K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 10 2017

1 tăng độ phì nhiêu,hòa dinh dưỡng và giảm sâu,bệnh

2 đất đai ánh sáng và giảm sâu bệnh

3 san phẩm thu hoạch

22 tháng 10 2017

1. Luân canh làm cho đất tăng độ phì nhiêu, điều hòa dinh dưỡng và giảm sâu bệnh

2. Xen canh sử dụng hợp lý đất đai và giảm sâu bệnh

3. Tăng vụ góp phần tăng thêm sản phẩm thu hoạch

3 tháng 6 2017

- Luân canh làm cho đất tăng độ phì nhiêu, điều hòa dinh dưỡng và giảm sâu, bệnh.

- Xen canh sử dụng hợp lí đất, ánh sáng và giảm sâu bệnh.

- Tăng vụ góp phần tăng thêm sản phẩm thu hoạch.

Câu 17. [TH] Ý nghĩa của biện pháp luân canh là gì?(1) Tăng độ phì nhiêu.(2) Điều hòa dinh dưỡng.(3) Giảm sâu, bệnh.(4) Tăng sản phẩm thu hoạch.(5) Sử dụng hợp lí ánh sáng, đất.A. (1), (2), (3).                                      B. (2), (3), (4).C. (3), (4), (5).                                      D. (1), (2), (5).Câu 18. [TH] Ví dụ nào dưới đây thể hiện...
Đọc tiếp

Câu 17. [TH] Ý nghĩa của biện pháp luân canh là gì?

(1) Tăng độ phì nhiêu.

(2) Điều hòa dinh dưỡng.

(3) Giảm sâu, bệnh.

(4) Tăng sản phẩm thu hoạch.

(5) Sử dụng hợp lí ánh sáng, đất.

A. (1), (2), (3).                                      B. (2), (3), (4).

C. (3), (4), (5).                                      D. (1), (2), (5).

Câu 18. [TH] Ví dụ nào dưới đây thể hiện hình thức luân canh giữa các cây trồng cạn với nhau?

A. Ngô với đậu tương.                          B. Đậu tương với lúa nước.

C. Ngô với lúa nước.                            D. Khoai lang với lúa nước.

Câu 19. [NB] Nhiệm vụ của trồng rừng phòng hộ là gì?

A. Lấy nguyên liệu để phục vụ đời sống.

B. Lấy nguyên liệu để phục vụ xuất khẩu.

C. Phòng hộ đầu nguồn, trồng rừng ven biển.

D. Nghiên cứu khoa học, văn hóa, lịch sử và du lịch.

Câu 20. [NB] “1 ha rừng có thể lọc từ không khí 50 đến 70 tấn bụi trong 1 năm, làm giảm lượng bụi khí quyển xuống còn 20 đến 40% và độ vẩn đục của bẩu trời xuống 10 đến 30%” thông tin này thể hiện vai trò nào của rừng?

A. Phục vụ du lịch, giải trí, cắm trại.

B. Phục vụ nghiên cứu khoa học.

C. Chống xói mòn, chắn gió, hạn chế tốc độ dòng chảy.

D. Làm sạch môi trường không khí.

Câu 21. [NB] Nên làm luống theo hướng nào để cây con nhận được đủ ánh sáng?

A. Đông – Tây.       B. Đông – Bắc.       C. Tây – Nam.        D. Bắc – Nam.

Câu 22. [NB] Nơi đặt vườm ươm cần phải có độ pH bằng bao nhiêu?

A. 5 - 6.                  B. 8 – 9.                 C. 7 - 8.                  D. 6 – 7.

Câu 23. [TH] Sắp xếp các bước sau sao cho phù hợp với quy trình dọn cây hoang dại và làm đất tơi xốp?

(1) Dọn cây hoang dại.

(2) Đập và san phẳng đất.

(3) Đất hoang hay đã qua sử dụng.

(4) Đất tơi xốp.

(5) Cày sâu, bừa kĩ, khử chua, diệt ổ sâu, bệnh hại.

A. (1) → (5) → (2) → (3) → (4).           B. (3) → (1) → (2) → (5) → (4).

C. (1) → (2) → (5) → (3) → (4).           D. (3) → (1) → (5) → (2) → (4).

Câu 24. [NB] Thế nào là vườn gieo ươm?

A. Vườn gieo ươm là nơi trồng rừng.                        

B. Vườn gieo ươm là nơi nhân giống cây trồng.

C. Vườn gieo ươm là nơi trồng các cây thuốc quý.              

D. Vườn gieo ươm là nơi sản xuất cây giống rừng.

Câu 25. [TH] Ruột bầu thường gồm những thành phần nào?

A. Đất tơi xốp, phân supe lân, phân kali.        

B. Đất tơi xốp, phân hữu cơ ủ hoai, phân đạm.

C. Đất tơi xốp, phân hữu cơ ủ hoai, phân supe lân.

D. Đất tơi xốp, phân đạm, phân kali.

Câu 26. [TH] Loại hạt nào dưới đây thường được chặt một đầu để kích thích hạt nảy mầm?

A. Hạt lim.             B. Hạt dẻ.               C. Hạt trám.            D. Hạt xoan.

Câu 27. [NB] Nêu thời vụ gieo hạt cây rừng ở các tỉnh miền Bắc?

A. Tháng 2 đến tháng 3.                        B. Tháng 1 đến tháng 2.

C. Tháng 9 đến tháng 10.                      D. Tháng 11 đến tháng 2 năm sau.

Câu 28. [TH] Trình bày quy trình gieo hạt cây rừng?

A. Gieo hạt → Lấp đất → Che phủ → Tưới nước → Bảo vệ luống gieo.

B. Gieo hạt → Lấp đất → Tưới nước → Che phủ → Bảo vệ luống gieo.

C. Che phủ → Gieo hạt → Lấp đất → Tưới nước → Bảo vệ luống gieo.

D. Che phủ → Gieo hạt → Lấp đất → Bảo vệ luống gieo → Tưới nước.

Câu 29. [TH] Biện pháp nào được sử dụng phổ biến để kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm?

A. Đốt hạt.                                           B. Tác động bằng lực.

C. Ngâm hạt trong nước ấm.                 D. Chặt một đầu hạt.

Câu 30. [NB] Vì sao phải gieo hạt đúng thời vụ?

A. Để tăng năng suất và chất lượng cây trồng.

B. Để giảm công chăm sóc và tăng tỉ lệ nảy mầm của hạt.

C. Để tăng tỉ lệ nảy mầm của hạt và tăng năng suất cây trồng.

D. Để giảm công chăm sóc và tăng năng suất cây trồng.

Câu 31. [NB] Ở các tỉnh miền Bắc trồng rừng vào thời gian nào?

A. Mùa xuân, mùa hè.                           B. Mùa hè, mùa thu.

C. Mùa thu, mùa đông.                         D. Mùa xuân, mùa thu.

Câu 32.[TH] Sắp xếp các bước sau sao cho phù hợp với quy trình trồng cây con có bầu?

(1) Tạo lỗ trong hố đất.

(2) Lấp đất và nén đất.

(3) Rạch bỏ vỏ bầu.

(4) Vun gốc.

(5) Đặt bầu vào lỗ trong hố.

A. (3) → (1) → (5) → (2) → (4).           B. (3) → (1) → (5) → (4) → (2).

C. (1) → (3) → (5) → (2) → (4).           D. (1) → (3) → (5) → (4) → (3).

Câu 33. [TH] Sắp xếp các bước sau sao cho phù hợp với quy trình trồng cây con rễ trần?

(1) Tạo lỗ trong hố đất.

(2) Nén đất.

(3) Vun gốc.

(4) Lấp đất kín gốc cây.

(5) Đặt cây vào lỗ trong hố.

A. (1) → (5) → (3) → (4) → (2).           B. (1) → (5) → (2) → (4) → (3).

C. (1) → (5) → (4) → (3) → (2).           D. (1) → (5) → (4) → (2) → (3).

Câu 34. [NB] Ở các tỉnh miền Nam trồng rừng vào thời gian nào?

A. Mùa xuân, mùa thu.                         B. Mùa xuân, mùa hè.

C. Mùa khô.                                         D. Mùa mưa.

Câu 35. [TH] Quy trình trồng cây con có bầu khác quy trình trồng cây con rễ trần ở điểm nào?

A. Có thêm bước vun gốc.                    B. Có thêm bước rạch bỏ vỏ bầu.

C. Có thêm bước lấp đất kín gốc cây.    D. Có thêm bước nén đất.

Câu 36. [TH] Trong tỉa và dặm cây, nếu hố có cây chết ta phải làm gì?

A. Không trồng cây vào hố đó nữa.       B. Trồng bổ sung loài cây khác.

C. Trồng bổ sung cây cùng tuổi.            D. Trồng bổ sung cây đã trưởng thành.

Câu 37. [NB] Chăm sóc rừng sau khi trồng vào thời gian nào?

A. Sau khi trồng cây gây rừng từ 1 đến 3 tháng.

B. Sau khi trồng cây gây rừng 5 tháng.

C. Sau khi trồng cây gây rừng từ 3 tháng đến 5 tháng.

D. Sau khi trồng cây gây rừng 1 năm.

Câu 38. [NB] Trong khai thác trắng, số lượng cây chặt hạ là bao nhiêu?

A. Chặt toàn bộ cây rừng trong 3 – 4 lần khai thác.

B. Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 – 2 lần khai thác.

C. Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 lần khai thác.

D. Chặt chọn lọc cây rừng đã già, sức sống kém.

Câu 39. [NB] Lượng gỗ khai thác chọn không được vượt quá bao nhiêu % lượng gỗ của khu rừng khai thác?

A. 35%.                  B. 55%.                  C. 25%.                  D. 45%.

Câu 40. [NB] Trong khai thác dần, số lượng cây chặt hạ là bao nhiêu?    

A. Chặt toàn bộ cây rừng trong 3 – 4 lần khai thác.

B. Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 – 2 lần khai thác.

C. Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 lần khai thác.

D. Chặt chọn lọc cây rừng đã già, sức sống kém.

1
3 tháng 3 2022

Tách nhỏ lại nha 

20 tháng 11 2018

Luân canh: Trồng một vụ lúa, một vụ hoa màu.

Xen canh: Trồng dừa và bưởi.

Tăng vụ: Trồng 2-3 vụ lúa trên cùng diện tích.

9 tháng 11 2021

1C

2B

3D

4A

9 tháng 11 2021

Bạn vào giúp mik thêm 1 câu nữa đc ko ?? Vào trang cá nhân của mik ấy, cũng có 1 btap bảng như này nekk =))

 

1.Trồng 2 cây trên cùng 1 đơn vị diện tích, cây thứ 2 trồng xen dưới phần đất trồng của loại cây thứ nhất.A.gọi là tăng vụB.gọi là xen canhC.gọi là luân canh2. Luân canh có tác dụng A.Điều hòa dinh dưỡng, giảm sâu bệnhB.Giảm sâu bệnh hại,Tận dụng được ánh sángC.Tăng chất lượng sản phẩm,Tăng độ phì nhiêu của đất3.Công việc làm đất nào có tác dụng dễ chăm sóc, chống ngập...
Đọc tiếp

1.Trồng 2 cây trên cùng 1 đơn vị diện tích, cây thứ 2 trồng xen dưới phần đất trồng của loại cây thứ nhất.

A.gọi là tăng vụ

B.gọi là xen canh

C.gọi là luân canh

2. Luân canh có tác dụng
 A.Điều hòa dinh dưỡng, giảm sâu bệnh

B.Giảm sâu bệnh hại,Tận dụng được ánh sáng

C.Tăng chất lượng sản phẩm,Tăng độ phì nhiêu của đất

3.Công việc làm đất nào có tác dụng dễ chăm sóc, chống ngập úng, tạo tấng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển tốt?

A. lên luống

B. Đập đất

C. bừa đất

4.Nhóm phân nào sau đây là phân hóa học?

A.Cây muồng muồng, khô dầu dừa, NPK.

B.Urê, NPK, Supe lân.

C.Phân trâu, bò; bèo dâu; DAP.

D.Supe lân, phân heo, urê.

6.Có  những phương pháp chế biến nông sản nào? 

 A.Sấy khô. Chế biến thành tinh bột mịn. Muối chua. Đóng hộp)

 B.Sấy khô. Chế biến thành tinh bột mịn. Đóng hộp.

 C.Chế biến thành tinh bột mịn. Muối chua. Đóng hộp.

7.Mục đích của chế biến nông sản?

A.Giúp để nông sản được lâu.

B.Tăng giá trị sản phẩm, kéo dài thời gian bảo quản.

C.Giúp tiêu thụ được nhan

8. Thành phần của đất trồng gồm:  

A.Phần khí – Phần rắn

B.Phần rắn – Phần lỏng

C.Phần khí – Phần rắn – Phần lỏng

9.Trên cùng thửa ruộng. Trước chỉ trồng 1 vụ nay trồng 2 vụ.

A.Gọi là xen canh

B.Gọi là luân canh

C.Gọi là tăng vụ

D.Phần khí – Phần lỏng

10.Mỗi vụ trồng 1 loại cây khác nhau trên cùng diện tích. 

A.gọi là luân canh

B.gọi là tăng vụ

C.gọi là xen canh

11.Khi tạo nền đất gieo ươm cây  bằng cách lên luống chú ý tạo hướng luống theo hướng: Nam – Bắc là để.

A.Thuận lợi khi lên luống

B.Giúp  cây con nhận đủ ánh sáng

C.Giúp vận chuyển cây thuận tiện

0
10 tháng 12 2016

*- Bệnh cây là trạng thái không bình thường về chức năng sinh lý, cấu tạo và hình thái của cây dưới tác động của vi sinh vật hay điều kiện sống không thuận lợi gây ra.

- Một số dấu hiệu:

+ Cành bị gãy.

+ Lá bị thủng.

+ Lá, quả (trái) bị biến dạng.

+ Lá, quả bị đốm đen, nâu.

+ Cây, củ bị thối.

+ Thân, cành bị sần sùi.

+ Quả đậu bị chảy nhựa.

* Vai trò của rừng và trồng rừng:

- Bảo vệ môi trường: Điều hòa tỉ lệ khí oxi và khí cacbonic, làm sạch không khí. Giảm tốc độ của gió, chống cát bay. Điều tiết dòng nước chảy trên bề mặt của đất. Chống rửa trôi, xói mòn....

-phát triển kinh tế: cung cấp nguyên liệu lâm sản phục vụ đời sống, sản xuất và xuất khẩu.

- Phục vụ nhu cầu văn hóa xã hội: nghiên cứu, du lịch, giải trí,.....

* Nhiệm vụ trồng rừng:

- Trồng rừng phòng hộ. VD: rừng phi lao, rừng tràm ven biển,....

- Trồng rừng sản xuất. VD:rừng tre, rừng cao su,....

- Trồng rừng sản xuất. VD: vườn quốc gia Cúc Phương, Cát Tiên, Côn Đảo,.....

*- Luân canh là cách tiến hành gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng 1 diện tích.

- Xen canh là trên cùng 1 diện tích trồng 2 loại hoa màu cùng một lúc hoặc cách nhau một thời gian không lâu để tận dụng diện tích, chất dinh dưỡng, ánh sáng.

- Tăng vụ là tăng số vụ trong năm trên 1 đơn vị diện tích đất.

*- Tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ:

+ Luân canh làm cho đất tăng độ phì nhiêu, điều hòa dinh dưỡng, giảm sâu bệnh.

+ Xen canh sử dụng hợp lí đất đai, ánh sáng, giảm sâu bệnh.

+ Tăng vụ góp phần tăng thêm sản phẩm thu hoạch.

14 tháng 12 2019

- Luân canh làm cho đất tăng độ phì nhiêu, điều hòa dinh dưỡng và giảm sâu, bệnh.

- Xen canh sử dụng hợp lí đất, ánh sáng và giảm sâu bệnh.

- Tăng vụ góp phần tăng thêm sản phẩm thu hoạch.

20 tháng 2 2022

giúp mình với mình đang cần gấp