Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Vì Phan Bội Châu và những người yêu nước chưa hiểu được bản chất của những nước đế quốc trong đó có Nhật Bản.
- Chính phủ Nhật Bản cấu kết với Pháp.
Phong trào Đông Du mặc dù chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn, song được coi là một trong những phong trào yêu nước mạnh mẽ nhất của nhân dân ta đầu thế kỷ 20.Nhiều thanh niên du học của phong trào Đông Du sau này đã trở thành những hạt nhân của các phong trào cách mạng tiếp theo trong công cuộc giải phóng dân tộc.
Tham khảo
Thời gian | Diễn biến lịch sử |
Năm 1904 | Hội Duy tân được thành lập |
Năm 1905 | Phan Bội Châu tới Nhật Bản và được một số người Nhật hứa giúp đỡ đào tạo về kĩ thuật, quân sự cho thanh niên yêu nước Việt Nam |
Năm 1908 | Thực dân Pháp cấu kết với Nhật, chống phá phong trào Đông du. Chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất những người yêu nước Việt Nam và Phan Bội Châu khỏi Nhật Bản |
Năm 1909 | Phong trà Đông du tan rã. Phan Bội Châu cùng với nhiều thành viên của Hội Duy tân lánh sang Quảng Đông, sang Xiêm tiếp tục hoạt động cứu nước. |
Câu 1: Vì trước sự tàn sát của Mĩ-Diệm , nhân dân miền Nam không thể chịu đựng mãi , không còn con đường nào khác , buộc phải vùng lên phá tan thế kìm kẹp
Câu 2: Đêm 2 tháng 1 năm 1960, ban lãnh đạo tỉnh Bến Tre họp tại xã Tân Trung, quyết định: "phát động một tuần lễ toàn dân đồng khởi, diệt ác ôn, phá thế kìm kẹp, giải phóng nông thôn, làm chủ ruộng vườn" và quyết định khởi nghĩa thống nhất từ ngày 17 tháng 1 đến ngày 25 tháng 1.
Câu 3: Phong trào đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới, làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm, tạo ra bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam: chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
Cho 1 tíc nhé cảm ơn
- Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5 – 7 – 1885, theo lệnh Tôn Thất Thuyết quân ta tấn công vào đồn Mang Cá và toà Khâm sứ Pháp.
- Bị đánh bất ngờ, quân Pháp vô cùng bối rối. Nhưng nhờ có ưu thế về vũ khí, chúng ra sức cố thủ, đến gần sáng thì đánh trả lại.
- Quân giặc tiến vào kinh thành, mặc sức giết người, cướp của và tàn phá.
- Trước tình hình đó, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi và đoàn tuỳ tùng lên vùng rừng núi Quảng Trị để tiếp tục kháng chiến.
- Trường tiểu học Hàm Nghi (Đà Nẵng)
- Trường trung học cơ sở Đinh Công Tráng (Hà Nam)
- Trường trung học phổ thông Phan Đình Phùng (Hà Nội)
- Đường Tôn Thất Thuyết (Hà Nội)
- Đường Phạm bành (Hồ Chí Minh)
- Đường Nguyễn Thiện Thuật (Đà Nẵng)
- Ngày 12 – 9 – 1930, hàng vạn nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn (Nghệ An) với cờ đỏ búa liềm dẫn đầu kéo về thị xã Vinh.
- Đoàn người ngày càng đông thêm, vừa đi vừa hô khẩu hiệu “Đả đảo đế quốc!”, “Đả đảo Nam triều!". "Nhà máy về tay thợ thuyền!”, “Ruộng đất về tay dân cày!”…
- Thực dân Pháp cho binh lính đến đàn áp nhưng không ngăn được bước tiến của đoàn biểu tình.
Sự kiện đáng nhớ về Cách mạng tháng Tám ở Thừa Thiên - Huế:
- Ngày 23/8/1945, tại sân vận động Huế, trước hàng vạn người dân Thừa Thiên Huế, Ủy ban Khởi nghĩa tiến vào lễ đài giữa tiếng hô vang dội.
- Ðồng chí Tố Hữu đọc diễn văn và tuyên bố: Từ nay chính quyền về tay nhân dân; giới thiệu Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời tỉnh do đồng chí Tôn Quang Phiệt làm Chủ tịch.
- Chiều 30/8/1945, Bảo Ðại đọc thoái vị và trao cho đại diện chính phủ Quốc ấn bằng vàng và thanh gươm bằng vàng nạm ngọc.
- Trên kỳ đài Huế, cùng với bản nhạc hùng tráng “Tiến quân ca”, lá cờ đỏ sao vàng tung bay giữa trời Huế tự do độc lập trong tiếng hô vang của người dân “Việt Nam độc lập muôn năm”, “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muôn năm”.
- Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19 - 5 - 1890, trong một gia đình nhà nho yêu nước ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Thời niên thiếu và thanh niên của Người đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và những phong trào đấu tranh chống thực dân.
- Người sớm có chí đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào.
- Phan Bội Châu lớn lên khi đất nước đã bị thực dân Pháp đô hộ. Ông day dứt lo tìm con đường giải phóng dân tộc.
- Cùng với những người chung chí hướng, ông lập Hội Duy tân (1904).
- Năm 1905, Phan Bội Châu tới Nhật Bản và được một số người Nhật hứa giúp đỡ. Phan Bội Châu về nước, vận động thanh niên sang Nhật học.
- Ông ra sức tuyên truyền, cổ động cho phong trào Đông du. Vì vậy, tiền của nhân dân trong nước ủng hộ ngày càng nhiều và hàng trăm thanh niên nô nức sang Nhật học. Ai cũng mong mau chóng học xong để trở về cứu nước.