K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Văn học theo cách nói chung nhất, là bất kỳ tác phẩm nào bằng văn bản. Hiểu theo nghĩa hẹp hơn, thì văn học là dạng văn bản được coi là một hình thức nghệ thuật, hoặc bất kỳ một bài viết nào được coi là có giá trị nghệ thuật hoặc trí tuệ, thường là do cách thức triển khai ngôn ngữ theo những cách khác với cách sử dụng bình thường. Trong các định nghĩa hiện đại hơn, văn học bao hàm cả các văn bản được nói ra hoặc được hát lên (văn học truyền miệng). Sự phát triển trong công nghệ in ấn đã cho phép phân phối và phát triển các tác phẩm chữ viết, và tạo ra loại văn học điện tử.

hc tốt

18 tháng 6 2019

Văn học theo cách nói chung nhất, là bất kỳ tác phẩm nào bằng văn bản. Hiểu theo nghĩa hẹp hơn, thì văn học là dạng văn bản được coi là một hình thức nghệ thuật, hoặc bất kỳ một bài viết nào được coi là có giá trị nghệ thuật hoặc trí tuệ, thường là do cách thức triển khai ngôn ngữ theo những cách khác với cách sử dụng bình thường. Trong các định nghĩa hiện đại hơn, văn học bao hàm cả các văn bản được nói ra hoặc được hát lên (văn học truyền miệng). Sự phát triển trong công nghệ in ấn đã cho phép phân phối và phát triển các tác phẩm chữ viết, và tạo ra loại văn học điện tử.

Văn học có thể phân loại thành: hư cấu hoặc phi hư cấu (theo nội dung), và thơ hoặc văn xuôi (theo hình thức). Thể loại văn xuôi có thể phân loại tiếp thành tiểu thuyết, truyện ngắnvà kịch bản. Các tác phẩm văn học có thể được phân loại theo từng giai đoạn lịch sử được nhắc đến, hoặc một số thể loại nội dung hoặc hành văn đặc thù (bi kịch, hài kịch, lãng mạn, gợi tình,...)

Các khái niệm chung[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đề tài: Khái niệm chỉ loại các hiện tượng đời sống được miêu tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học. Đề tài là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm.
  • Chủ đề: Vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm được tác giả nêu lên, đặt ra qua nội dung cụ thể của tác phẩm văn học.
  • Tư tưởng tác phẩm văn học: Nhận thức, lý giải và thái độ đối với toàn bộ nội dung cụ thể sống động của tác phẩm văn học, cũng như những vấn đề nhân sinh đặt ra ở trong đó.
  • Nhân vật văn học: Con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng hoặc không có tên riêng. Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả, mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm. Chẳng hạn có thể nói: nhân dân là nhân vật chính trong Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc.
  • Kết cấu: Là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm. Cần phân biệt bố cục và kết cấu của tác phẩm. Thuật ngữ bố cục nhằm chỉ sự sắp xếp, phân bố các chương đoạn, các bộ phận của tác phẩm theo một trình tự nhất định. Thuật ngữ kết cấu thể hiện một nôi dung rộng rãi phức tạp hơn. Tổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm. Bố cục là một phương diện của kết cấu.
  • Ngôn từ nghệ thuật
  • Hiện nay , bộ môn Văn học vẫn giữ vị trí khá quan trọng trong các phân môn ở nhà trường phổ thông. Học Văn giúp cho chúng ta hiểu sâu hơn về cuộc sống, về tình người; hơn nữa học Văn còn giúp ta có cách diễn đạt, thể hiện tình cảm sâu sắc, hàm súc hơn thông qua các hình tượng nghệ thuật. Tuy nhiên, không ít các học sinh vẫn không thích học Văn, thậm chí sợ học Văn bởi chưa thấy được cái hay, cái đẹp của môn Văn. Vậy, chúng ta cùng tìm hiểu thêm về bộ môn này để thấy được lợi ích của việc học Văn đem lại, để có cách nhìn toan diện hơn về môn Văn.

    Ngữ văn không chỉ mở mang cho người học nhiều kiến thức về xã hội mà còn giúp cho chúng ta cải thiện được khả năng giao tiếp hàng ngày.

    Bởi các tác phẩm văn học luôn mang hơi thở của xã hội đương thời, nó phản chiếu hiện thực cuộc sống qua lăng kính của người nghệ sĩ. Và để truyền tải tinh tế được các cung bậc cảm xúc của lòng người, các tác giả cần có vốn từ vựng rất phòng phú, lựa chọn ngôn từ thật xác đáng. Vì vậy, học Văn cũng đồng nghĩa với việc ta đã tiếp cận được kho tàng ngôn ngữ rất giàu có. Khi chú ý học hỏi, chúng ta có thể tăng cường được vốn từ ngữ để sử dụng hàng ngày.

  • Và dần dần, khi giao tiếp hay khi viết, chúng ta sẽ sử dụng các từ mới, từ hay như một phản xạ tự nhiên. Tuy nhiên, cuộc sống hàng ngày cũng chính là nơi chúng ta có thể trải nghiệm lại nhưng kiến thức đã học, tích lũy và làm dồi dào thêm vốn từ của bản thân, nâng cao khả năng giao tiếp của mỗi người. 

    Văn học giúp chúng ta cảm nhận được những hình ảnh, âm thanh quen thuộc, gần gũi của cuộc sống

    Qua các tác phẩm văn học, chúng ta có thể cảm nhận được những hình ảnh, âm thanh đẹp đẽ, đó chính là món quà tuyệt diệu mà cuộc sống đã ban tặng cho chúng ta. Nếu ai đã dành thời gian quan sát và lắng nghe khung cảnh thiên nhiên buổi sáng sẽ càng hiểu hơn vẻ đẹp của những âm thanh đặc biệt của làng quê vào buổi sớm mai, hoặc của khu phố khi màn đêm buông xuống… Và hơn cả, khi biết được cách quan sát, lắng nghe ấy, chúng ta sẽ mở rộng được tâm hồn mình, mở rộng vòng tay và sẽ lôn nhận được những món quà bất ngờ và đẹp đẽ từ cuộc sống.

    Văn học giúp ta biết về nguồn cuội, gốc rễ.

    Như chúng ta thấymôn văn đâu phải đi học chúng ta mới học mà ngay từ khi mới sinh ra mỗi chúng ta đều được bà, được mẹ hát những câu hát ru trong khi đi ngủ, những câu ca dao mượt mà đằm thắm. Sau đó là những ngày ngồi trên ghế nhà trường chúng ta lại được học môn văn,tiếng Việt để biết về nguồn cội, gốc rễ ngày xưa ông cha ta nói và làm những gì? Vậy nên văn chương đi suốt chiều dài lịch sử nhân loại

  • Trong môn ngữ văn ta thấy, mỗi bài thơ, mỗi bài văn, mỗi tác phẩm đều mang trong mình những bài học sâu săc. Bài thì dạy ta về đạo đức, về hiếu nghĩa, về những tấm gương chiến đấu chói ngời của ông cha  những người đi trước. Nó cho chúng ta thấy rằng sự bình yên chúng ta đang thừa hưởng  không phải dễ dàng mà có được. Nó là sự hi sinh máu và mạng sống của những người đi trước để giành lại được độc lập như ngày nay.

    Nói cách khác Văn học chính là giúp chúng ta cách học cách làm người. Văn học một lần nữa giúp chúng ta có thái độ biết ơn những người đi trước, những người  hi sinh mạng sống để chúng ta có ngày hôm nay, chúng ta hãy sống cho thật xứng đáng.

    Học văn giúp chúng ta biết đồng cảm với người khác.

    Trong văn học ẩn chứa trong đó biết bao câu truyện, biết bao những cuộc đời hạnh phúc, khổ đau, hay cùng quẫn. Khi đọc những trang đời kể về những nỗi khổ gông cùm, mất nước, mất tự do, những nỗi đau ai oán phải bán con, nuốt nước mắt vào trong của những người mẹ. Khi chúng ta đọc những lời văn như vậy  ta sẽ thấy đồng cảm, cảm thông và thấu hiểu những nỗi đau đến tột cùng, những nỗi đau tưởng như không một ai chịu nổi, những nỗi đau cùng quẫn của họ. Từ đó giúp chúng ta biết ghét, biết căm thù những cái ác, những thứ gieo rắc khổ đau.

    Nhưng quan trọng nhất là nó dạy ta biết dung hòa 2 sự yêu ghét với nhau, giúp chúng ta có cái nhìn bao dung, bác ái.

  • ~P.s::))))

3 tháng 7 2019

a. Em rất thường gặp các vấn đề và những câu hỏi tương tự như trên trong cuộc sống.

Ví dụ:

 

    + Ma túy là gì? Tại sao phải nói không với ma túy?

    + Môi trường là gì? Làm cách nào để giữ gìn bảo vệ môi trường?

    + Rừng mang đến lợi ích gì cho ta?Làm cách nào để bảo vệ rừng?

b. Những vấn đề và câu hỏi loại này không thể sử dụng kiểu văn bản miêu tả, tự sự hay biểu cảm, mà cần dùng kiểu văn nghị luận vì văn nghị luận là một phương thức biểu đạt chính với các lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục và có thể giải quyết thoả đáng vấn đề đặt ra.

 

c. Qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình ta thấy thường sử dụng văn bản nghị luận như lời phát biểu, nêu ý kiến một bài xã hội, bình luận về một vấn đề của đời sống.

Thứ nhất: Cảm thụ văn học là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (trong cuốn truyện, bài văn, bài thơ,…) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ,…) thậm chí là một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ.

Thứ hai: Khi đọc hoặc nghe một câu chuyện, một bài thơ, ta không những hiểu mà còn phải xúc cảm, tưởng tượng và thật sự gần gũi, “nhập thân” với những gì đã đọc. Đọc có suy ngẫm, tưởng tượng và rung động thật sự sẽ giúp ta cảm thụ văn học tốt.

Thứ ba: Để có được năng lực cảm thụ văn học sâu sắc và tinh tế, cần có sự say mê, hững thú khi tiếp xúc với thơ văn; chịu khó tích luỹ vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học, nắm vững kiến thức cơ bản về Tiếng Việt phục vụ cho cảm thụ văn học; kiên trì rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học.

8 tháng 11 2018

Văn học là khoa học nghiên cứu văn chương. Hiểu một cách hạn chế hơn, văn học là dạng văn bản được coi là một hình thức nghệ thuật, hoặc bất kỳ một bài viết nào được coi là có giá trị nghệ thuật hoặc trí tuệ, thường là do cách thức triển khai ngôn ngữ theo những cách khác với cách sử dụng bình thường.

 Thứ nhất: Cảm thụ văn học là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (trong cuốn truyện, bài văn, bài thơ,…) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ,…) thậm chí là một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ.

Thứ hai: Khi đọc hoặc nghe một câu chuyện, một bài thơ, ta không những hiểu mà còn phải xúc cảm, tưởng tượng và thật sự gần gũi, “nhập thân” với những gì đã đọc. Đọc có suy ngẫm, tưởng tượng và rung động thật sự sẽ giúp ta cảm thụ văn học tốt.

Thứ ba: Để có được năng lực cảm thụ văn học sâu sắc và tinh tế, cần có sự say mê, hững thú khi tiếp xúc với thơ văn; chịu khó tích luỹ vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học, nắm vững kiến thức cơ bản về Tiếng Việt phục vụ cho cảm thụ văn học; kiên trì rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học.

học tốt nhé

Truyện nêu lên bài học: "Núi cao còn có núi cao hơn", chúng ta chỉ là một giọt nước nhỏ bé trong vũ trụ bao la nên không được phép kiêu ngạo, coi mình là nhất để khinh thường người khác được. 

Bài học ấy cho em nhận thức về bản thân mình phải không ngừng cố gắng nỗ lực mở rộng tầm hiểu biết của mình trong cuộc sống, thoát ra khỏi vùng an toàn để biết vị trí thật sự của mình đang ở đâu.

a. em thấy cách dạy của thầy Vê-rô-ki-ô dễ khiến học sinh mất kiên nhẫn song lại đặc biệt có hiệu quả trong việc tạo ra sự tỉ mỉ và hoàn hảo trong mỗi tác phẩm cho học sinh. Em hoàn toàn tán thành với cách dạy ấy. Bởi em cho rằng "chậm mà chắc". Ban đầu chúng ta có thể tốn nhiều thời gian học cái cơ bản nên chậm hơn người khác nhưng thay vào đó chúng ta có nền tảng vững chắc hơn để phát triển nên đây là cách học đúng đắn 

b. Qua văn bản trên, em rút ra bài học: chúng ta luôn cần phải học từ cơ bản vững chắc sau đó mới tiến dần đến những kiến thức khó hơn. Hành động "đốt cháy giai đoạn" có thể trì hoãn sự phát triển lâu dài trong tương lai.

1.Đọc lại văn bản Chống nạn thất học (bài 18) và cho biết:- Luận điểm chính của bài viết là gì? Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và cụ thể hóa bằng những câu văn như thế nào?- Chỉ ra những luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) trong văn bản Chống nạn thất học và cho biết những luận cứ ấy đóng vai trò gì? Muốn có sức thuyết phục luận cứ phải đạt yêu cầu gì?- Chỉ ra...
Đọc tiếp

1.Đọc lại văn bản Chống nạn thất học (bài 18) và cho biết:

- Luận điểm chính của bài viết là gì? Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và cụ thể hóa bằng những câu văn như thế nào?

- Chỉ ra những luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) trong văn bản Chống nạn thất học và cho biết những luận cứ ấy đóng vai trò gì? Muốn có sức thuyết phục luận cứ phải đạt yêu cầu gì?

- Chỉ ra trình tự lập luận của văn bản Chống nạn thất học và cho biết lập luận như vậy tuân theo thứ tự nào và có ưu điểm gì?

2. HS đọc trước văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (SGK/24)

- Luận điểm chính của bài viết là gì? Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và cụ thể hóa bằng  câu văn như thế nào?

- Chỉ ra những luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) trong văn bản.

- Nhận xét cách lập luận của tác giả?

0
Cho đoạn văn sau :Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau :

Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người  phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại ...... Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!

1.Đoạn văn sử dụng biện pháp tu từ gì

2.Để chứng minh cho đức tính giản dị của Bác tác giả sử dụng những luận cứ nào trong đoạn văn trên

3.Câu "Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm thì không cần người giúp.......Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!". Cụm từ "Trong đời sống của mình" là thành phần gì của câu? Từ thành phần đó hãy xây dựng một câu văn hoàn chỉnh.

4.Qua văn bản trên em học được ở Bác những đức tính, phẩm chất gì? Em hãy kể thêm những biểu hiện về đức tính giản dị của Bác mà em biết

0
14 tháng 4 2017

Qua những văn bản em tạo lập trong các tiết Tập làm văn.

- Khi tạo lập các văn bản ấy, điều em muốn nói thật sự cần thiết

- Khi kể chuyện, miêu tả, bày tỏ nguyện vọng em xưng hô “em”, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt tùy thuộc vào yêu cầu đề bài đưa ra

- Em thường lập dàn ý khi làm văn. Theo em, khi xác lập bố cục bài văn sẽ có trình tự hợp lý, rõ ràng giữa các phần

- Sau khi làm văn em thường dành ra 10 phút đọc và kiểm tra lại, điều này giúp em hạn chế lỗi sai, thiếu ý trong quá trình làm