Ai muốn học toán giỏi thì hãy đọc cái này
Môn Toán luôn là một trong những môn mà biết bao học sinh sợ hãi khi nhắc đến. Nó là môn học học đòi hỏi tư duy của con người. Vậy làm cách nào để học tốt môn Toán?
Đầu tiên, sự siêng năng chăm chỉ luôn là điều quan trọng nhất nếu bạn muốn thành công bất cứ điều gì. Môn Toán thật sự không khó, có điều phải học đúng cách và sự đầu tư đúng hướng thì bạn sẽ giỏi thôi. Không chỉ học trên lớp mà về nhà cũng phải trau dồi và luyện tập thì bạn sẽ cảm thấy môn học này thật sự chẳng khó tí nào đâu!
Học toán trên trường lớp
1. Nắm chắc các lý thuyết, định nghĩa:
Dù không phải học thuộc lòng như mấy môn xã hội, nhưng các định nghĩa cũng như lý thuyết của môn Toán bắt buộc các em phải học thật chắc. Các tính chất, công thức, định nghĩa phải nhớ thì các em mới vận dụng nó vào bài tập để chứng minh, giải thích hay phân tích được. Những gì có thể nhớ được trên lớp thì các em cứ cố gắng nhét vào đầu, vì nó sẽ giúp các em dễ dàng hơn khi học bài ở nhà.
2. Không học dồn:
Đối với các môn tự nhiên như toán lý hóa, đặc biệt là môn Toán, thì các em phải học vững cái trước thì mới học tốt được cái sau. Bởi thế, việc học dồn là điều không thể để xảy ra với môn học này. Có nhiều bạn học sinh không học bài, đến khi thi mới lôi ra học công thức này nọ thì sẽ có kết quả thi rất thấp. Bởi vì phải có một quá trình để học và trao dồi mỗi ngày, áp dụng những kiến thức vào bài tập thì các em mới ghi nhớ lâu được. Các kiến thức có liên quan với nhau, vì thế khi các em đã bỏ quá nhiều mà giờ phải học dồn sẽ không hiểu quả và ảnh hưởng đến sức khỏe của mình nữa.
Xem thêm: Kinh nghiệm trở thành cao thủ môn Vật lý
3. Lắng nghe và ghi chép mọi thông tin từ bài giảng:
Đa số bài giảng của thầy cô đều nằm trong sách tới 80% và chỉ 20% là ở ngoài sách để các em hiểu sâu hơn. Vì thế, hãy ghi chép tất cả những gì thầy cô giảng dạy vì đó đều cần thiết và giúp ích cho các em rất nhiều. Nếu chỉ ngồi nghe thôi mình sẽ quên nhanh khi về nhà. Vì vậy, không những nghe mà còn phải viết xuống tập một cách cẩn thận để có cái mình xem lại. Hãy tập cho mình thói quen đó các em nhé, nó rất hiệu quả đấy!
4. Mạnh dạn hỏi khi chưa hiểu:
Trong quá trình học trên lớp, chắc chắn sẽ có những điều các em thắc mắc hoặc chưa hiểu rõ. Hãy mạnh dạn dơ tay để hỏi Thầy Cô của mình để họ giảng lại hay giải thích cho các em nghe nhé. Vì khi các em hiểu sâu, các em mới làm bài tập và khắc ghi trong đầu được. Đừng ngại ngùng khi mình hỏi, vì thầy cô sẽ rất vui nếu các em dám hỏi để thêm kiến thức cho mình. Họ sẽ giúp đỡ học trò của mình bằng mọi cách để các em học tốt hơn!
Xem thêm: mẹo học tốt toán lý hóa
Tự học toán tại nhà
1. Đọc trước bài mới ở nhà:
Xem bài mới trước khi đến lớp là một cách để các em tiếp thu bài tuyệt vời. Nếu các em có xem qua và chuẩn bị bài trước, các em sẽ bắt kịp bài và hiểu dễ dàng hơn, tránh tình trạng bỡ ngỡ khi gặp bài học lạ hoặc khó. Không những thế, khi đọc trước thì các em sẽ chuẩn bị sẵng cho mình những thắc mắc để lên lớp giáo viên giải đáp cho mình nữa.
2. Học và làm bài tập thật nhiều:
Các em phải làm bài tập nhiều để những công thức mà mình học được áp dụng. Càng làm nhiều, các em sẽ tiếp xúc với nhiều dạng bài tập, nó sẽ tích lũy kiến thức cũng như kinh nghiệm cho các em giải các bài sau này. Nếu mình làm nhiều dạng, khi đi thi có thể gặp lại và chẳng khó khăn gì để mình giải nữa cả. Lúc đó các em mới thấy được việc làm bài tập nhiều có lợi vô cùng!
Xem thêm: Phương pháp học ôn thi hiệu quả
3. Yêu thích môn học:
Bất cứ điều gì khi mình yêu thích thì mình sẽ làm tốt nó nhất. Vì vậy, hãy tập yêu môn Toán thử đi, hãy tạo cảm hứng để mình học. Các em sẽ chinh phục được nó nếu các em yêu thích nó. Đừng đặt áp lực quá nhiều vào nó, thay vào đó hãy thoải mái để học, các em sẽ thành công thôi!
Hi vọng những thông tin trên sẽ hỗ trợ và giúp các em học thật tốt môn học này nhé! Chúc các bạn học giỏi!
Sau đây là một vài bí quyết mà bạn có thể tham khảo và thực hiện, chúng sẽ giúp đỡ bạn trên con đường lập kế hoạch học tập hiệu quả.
1. Vạch ra mục tiêu (ngắn hạn/dài hạn) của cuộc đời
Mục tiêu là điều mà mình muốn đạt được. Rõ ràng, trong cuộc đời mỗi người, vạch ra mục tiêu là vô cùng quan trọng.
* Bạn hãy thử nghĩ đến mục tiêu của cuộc đời mình bằng cách trả lời câu hỏi sau:
- Bạn muốn đạt được điều gì (nghề nghiệp, tiền bạc, địa vị, kiến thức,…)
- Bạn mơ ước gì?
* Chia mục tiêu lớn này thành những mục tiêu nhỏ để dễ hoàn thành vì có mục tiêu dài hạn và ngắn hạn. Ví dụ như trong học kỳ (4-5 tháng) này, mục tiêu của bạn là đạt loại giỏi; vậy trong tuần này, ít nhất bạn phải hoàn thành 20 bài tập toán.
* Phân chia mục tiêu theo đúng lô-gíc (sao cho điểm đến cuối cùng là mục tiêu lớn) giúp bạn quản lí thời gian, khối lượng công việc tốt hơn.
* Mục tiêu của bạn rõ ràng và khả thi. Bạn đã xác định mục tiêu rõ ràng rồi thì bạn cần biết là mục tiêu đó có khả năng đạt được được hay không? Để làm rõ, bạn hãy xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để biết "lượng sức mình".
2. Xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
* Bạn thử trả lời những câu hỏi để xác định ưu khuyết điểm của bản thân như sau:
- Tính cách của bạn ra sao? Có gì đặc biệt? Bạn bình thản, trầm tính, nóng nảy hay hoạt bát?
- Ngoại hình như thế nào?
- Bạn giỏi/yếu lĩnh vực/bộ môn nào?
- Bạn có năng khiếu gì?
- Bạn sợ gì?
- Bạn đang ở vị trí nào trong học tập ở lớp?
- Điểm mạnh của bạn là gì? Bạn có thể cho mọi người thấy điểm mạnh đó bằng cách nào?
- Khuyết điểm của bạn là gì? Bạn đã làm gì đối với khuyết điểm đó?
- Bạn có thể làm được việc gì tốt nhất hay tệ nhất?
· Để khách quan, bạn cũng nên tham khảo ý kiến, đánh giá của bạn bè, người thân, các hoạt động xã hội, học tập để biết rõ bản thân hơn.
3. Lập kế hoạch thực hiện mục tiêu
Bạn nghĩ đến:
* Tầm quan trọng ưu tiên của công việc
1. Tại sao thực hiện công việc này mà không phải thực hiện việc kia?
2. Bạn bỏ ra bao nhiêu chi phí (thời gian, sức lực,…) cho việc này?
3. Khi bạn thực hiện xong thì bạn đang đến cột mốc mục tiêu nào?
4. Nếu bạn không thực hiện việc đó thì có ảnh hưởng gì đến kết quả?
5. Những điều tốt đẹp/ hậu quả gì mà bạn có thể nhìn thấy được?
* Địa điểm thực hiện công việc
1. Làm bài tập nhóm ở đâu (nhà bạn, sân trường, thư viện,…)?
2. Đi đá banh ở đâu?
* Chi phí cho nội dung công việc
- Bạn cần bao nhiêu thời gian để làm bài, để đi chơi, để nghỉ ngơi.
- Tiền bạc. Cần xem lại trong kế hoạch của mình có cần phải photo tài liệu, dự liên hoan sinh nhật.
* Người nào?
- Làm bài với ai?
- Ai cùng chạy tiếp sức với bạn ngày mai? Đã thảo luận kế hoạch chưa?
- "Tắc tị/bí" khi làm bài thì cần gặp ai?
- Ai sẽ giúp bạn? Nếu không có người đó thì người khác sẽ là…?
* Phương tiện/công cụ
- Sách bài tập hay sách giáo khoa nào?
- Sử dụng máy tính hay có thể tính nhẩm?
- Đi học bằng xe đạp hay ba mẹ đưa đón?
- Danh sách công thức hay cẩm nang toán học nào mà bạn cần?
* Phương pháp thực hiện
Bạn cần hình dung phương pháp thực hiện là gì? Bạn sẽ:
1. Có sách nào tham khảo? Lên mạng tìm tài liệu và lên thư viện?
2. Chèn hình minh họa vào bài làm bằng cách nào nhanh nhất?
3. Phương pháp đọc và ghi nhớ hiệu quả hai bài lịch sử?
4. Cách tóm tắt bài văn này như thế nào?
5. Cách giải dạng bài tập đó có thuộc dạng nào?
6. Đo lường bằng dụng cụ, máy móc như thế nào trong khi thí nghiệm?
* Kiểm tra, điều chỉnh:
Nhìn lại kế hoạch, công việc xem có hợp lý chưa, đã xảy ra vấn đề gì… để kịp thời sửa đổi sai sót là điều mà chúng ta nên làm. Những câu hỏi mà bạn cần trả lời như:
- Có những bước công việc nào cần phải kiểm tra? Thông thường thì có bao nhiêu công việc thì cũng cần số lượng tương tự các bước phải kiểm tra.
- Có những điểm nào cần kiểm tra (mục tiêu, nội dung, phương pháp, công cụ,…)?
Thiết nghĩ, con đường thành công của mỗi chúng ta rất khó mà nói trước được, nhưng bạn đừng để lãng phí những gì mình có và tiếc nuối, hối hận nhé! Hãy cố gắng hết sức mình, để mình có thể "trưởng thành" và biết cách biến tri thức nhân loại thành tri thức của bản thân.
Thứ 2 - Thứ 7
- 6h sáng dậy đánh răng rửa mặt, đi vệ sinh.
- 6h20 tắm rửa, ăn sáng.
- 7h đi học.
- 7h30 - 11h30 đi học ở trường.
- 12h ăn cơm trưa.
- 12h30-1h30 ngủ trưa.
- 14h - 16h học buổi chiều.
- 16h30 - 18h tập thể dục, đi chơi vs bạn bè...
- 18h30 - 20h nấu cơm, tắm giặt, làm việc nhà.
- 20h - 21h30 học tập chuẩn bị bài ngày mai.
- 22h đi ngủ.
Chủ nhật
- Sáng dậy giúp đỡ bố mẹ việc nhà.
- Nấu cơm trưa cùng mẹ.
- Đi thăm ông bà, chơi những trò chơi mình thích.
- Buổi tối xem phim và chuẩn bị bài ngày hôm sau