Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhân vật An được nhà văn miêu tả qua những chi tiết:
- Hành động:
+ Chen vào giữa, quảy tòn ten một cái gùi bé mà má nuôi tôi đã bơi xuồng đi mượn.
+ Đảo mắt khắp nơi để tìm bầy ong mật
+ Reo lên khi nhìn thấy bầy chim đẹp
+ Ngước nhìn tổ ong như cái thúng.
- Suy nghĩ:
+ Về những lời má nuôi đã dạy mà không có trong sách giáo khoa.
+ Về thằng Cò: An nghĩ Cò chưa thấm mệt vì cặp chân như bộ giò nai, lội suốt ngày trong rừng còn chẳng thấy mùi;
+ Lặng im vì nghĩ rằng nếu hỏi gì thì bị khinh vì cái gì cũng không biết.
+ Nghĩ lại những lời má kể
- Trạng thái, cảm xúc:
+ Mệt mỏi sau một quãng đường đi.
+ Vui vẻ reo lên và đúc kết ra những điều quý giá để có thể nhìn thấy được bầy ong mật.
- An có những quan sát và miêu tả rất tinh tế về khu rừng U Minh.
- An có mối quan hệ rất tốt với bá nuôi và tía nuôi, cậu bé luôn lăng nghe những lời chỉ bảo của mọi người. Tuy An với Cò rất hay cãi nhau, nghịch ngợm nhưng cũng đều là những người thân thiết, gắn bó.
→ An là một cậu bé nghịch ngợm nhưng lại ham học hỏi và khám phá. Cậu bé có những suy nghĩ, quan sát và rút ra được những bài học kinh nghiệm sâu sắc.
Ở phần (4) nhân vật người họa sĩ đã có những ý tưởng cho bức tranh vẽ thầy Đuy-sen là:
- Vẽ hai cây phong thầy Đuy-sen và An-tư-nai trồng, cùng đứa trẻ với đôi mắt hân hoan nhìn vào cõi xa xăm kì ảo
- Vẽ cảnh tượng thầy Đuy-sen bế trẻ em qua con suối mùa đông
- Vẽ khoảnh khắc thầy Đuy-sen tiễn An-tư-nai lên tỉnh, sao cho bức tranh ấy diễn tả được tiếng gội cất lên từ tâm hồn Đuy-sen mà đến nay An-tư-nai vẫn còn nghe vẳng lại, sẽ vang dội mãi trong lòng mỗi người
Em ủng hộ ý tưởng vẽ người thầy giáo tiễn An-tư-nai lên tỉnh vì nó thể hiện được mong muốn của người họa sĩ sao cho bức tranh ấy giống như tiếng gọi của thầy Đuy-sen mà cho đến nay vẫn còn vẳng lại, vang dội trong lòng mỗi người.
- Những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về bố:
+ Yêu quý
+ Gần gũi với bố, đón nhận từng cử chỉ chăm sóc của bố với lòng biết ơn: bố làm cho “tôi” chiếc bình tưới xinh xắn, dạy “tôi” cách cảm nhận về khu vườn
+ Bố là món quà “bự” nhất của tôi,...
- Những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về Tí:
+ Coi Tí là người bạn thân nhất, sẵn sàng chia sẻ với bạn bí mật ngọt ngào, hạnh phúc của hai bố con
+ Thấy tên bạn Tí đẹp và hay hơn mọi âm thanh, thích gọi bạn để được nghe cái tên ấy vang lên,...
→ Những chi tiết đó cho thấy đặc điểm tính cách nhạy cảm, tinh tế, biết yêu thương mọi người. Cậu có một tình cảm ngưỡng mộ bố và quý mến bạn vô cùng.
Đuy-sen là một người thầy vĩ đại, hết lòng yêu thương học trò. Thầy hiền hậu nói lên những lời ấm áp lay động tâm hồn tuổi thơ. Mới gặp các em nhỏ xa lạ lần đầu mà thầy đã nhìn thấy, đã thấu rõ cái khát khao muốn được học hành của các em: “các em chả sẽ học tập ở đây là gì?”. Thầy Đuy-sen quả là có tài và là người rất giàu kinh nghiệm sư phạm. Chỉ sau một vài phút gặp gỡ, vài câu nói nhẹ nhàng, thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi sự ham học.
- Phó từ là những từ in đậm
Qua cuộc trò chuyện giữa các bạn nhỏ và thầy Đuy-sen ở phần (2), An-tư-nai là trẻ mồ côi, ở với chú thím, cuộc sống thiếu thốn cả về vật chất và tình cảm, không được chăm sóc, yêu thương.
Tác phẩm truyện mà em thích nhất: Bầy chim chìa vôi
- Đề tài của truyện: trẻ em
- Các nhân vật trong truyện: Mon, Mên, những chú chim chìa vôi. Trong đó có nhân vật chính là Mon, Mên
Mon là một cậu bé giàu lòng trắc ẩn, biết yêu thương động vật
Mên ra dáng đàn anh, biết sắp xếp và quyết định công việc.
- Cốt truyện:
1. Hai anh em Mon và Mên đang nằm ngủ thì trời mưa to. Mon lo lắng cho đàn chim chìa vôi.
2. Bầy chim chìa vôi làm tổ rất đặc biệt: chúng chọn bãi đất nổi giữa song để làm tổ và mùa mưa đến là lúc chúng cất cánh bay lên.
3. Hai anh em đã tìm cách để ra giữa sông cứu đàn chim chìa vôi.
4. Ra đến nơi hai anh em đã chứng kiến cảnh bầy chim cất cánh. Hai anh em vô cùng xúc động.
Tóm tắt: Vào đêm mưa giông, Mon đang ngủ thì giật mình thức giấc vì bầy chim chìa vôi đang bị kẹt giữa bãi cát. Hai đứa trẻ sợ bầy chim chìa vôi sẽ bị chìm mất. Hai anh em bơi đò ra giữa sông để mang chúng vào bờ. Khi bình minh lên hai đứa trẻ đã được chúng kiến một cảnh huyền thoại hiện ra trước mắt, những cánh chim nhỏ bé đã bứt khỏi dòng nước khổng lồ bay lên. chứng kiến cảnh tượng đó cả hai đứa trẻ đã vô cùng xúc động.
a.
Cách miêu tả nhân vật | Chi tiết trong tác phẩm |
Ngoại hình | Nhân vật không được khắc họa ngoại hình trong văn bản. |
Hành động | - Hồng khóc. Có khi chỉ là cay cay nơi khoé mắt, rồi lại có khi nước mắt đã ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ. - “Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo gọi bối rối : “Mợ ơi ! Mợ ơi ! Mợ ơi - “Xe chạy chầm chậm mẹ tôi cầm nón vẫy tôi mẹ tôi xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở” - “lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng” |
Ngôn ngữ | - Những lời đối thoại của Hồng với bà cô đều rất phải phép,, không có gì là chưa đúng mực, cậu bé luôn cúi đầu lắng nghe dù rất bực tức. - “Mợ ơi ! Mợ ơi ! Mợ ơi”, ngôn ngữ tự nhiên, thân mật. |
Nội tâm | - Trong cuộc đối thoại với người cô, Hồng đã thể hiện tình yêu thương, niềm tin của mình vào người: + Nhận ra ý nghĩ thâm độc trong giọng nói và nét cười rất kịch của cô tôi + Nhận ra mục đích của người cô : Biết rõ “ nhắc đến mẹ tôi cô tôi chỉ gieo giắc vào đầu tôi những hoài nghi và khinh miệt để tôi ruồng rẫy mẹ tôi” + Người cô càng mỉa mai Hồng càng thương mẹ hơn. Một khao khát mãnh liệt trong suy nghĩ của Hồng đó là muốn những cổ tục đã đầy đọa mẹ thành một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ để vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi. - Niềm khát khao mong được gặp mẹ của Hồng trỗi dậy - Cảm giác xấu hổ với đám bạn nếu đó không phải mẹ mình nhưng trên hết là sự tủi thân vì luôn mong ngóng mẹ. |
Mối quan hệ với các nhân vật khác | Với nhân vật bà cô là mối quan hệ bằng mặt nhưng không bằng lòng, cậu bé dù không thíc nhưng cư xử rất phải phép. - Với mẹ thì cậu luôn tha thiết nhớ mong từng ngày. |
Lời người kể chuyện nhận xét trực tiếp về nhân vật | Nhân vật tự kể.
|
b. Đặc điểm của nhân vật: nỗi lòng đau khổ của bé Hồng trong những ngày xa mẹ, sống và niềm sung sướng tột độ trong giây phút gặp lại mẹ - người mẹ yêu quý, đáng thương nhất của mình, bấy lâu chờ mong, khao khát
Tín hiệu gợi cảm xúc của nhân vật trữ tình là: "nắng mới"hắt bên song, gà trưa gáy"não nùng
Qua đó ta thấy được cảm xúc nhung nhớ tiệc nuối của tác giả khi nhớ về một thời đã qua. Giờ đây nhân vật trữ tình đang sống trong những giây phút hồi tưởng quá khứ
d,Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi:
Ta hãy chú ý đến chữ “sàng” trong câu thơ thứ nhất (sàng ở đây có nghĩa là giường). Như thế chữ sàng gợi cho ta nghĩ rằng nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và cũng vì nằm trên giường không ngủ thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Hơn thế nữa chắc chắn phải có một chủ thể trữ tình ở đây thì mới có cái sự “nghi” (Ngỡ mặt đất phủ sương) được. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người.
- Hai câu thơ sau cũng vậy. Thực ra chỉ có đúng ba chữ trực tiếp tả tình, đó là: tư cố hương (nhớ về quê cũ), còn lại đều tả cảnh, tả người. Hay nói chính xác hơn cảnh được tả để chuyển tải cái tình quê hương da diết.
Như thế, từ đây có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và cả một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).
/hoi-dap/question/108228.html
a. Hình ảnh thầy Đuy-sen hiện lên qua lời kể, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật An-tư-nai
b. Những chi tiết tiêu biểu được nhà văn sử dụng để khắc họa nhân vật thầy Đuy-sen:
- Ngôn ngữ đối thoại: trò chuyện, thuyết phục các em nhỏ đi học; động viên, khích lệ An-tư-nai,...
- Hành động: một mình sửa sang nhà kho cũ thành lớp học; bế các em nhỏ qua suối giữa mùa đông buốt giá; kiên trì dạy chữ cho các em bất chấp hoàn cảnh thiếu thốn, khắc nghiệt, khắc nghiệt, sự đơn độc; mơ ước về một tương lai tươi sáng cho học trò
- Cảm xúc, suy nghĩ của An-tư-nai về thầy: cảm nhận về lòng nhân hậu, tình yêu thương của thầy; mong ước thầy là người ruột thịt của mình…
c. Đặc điểm tính cách nhân vật thầy Đuy-sen: có mục đích sống cao đẹp, cương nghị, kiên nhẫn, nhân hậu, vị tha… trong đó, nổi bật nhất là tình cảm yêu thương, hết lòng vì học trò.