vào bờ trắng xóa.
Ở hạ long có hòn trống mãi cao lớn và đồ sộ.
Ở đảo sửng sốt có những vách đá nhấp nhô
Đất nước hình chữ S nhỏ bé của chúng ta có rất nhiều địa điểm du lịch độc đáo và nổi tiếng. Tự hào được thiên nhiên ưu ái, nước Việt Nam ta có rất nhiều bãi biển, vũng vịnh tuyệt đẹp. Có thể kể đến rất nhiều những địa điểm như thế. Nhưng không thể nào thiếu Vịnh Hạ Long.
Hạ long là cái tên tự hào của người Việt Nam. Được UNESCO công nhận là bảy kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất thế giới, Vịnh Hạ Long đã góp phần không nhỏ vào việc xây dựng hình ảnh đẹp của chúng ta trong mắt bạn bè quốc tế. Vịnh Hạ Long nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam thuộc một phần của vịnh Bắc Bộ. Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh – Việt Nam bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, và một phần của huyện đảo Vân Đồn. Phía tây nam vịnh giáp đảo Cát Bà, phía đông là biển, phần con lại giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km với tổng diện tích 1553 km2.
Vịnh Hạ Long gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ. Đảo ở đây có hai loại là đảo đá vôi và đảo phiến thạch tập trung ở Bái Tử Long và vịnh Hạ Long. Ở đây, chúng ta có thể tham gia chiêm ngưỡng hàng loạt những hang động đẹp, nổi tiếng. Vùng di sản thiên nhiên được UNESCO công nhận có diện tích 434 km2 gồm 775 đảo. Phần thiên nhiên được công nhận này như một hình tam giác với 3 đỉnh là đảo Đầu Gỗ ở phía Tây, hồ Ba Hầm ở phía nam và đảo Cống Tây ở phía đông. Sự độc đáo của vịnh Hạ Long chính là hình dáng, đặc điểm của những hòn đảo nhỏ ấy.
Các hang động đẹp cũng là điểm nhấn lớn của Hạ Long. Từng đảo, từng đảo quần tụ lại nhìn xa cứ như lớp lớp chồng lên nhau, tiến lại gần thì như xen kẽ nhau tạo thành một quần thể đẹp đến lạ lùng. Phải tự hào chúng ta được tạo hóa ưu ái. Từng đảo của vịnh không mang những đẹp mà còn mang hình hài của vạn vật. Từ hòn Trống Mái, hòn Ông Sư, hòn Lã Vọng rồi đến đảo Tuần Châu, hang Trinh Nữ….
Vịnh Hạ Long không chỉ đẹp bởi đảo đá, núi đá, hang động, mà còn đẹp bởi nước biển ở đây. Nước biển rất trong xanh. Chính vì thế mà du khách tới đây thường để tắm biển và ngắm đảo, hang động. Tên gọi Vịnh Hạ Long có từ thời Pháp thuộc. Trước đây vịnh có tên là Lục Châu, Lục Hải. Thời nhà Lý, vịnh có tên là Hải Châu. Đến thời vua Trần, Lê được gọi bằng các tên như: An BAng, Vân Đồn, Ngọc Sơn, Lục Thủy. Tên của vịnh được thay đổi nhiều qua các thời kỳ. Cái tên vịnh Hạ Long xuất phát từ truyền thuyết Rồng đáp xuống bảo vệ chúng ta khỏi lũ giặc ngoại xâm. Theo nghĩa HÁn Việt "Long" là rồng, "hạ" là đáp xuống. Cái tên Hạ Long chính là để nhắc về truyền thuyết này.
Vịnh Hạ Long được vinh danh là kỳ quan thiên nhiên thế giới không chỉ bằng vẻ đẹp mà còn bởi nhiều yếu tố khác. Chẳng hạn như, ở nơi đây có rất nhiều địa danh khảo cổ học nổi tiếng: Đồng Mang, Soi Nhụ, Thoi Giếng… Nó đã chứng minh, Hạ Long là cái nôi của nền văn minh con người thời kỳ Hậu đồ đá. Hơn hết, ở đây còn có sự đa dạng sinh học bậc nhất. Với sự tập trung của nhiều loài động thực vật đặc trưng cho từng kiểu hệ sinh thái: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới… cùng với hàng ngàn loài động vật biển quý hiếm chỉ có ở vịnh Hạ Long. Điểm quan trọng không kém của vịnh Hạ Long này chính là nó gắn liền với nhiều giai thoại lịch sử của dân tộc, với nhiều chiến công chống giặc ngoại xâm lẫy lừng của các vị tướng anh hùng. Có thể kể đến: chiến thắng sông Bạch Đằng lẫy lừng năm xưa.
Một kỳ quan thiên nhiên, một dấu ấn lịch sử. Đến vịnh Hạ Long bạn không chỉ được tận hưởng một không gian đẹp, thiên nhiên bao trùm, cảnh sắc thoải mái nhẹ nhàng và êm dịu, mà còn được thưởng thức những món ăn ngon chế biến từ hải sản, các hoạt động giải trí. Đến Hạ Long chắc chắn bạn sẽ có một kì nghỉ dưỡng tuyệt vời.