K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 5 2022

trường mình thi rồi bạn,đề dễ lắm

 

10 tháng 5 2022

Kết bạn đi tôi gửi cho 

25 tháng 5 2021

Tham khảo :

Ngày 1 – 9 – 1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Do Đà Nẵng giáp với Phú Xuân, nên sự kiện đó đã đe doạ đến kinh đô và uy hiếp đến sự tồn vong của vương triều Nguyễn.
Trước tình hình đó, nhà Nguyễn đã cử nhiều danh tướng vào Đà Nẵng để chống Pháp. Và bước đầu đã giành được thắng lợi khi mà đã ngăn chặn được bước tiến của quân thù.
Tuy nhiên, trong lúc nhân dân đang đấu tranh chống giặc ngoại xâm, thì triều đình Huế đã liên tục ký các hiệp ước đầu hàng Pháp, từ năm 1860 – 1862, các tỉnh Gia Định, Biên Hoà, Định Tường, Vĩnh Long rơi vào tay giặc.

25 tháng 5 2021
https://tech12h.com/de-bai/ke-lai-chien-thang-cua-nghia-quan-tay-son-tieu-diet-chinh-quyen-ho-trinh-cuoc-tien-cong-ra
14 tháng 1 2023

                                        Bài làm 

Việt Nam chúng ta đã phát triển và hòa bình như bây giờ chính là nhờ các vị anh hùng đã dành cả cuộc đời mình tham gia chiến đấu cách mạng vì nước vì dân .Trải dài trang giấy Lịch sử là những sự kiện Lịch sử vĩ đại ,chiến thắng dồn vang của những người anh hùng ,những người lãnh đạo để lại trong lòng con dân Việt Nam phải rung động ,cảm xúc vô cùng .Trong đó ,một sự kiện Lịch Sử vĩ đại mà đã để lại cho em nhiều ấn tượng nhất chính là sự kiện Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập ,khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà .

Gần 14 giờ ngày 2-9-1945 ,tưng bừng trong màu cờ đỏ ,người dân Hà Nội từ già trẻ ,gái trai đều ồ ập từ khắp các ngả tập trung tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) .Ai cũng cảm thấy rằng mình không thể bỏ lỡ sự kiện lớn lao này .Đội danh dự đứng nghiêm trang xung quanh lễ đài .Và bắt đầu buổi lễ lúc 14 giờ ,Bác Hồ cùng các vị trong Chính phủ bước lên lễ đài ,Bác giơ tay vẫy chào đồng bào .Tiếng vỗ tay người dân dồn dã khắp quảng trường .Với dáng điệu khoan thai ,Bác bắt đầu đọc bản Tuyên ngôn Độc lập mà mọi người dân rất mong chờ trong buổi lễ hôm đó .Cất lên là giọng Bác trầm ấm ,rõ ràng làm cả biển người phải nín thở ,im phăng phắc để nghe cái giọng ấy của Bác :"Hỡi đồng bào cả nước " Tất cả mọi người đều được sinh ra và có quyền bình đẳng .Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được ; trong những quyền ấy ,có quyền được sống ,quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc ..."Đang đọc giữa chừng Bác dừng lại và hỏi xem đồng bào có nghe rõ không .Hơn nửa triệu người cất tiếng nói vang như sấm : "Có !" . Khi nào nghe một câu nói đó của hơn nửa triệu người thì Bác mới đọc tiếp .Chi tiết này làm bao người dân xúc động và cảm thấy tình cảm của Bác dành cho người dân thật lớn lao dù chỉ là một việc nhỏ bé nhưng Bác vẫn vặn hỏi cho ra .Em ấn tượng nhất là cảnh cuối bản Tuyên ngôn Độc lập ,giọng Bác lúc ấy quyết liệt và rõ ràng : "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập ,và sự thật đã thành một nước tự do độc lập .Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng ,tính mạng và của cải để giữ quyền tự do ,độc lập ấy ." ý nghĩa khẳng định quyền tự do ,độc lập nước Việt Nam của câu nói cuối Bác đã đọc để lại cho em nhiều ấn tượng và tự hào vô cùng .

Dù buổi lễ ,sự kiện ngày hôm đó đã kết thúc nhưng vết tích của nó vẫn còn được lưu trữ lại trong sổ ,sách Lịch sử ngày nay .Em thật sự ấn tượng và tự hào vì mình là người Việt Nam .Em hứa sẽ học tập thật giỏi để sau này trở thành một công dân có ích cho xã hội .

11 tháng 4 2021

giải phóng miền nam thống nhất đất nước 30-4-1975

chiến tranh khmer đỏ 1975-1981

12 tháng 4 2021

cảm ơn

Câu 1: Phong trào Đông Du gắn với tên tuổi nhà yêu nước nào? (0,5 điểm)A. Phan Chu Trinh. B. Phan Bội Châu.C. Nguyễn Trường Tộ. D. Tôn Thất Thuyết.Câu 2: Những cụm từ sau liên quan đến chiến thắng nào của quân dân ta: 56 ngày đêm; chia làm 3 đợt tấn công; anh hùng Phan Đình Giót; ngày 7/5/1954. (1,0 điểm)A. Chiến thắng Việt Bắc.B. Chiến thắng Biên Giới.C. Chiến thắng Điện Biên Phủ.D. Cách mạng...
Đọc tiếp

Câu 1: Phong trào Đông Du gắn với tên tuổi nhà yêu nước nào? (0,5 điểm)

A. Phan Chu Trinh. B. Phan Bội Châu.

C. Nguyễn Trường Tộ. D. Tôn Thất Thuyết.

Câu 2: Những cụm từ sau liên quan đến chiến thắng nào của quân dân ta: 56 ngày đêm; chia làm 3 đợt tấn công; anh hùng Phan Đình Giót; ngày 7/5/1954. (1,0 điểm)

A. Chiến thắng Việt Bắc.

B. Chiến thắng Biên Giới.

C. Chiến thắng Điện Biên Phủ.

D. Cách mạng thắng Tám thành công.

Câu 3: Nối mốc thời gian ở cột A với sự kiện ở cột B cho phù hợp. (1,0 điểm)

A B

Ngày 25/8/1945 Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn

Ngày 16/9/1950 Quân ta nổ súng tấn công cụm cứ điểm Đông Khê

Câu 4: Đúng ghi Đ, sai ghi S: Đặc điểm khí hậu gió mùa nước ta: (1,0 điểm)

Nhiệt độ cao, có nhiều gió và mưa

Nhiệt độ thấp, gió và mưa thay đổi theo mùa

Nhiệt độ cao, gió và mưa không thay đổi theo mùa

Nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa

Câu 5: Phần đất liền nước ta tiếp giáp với những nước nào: (0,5 điểm)

A. Lào, Trung Quốc, Cam Pu Chia. B. Thái Lan, Trung Quốc, Cam Pu Chia.

C. Thái Lan, Trung Quốc, Lào. D. Lào, Thái Lan, Cam Pu Chia.

 

Câu 6: Nối các từ ngữ ở cột A với cột B cho phù hợp. (1,0 điểm)

A B

Than Thái Nguyên

A-pa-tít Quảng Ninh

Sắt Tây Nguyên

Bô-xít Lào Cai

II. Tự luận: (5,0 điểm)

Câu 1: Sau cách mạng tháng Tám, nhân dân ta đã làm gì để chống lại “giặc dốt”? (1,0 điểm)

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Câu 2: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn chỉnh nội dung sau: (1,5 điểm)

Thu đông 1950 ta chủ động mở chiến dịch .............................. và đã giành thắng lợi. Căn cứ địa .............................. được củng cố và mở rộng. Từ đây ta nắm quyền .............................. trên chiến trường.

Câu 3: Hãy nêu đặc điểm của vùng biển nước ta? (1,5 điểm)

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Câu 4: Nước ta kỉ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng vào ngày, tháng, năm nào? (1,0 điểm)

…………………………………………………………………………………….

Các con làm ra vở chụp nộp lên cho cô chấm.

 

0
29 tháng 12 2021

a:là ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

b:là ngày Quốc khánh.Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập

c:là ngày Bác Hồ kêu gọi toàn nước kháng chiến

d:là chiến thắng Điện Biên Phủ

31 tháng 10 2021

Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã mở ra một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Đảng đã nhanh chóng tập hợp và lãnh đạo quần chúng đấu tranh, nổi bật lên chính là phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh.

Xô viết Nghệ Tĩnh là tên gọi của phong trào đấu tranh chống lại đế quốc Pháp của công nhân và nông dân ở Nghệ An và Hà Tĩnh trong những năm 1930 – 1931. Tên gọi “Xô viết” xuất phát từ việc nhiều cấp uỷ Đảng ở thôn, xã đã lãnh đạo nhân dân đứng lên tự quản đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ở địa phương, làm chức năng của chính quyền.

1 tháng 11 2021

Xô Viết Nghệ - Tĩnh là tên gọi chỉ phong trào đấu tranh của lực lượng công nhân và nông dân ở Nghệ An và Hà Tĩnh trong năm 1930-1931 chống lại đế quốc Pháp tại Việt Nam. Tên gọi Xô viết Nghệ Tĩnh xuất phát từ sự hình thành các "xã bộ nông" mà những người cộng sản gọi là "Xô viết" [1].

Phong trào này được mở đầu bằng cuộc biểu tình ngày 1 tháng 5 năm 1930 của công nhân khu công nghiệp Bến Thủy và nông dân thuộc 5 xã ven thành phố Vinh. Từ đó đến tháng 8 năm 1930, ở vùng Nghệ Tĩnh đã có đến 97 cuộc bãi công và biểu tình của công nhân và nông dân, trong đó đáng chú ý là cuộc bãi công kéo dài của công nhân Nhà máy Diêm đã dẫn đến cuộc tổng bãi công của toàn thể công nhân khu công nghiệp Bến Thủy. Đứng đằng sau những vụ việc này là sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương thông qua Xứ ủy Trung Kỳ (hệ thống cơ sở của Đảng Cộng sản Đông Dương ở vùng này).

Từ tháng 9 năm 1930, các cuộc biểu tình vũ trang tự vệ quy mô lớn kết hợp với các yêu sách chính trị liên tiếp nổ ra của nông dân các huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Can Lộc, Hưng Nguyên, v.v... làm cho bộ máy chính quyền thực dân Pháp và bộ máy chính quyền địa phương (vốn bị coi là bù nhìn) [2] của nhà Nguyễn lâm vào tình trạng tê liệt và tan rã. Dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, tổ chức nông hội (xã bộ nông) ở những nơi chính quyền tan rã đã kiểm soát và thành lập chính quyền mới với hình thức giống như hệ thống Xô viết.[3]

Chính quyền Xô viết đầu tiên được hình thành hàng loạt tại nhiều xã thuộc các huyện, thị xã: Thanh Chương, Nam Đàn, Anh Sơn, Nghi Lộc, Vinh - Bến Thuỷ, Can Lộc, Thạch Hà, Đức Thọ, Hưng Nguyên, Hương Sơn...

Các chính quyền Xô viết một mặt thi hành các chính sách mới, mặt khác phá bỏ hệ thống chính quyền cũ, trưng thu đất, thóc gạo, tiền bạc của các địa chủ, đồng thời ra yêu sách cải thiện điều kiện lao động với các chủ xưởng, chủ tàu ở vùng này.

Tuy vậy những chính quyền kiểu này chỉ tồn tại sau bốn, năm tháng do bị chính quyền của thực dân Pháp phối hợp với chính quyền địa phương của triều đình Nhà Nguyễn trấn áp làm cho nó tan rã và giải thể.

Xô Viết Nghệ Tĩnh được đánh giá là đỉnh cao của phong trào Cách mạng trong những năm 1930 - 1931[3] và theo các tài liệu ở Việt Nam hiện hành thì đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ khi ra đời.

11 tháng 9 2021

đây nháundefined