Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
*Chiều hướng tiến hóa:
- Cơ thể; từ đơn bào lên đa bào
- Hệ cơ quan: từ chưa phân hóa đến phân hóa đơn giản rồi phân hóa phức tạp
- Các cơ quan trong hệ cơ quan: từ phân hóa đơn giản đếnphân hóa phức tạp, cấu tạo ngày càng hoàn thiện và chuyên hóa với chức năng.
Sự phân hóa và chuyên hóa các hệ cơ quan của các ngành động vật được thể hiện ở bảng sau :
*Hô hấp:+Chưa phân hóa trao đổi qua da->hô hấp bằng mang
+Hô hấp bằng phổi,da->phổi
*Hệ tuần hoàn:+Chưa có tim(chưa phân hóa)->chưa phân hóa->tim 2 ngăn,1 vòng tuần hoàn->tim 3 ngăn,2 vòng tuần hoàn->tim 4 ngăn,2 vòng tuần hoàn
*Hệ thần kinh:từ chưa phân hóa->hệ thần kinh:mạng lưới->chuỗi hạch đơn giản->chuỗi hạch phân hóa(não,hầu,bụng)->thần kinh ống,phân hóa não,tủy sống
*Hệ sinh dục:chưa phân hóa->tuyến sinh dục chưa có ống dẫn->tuyến sinh dục đã có ống dẫn
Em tham khảo nội dung ở link dưới nha!
https://hoc24.vn/ly-thuyet/tien-hoa-va-to-chuc-co-the.3806/
-Hệ tuần hoàn : chưa phân hoá → tim chưa có ngăn → tim có 2 ngăn → tim có 3 ngăn → tim 4 ngăn
-Hệ thần kinh: chưa phân hoá → thần kinh mạng lưới → chuỗi hạch đơn giản → chuỗi hạch phân hoá (não, hầu bụng)→ hình ống phân hoá ( não bộ và tuỷ sống)
-Hệ sinh dục :chưa phân hoá → tuyến sinh dục không có ống dẫn → tuyến sinh dục có ống dẫn
1.
- Bộ Ăn sâu bọ: có tập tính tìm mồi, các răng đều nhọn.
- Bộ Gặm nhấm: cùng có tập tính tìm mồi, răng cứa lớn, có khoảng trống hàm.
- Bộ Ăn thịt: có tập tính rình mồi, vồ mồi hoặc đuổi mồi, bắt mồi; răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp bền và sắc.
2.
Về tim: từ tim 2 ngăn ở cá (chỉ có tâm thất và tâm nhĩ) lên đến tim 3 ngăn ở lưỡng cư (2 tâm nhĩ và 1 tâm thất), đến bò sát có tim 3 ngăn nhưng có thêm vách hụt ngăn giữa tâm thất (trừ cá sấu tim có 4 ngăn), đến lớp chim và thú thì tim hoàn chỉnh (có 4 ngăn:2 tâm nhĩ, 2 tâm thất).
Về vòng tuần hoàn: ở cá chỉ có một vòng tuần hoàn (xuất phát từ tâm thất theo động mạch bụng đến các cơ quan rồi theo tĩnh mạch lưng đến mang và trở về tâm nhĩ), máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi; lưỡng cư có 2 vòng tuần hoàn lớn và nhỏ (vòng nhỏ lên phổi trao đổi khí, vòng lớn đưa máu đi nuôi các cơ quan), máu đi nuôi cơ thể là máu pha; bò sát cũng có 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha nhưng ít pha hơn do tim có vách hụt; chim và thú cũng có 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi