Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Vũ Nương là một người con gái đẹp đúng chuẩn của phụ nữ ngày xưa. Nàng không những đẹp về nhan sắc mà còn đẹp về phẩm chất. Nhưng ai ơi, người xưa đã có câu "Hồng nhan bạc mệnh". Nàng vốn là con kẻ khó, nhưng được chàng Trương Sinh con nhà hào phú mê đắm về tư dung. Nhưng chàng Trương Sinh lại là một con người ít học thô lỗ, với tính cách thùy mị, nết na cùng trí thông minh của mình, nàng luôn giữ gìn bền chặt hạnh phúc gia đình, không để vợ chồng xảy ra thất hòa. Khi chồng đi lính, nàng một mình hết lòng chăm sóc mẹ chồng già yếu, đứa con thơ chưa biết mặt cha. Thật đúng là một người phụ nữ "tam tòng, tứ đức". Khi mẹ chồng ra đi, nàng lo ma chay, tế lễ cho mẹ chồng như bố mẹ đẻ thể hiện tấm lòng hiếu thảo, đảm đang, tháo vát, đậm tình nghĩa. Suốt những năm tháng xa chồng, Vũ Nương đã nói với con rằng cái bóng chính là cha. Nhưng chỉ vì lòng thương nhớ chồng ấy mà dẫn đến cái chết oan nghiệt của nàng. Khi chồng về nhà cùng với nỗi đau mất mẹ và tính đa nghi, phòng ngừa vợ quá sức nghe thấy đứa con bảo hàng đêm vẫn có một người cha đến thăm nó, Trương Sinh đã không tìm hiểu ngọn ngành mà đổ oan cho Vũ Nương. Một người phụ nữ đẹp, luôn tuân theo "tam tòng tứ đức" mà nay lại bị nghi ngờ không đoan chính, bị chồng con ruồng bỏ, chắc chắn sẽ nghĩ đến cách tự vẫn giải oan. Người phụ nữ ấy luôn hết mực yêu thương chồng con nhưng phải chịu cái chết oan ức, thật là đáng thương!
hai chi tiết này có ý nghĩa khác nhau là
ở Vợ chàng Trương khi bị oan đã chạy ngay ra sông tự tử
còn trong Chuyện người con gái Nam xương thì chi tiết Vũ Nương tắm gội sạch sẽ là để cố gắng rửa oan cho mình , giữ cho mình trong sạch trước khi ra đi
Có nhé
- Truyện cổ tích chỉ nói Vũ Nương ra sông tự tử => không nêu được tính tốt đẹp, thuỷ chung của người phụ nữ
- Truyện người con gái Nam Xương : chi tiết đó đã làm nổi bật vẻ đẹp của người phụ nữ đồng thời thể hiện giá trị của tác phẩm : phê phán xã hội phong kiến nam quyền thối nát bất công, cổ hủ.
Trước khi tự tử , Vũ Nương tắm gội sạch sẽ và ngửa mặt lên trời thốt lên lời khấn trước khi chết vì : Nàng muốn đó là một lời cầu xin thần sông chứng giám cho nỗi oan khuất ,cho tấm lòng trong sạch của mình . Lời than ấy còn thể hiện nỗi thất vọng đến tột cùng , nỗi đau đớn không có gì diễn tả nổi của một người phụ nữ phẩm giá trong sạch ,nhân hậu...nhưng đã bị đẩy đến cái chết bức từ !
~ Chúc bn học tốt !~
nếu như Trương Sinh biết ý tứ. Thông cảm, hiểu vợ, và phải cho cô ấy cơ hội giải thích
Trò chơi điện tử vốn là một trò giải trí lành mạnh song hiện tượng đam mê trò chơi này mà sao nhãng học hành và gây nhiều hậu quả tại hại đã trở thành một vấn đề bức xúc ở lứa tuổi học sinh .
Có thể thấy ở khắp các phố phường và các nẻo đường thôn ngõ xóm những quán Intenet. Học sinh đến đó không phải để truy cập thông tin phục vụ cho việc học mà để chơi điện tử . Nhiều bạn ngồi hàng giờ , hàng ngày trước màn hình vi tính, mê mẩn với những trò chơi trên máy ,quên thời gian thậm chí bỏ học để chơi ,trong đầu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến các trò chơi và ham muốn chinh phục khám phá nó khiến gương mặt ngơ ngẩn như mất hồn…
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó .Do bố mẹ không quan tâm , do buồn , do bạn bè rủ rê , do không tự chủ được bản thân …Song dù lý do nào đi nữa , ham mê trò chơi điện tử cũng là một điều tai hại . Trước hết ngồi quá gần màn hình vi tính trong một thời gian dài có thể làm cho mắt bị cận thị , người mệt mỏi, sức khoẻ bị tổn hại . Không chỉ có thế , ham mê trò chơi điện tử còn dẫn đến sao nhãng nhiệm vụ chính của người học sinh là học tập . Mải chơi , bỏ tiết, trốn học, không hiểu bài , không làm bài tập , học tập sút kém dẫn đến chán học . Như vậy vô tình sự ham chơi nhất thời có thể tự huỷ hoại tương lai của chính bản thân mình .Trò chơi điện tử còn khiến tâm hồn bị đầu độc bởi bạo lực , chém giết , bắn phá , cuốn con người vào một thế giới ảo đầy những mưu mô , thủ đoạn . Hơn nữa ham chơi điện tử còn tiêu tốn tiền bạc một cách vô ích , có khi còn làm thay đổi nhân cách con người . Để có tiền chơi điện tử nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như dối trá , thủ đoạn , trộm cắp tiền bạc, tài sản của gia đình , bạn bè …Và không ai có thể lường trước được những hậu quả tai hại khác nếu niềm đam mê kia vẫn còn tiếp diễn .
Trò chơi điện tử tai hại như vậy , làm thế nào để ngăn chặn nó ?Đây thực sự là một việc khó song không phải là không làm được.Quan trọng nhất là bản thân phải xác định nhiệm vụ chính của mình là học tập ,rèn luyện ,tu dưỡng,không lãng phí thời gian,sức lực, tiền bạc vào những việc vô bổ ,thậm chí là có hại .Chỉ coi trò chơi điện tử như một trò giải trí ,tiếp xúc với nó có chừng mực , biết chế ngự và làm chủ bản thân, không để bản thân bị tác động bởi những trò chơi và sự rủ rê của những người bạn xấu. Bên cạnh đó cũng cần có sự quan tâm thường xuyên và sự quản lý chặt chẽ của gia đình nhằm giúp con em mình tránh xa những đam mê tai hại .Nhà trường và xã hội cũng cần có sự phối hợp giáo dục thế hệ trẻ, tạo ra những hoạt động bổ ích ,những sân chơi vui tươi lành mạnh để mọi học sinh đều được tham gia .Có như vậy vấn nạn học sinh say mê trò chơi điện tử mới được giải quyết triệt để.
Ham chơi điện tử – Ham muốn nhất thời mà tác hại không lường hết được.Bởi vậy vì tương lai của chính mình,chúng ta đừng để bản thân vướng vào đam mê chết người đó.
Bài làm
Trong nhiều năm trở lại đây internet đã làm thay đổi bộ mặt của nhiều quốc gia và Việt Nam là một trong số đó. Thời đại công nghệ số chính là thuật ngữ được sử dụng nhiều nhất trong những năm gần đầy. Không chỉ mang đến sự phát triển về kinh tế, mở ra sự giao lưu với nước ngoài mà nó cũng mang đến nhiều vấn đề nhức nhối trong xã hội. Game hay còn gọi là trò chơi điện tử là một trong số đó.
Cái thời mà các trò chơi dân gian xưa như : Ô ăn quan, nhảy ngựa, đá dế, trận giả… đã lùi vào dĩ vãng. Thay vào đó là cả một ngành công nghiệp giải trí được ra đời. Ngành công nghiệp game là một trong những ngành nghề hái ra tiền hiện nay. Vì thế, các nhà sản xuất đã không ngừng tung ra hàng triệu các game khác nhau để thu hút người dùng đặc biệt là giới trẻ.
Nếu vô tình bước chân vào một quán internet, sẽ chẳng ngạc nhiên gì khi phần lớn là các bạn đồng trang lứa với áo đồng phục đang say sưa chơi các game đầy hấp dẫn như : đá bóng, đua xe, đế chế… Công bằng nói thì việc chơi game không hoàn toàn xấu. Thậm chí nó còn giúp chúng ta rèn luyện sự kiên trì, nhanh nhẹn và giảm căng thẳng sau những giờ học tập. Nhưng vì lợi nhuận, các nhà sản xuất đã không ngừng sử dụng tình huống bạo lực, hình ảnh mát mẻ để kích thích để tăng sự hấp dẫn của game nhưng đồng thời cũng biến nó thành một liều thuốc độc giết người.
Không cần một số liệu thống kê nào thì bất cứ ai cũng nhận thấy rằng đối tượng chính của game chính là các bạn học sinh. Với đồ họa đẹp mắt, âm thanh sắc nét chân thực cùng những thử thách ly kỳ hấp dẫn game nhanh chóng trở thành thú tiêu khiển hấp dẫn của học sinh. Nhưng cũng chính vì điều đó đã khiến các bạn đắm chìm trong điện tử dẫn đến “nghiện game”. Việc cày 4 – 5 tiếng điện tử hay chơi thâu đêm đã không còn là xa lạ đối với những con nghiện. Đối với các bạn giờ đây việc tăng cấp, lấy được vật phẩm còn cao hơn sức khỏe, học tập hay cả chính gia đình mình! Chấp nhận bỏ học đi chơi, chấp nhận kỷ luật thậm trí để có tiền chơi game các bạn sẵn sàng làm trái pháp luật.
Game không phải một trò chơi miễn phí, vì vậy để đáp ứng nhu cầu của mình các bạn cần phải có tiền. Từ việc nhịn ăn sáng tiêu vặt lấy tiền chơi game, đến các việc như nói dối bố mẹ, trộm cắp trong nhà… Và đến khi vẫn không đủ thì các bạn đã làm những điều sai trái. Hàng loạt những bài về việc cướp của giết người để lấy tiền chơi game dường như đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về tình trạng chơi game ở giới trẻ.
Không chỉ tốn kém về kinh tế mà việc chơi game quá lâu thường dẫn đến các bệnh về mắt như cận thị loạn thị, ăn uống nghỉ ngơi không đúng bữa khiến sức khỏe giảm sút. Đã có nhiều trường hợp tử vong vì chơi game liên tục trong nhiều giờ. Việc đắm chìm trong thế giới ảo thường quên đi thế giới thực dẫn đến sự sa sút trong học tập và dần đánh mất đi tương lai của mình. Những hình ảnh chém giết bạo lực kích thích trong game còn dẫn đến tâm lý mất cân bằng không phân biệt được việc chém giết trong game và ngoài đời thực dẫn đến việc vi phạm pháp luật. Có thể nói rằng, nghiện game cũng nguy hiểm như nghiện ma túy.
Là một nước đang phát triển thị trường game ở Việt Nam phát triển rất nhanh. Có cầu ắt có cung, hàng ngàn quán game được ra đời để phục vụ giới trẻ và cũng từ đây nhiều tệ nạn ra đời. Cùng với đó là sự thiếu quan tâm của gia đình cứ nghĩ rằng con mình luôn đi học đầy đủ đến khi sự việc xẩy ra thì đã quá muộn. Ở tuổi mới lớn nhu cầu vui chơi giải trí là nhu cầu chính đáng nhưng nếu chỉ vì thế mà quên đi việc học đánh mất tương lại thì thật đáng buồn.
Giới trẻ nghiện game có nhiều nguyên nhân, ngoài sự kích thích và hấp dẫn của trò chơi thì đây còn là nơi các em dễ dàng chinh phục được nhiều đẳng cấp, khẳng định được giá trị của bản thân mình.
Xã hội càng văn minh thì tệ nạn xã hội cũng theo đó tăng cao vì vậy đừng để mình bị sa đà vào các trò tiêu khiển không bổ ích. Vì vậy, để có thể biến game thành một trò chơi có ích bản thân các bạn cần có quyết tâm và một ý chí vững vàng. Thường xuyên tham gia các hoạt động tập thể của lớp, trường. Sắp xếp cân đối giữa việc học và chơi sao cho hợp lý. Cùng với đó gia đình và thầy cô cũng cần quan tâm đến con em mình. Không chỉ kiểm soát về tài chính, giờ chơi mà cần định hướng cho các bạn biết đâu là việc quan trọng. Các nhà quản lý, sản xuất cần cân nhắc các hình ảnh tính bạo lực kích thích trong game sao cho phù hợp. Hãy cùng nhau phát triển một xã hội tốt đẹp, biến game trở thành môn thể thao điện tử chứ không còn là chất gây nghiện nguy hiểm.
Bạn tham khảo phần thân bài nhé
Đoạn trích nói lên tâm trạng nàng Kiều ở lầu Ngưng Bích: buồn tủi, thương nhớ người yêu, nhớ cha mẹ, xót thựơng thân phận cay đắng của mình.
Đoạn thơ là một minh chứng cho quan điểm: Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ của thi hào Nguyễn Du. Cảnh vật thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích bị bao phủ một nỗi buồn trĩu nặng bởi Kiều nhìn cảnh bằng cặp mắt u uồn và ẩn sâu trong đó là nõi cô đơn. Nỗi buồn tơ lòng người thấm vào cảnh vật và cảnh vật hoang vắng, đìu hiu càng gợi mối sầu trong lòng người con gái bất hạnh-Thúy Kiều.
Sáu câu đầu là khung cảnh trước lầu Ngưng Bích. Cảnh đẹp, nhưng thật buồn, mênh mông hoang vắng, lạnh lẽo. Nguyễn Du đã mượn cảnh để nói lên tâm trạng nàng Kiều:Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
Kiều đang bị giam lỏng tại lầu Ngưng Bích. Có thể nói, lầu Ngưng Bích là nơi khóa kín tuổi xuân của Kiều. Từ lầu Ngưng Bích, Kiều thấy cảnh "non xa', 'trăng gần". Có lẽ Kiều thấy non xa vì xung quanh nàng là k gian hoang vắng, còn nàng thấy trăn gần là vì trời đẫ về khuya, k gian yên tĩnh, mặt trăng như to và gần hơn. K những vậy, khi nàng nhìn xa thì thấy những cồn cát nhấp nhô như những gợn sóng, những bụi hồng trải dài muôn dặm. Có lẽ, cảnh vật trước lầu Ngưng Bích rất đẹp, nhưng nó lại gợi nên nỗi buồn, cô đơn, khiến người đọc có liên tưởng như chính bưc tranh thiên nhiên tuyệt đẹp ấy lại gợi lên một k gian hoang vắng , sợn ngập.Xung quanh Kiều không có một bóng người. Nỗi buồn, tủi thân k biết chia sẻ cùng ai khiến nỗi buồn ngày càng sâu. Thế nên nàng chỉ biết làm bạn vs thiên nhiên để vơi bớt nỗi cô đơn. Từ "bẽ bàng" đã diễn tả rất rõ tâm trạng của Kiều, nàng cô dơn, tội nghiệp, cảm thấy tủi thân, xấu hổ. Ơr lầu Ngưng Bích, thời gian đối vs Kiều như một vòng tuần oàn khép kín: Sáng làm bạn vs mây, khuya lại làm bạn với đèn. Vòng tuần hoàn ấy cứ giam hãm Kiều khiến nàng rơi vào tâm trạng cô đơn tuyệt đối.Không một bóng người, chỉ có không gian mênh mông, hoang vắng và buồn tẻ. Ướm vào thân phận nàng, nàng nào có khác chi hạt cát, hạt bụi nhỏ nhoi kia? Nỗi buồn của Kiều dường như cũng mở ra đến vô cùng như không gian bát ngát trước mắt nàng. Càng cảm thương cho thân phận, cõi lòng nàng càng tan nát.
Cảnh buồn hay gợi nhớ. Kiều lặng lẽ, âm thầm gạt lệ khi hồi tưởng về bao điều tốt đẹp nay đã thành quá khứ.Trước hết, Nàng nhớ người yêu cùng với mối tình đầu mãnh liệt và trong sáng:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Hình ảnh hai người cùng uống chén rượu thề trăm năm gắn bó đêm nào dưới vầng trăng vằng vặc giữa trời giờ vẫn còn đậm nét, tươi nguyên trong kí ức nàng. Nàng thương chàng Kim giờ này đang sốt ruột chờ trông tin tức người yêu. Nàng luôn sống trong tâm trạng mặc cảm của một nguồi tình tội lỗi. thế nhưng, tuy xa cách nhưng tấm lòng son sắt nàng dành cho Kim Trọng thì nàng k bao h nguôi quên.
Sau đó, nghĩ về cha mẹ, lòng Kiều xót xa, đau đớn:
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai biết mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
Nàng đã đi xa biền biệt, lấy ai chăm sóc mẹ cha? Tuy đã cố dứt chữ tình để đền chữ hiếu nhưng nàng vẫn không khỏi băn khoăn, thổn thức khi nghĩ đến cảnh cha già mẹ yếu tựa cửa hôm mai, mòn mỏi đợi mong con trong vô vọng.Nang còn thấy mk chưa làm trong chữ hiếu vs cha mẹ vì đã k thể ở bên chăm sóc cha mẹ. Tác ggiar còn sử dungjcacs điển tích để khẳng định,nhấn mạnh đức ttinhs hiếu thảo của Kiều.
Mang một tâm trạng như thế nên Kiều nhìn đâu cũng chỉ thấy buồn:
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây, mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh.
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Bốn lần, từ "buồn trông” được nhắc lại; mỗi lần mở đầu cho một cảnh. Kiểu kết cấu lặp này gây ấn tượng mạnh về nỗi buồn sâu sắc của Kiều và khiến âm điệu của thơ trở nên nhịp nhàng hơn, gợi nỗi buồn. Tám câu thơ, bốn bức tranh phong cảnh nhỏ trong một bức tranh phong cảnh - tâm tình rộng lớn. Bức thứ nhất: “cửa bể chiều hôm” mênh mông màu xám bạc. Trên cái nền ấy nổi lên một cánh buồm đơn độc, thấp thoáng ẩn hiện, không biết về phương trời nào. Điều này càng cho thấy tâm trạng cô dơn của nàng, thế nhưng trong nàng vẫn còn một chút hi vọng. Thế nhưng hi vọng rồi lại cũng trở thành vô vọng. Bức thứ hai: “ngọn nước mới sa” cuốn theo những cánh hoa bị sóng gió dập vùi, đẩy đưa không biết rồi sẽ tới đâu. Cánh hoa áy cũng như chính cuộc đời beò dạt hoa trôi của nàng. Bức thứ ba: “nội cỏ rầu rầu”, héo úa, không còn sức sống. Bức thứ tư: “gió cuốn mặt duềnh, ầm ầm tiếng sóng...”. Với BPNT nhân hóa "kêu"cùng từ tượng thanh"ầm ầm" đã gợi lên âm thanh của sóng thật dữ dội, khiến nàng Kiều phải lo lắng, sợ hãi về tương lai của mk.
Chúng ta bắt gặp ở đây bút pháp quen thuộc của Nguyễn Du. Cảnh vật chỉ mang tính ước lệ nhưng phản ánh rõ tình người, cụ thể là nỗi buồn không giới hạn của Kiều. Mỗi cảnh ngụ một ý, tăng dần lên theo suy nghĩ và mặc cảm về thân phận con người: lẻ loi, cô độc, trôi nổi, dập vùi, héo tàn và linh tính báo trước về một tương lai đen tối đầy bão tố.
Tham khảo:
Qua tác phẩm Người con gái Nam Xương, Vũ Nương hiện nên là một phụ nữ đảm đang, giàu tình thương. Chưa vun vén được với chồng bao lâu thì phải xa cách vì chồng ra trận. Được một thời gian thì nàng sinh ra một đứa cọn trai đặt tên là Đản. Vừa phụng dưỡng mẹ già, vừa chăm sóc nuôi dạy con thơ, lại đơn côi gối chiếc nhưng nàng vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của một người con dâu tốt. Tới khi mẹ chồng già yếu, ốm đau, nàng "hết sức thuốc thang", "ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn". Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã "hết lời thương xót", việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo "như đối với cha mẹ đẻ mình". Chỉ bấy nhiêu đấy thôi, ta đã thấy trong Vũ Nương cùng xuất hiện ba phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ: nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang thủy chung, người mẹ hiền đôn hậu. Đó là hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa.
tham khảo nha bạn:
nhân vật vũ nương trong văn bản "chuyên người con gái nam xương" của nguyễn dữ hiện lên là một người con gái có tính tình thùy mị , nế na lại thêm tư dung tốt đẹp\(^1\). Vũ nương được sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, được gả vào một nhà giàu là Trương Sinh\(^2\).Sau khi về nhà chồng, biết chồng mình có tính hay ghen nên nàng cũng rất giữ gì khuân phép\(^3\).Cuộc sum học chưa được bao lâu thì Trương Sinh phải đi lính, nàng ở nhà một mình hết sức chăm sóc cho mẹ và con\(^4\). Mọt thời gia sau mẹ chồng mất nàng, nàng hết lời thương xót ,lo việc tế lễ như đối với cha mẹ đẻ\(^5\).Sau một năm Trương Sinh chở về, trên đường đi ra thăm mộ mẹ chàng đã vôi tình nghe bé đảng kể lại chuyện cái bóng khi mình vắng nhà và nghi cho vợ mình hư\(^6\).Về nhà chàng la um lên trách móc vợ mặc nàng hế sức giải thích và hàng xóm bênh vực vẵn mắng nhiếc , đánh đuổi nàng đi\(^7\). Sau khi giải thích chồng không nghe nàng về tắm giử song nàng ra bến Hoàng Giang thề nguyền rồi gieo mình xuống dòng nước\(^8\). Các nàng tiên thấy thế thương tình đã cứu nàng\(^9\). Su khi nàng chết Trương Sinh tối đó ngồi trước đèn nghe bé Đán vừa nói vừa chỉ tay vào cái bóng mình mới biết mình vu oan cho vợ nhưng đã muộn \(^{10}\). My sao có một người tên là Phan Lang được mời xuống thủy cung chơi và Vũ Nương đã nhờ Phan Lang đưa cho chàng Trương một chiếc hoa cài vàng và bảo với tràng nếu còn nhớ tình xưa nghĩa cũ thì lập đàn giải oan cho nàng\(^{11}\).Sau khi Trương Sinh biết thì liền lập đàn giải oan chho nàng , nàng hiện vế lộng lẫy rồi từ từ liến mất\(^{12}\).Từ đó cho thấy rõ hơn tấm lòng chung thủy, vị tha của nàng\(^{13}\). Mặc dù bị trồng rẫy bỏ nhưng nàng vẫn rất yêu thương chồng \(^{14}\). Qua điều đó cho thấy sự bất công của chế độ nam quyền thời xưa, đồng thơi tôn vinh vể đẹp của người con gái Việt \(^{15}\)
Hành động tự tử của Vũ Nương là sai lầm:
+ Đứng ở vị trí người làm mẹ=> ra đi bỏ lại con thơ
+ Không biết thương chính mình
Mình nghĩ ra có hai ý đó, bạn tự triển khai câu văn nha