K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Em hãy đọc kĩ ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

NGUỒN GỐC NGÀY QUỐC KHÁNH

   Sau khi Hà Nội và nhiều nơi khởi nghĩa thắng lợi, ngày 25 tháng 8, Hồ Chủ tịch từ chiến khu trở về ngoại thành Hà Nội. Chiều hôm sau, Trung ương đón Người về ở căn gác 2 nhà số 48 phố Hàng Ngang để trực tiếp chỉ đạo phong trào. Người đã chủ tọa phiên họp của Thường vụ Trung ương Đảng bàn về những công tác đối nội và đối ngoại, quyết định việc khẩn trương tổ chức lễ ra mắt của chính phủ lâm thời.

    Từ sáng sớm ngày 2/9, hàng chục vạn người hàng ngũ chỉnh tề, cờ hoa khoe sắc, áo quần tươi màu đỏ dồn về phía Ba Đình. Những biểu ngữ nền đỏ chữ vàng bằng các thứ tiếng Việt Anh, Pháp, Hoa, Nga chăng ngang đường phố. ý chí của nhân dân được biểu lộ trên các dòng chữ: “Nước Việt Nam của người Việt Nam”, “Độc lập hay là chết”, “ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Lễ đài bằng gỗ đơn sơ được dựng lên giữa quảng đường Ba đình, các đội tự vệ vũ trang cùng những đơn vị Quân Giải phóng đội mũ ca lô, quân phục nghiêm trang, hàng ngũ thẳng tắp đứng trước lễ đài. Những chiến sĩ cách mạng đã từng anh dũng chiến đấu ở Bắc Sơn, Vũ Nhai, đã lập nên các chiến công Nà Ngần, Phai Khắt, vừa cùng nhân dân vùng dậy cướp chính quyền, giờ đây vẫn nắm chắc tay súng bảo vệ nền Độc lập mới ra đời. Hơn 50 vạn người đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân, nét mặt hân hoan phấn khởi chờ đón giờ khai sinh của chế độ mới- nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cùng giờ này, nhiều cuộc mít tinh lớn được tổ chức tại Huế, Sài Gòn và nhiều thành phố khác. Muôn triệu trái tim hồi hộp hướng về Hà Nội, đợi chờ.

   Đúng 14 giờ, Hồ Chủ tịch và các vị trong Chính phủ lâm thời ra lễ đài. Bản nhạc Tiến quân ca hùng tráng vang lên, mọi ánh mắt đều hướng về lá cờ đỏ sao vàng đang từ từ kéo lên. Hàng chục vạn bàn tay nắm chặt giơ lên ngang tai, biểu thị lòng quyết tâm và ý chí sắt đá, kính chào lá cờ vinh quang của Tổ quốc.

                                                      Nguồn: http://www.phunutoday.vn-HT

Thực hiện các yêu cầu

Câu 1: Văn bản trên thuộc kiểu văn nào dưới đây?

A. Văn bản tự sự

B. Văn bản nghị luận

C. Văn bản biểu cảm

D. Văn bản thông tin

Câu 2:Văn bản viết về sự kiện nào?

A. Ngày cách mạng Tháng 8 thành công

B. Nguồn gốc của ngày Quốc khánh 2/9

C. Lễ ra mắt chính phủ lâm thời

D. Bác Hồ đọc bản truyên ngôn độc lập

Câu 3: Bài viết gồm mấy phần?

A. Một

B. Hai

C. Ba

D. Bốn

Câu 4: Câu văn: “Từ sáng sớm ngày 2/9, hàng chục vạn người hàng ngũ chỉnh tề, cờ hoa khoe sắc, áo quần tươi màu đỏ dồn về phía Ba Đình.”,cho em biết thông tin nào?

A. Thời gian đọc Bản tuyên ngôn độc lập

B. Địa điểm đọc bản truyên ngôn độc lập

C. Người tham dự lễ mít tinh

D. Gồm A+B+C

Câu 5: Đâu là cặp từ trái nghĩa trong câu văn: “Người đã chủ tọa phiên họp của Thường vụ Trung ương Đảng bàn về những công tác đối nội và đối ngoại, quyết định việc khẩn trương tổ chức lễ ra mắt của chính phủ lâm thời.”?

A. Nội – ngoại

B. Ra mắt – bàn về

C. Quyết định - tổ chức

D. Khẩn trương- phiên họp

Câu 6: Câu văn: “Muôn triệu trái tim hồi hộp hướng về Hà Nội, đợi chờ.” có vị ngữ là:

 A. Cụm tính từ

B. Cụm động từ                                                      

C. Cụm chủ vị                                                         

D. Cụm từ

Câu 7: Câu văn: “Đúng 14 giờ, Hồ Chủ tịch và các vị trong Chính phủ lâm thời ra lễ đài.”, có mấy phó từ?

 A. Một                                                                      B. Hai     

 C. Ba                                                                        D. Bốn

Câu 8: Thông tin chính của phần cuối văn bản cho em biết điều gì?

A. Thời khắc xuất hiện của Bác Hồ               B. Khúc Tiến quân ca vang lên    

C. Lá cờ sao vàng được kéo lên                   D.Thời khắc khai sinh nước Việt Nam dân chủ

                                                                           cộng hòa

 

0
Đọc bài báo và quan sát ảnh sau rồi tóm tắt giới thiệu, miêu tả khu Di tích Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thôn 4 xã Yên Kiện bằng một đoạn văn 5-7 câu. Nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Tháng 3/2017, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Bác Hồ về ở và làm việc tại xã Yên Kiện, huyện Đoan Hùng đã tổ chức...
Đọc tiếp

Đọc bài báo và quan sát ảnh sau rồi tóm tắt giới thiệu, miêu tả khu Di tích Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thôn 4 xã Yên Kiện bằng một đoạn văn 5-7 câu. 

Nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Tháng 3/2017, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Bác Hồ về ở và làm việc tại xã Yên Kiện, huyện Đoan Hùng đã tổ chức khởi công xây dựng công trình bảo quản, phục hồi Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thôn 4 xã Yên Kiện.

Khu di tích Lưu niệm được xây dựng trên vị trí ngôi nhà cụ Nguyễn Hữu Đa lúc bấy giờ với diện tích 7.198 m2, bao gồm: nhà khôi phục, nhà lưu niệm, nhà quản lý và các công trình phụ trợ, tổng mức đầu tư trên 12 tỷ đồng bằng nguồn vốn xã hội hóa.

Sau hơn 1 năm tập trung xây dựng đến nay công trình đã được hoàn thành chuẩn bị đưa vào sử dụng phục vụ nhân dân và du khách đến thăm quan.

Cách đây đúng 71 năm về trước, huyện Đoan Hùng nói chung và xã Yên Kiện nói riêng vinh dự được Bác Hồ đến ở và làm việc trong thời gian lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tại đây vào ngày 30/3/1947, Bác và đoàn công tác đến ở nhà cụ Nguyễn Hữu Đa - Chủ nhiệm xã bộ Việt Minh xã Yên Kiện; ngôi nhà thuộc xóm Đình Mụ, nhà có ba gian, vách đất, mái lợp lá cọ, nhà ở đỉnh đồi, xung quanh cây cối um tùm, kín đáo, phía trước nhìn ra cánh đồng, phía sau nhà là nương sắn, rừng vầu và tre nứa. Trong ba ngày ở và làm việc tại nhà cụ Đa xã Yên Kiện (từ 30/3 đến 1/4/1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho Chính phủ, Nghị viện, nhân dân Pháp và các nước dân chủ trên thế giới, tố cáo thực dân Pháp cố ý phá hoại hòa bình, đang thực hiện chính sách dùng vũ lực để đánh chiếm Việt Nam và bắt nhân dân Việt Nam trở thành nô lệ cho thực dân Pháp. Người nêu rõ: “Chúng tôi chỉ muốn độc lập và thống nhất. Chúng tôi chỉ muốn hòa bình. Chúng tôi không muốn chiến tranh, nhưng chúng tôi quyết tự vệ đến giọt máu cuối cùng. Chúng tôi quyết không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ một lần nữa…”; và cũng tại đây Người đã ký 2 sắc lệnh: Sắc lệnh số 39 hủy bỏ tất cả các kiểu tem chước bạ và giấy tín chỉ đã lưu hành trước ngày 19/2/1946, ấn hành cách thức thu thuế và tem chước bạ mới; Sắc lệnh số 40 cho phép một kiều dân Trung Hoa nhập Quốc tịch Việt Nam.

Khu di tích Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Yên Kiện sẽ là nơi lưu giữ hiện vật và tưởng niệm Bác Hồ về ở và làm việc, góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ về lịch sử cách mạng và tấm gương sống, làm việc của lãnh tụ Hồ Chí Minh.

Giúp mik nha m.n. Mik đag cần gấp. HELP MEeeeeeeeeeeeeeeee!!!  :( 

0
Hai ba giờ đêm, khi các đường phố của Hà Nội đã trở lại yên tĩnh và vắng lặng, sau khi cái hoạt động cuối cùng của những người đi xem hát hay đi coi chớp ảnh về, thì phía các ngoại ô, từng tốp một, các người trồng hay bán "la gim" bắt đầu đem hàng của họ vào.   Họ gánh hàng đến và bày ra trước chợ, ngay trên đường nhựa để đợi các người đến mua buôn. Dưới ánh sáng đèn...
Đọc tiếp

Hai ba giờ đêm, khi các đường phố của Hà Nội đã trở lại yên tĩnh và vắng lặng, sau khi cái hoạt động cuối cùng của những người đi xem hát hay đi coi chớp ảnh về, thì phía các ngoại ô, từng tốp một, các người trồng hay bán "la gim" bắt đầu đem hàng của họ vào.

   Họ gánh hàng đến và bày ra trước chợ, ngay trên đường nhựa để đợi các người đến mua buôn. Dưới ánh sáng đèn điện, và trong luồng gió thoảng đêm khuya, đấy là một phiên chợ của cái mát mẻ, non tươi, "phiên chợ xanh" của cả Hà Nội họp mà người Hà Nội không biết. Những thức hàng mỏng manh ấy không thể đợi ánh sáng gay gắt của ban ngày để mà héo úa, nên trước khi trời sáng, trước khi phiên chợ chính thức bắt đầu họp dưới mái tôn, thì phiên chợ xanh đã tàn. Những người bán lại quang gánh không, đi trở ra các ngoại ô, và những chiếc xe gỗ cũ kỹ lại lộc cộc dắt về các đường đất quanh thành phố.

Câu 1:

a) Xác đinh 1 biện pháp tu từ trong câu;"Những thức hàng mỏng manh ấy không thể đợi ánh sáng gay gắt của ban ngày để mà héo úa, nên trước khi trời sáng, trước khi phiên chợ chính thức bắt đầu họp dưới mái tôn, thì phiên chợ xanh đã tàn.''

b) Nêu tác dụng của biện pháp đó

Câu 2:

Căn cứ vào văn bản, em hãy chỉ ra những đặc điểm của '' phiên chợ xanh'' Hà Nội

Câu 3: Em cảm nhận như thế nào về '' phiên chợ xanh'' được tác giả nhắc đến trong văn bản. Hãy dùng 5-7 câu văn để ghi lại cảm nhận ấy

0
Sau năm 1963,Những nhà hoạt động cách mạng chống Việt Minh và thực dân Pháp bị nhà cách mạng nhân vị Ngô Đình Diệm bắt nhốt vừa được trả tự do, trong số đó có Cụ Tạ Duy Minh,Cụ Xuân Tùng,......Trong 1 dịp nhắc lại chuyện xưa ở Hà Nội,các Cụ kể về chuyện ngày sinh của Hồ Chí Minh.Ngày 19/5 là ngày Đô Đốc d'argenlieu đến thăm viến Hà Nội  sau thỏa hiệp ước 6/3 mà Hồ Chí Minh kí...
Đọc tiếp

Sau năm 1963,Những nhà hoạt động cách mạng chống Việt Minh và thực dân Pháp bị nhà cách mạng nhân vị Ngô Đình Diệm bắt nhốt vừa được trả tự do, trong số đó có Cụ Tạ Duy Minh,Cụ Xuân Tùng,......Trong 1 dịp nhắc lại chuyện xưa ở Hà Nội,các Cụ kể về chuyện ngày sinh của Hồ Chí Minh.Ngày 19/5 là ngày Đô Đốc d'argenlieu đến thăm viến Hà Nội  sau thỏa hiệp ước 6/3 mà Hồ Chí Minh kí với Pháp.Tiếp rước vị quan lớn mà không có cờ quạt chào mừng thì không phải phép nên Hồ Chí Minh bèn cho loan báo hôm nay là "ngày sinh của Bác",ra lệnh nhân dân Hà Nội treo cờ mừng sinh nhật Bác. Thế là dân chúng treo cờ khắp nơi.......

Cái này Mèo đọc được trên mạng,mong những người nào biết làm ơn viết giùm ạ!

EM HIỂU NỘI QUY THƯA CÁC ANH CHỊ VÀ ĐÂY CŨNG LÀ PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN

1
14 tháng 10 2018

cảm ơn mèo nhé! Meo...meo..

12 tháng 6 2019

Ngày 2/9/1945, khắp mọi nẻo đường, con phố trên Thủ đô Hà Nội đều tung bay cờ, hoa và khẩu hiệu chào đón sự kiện trọng đại có một không hai của dân tộc. Những ai có dịp chứng kiến giờ phút thiêng liêng của lịch sử sẽ không thể quên không khí, bối cảnh Quảng trường Ba Đình ngày lễ Độc lập năm ấy. Một biển người đứng chật Quảng trường rạng rỡ, hân hoan, náo nức, hồi hộp chờ đợi giây phút vị lãnh tụ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà.

Đúng 2 giờ chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh bước lên lễ đài với tư cách là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời. Trước toàn thể quốc dân đồng bào và nhân dân thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố: “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.

Đã 74 năm trôi qua kể từ lễ Độc lập 2/9/1945, Quảng trường Ba Đình vẫn còn giữ nguyên giá trị lịch sử, văn hóa. Quảng Trường Ba Đình vẫn là trung tâm chính trị - văn hóa, là nơi diễn ra những sự kiện trọng đại của đất nước. Và đây cũng là nơi có quy hoạch, cảnh quan và quần thể kiến trúc đẹp nhất ở Hà Nội.

Em hiểu gì về Văn Miếu - Quốc Tử Giám ? Mình viết thế này được không ? Chưa hay thì bổ sung nha !Văn Miếu - Quốc Tử Giám (chữ Hán: 文廟 - 國子監) là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể kiến...
Đọc tiếp

Em hiểu gì về Văn Miếu - Quốc Tử Giám ? 

Mình viết thế này được không ? Chưa hay thì bổ sung nha !

Văn Miếu - Quốc Tử Giám (chữ Hán: 文廟 - 國子監) là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám và kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Đại Thành và cổng Thái Học. Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đây từng là nơi các sĩ tử đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi bằng cách vuốt đầu rùa tại các bia tiến sĩ, tuy nhiên, ngày nay, để bảo tồn di tích, một hàng rào được thiết lập và các sĩ tử không còn làm nghi thức cầu may như trước nữa.

 

 

6
23 tháng 3 2018

đúng rồi nhưng thêm nha:

Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, là nơi thờ Khổng Tử, các bậc Hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc tử giám Chu Văn An, người thầy đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Quốc Tử Giám được xây dựng năm 1076 dưới triều vua Lý Nhân Tông, là nơi đào tạo nhân tài cho đất nước, là trường đại học đầu tiên ở nước ta
 

Tớ không nghĩ là cậu viết.

Bài này tớ thấy trên mạng rồi.

Nhưng như thế này cũng tạm ổn. 

Học tốt ^^

mấy bạn ơi cho tui hỏi ik, cái bài văn này được chưa, tui làm văn dở lắm nên các bạn cứ nhạn xét thoải mái giúp tui nhá! Thanks các bạn!Bài văn đây...     Ngày thứ năm hôm đó, em thức dậy rất sớm và chuẩn bị đồ đến trường dự buổi lễ khai giảng năm học 2019-2020 ở ngôi trường mới của mình-Trường Trung học Cơ sở  Lê Ngọc Hân.     Vừa đến cổng, em vội vàng chào mẹ và chạy...
Đọc tiếp

mấy bạn ơi cho tui hỏi ik, cái bài văn này được chưa, tui làm văn dở lắm nên các bạn cứ nhạn xét thoải mái giúp tui nhá! Thanks các bạn!

Bài văn đây...

     Ngày thứ năm hôm đó, em thức dậy rất sớm và chuẩn bị đồ đến trường dự buổi lễ khai giảng năm học 2019-2020 ở ngôi trường mới của mình-Trường Trung học Cơ sở  

Lê Ngọc Hân.

     Vừa đến cổng, em vội vàng chào mẹ và chạy thẳng vào trong sân trường. Lúc này thì ở trường mới chỉ có chừng chục bạn. Em đi qua căn tin mua nước, bánh và ngồi đợi, càng đợi thì sân trường càng đông. Và buổi lễ cũng đã được bắt đầu, các quý đại biểu trang trọng bước ra trong sự nồng nhiệt đón tiếp của giáo viên và học sinh toàn trường. Sau khi các vị đại biểu đã vào chỗ ngồi ngay ngắn thì nhạc tưng bừng nổi lên, mấy bạn học sinh khối sáu đi diễu hành quanh sân trường. Nhìn những gương mặt tươi cười rạng rỡ của các bạn ấy cũng khiến cho em vui theo. Thầy Phong giới thiệu từng tên lớp và từng giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn. Các anh chị ngồi ở dưới thì vỗ tay trong tâm trạng rất vui vẻ. Tất cả những lớp khối sáu về chỗ ngồi. Mấy thầy khiêng cây đàn pi-a-nô lên sân khấu, giới thiệu bạn Hy Lạp lớp sáu mười hai biểu diễn bài hát Vui Đến Trường. Bạn ấy đánh rất hay và gương mặt thì lúc nào cũng cười tươi rõ nét. Đánh xong, Hy Lạp cúi đầu chào mọi người và dẹp đàn, sau đó là tiếng la hét, vỗ tay khen ngợi của cả trường. Thầy tổng phụ trách bước lên sân khấu, nói: “Và tiếp theo sau đây là nghi lễ chào cờ, kính mời quý đại biểu, quý thầy cô cùng các em học sinh thân mến đứng lên làm nghi lễ chào cờ. Tất cả, Nghiêm”. Bài Quốc Ca nổi lên, quý đại biểu cùng các bạn học sinh và giáo viên toàn trường trong tư thế trang nghiêm hát Quốc Ca. Tiếng hát cất lên đều và thanh, nghe rất hay. Sau đó, thầy giới thiệu tên của các vị đại biểu mà chúng em vừa đón tiếp khi nảy rồi mời Phó Chủ tịch Phường 7 lên đọc thư chúc mừng của Chủ tịch nước Công hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Giọng đọc của ông trong trẻo và dễ nghe nên khi đọc xong, ông nhận được một tràn vỗ tay rất lớn đến từ các bạn học sinh. Phó Chủ tịch Phường 7 chào mọi người rồi bước về, thầy Hiệu trưởng Lê Mạnh Cường bước lên phát biểu. Thầy sinh hoạt và nói về nội quy nhà trường. Sau khi nói xong thầy, thầy cầm cái dùi và đánh thật mạnh vào mặt trống ba hồi trống. Tiếng trống là tiếng báo hiệu năm học mới đã bắt đầu. Âm thanh “Tùng…tùng…tùng…” ngày càng nhỏ dần rồi và cuối cùng là dứt hẳn. Đánh trống xong, thầy hiểu trường cảm ơn và chào mọi người rồi về chỗ ngồi. Thầy tổng phụ trách lên mời đại diện giáo viên lên phát biểu. Cô nói về cách dạy của mình và cách học của học sinh, sau đó thì cô mời chị Liên đội Trưởng của trường- đại diện học sinh lên sân khấu sinh hoạt. Chị ấy trang nghiêm bước lên giới thiệu họ tên, lớp và sinh hoạt rằng các bạn hãy cố gắng chăm ngoan, học tập thật tốt và đừng bao giờ lười biếng. Giọng của chị ngọt ngào, rõ ràng và cực kỳ diễn cảm. Chị chào mọi người và bước về. Cả trường vỗ tay khen ngợi cho cô và chị ấy vì hai người đều nói rất hay.Thầy tổng phụ trách cầm một xấp giấy khen, học bổng và mời cô hiệu phó bước lên phát quà cho các bạn học sinh nghèo, vượt khó học tốt. Gương mặt của các bạn nhận học bổng vừa vui vừa mừng. Tiếp theo là đến phần phát thưởng cuộc thi Vẽ tranh với chủ đề “Mỹ Tho-Thành phố tôi yêu”. Các bạn học sinh được nhận giải gật đầu cảm ơn cô hiệu phó, sau đó là tiếng vỗ khen ngợi. Tiết mục văn nghệ cuối cùng và hay nhất chính là múa lân. Vì đây là tiết mục do mấy anh trong đoàn múa lân chuyên nghiệp biểu diễn chứ không phải mấy bạn trong trường. Tiếng trống “Bùm…bùm…chát…” được đánh nghe rất quyết liệt. Ông Địa cầm quạt ra và đi xung quanh mấy con lân, bọn nó ngày càng nhảy cao lên rồi thấp xuống nhìn rất đẹp và thú vị, nhưng rồi cũng hết. Thầy tổng phụ trách bước lên và nói: “Buổi lễ khai giảng năm học 2019-2020 ở trường Trung học Cơ sở Lê Ngọc Hân đến đây là kết thúc,  các em học sinh hãy dẹp ghế vào nhà kho, mời các thầy cô và quý vị đại biểu ra về”.Buổi lễ kết thúc rồi, các bạn và anh chị ùa ra trong không khí náo nhiệt của cả trường. Còn những thầy cô và đại biểu thì ở lại chụp hình lưu niệm.

     Buổi lễ khai giảng đầu tiên ở ngôi trường mới thật vui. Em rất thích đi dự lễ khai giảng vì nó rất sôi động và náo nhiệt.

 

3
22 tháng 10 2019

Cho mình đề bài bạn nhé nếu đây là văn kể thì ok hay!

nếu là miêu tả thì 100% là mất toàn bộ số điểm

:))

10 tháng 6 2021

mình ko bít là viieets kiểu gì

xác định MO bài;TB;KB trong đoạn sau:Phiên chợ quê khác hẳn với sự ồn áo náo nhiệt của phiên chợ ở thành phố, và hôm nay tôi được về quê để được tận hưởng cái không khí thanh bình ấy. Vừa vùng ra khỏi chăn, tôi thấy mọi người trong làng đang rủ nhau đi chợ, người đi bộ, người chở hàng hóa, cảnh phiên chợ hiện lên trong mắt tôi sao mà thân thương gần gũi.Chợ quê tôi nằm ngay...
Đọc tiếp

xác định MO bài;TB;KB trong đoạn sau:

Phiên chợ quê khác hẳn với sự ồn áo náo nhiệt của phiên chợ ở thành phố, và hôm nay tôi được về quê để được tận hưởng cái không khí thanh bình ấy. Vừa vùng ra khỏi chăn, tôi thấy mọi người trong làng đang rủ nhau đi chợ, người đi bộ, người chở hàng hóa, cảnh phiên chợ hiện lên trong mắt tôi sao mà thân thương gần gũi.

Chợ quê tôi nằm ngay đầu làng, bên cạnh dòng sông Hồng với những dòng nước trong xanh. Ngày nào chợ cũng họp từ sớm tinh mơ khi gà chưa gáy đến khi bóng mặt trời đã xế tà, nhưng phiên chợ chính thì chỉ có vào những ngày mồng 6, 10, 16, 20, 26, 30 hàng tháng. Vào phiên chợ chính, hàng hóa được bày bán ở đây rất đa dạng và phong phú.

 

 Từ tinh mơ, những người bán hàng đã mang hàng ra chợ bày biện hàng hóa, ai cũng mong tìm được chỗ ngồi tốt và bán được nhiều hàng. Trời sáng rõ hơn, những người đến mua đã bắt đầu đến chợ, khoảng 6h sáng chợ đã đông vui tấp nập. Từ xa nhìn lại, chúng ta đã cảm nhận được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong.

 

Ngoài hàng hóa ra, trong chợ còn có những quán bún phở, mùi vị phở thơm phức, bốc khói nghi ngút, mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Phở quê tôi vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương. Phiên chợ quê không chỉ xuất hiện những người bán và người mua mà còn xuất hiện những em bé với những bộ quần áo xanh đỏ theo cha mẹ ra chợ. Em nào cũng nở nụ cười tươi trên khuôn mặt. Thấy phiên chợ đông đúc và có nhiều đồ đẹp, các em cứ chạy lung tung, hò hét thích thú.

 

Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những mặt hàng cần thiết cho gia đình như rổ giá, chiếu gối, đồ điện. Hàng thịt cá đông nghịt người mua, những phản thịt tươi ngon, những chậu cá với những con cá to, đang bơi lội. Dạo qua một vòng khu bán hoa quả, tôi lại muốn được ăn những quả lê quả ổi chín mọng... Tôi thấy hiện lên trong tâm trí mình hình ảnh người nông dân phải một nắng hai sương để tạo ra chúng, chúng ta phải tỏ lòng biết ơn đối với những người nông dân. Không chỉ có vậy, chợ quê tôi còn có nhiều loại bánh rất ngon, bánh chưng, bánh rán, bánh nếp,...Khi nào đi chợ tôi cũng phải thưởng thức một trong những loại bánh đó và chúng đã làm tôi nhớ mãi cái đặc trưng của phiên chợ quê tôi.

 

đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.

 

Buổi chợ quê diễn ra thật đông vui tấp nập, nó đã cho thấy sự no ấm đủ đầy của người dân quê tôi. Tôi thấy mình thật may mắn khi được sinh ra tại vùng quê này và có cơ hội được tận hưởng cái hay cái đẹp của phiên chợ quê, tôi sẽ thường xuyên về quê hơn để được tận hưởng cảm giác này. Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắm, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ.

 

2
10 tháng 4 2018

MB là đoạn đầu

TB là từ Chợ quê tôi nằm ngay đầu làng .... đến đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.

KB là đoạn còn lại

10 tháng 4 2018

MB: Phiên chợ quê khác hẳn với sự ồn ào... sao mà thân thương gần gũi.

TB: Chợ quê tôi nằm ngay đầu làng... khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.

KB: Buổi chợ quê diễn ra thật đông vui... đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ.

Chúc bn học tốt!!!

Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược.Nghĩa quân Lam Son nhiều lần chống giặc nhưng đều bị thua. Thấy vậy Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn Gươm thần để đánh giặc.Lê Thận làm nghề đánh cá ở Thanh Hoá. Một đêm, Thận thả lưới trên bến vắng, ba lần kéo lưới lên đều thấy một thanh sắt, nhận ra đó là lưỡi...
Đọc tiếp

Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược.

Nghĩa quân Lam Son nhiều lần chống giặc nhưng đều bị thua. Thấy vậy Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn Gươm thần để đánh giặc.

Lê Thận làm nghề đánh cá ở Thanh Hoá. Một đêm, Thận thả lưới trên bến vắng, ba lần kéo lưới lên đều thấy một thanh sắt, nhận ra đó là lưỡi gươm liền đem về cất ở xó nhà. Sau đó Lê Thận đã hăng hái gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Một hôm, chủ tướng Lê Lợi cùng tuỳ tùng đến nhà Thận, hôm đó thanh gươm tự nhiên sáng rực lên. Lê Lợi cầm lên xem thấy có hai chữ “Thuận Thiên”.

Một lần đi qua khu rừng, thấy chuôi gươm nạm ngọc trên ngọn cây đa, Lê Lợi giắt vào lưng đem về. Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại mọi người đã kể lại chuyện bắt được chuôi gươm. Lê Thận đem gươm ra tra vào chuôi thì vừa như in. Lê Thận nâng gươm trao cho Lê Lợi và nói rằng đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Lê Lợi với gươm báu trong tay, cùng nghĩa quân nhuệ khí ngày một lớn mạnh. Trên các trận địa, quân Minh kinh hồn bạt vía. Uy danh của nghĩa quân vang khắp nơi. Chiến lợi phẩm thu về ngày càng nhiều. Đời sông của nghĩa quân khá hơn. Thê chủ động tấn công ngày một cao, chảng mấy chôc đất nước ta quân thù sạch bóng. Một năm sau khi đuổi giặc Minh, vua Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân đó Long Quân sai rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Thuyền rồng tiên ra giữa hồ, thấy con rùa lớn xuât hiện, vua ban lệnh cho thuyền chậm lại. Rùa vàng tiến về phía vua và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. Nghe Rùa vàng nói vua hiểu ý, rút gươm trả cho rùa vàng. Rùa vàng lập tức há miệng đớp lấy thanh gươm và lận xuống nước.

Gươm và rùa đã chìm xuống nước, người ta thấy vật gì sáng loáng dưới mặt hồ xanh.

Từ đó hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là hồ Gươm hay là hồ Hoàn Kiếm.

 

Đọc bài sau, cho biết :

1.Truyện kể về nhân vật và sự kiện liên quan đến Lịch sử nào?

2.Lưỡi gươm có trong tay ai? Chuôi gươm có trong tay ai? Vì sao lại chia thanh kiếm thành 2 phần như thế?

 

2
8 tháng 8 2018

đéo hiểu

23 tháng 9 2018

Lê Lợi không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận nhận được lưỡi gươm dưới nước, Lê Lợi nhận  được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với nhau thì “vừa như in”. Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết nhân dân ở khắp nơi, trên mọi miền Tổ quốc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi.

Mỗi bộ phận của thanh gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại thì vừa như in, điều đó thể hiện sự thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc. Hai chữ “Thuận Thiên” (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:“Dù vẫn biết Việt Nam là đất nước bốn mùa cây trái, loài cây nào cũng đẹp, cũng quý nhưng suốt từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau, trên dải đất hình chữ S thân thuộc đến tận các hải đảo xa xôi, “đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn”. Liệu có loài cây nào trên đất nước Việt Nam ta có sức sống mạnh mẽ và bất diệt hơn cây tre?...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

“Dù vẫn biết Việt Nam là đất nước bốn mùa cây trái, loài cây nào cũng đẹp, cũng quý nhưng suốt từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau, trên dải đất hình chữ S thân thuộc đến tận các hải đảo xa xôi, “đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn”. Liệu có loài cây nào trên đất nước Việt Nam ta có sức sống mạnh mẽ và bất diệt hơn cây tre? Liệu có loài cây nào đã được hiện diện oai hùng trong huyền thoại ngay từ những ngày lập nước như cây tre của Thánh Gióng? Liệu có loài cây nào được hiện diện gần gũi trong các câu chuyện cổ tích suốt chiều dài dựng nước như cây gậy trúc của ông Bụt hiền từ? Liệu có loài cây nào đến tận ngày kháng chiến hôm nay vẫn vươn mình chở che cho các anh lính cụ Hồ trên đường công tác, để có nhà thơ cất lời ca ngợi “bóng tre trùm mát rượi”?Cây tre vì thế, gắn bó ruột rà với mỗi người dân Việt Nam. Tre hiện diện trong cảnh quan thiên nhiên, tre còn đi vào tâm thức văn hóa dân tộc theo suốt chiều dài lập làng, dựng nước. “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta giữ gìn một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp”. Nhà văn đã vinh danh cây tre Việt Nam bởi tất cả sự tham dự của nó vào đời sống văn hóa Việt Nam. Dưới bóng mát của tàng tre, người dân Việt Nam đã sinh thành, khôn lớn để đến tận lúc ốm đau, già chết lại trở về với gốc lúa bờ tre hồn hậu. Ngày xưa là thế, lúc này là thế và mãi sau này cũng vẫn là như thế…”

1)Hãy tìm các dẫn chứng trong đoạn văn thể hiện sự gắn bó của cây tre với con người, dân tộc Việt Nam. Từ các dẫn chứng ấy, em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?

2)Từ đoạn văn trên, em hãy cho biết vì sao cây tre được xem là biểu tượng cho những phẩm chất cao quý của dân tộc Việt Nam?

1
20 tháng 8 2016

1)

Các dẫn chứng:

* - Là loài cây hiện diện gần gũi trong các câu chuyện cổ tích suốt chiều dài dựng nước.

- Loài cây đến tận ngày kháng chiến hôm nay vẫn vươn mình chở che cho các anh lính cụ Hồ trên đường công tác, để có nhà thơ cất lời ca ngợi “bóng tre trùm mát rượi”.

- Tre hiện diện trong cảnh quan thiên nhiên, tre còn đi vào tâm thức văn hóa dân tộc theo suốt chiều dài lập làng, dựng nước. “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta giữ gìn một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp”.

- Dưới bóng mát của tàng tre, người dân Việt Nam đã sinh thành, khôn lớn để đến tận lúc ốm đau, già chết lại trở về với gốc lúa bờ tre hồn hậu. Ngày xưa là thế, lúc này là thế và mãi sau này cũng vẫn là như thế…”

2)

Cây tre là biểu tượng cho những phẩm chất cao quý của dân tộc Việt Nam vì:

-  Cây tre kiên cường, bất khuất(“Loài cây đến tận ngày kháng chiến hôm nay vẫn vươn mình chở che cho các anh lính cụ Hồ trên đường công tác…”)

- Tre chung thủy, có sức sống bền bỉ, vững vàng, vượt moi gian lao, thữ thách (“Liệu có loài cây nào trên đất nước Việt Nam ta có sức sống mạnh mẽ và bất diệt hơn cây tre?”, “Dưới bóng mát của tàng tre, người dân Việt Nam đã sinh thành, khôn lớn để đến tận lúc ốm đau, già chết lại trở về với gốc lúa bờ tre hồn hậu. Ngày xưa là thế, lúc này là thế và mãi sau này cũng vẫn là như thế…”)

Đôi chân BácĐôi chân của Bác là đôi chân ngàn ngàn dặm. Chẳng có ai trong thời đại Bác lại đi nhiều đến thế. Chỉ nói riêng trong thời gian chống Pháp, ở Việt Bắc, Bác đi rất nhiều. Anh em bảo vệ phục vụ Bác kể: “Bác đi “khiếp” lắm, toàn đi bộ, thỉnh thoảng mới đi ngựa. Thoát đã từ Tân trào sang Thái, thoát đã lên Tuyên Quang, thoát ngược Bắc Cạn... Vừa đi vừa làm việc,...
Đọc tiếp

Đôi chân Bác

Đôi chân của Bác là đôi chân ngàn ngàn dặm. Chẳng có ai trong thời đại Bác lại đi nhiều đến thế. Chỉ nói riêng trong thời gian chống Pháp, ở Việt Bắc, Bác đi rất nhiều. Anh em bảo vệ phục vụ Bác kể: “Bác đi “khiếp” lắm, toàn đi bộ, thỉnh thoảng mới đi ngựa. Thoát đã từ Tân trào sang Thái, thoát đã lên Tuyên Quang, thoát ngược Bắc Cạn... Vừa đi vừa làm việc, viết báo, viết sách...” Cánh thanh niên theo được Bác còn đến “Tết”.

Thời gian ở Xiêm có ngày Bác đã đi bộ hơn 70km đường rừng. Bác đi quen, sải chân đều, đúng giờ là nghỉ, hết giờ nghỉ lại đi, dù mưa bão, hễ đã định đến đâu là đến bằng được, ít khi lỡ bộ đường vì chủ quan. Ai đi theo Bác mệt mỏi, Bác mách cho cách xoa chân, bóp chân bằng nước tiểu, nấu canh lá lốt rừng ăn cho đỡ đói... Còn đôi chân của Bác thì cứ như là chân thép.

Nhưng Bác lại hay thương anh em phải đứng lâu, đi nhiêu.

Một lần, các chiến sĩ quân đội được vào thăm Bác, xin Bác được chụp ảnh chung. Bác đồng ý, Bác mời đồng chí nhiếp ảnh tới. Để bảo đảm “ăn chắc”, anh xin phép Bác lấy chân máy ảnh đặt máy lên chụp. Chờ mãi mới mang được chân máy ra. Bác nói:

- Chú tìm được chân máy thì chân Bác gãy rồi...

Ai nấy đều vui vẻ hẳn lên, quên cả thời gian chờ đợi.

Lần khác, nhân dịp Bộ Quốc phòng chiêu đãi Đoàn đại biểu quân sự Liên Xô do Đại tướng P.Batốp dẫn đầu, Bác tới dự. Đồng chí Tổng tham mưu Trưởng quân đội ta đọc diễn văn bằng tiếng Việt một đoạn rồi ngừng. Một cán bộ đối ngoại dịch ra tiếng Nga nên mất nhiều thời gian.

Bác quay sang đồng chí Bộ trưởng Quốc phòng:

- Bài dài quá, mình đứng rục cả chân.

Đồng chí Văn phân trần:

- Thưa Bác, hôm nay có các đại biểu quốc tế, có Ủy ban giám sát đình chiến nên xin phép Bác...

Sau đó đồng chí nói riêng với một cán bộ. Đồng chí này viết một tờ giấy nhỏ chuyển tới đồng chí Tổng tham mưu trưởng.

Từ đây, chỉ đọc bản tiếng Nga. Cuối cùng đồng chí Tổng tham mưu trưởng mới nói lại bằng tiếng Việt, cám ơn quan khách....

Tiếng vỗ tay chưa dứt, Bác đã cầm một cốc rượu nhanh nhẹn đi chúc những người đứng xunh quanh. Sau đó người cầm cái dĩa, giơ lên nói:

- Bắt đầu thôi! Không thì mỏi chân lắm...

Thật ra là Bác nói hộ mọi người.

Trích trong “120 chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Câu hỏi ?

Em hãy tìm những chi tiết trong câu chuyện cho thấy Bác rất tích cực rèn luyện sức khỏe trong mọi hoàn cảnh ?

0