K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 4 2021

1. Cả bè hơn cây nứa.

2. Góp gió thành bão

3. Hợp quần gây sức mạnh.

4. Giỏi một người không được, chăm một người không xong.

5. Bẻ đũa không bẻ được cả nắm.

6. Chết cả đống còn hơn sống một người.

7. Chung lưng đấu cật.

8. Khi đói cùng chung một dạ, khi chết cùng chung một lòng.

9. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

10. Tướng chuộng nhiều quân, dân chuộng nhiều người.

11. Dựng nhà cần nhiều người, đánh giặc cần nhiều sức.

12. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.

13. Đồng thanh tương ứng,

14. Khi rét ta chung một lòng, khi đói ta chung một dạ.

15. Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu.

16. Đoàn kết thì sống, chia rẻ thì chết.

17. Lá lành đùm lá rách

18. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

19. Thương người như thể thương thân.

20. Thương nhau chia củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng.

21. Môi hở răng lạnh.

22. Con chim khôn cả đàn cùng khôn, con chim dại cả đàn cùng dại.

23. Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm.

11 tháng 4 2021

      Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ cah rau muống nhớ cà dầm tương.

5 tháng 1 2022

Nội dung chủ yếu của văn học Việt Nam thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX là gì ?

   A. Thể hiện tình yêu quê hương đất nước, con người Việt Nam.

   B. Ca ngợi tình yêu đôi lứa, tình yêu gia đình.

   C. Phản ánh cuộc sống đương thời cùng những thay đổi trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người Việt Nam.

   D. Chống phá triều đình, phê phán những thói hư tật xấu của quan quân nhà Nguyễn.

2 tháng 1 2022

Còn sống thì còn bảo vệ đất nước mình . Từ đó gợi cho ta tinh thần yêu nước và bảo vệ độc lập chủ quyền lãnh thổ . Qua câu nói ta rút ra bài học thật đáng quý và nhân cách cao đẹp của TTĐ

2 tháng 1 2022

- Suy nghĩ: Trần Thủ Độ có 1 lòng trung thành với nhà vua.Câu nói khảng khái, sự tự tôn dân tộc, ý chí quyêt tâm chống giặc giữ nước của Trần Thủ Độ được người đời ca tụng.

- Bài học: Chúng ta nên học hỏi theo Trần Thủ Độ, có 1 lòng yêu nước vô tận

10 tháng 4 2018

Cho mk chỉnh sửa lại câu 3 nhé:

3,Tại sao nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu?

7 tháng 5 2020

Câu 3

- Do sự mục nát của chính quyền Đàng Trong làm cho đời sống của nông dân và các tầng lớp lao động nghèo khác trở nên cùng cực. Những mâu thuẫn xã hội ở Đàng Trong ngày càng dâng cao.

- Trước khởi nghĩa Tây Sơn đã có nhiều phong trào khởi nghĩa của nông dân đã diễn ra và huy động được đông đảo lực lượng nhân dân tham gia.

- Do các hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn như: xóa nợ cho nông dân, bãi bỏ nhiều thứ thuế và chủ trương "lấy của người giàu chia cho người nghèo" rất hợp lòng dân.

=> Vì vậy, nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu.

Câu 4

Tình hình kinh tế Đàng Ngoài ở thế kỉ XVII - XVIII:

* Nông Nghiệp:

- Những cuộc xung đột kéo dài, chiến tranh liên miên đã phá hoại nghiêm trọng nên sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến thuỷ lợi và tổ chức khai hoang.

- Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán. Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An. Nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.

* Thủ công nghiệp:

- Từ thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công, trong đó có nhiều làng thủ công nổi tiếng như: làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An),...

* Thương nghiệp:

- Buôn bán phát triển, nhất là các huyện vùng đồng bằng và ven biển đều có chợ và phố xá.

- Các thương nhân châu Á, châu Âu thường đến Phố Hiến buôn bán tấp nập.

- Xuất hiện thêm một số đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến (Hưng Yên),…

- Các chúa Trịnh cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy, từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.

Câu 5

Tình hình xã hội ở Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII:

- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần.

- Việc mua quan, bán tước phổ biến, số quan lại ngày càng tăng. Quan lại, cường hào kết thành bè cánh, đàn áp, bóc lột nhân dân thậm tệ và đua nhau ăn chơi xa xỉ. Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành, tự xưng “quốc phó” và khét tiếng tham nhũng.

- Nông dân bị địa chủ, cường hào lấn chiếm ruộng đất. Nhân dân phải nộp nhiều thứ thuế.

- Thương nhân, thợ thủ công, đặc biệt là các dân tộc thiểu số miền núi cũng bất bình sâu sắc với chính quyền họ Nguyễn. Họ phải nộp lâm thổ sản như ngà voi, sừng tê, mật ong…

=> Cuộc sống của người dân ngày càng cơ cực, nên đứng dậy đấu tranh.



28 tháng 2 2021

"Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng"

Câu ca dao nói lên tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái của nhân dân ta, nó đã trở thành truyền thống của dân tộc, được lan truyền qua bao thế hệ già trẻ - những con người “trong một nước”, cùng nguồn gốc “con Rồng cháu Tiên”.

- Những câu ca dao tương tự:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

 

“Dân ta nhớ một chữ đồng.

Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh”

 

“Một cây làm chẳng nên non.

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

 

"Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau"...

 

Ý nghĩa của câu ca dao trên:

Câu ca dao trên nói lên sự đoàn kết tương thân, tương ái lẫn nhau. Đã là người cùng thôn, cùng xóm, làng bản hay rộng hơn là con cháu người Việt có chung cội nguồn “con rồng, cháu tiên” thì phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Đó là tình cảm giữa con người với con người, là tinh thần yêu quê hương, đất nước. Tình yêu quê hương, đất nước là truyền thống tốt đẹp từ bao đời của nhân dân ta.

Một số câu ca dao có nội dung tương tự:

Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

 

    Một cây là chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

 

               Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

8 tháng 5 2019

- Câu ca dao nói lên tinh thần đoàn kết tương thân, tương ái trong thôn xóm, làng bản, cộng đồng người Việt có chung một cội nguồn "con Rồng, cháu Tiên". Đó là tình cảm, là tinh thần yêu quê hương, đất nước. Tình yêu quê hương, đất nước và con người đã là truyền thống tốt đẹp từ bao đời nay của người Việt Nam.

    - Câu ca dao có nội dung tương tự là:

"Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn."

24 tháng 3 2023

Từ tinh thần đoàn kết và quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân Đại Việt, chúng ta có thể rút ra bài học về trách nhiệm và tinh thần xây dựng đất nước. Trong đó, bản thân mỗi người cần nhận thức và thực hiện trách nhiệm của mình trong việc đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

Để xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, mỗi người dân cần phải có tinh thần đoàn kết và quyết tâm trong công cuộc xây dựng quốc gia. Bên cạnh đó, mỗi người cũng cần có trách nhiệm với việc bảo tồn và phát triển tài nguyên đất nước, từ việc bảo vệ môi trường sống, tài nguyên thiên nhiên cho đến việc góp phần nâng cao năng lực lao động, tăng trưởng kinh tế tế, cải thiện chất lượng cuộc sống và xây dựng đất nước hùng cường.

Từ bài học lịch sử này, chúng ta cần học hỏi và nhận thức rõ tầm quan trọng của trách nhiệm và tinh thần xây dựng đất nước. Bằng cách nhận trách nhiệm của mình và sẵn sàng đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước , chúng ta sẽ trả lại sự phát triển bền vững và hiệu quả cho đất nước, đồng thời tiếp tục giữ và phát huy tinh thần đoàn kết và quyết tâm chống ngoại xâm của dân tộc ta.