Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khi đi học ở trên trường hay cả khi ở nhà thầy cô giáo và bố mẹ em vẫn luôn nhắc nhở em rằng bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta, và mỗi một người phải có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ môi trường sống xung quanh chúng ta. Điều ấy đã khắc sâu vào tâm trí của em và hình thành những thói quen tốt đẹp.
Ngày hôm ấy là buổi chiều ngày thứ sáu, lớp em có một buổi sinh hoạt ngoại khóa, cô giáo chủ nhiệm đã dẫn chúng em ra công viên để tổ chức một buổi picnic. Điều ấy khiến chúng em vô cùng vui mừng và thích thú, bạn nào bạn nấy cũng háo hức trông mong buổi đi chơi này. Vì chúng em còn nhỏ chưa chuẩn bị được đồ ăn thế nên ba mẹ chúng em đã quyết định đóng góp tiền và nhờ cô giáo chuẩn bị giúp. Ai cũng biết rằng chúng ta có thói quen sử dụng bịch ni lông để bao gói thức ăn, đồ uống vì sự gọn nhẹ, rẻ tiền của nó. Thế nên buổi sinh hoạt hôm ấy đã có một lượng lớn túi ni lông và vỏ nhựa bị thải ra. Em rất buồn vì một số bạn không có ý thức bỏ rác vào thùng, thay vào đó lại tiện tay vứt cả xuống thảm cỏ, rác lớn có thể thu nhặt lại chứ những mảnh ni lông bé xíu thì rất khó để xử lý. Chính vì vậy, với vai trò là lớp phó lao động em đã nhắc nhở mọi người để rác gọn vào một bao riêng, bên cạnh đó em cũng giải thích với các bạn là nếu vứt rác lung tung sẽ gây ô nhiễm môi trường, cũng là gây hại cho cuộc sống của chính chúng ta. Sau khi nghe em giải thích, các bạn ai nấy cũng vui vẻ để rác đúng nơi đúng chỗ, thậm chí có những bạn lỡ tay vứt rác lung tung cũng nhanh nhẹn nhặt chúng bỏ vào bao đựng rác. Đồng thời sau buổi picnic dưới sự chỉ đạo của cô giáo em cũng nhanh chóng đốc thúc mọi người dọn dẹp sạch sẽ bãi cỏ, để kết thúc chuyến đi chơi vui vẻ và lành mạnh.
Thế đấy mọi người, chỉ cần một hành động nho nhỏ là chúng ta đã có thể bảo vệ môi trường sống xung quanh được sạch đẹp, không chỉ bảo vệ cuộc sống mà còn cho chúng ta một góc nhìn thẩm mỹ, dễ chịu, khiến chúng ta yêu đời hơn. Đâu có ai muốn ngồi giữa một đống rác phải không nào?
tham khảo:
Trong thời buổi covid -10 hoành hành thì có những người đã ra đi vì mắc phải nó. Nước Việt Nam ta cũng có rất nhiều anh hùng vĩ đại từ xưa như Võ Thị Sáu, Kim Đồng,..... Và hiện nay cũng vậy. Trong những ngày cả nước thực hiện cách ly xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, những người nghèo, người lao động tự do như bán vé số, lượm ve chai… gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Nhằm phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần “tương thân, tương ái” tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; cũng như sự nghĩa tình của TPHCM, tại TPHCM, đã có nhiều cá nhân, nhóm thiện nguyện tự bỏ tiền túi, cũng như vận động các cá nhân dành những suất cơm, ký gạo miễn phí trao tặng cho người nghèo trên tinh thần “lá lành đùm lá rách”. Hơn 8 giờ sáng ngày 10/4, chúng tôi có mặt tại điểm phát gạo tự động dành cho người nghèo mà người dân gọi với cái tên trìu mến là “ATM gạo” miễn phí dành cho người nghèo tại số 204, đường Vườn Lài, quận Tân Phú, TPHCM. Đây là sáng kiến của anh Hoàng Tuấn Anh, Giám đốc Công ty PHGLock sáng chế. Bởi lẽ, theo chủ nhân chiếc máy “ATM gạo” thì việc tặng nhu yếu phẩm giúp đỡ người nghèo là rất cần thiết, nhưng việc phát quà một cách thủ công dễ tập trung đông người, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh nên bản thân đã tận dụng các máy móc sẵn có của công ty để chế tạo ra máy phát gạo tự động.Tại đây, có hàng chục người nghèo đeo khẩu trang xếp hàng ngay ngắn theo ô vạch sẵn trên vỉa hè với khoảng cách giữa mỗi người là 2m nhằm phòng tránh lây nhiễm dịch bệnh Covid-19. Còn ở tấm biển gắn trên tường và bồn lấy gạo có in những dòng chữ “Điểm phát gạo tự động cho người nghèo. Nhấn chuông để nhận gạo miễn phí 24/24. Mỗi người tối đa mỗi bao gạo. Giữ khoảng cách 2m. Gạo chỉ phát cho người có hoàn cảnh khó khăn. Nếu khó khăn cứ lấy một phần, nếu bạn ổn xin nhường cho người khác”.
TK:
Hôm ấy, chiều thứ bảy, em sang nhà ngoại chơi. Khi đi đến gần đồn công an, một sự việc xảy ra làm em chú ý. Ngay trước cổng đồn, một người phụ nữ đang vừa khóc vừa nói gì đó với chú công an. Người phụ nữ khoảng bốn mươi tuổi, ăn mặc giản dị, tay xách một gói đồ. Còn chú công an khoảng hai mươi lăm tuổi. Người phụ nữ vẫn vừa khóc vừa cầu cứu chú công an: - Chú ơi! Chú cứu tôi với. Bây giờ tôi biết làm sao đây! Chú công an ôn tồn nói với người phụ nữ:
- Chị cứ bình tĩnh kể đầu đuôi sự việc. Chúng tôi sẽ giúp chị. Người phụ nữ nức nở: - Tôi đưa cháu đi chợ để mua quần áo, sách vở chuẩn bị cho cháu vào năm học mới. Trả tiền xong, quay lại, tôi đã không thấy cháu đâu cả. Tôi tìm mấy vòng quanh nơi mua bán cũng không thấy. Tôi lo quá không biết tính sao. Thế là tôi lại đây. Chú ơi! Chú giúp tôi với! Chú công an hỏi: - Cháu bé là trai hay gái? Cháu mấy tuổi? Ăn mặc thế nào? Người phụ nữ kể cho chú công an nghe. Chú ghi ghi, chép chép... Đúng lúc đó tôi thấy chị Lan, gần nhà tôi, tay dắt một đứa bé trai khoảng 5 tuổi đến cổng đồn công an. Em bé vừa đi vừa khóc, mồ hôi nhễ nhại. Chị Lan dùng khăn giấy lau cho em và nói với em điều gì đó. Vừa nhìn thấy bé trai, người phụ nữ mừng quýnh: - Ôi! Con tôi! Chú công an ơi! Cháu đây rồi! Người phụ nữ ôm chầm lấy con. Có lẽ mừng quá nên mất một lúc sau người phụ nữ mới quay sang cảm ơn chị Lan rối rít: - Cô cảm ơn cháu nhiều lắm! Nếu không có cháu bây giờ cô không biết sẽ làm sao? Chị Lan nhẹ nhàng đáp: - Dạ, không có gì đâu cô ạ! Cháu sang nhà bạn. Trên đường đi, cháu thấy em đang ngồi bên gốc cây và khóc. Cháu hỏi nhưng em không nhớ số nhà nên cháu không thể đưa em về nhà được. Cháu quyết định đưa em đến đây để nhờ các chú công an giúp đỡ. Người phụ nữ nói tiếp: - Cháu ngoan quá! Cháu tên gì? Cháu học lớp mấy? Chị Lan chỉ cười, rồi xin phép về.
Mọi người nhìn chị Lan bằng ánh mắt trìu mến. Riêng tôi, tôi rất yêu quý chị Lan. Chị không chỉ giúp đỡ bà con, cô bác lối xóm mà chị luôn sẵn sàng giúp đỡ tất cả mọi người.
Tham khảo
Ở khu phố em, không ai lại không biết đến bà Năm, một bà già mù sống đơn độc trong gian nhà nhỏ gần cuối ngõ xóm.
Bà cụ tuổi đã cao, người gầy gò, đi lai chậm chạp một phần vì lưng đã còng, một phần vì đôi mắt không còn trông thấy được gì. Theo lời nhiều người lớn trong ngõ kể lại, bà bị mù cả hai mắt do hồi nhỏ bà bị cơn sốc thuốc. Đến nay bà vẫn sống trong ngôi nhà cũ của cha mẹ để lại, không chồng con, cũng chẳng có tài sản gì. Thu nhập ít ỏi mà bà có được là do công việc chẻ tăm và đũa tre mà cô nhân đã nhận ở hội người mù về giao cho bà làm.
Biết hoàn cảnh khó khăn của bà năm, một hôm Liên và Hà rủ em đến giúp đỡ bà cụ. Gian nhà tuềnh toàng nhưng cũng khá sạch sẽ do tính ngăn nắp của chủ nhân. Chắc hẳn mỗi sớm bà cụ đều mò mẫn quét nhà rồi mới ăn uống và làm việc. Liên bèn bảo em và Hà:
– Chúng mình có chiều thứ ba, chiều thứ sáu và sáng chủi nhật là được rỗi. Chúng ta đến giúp bà cụ quét dọn nhà cửa, rửa li tách, mâm bát. Để bà cụ đỡ vất vả vì phải lấy nước ở nhà bên, sau mỗi buổi đến chơi và làm việc nhà giúp cụ, chúng em xách nước đổ đầy chum. Sẵn đám đất bỏ không sau nhà, chúng em làm sạch cỏ, trồng vào đấy mấy dây khoai lang. Chỉ tưới nước mấy hôm và sau đó gặp mưa, những đọt rau non đã choài ra. Thế là bà cụ có rau ăn rồi!
Mỗi lần chúng em đến, bà cụ rất vui. Bà ngừng tay chẻ tăm, mỉm cười:
– Các cháu ngoan và tốt bụng quá. Biết lấy gì để cảm ơn các cháu bây giờ? Bà kể chuyện cổ tích các cháu nghe nhé!
Ba chúng em đều thích vỗ tay ầm lên. Vừa nhặt rau, đun lửa, chúng em vừa lắng nghe bà kể chuyện. Giọng bà chậm rãi, đôi mắt nhìn vào khoảng không trước mắt, tuy chẳng thấy gì nhưng có lẽ bà đang hình dung được cả thế giới cổ tích với những bà tiên, ông bụt luôn hiện ra giúp đỡ người hiền lành, khốn khó.
Những lúc ấy, trông nét mặt bà cụ thật tươi vui và hạnh phúc.
Chúng em cũng vậy, niền vui mà chúng em có được là đã làm một việc tốt giúp đỡ người tàn tật. Tuy việc nhỏ nhưng cũng xoa dịu phần nào nỗi cô đơn buồn bã của bà cụ lúc tuổi già, đúng như lời khuyên của câu tục ngữ: “thương người như thể thương thân".
Đề 1
MB: Giới thiệu tình huống để nhớ về con vật nuôi
C1 : Miêu tả bằng những câu văn : Không gian, thời gian, quang cảnh,..... để gợi nhớ kỉ niệm với con vật ấy
C2 : Gợi nhớ bằng những âm thanh
C3 : Bắt đầu những suy nghĩ về loài động vật
B,Thân bài
- Kể lại diễn biến kỉ niệm với con vật nuôi ấy.
- Hoàn cảnh con vật xuất hiện.
- Em đã nhìn gì khi thấy con vật . ( tả hình dáng, bộ lông, đôi mắt,, cái nhìn của nó, trạng thái của con vật khi đó)
- Thái độ của mình khi gặp nó như thế nào ? Em đã làm gì? Những hành động, cử chỉ của em đối với con vật như thế nào ? Trạng thái, cảm xúc của con vật ra sao?
- Kết thúc chuyện như thế nào?
C.KB : - Tạo cớ để trở về hiện tại
- Nêu suy nghĩ và mong ước của bản thân.
Viết dài lắm dàn ý nhé .
Chú ý: 1 kỉ niệm( chứ không phải là nhiều, chú ý không kể miên man, chỉ chú tâm vào kỉ niệm chính ấy) và phải đáng nhớ( có nghĩa là sâu sắc, mang ý nghĩa lớn) và là con vật nuôi em yêu thích.
Trong bài văn phải kết hợp yếu tố kể, tả và bộc lộ cảm xúc:
- Miêu tả: con vật nuôi( màu lông, dáng hình, mắt,...), tả khung cảnh xảy ra kỉ niệm ấy, hành động và cử chỉ của con vật hoặc của em...
- Biểu cảm: Cảm xúc của em thế nào khi xảy ra kỉ niệm ấy, tình cảm của em vs con vật,...
Dàn ý:
Mb: Thời thơ ấu, ai cũng có những kĩ niệm sâu sắc. Em cũng vậy và có lẽ kỉ niệm sâu sắc nhất chính là kỉ niệm với chú chó của em- một lần suýt chết đuối. ( MB có thể chọn nhiều cách khác nhau, quan trọng là nêu ra được đề bài)
Tb: - Buổi chiều mùa hè hôm ấy, trời nóng nực, em và đứa bạn rủ nhau ra bờ sông chơi, chú chó quấn quýt chạy theo...
- Em đùa nghịch, lội ra giữa dòng không biết đso là chỗ rất sâu, nuớc cuốn em đi: hốt hoảng, vùng vẫy, kêu cứu,...
- Chú chó lao xuống, kéo em vào bờ, chạy lăng quăng, vẫy đuôi tít, sủa vang như gọi mọi ng đến.
- Em được cứu thoát... Từ đó, em càng yêu mến thêm chú chó của mình...
Kb: -Tuy 4 năm đã trôi qua, nhưng em chưa bao giờ quên đc kỉ niệm lần ấy- về một chú chó trung thành. Dù bây giờ chú chó ấy không còn nữa nhưung em luôn nhớ đến chú chó với một lòng biết ơn- như một vị ân nhân của mình...
P/s: Có thể đặt tên cho chú chó ấy và miêu tả ở phần Tb.
1. Mở bài:
- Trong những năm gần đây, môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu.
- Vấn đề bảo vệ môi trường đang được cả nhân loại quan tâm.
2. Thân bài:
* Chứng minh : đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường.
- Nạn phá rừng, đốt rừng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: núi bị sạt lở kéo theo đất đá, lũ bùn, lũ quét, lũ lụt... tàn phá nhà cửa, hoa màu, cướp đi mạng sống của con người và phá vỡ cân bằng sinh thái.
- Nạn đánh bắt trên sông, trên biển bằng những phương tiện nguy hiểm (thuốc nổ, điện, lưới quét...) làm cho nguồn thuỷ hải sản ngày càng cạn kiệt.
- Nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ, nhà máy, xí nghiệp thải ra các khí độc hại làm ô nhiễm bầu khí quyển, thậm chí làm thủng tầng ôzôn bảo vệ trái đất, gây ra những xáo trộn ghê gớm trong quy luật của thời tiết, thiên nhiên... (khí hậu ngày càng nóng lên, dông tố, bão lụt, hạn hán...liên tiếp xảy ra).
- ở thành thị: Khí thải, nước thải, chất thải... không được xử lí kịp thời, trở thành nguy cơ bùng phát bệnh dịch. Ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn kém, thể hiện ở các hành vi thiếu văn hoá (xả rác ra đường, xuống kênh, xuống sòng ; phóng uế bừa bãi nđi công cộng...) làm cho cảnh quan đô thị nhếch nhác, kém văn minh.
- ở nông thôn: Sự thiếu hiểu biết về khoa học kĩ thuật cũng gây ra những tác hại không nhỏ trong đời sống hằng ngày. Môi trường mất vệ sinh dẫn đến đau ốm, bệnh tật, giảm sức lao động...
3. Kết bài:
- Mỗi người dân phải có ý thức bảo vệ môi trường.
- Ý thức đó phải dược thể hiện bằng hành động cụ thể : trồng thêm cây xanh, thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn thành phố, làng quê xanh, sạch, đẹp.
- Tuyên truyền, vận động mọi người hãy tích cực góp phần vào việc giữ gìn ngôi nhà chung của thế giới.
Sáng thứ bảy hôm ấy, em cùng với Loan, Hồng, Phượng rủ nhau ra công viên chơi vì ở đây vừa sạch, vừa đẹp, lại có hoa, có cây bóng mát và để ngắm bức tượng anh Trần Văn ơn vừa mới được khánh thành một tháng nay. Tình cờ, nhóm em cũng gặp ba bạn Hoa, Thủy, Ngọc đang ngồi tâm sự và ăn quà bánh ở hàng ghê đá đối diện. Ăn xong, các bạn vứt giấy kẹo giấy bánh bừa bãi ở dưới gầm ghế rồi thản nhiên đi dạo. Thấy vậy, em gọi ba bạn: “Hoa, Thủy, Ngọc ơi! Dừng lại một tí, mình nói cái này nè!” Khi cả ba dừng lại, em đến bên nhẹ nhàng nói: “Các bạn ăn xong, phải gói lại bỏ vào thùng rác chứ ai lại vứt như thế!”. Hoa sầm mặt lại: “Cậu có ý thức nhỉ? Đây là nhà cậu phải không? Chúng tớ có đụng đến cậu đâu mà cậu nhiều chuyện thế?”. Nghe Hoa nói vậy, Thủy, Ngọc ngăn lại: “Bạn Thu nói đúng đấy, Hoa ạ! Tụi mình làm ngay đây. Cảm ơn sự góp ý của Thu”.
Read more: http://taplamvan.edu.vn/ke-lai-mot-viec-tot-em-da-lam-de-gop-phan-bao-ve-moi-truong/#ixzz4vwyTNiqJ
Môi trường có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người. Không có môi trường, chúng ta sẽ không có không gian sinh sống, không có thức ăn để tồn tại, không có không khí để hít thở,…Vì thế, bảo vệ môi trường là một công việc mà thiết nghĩ ai cũng nên làm, và em cũng đã làm một việc để góp phần vào công việc ấy.
Mỗi ngày khi đến trường, em thường đi bộ trên một đoạn đường tương đối vắng. Do ít người qua lại nên đoạn đường này rất sạch sẽ, không khí thì trong lành, hoa lá phát triển tươi tốt. Trước buổi học, khi đi ngang qua con đường ấy, em lại cảm thấy khoan khoái và thoải mái vô cùng.
Hôm đó, cũng như thường lệ, em đến trường sớm và rảo bước trên con đường quen thuộc. Bất ngờ, từ xa xa, em phát hiện có một túi nilông màu đen rất lớn đang nằm choán giữa đường. Xung quanh không có ai nên em không thể xác định được chiếc túi ấy là của người nào để mang trả. Em tò mò, không biết có thứ gì bên trong. Liệu đây là chiếc túi chứa đồ ăn của ai đó vừa đánh rơi? Hay trong đây chứa tài sản giá trị nào đó? Hàng loạt câu hỏi vang lên trong đầu, thế là em quyết định mở chiếc túi ra kiểm tra. Khác xa với dự đoán của em, chiếc túi bị vứt ấy chỉ là một túi rác không hơn không kém. Trong túi ngổn ngang biết bao li nhựa, hộp xốp, vỏ trái cây,…đang trong thời gian phân hủy và bốc mùi vô cùng hôi thối. Em vội vàng buộc chặt miệng bao và đẩy lại chỗ cũ. Toan bước tiếp thì em cảm thấy mình phải làm gì đó, nếu để túi rác giữa đường như thế này sẽ gây ra mùi hôi thối khó chịu, lại có thể khiến người đi đường bị vấp và bị thương. Nghĩ vậy, em bèn quay lại chỗ cũ, mang túi rác theo bên mình. Đây là đoạn đường vắng nên không hề có một thùng rác nào cả, em đành mang túi rác đến trường trước sự cười đùa của các bạn. Tuy vậy, em lại không hề cảm thấy xấu hổ mà trong lòng lại rất vui vì có lẽ, em vừa làm một việc, dù là nhỏ nhưng đã góp phần bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.
Đoạn đường em thường đi học đó thi thoảng vẫn xuất hiện những túi rác. Cứ mỗi lần như vậy, em lại mang chúng đến trường và bỏ vào thùng rác. Em không hề thấy khó chịu mà còn cảm thấy đó là việc đúng đắn mà một học sinh như em nên làm.
Em hi vọng rằng, mỗi người trong chúng ta hãy có ý thức và cùng chung tay bảo vệ môi trường, để môi trường mãi là không gian sống trong lành, sạch đẹp cho chính chúng ta.
mọi người ơi viết bài văn tự sự kết hợp miêu tả biểu cảm nhá
Tham Khảo:
Hiện nay nạn chặt phá rừng ở nước ta đang diễn ra một cách nghiêm trọng, dù rằng các cơ quan chức năng đã nhiều lần vào cuộc, nhưng diện tích rừng vẫn đang ngày một giảm sút. Điều đó đã có tác động vô cùng xấu đến môi trường sống của con người, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng lên một cách đáng báo động. Nhận thức được điều này, em nghĩ bản thân phải làm một việc gì đó để góp phần bảo vệ môi trường. Và bố em đã gợi ý cho em cách rất hay ấy là tham gia trồng cây xanh quanh môi trường sống.
Em vô cùng hứng thú với đề nghị này của bố và nóng lòng muốn thử luôn, thế là bố đã cho em một góc vườn nho nhỏ, bảo rằng em có thể trồng bất cứ loài cây nào em thích. Em suy nghĩ mãi rồi quyết định chọn một cây mít, em nghĩ rằng sau này cây mít lớn, đâm bông kết trái, cả nhà sẽ có mít ngon để ăn, đồng thời mít là loài cây gỗ lâu năm, cây cao, bóng tỏa ra lớn, lá lại dày rất có ý nghĩa trong việc lọc sạch không khí và bảo vệ môi trường. Quyết định xong, em lấy hết tiền tiết kiệm nhờ bố mua giùm cho một cây mít nhỏ, sau đó em cẩn thận theo sự hướng dẫn của bố, bắt đầu đào hố, bón phân lót, rồi bắt đầu trồng cây mít xuống. Sau đó em cẩn thận làm cho nó một cái hàng rào vòng bên ngoài để tránh động vật như gà, chó đào gốc làm chết cây. Cuối cùng em lấy thùng ô doa tưới cho cây một lượng nước vừa đủ và kết thúc công việc trồng cây. Từ đó trở đi sáng nào em cũng ra tưới nước cho cây, thỉnh thoảng còn nhổ cỏ quanh gốc, lâu lâu bố em lại cho cây ăn vài hạt phân để cây nhanh lớn. Dù năm nay cây mới chỉ được một năm tuổi nhưng đã xum xuê tỏa bóng, cao vượt qua đầu em rồi, điều đó làm em vô cùng hạnh phúc.
Hy vọng rằng cây mít của em sẽ lớn thật nhanh, tỏa bóng rợp cả một vùng, góp phần lọc sạch không khí và còn cho cả những trái mít thơm ngon, để công sức bao nhiêu ngày vun trồng của em có ý nghĩa và không bị phí hoài. Cũng mong rằng mọi người hãy có ý thức bảo vệ và giữ gìn môi trường bằng nhiều biện pháp, ví như là chọn trồng một loài cây mà mình ưa thích chẳng hạn.