K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 5 2021

Bài tham khảo 1:

- Khăn ở đây là một vật kỉ niệm , trao duyên , là vật chứng tỏ cho tình yêu đôi lứa ngày xưa.

- Trong câu thơ , " khăn " ,từ một vật vô tri vô giác , không cảm xúc , không linh hồn lại có thể " thương nhớ" , " chùi nước mắt " , còn  " đèn " lại viết " nhớ " , vì nhớ ai đó mà " không tắt "

Qua đó ta thấy câu thơ đã sử dùng biện pháp hoán dụ để lấy chiếc khăn , cái đèn thay thế hình ảnh người phụ nữ để thể hiện nỗi nhớ thương sâu sắc đối với người mình thương , người mình nhớ đến mất ngủ, phải khóc nhiều lần vì quá nhớ.

Bài tham khảo 2:

- Hình ảnh chiếc khăn:

+ Biểu tượng cho tình yêu, đấy là vật trao duyên, là kỉ niệm hứa hẹn của đôi trai gái.

+ Chiếc khăn trong ca dao xưa khá quen thuộc nó gắn liền với hình ảnh người phụ nữ vừa làm dáng vừa là biểu tượng cho số phận người phụ nữ xưa: “Thân em như tấm lụa đào…”

=> Mượn hình ảnh cái khăn, nhân hóa trở thành vật có tri giác biết nhớ, biết mong để nói về nỗi nhớ mong của người con gái với người yêu mình đến thấp thỏm đứng ngồi không yên.

5 tháng 3 2018

Có thể hình dung: nhật vật trữ tình đang đắm mình trong nỗi nhớ nhung sầu muộn. Mọi cử chỉ bỗng hoá thẫn thờ. Chiếc khăn vắt hờ hững trên vai vô ý rơi xuống đất. Nhân vật trữ tình cúi nhặt và bỗng nhiên nhìn thấy khăn như nhìn thấy chính cõi lòng mình. 

Bài ca dao thể hiện nỗi nhớ người yêu của một cô gái. Không chỉ nhớ mà còn có lo phiền, phấp phỏng. Chính sự lo phiền, phấp phỏng ấy đã làm cho nỗi nhớ còn thêm chiều sâu, khiến nỗi nhớ có thể làm lay tỉnh toàn bộ nhân cách con người. 

Ca dao có rất nhiều bài nói về nỗi nhớ người yêu và mỗi bài lại toát lên một vẻ đẹp riêng. Thường thì nỗi nhớ ấy hay được thể hiện hoặc miêu tả một cách trực tiếp, dù các tác giả dân gian đã dùng rất nhiều ví von. Ở bài ca dao này, cách bày tỏ nỗi nhớ có nhiều điểm khác lạ. sắm vai một người đọc ngây thơ, ta sẽ thấy hình như nhân vật trữ tình dồn toàn bộ sự quan tâm cho khăn, cho đèn, cho mắt, tức là cho những đối tượng mà người ấy nhận rõ là chúng đang nhớ một ai đó. "Khăn thương nhớ ai", "Đèn thương nhớ ai", "Mắt thương nhớ ai" - với chừng ấy câu hỏi đặt ra cho những "người bạn" (riêng với khăn, câu hỏi được nhắc tới ba lần), dường như nhân vật trữ tình không còn mối bận tâm nào khác ngoài việc vỗ về, an ủi khăn, đèn, mắt. Nhưng ta chợt nhận ra một sự vô lí: ngoài khăn và đèn là những vật vô tri không thể biết nhớ, ngay cả mắt (người) đâu có phải là một sinh thể độc lập có thể biết tương tư? Vậy là nhân vật trữ tình đang sống trong cõi ảo, đang trò chuyện với những nhân vật ảo. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi con người có tâm sự quá đầy và bị "cầm tù" bởi tâm sự đó. Tâm sự tràn ra ngoại giới, phủ trùm cái bóng của mình lên tất cả, khiến mọi vật bỗng trở nên có hồn và có thể trở thành những đối tượng chuyện trò. Tuy nhiên, lúc này, chuyện trò với khăn, với đèn, với mắt thì cũng chỉ là chuyện trò với chính lòng mình mà thôi. Nói cách khác chuyện trò với ai, về cái gì, trong trường hợp này, cũng chỉ là một sự tự giãi bày. 

Có thể hình dung: nhật vật trữ tình đang đắm mình trong nỗi nhớ nhung sầu muộn. Mọi cử chỉ bỗng hoá thẫn thờ. Chiếc khăn vắt hờ hững trên vai vô ý rơi xuống đất. Nhân vật trữ tình cúi nhặt và bỗng nhiên nhìn thấy khăn như nhìn thấy chính cõi lòng mình. Khăn ơi, tại sao mày lại rơi xuống đất? Mày đang nhớ thương ai vậy? Những câu hỏi rưng rưng nỗi niềm đã được đặt ra trong trạng thái mộng du của nhân vật trữ tình. Chúng không phản ánh cái gì khác ngoài cõi lòng người hỏi. Nói khăn và đèn được nhân hoá thì cũng đúng. Nhưng có lẽ đúng hơn nếu nói chúng là hình ảnh của nhân vật trữ tình được khúc xạ qua một tấm gương soi đặc biệt. Những động thái của chúng không có ý nghĩa độc lập mà chỉ là sự phản chiếu những cử chỉ và diễn biến tâm lí đa dạng, phức tạp của tác giả bài ca dao. Người ta thường nói ca dao có vẻ đẹp mộc mạc, giản dị. Trong trường hợp này, sự giản dị, mộc mạc vẫn thể hiện (đặc biệt qua hệ thống những hình ảnh gần gũi và qua lời nói "trong suốt", không trang sức), nhưng không vì thế mà cái ảo diệu biến hoá lại không để lại dấu ấn đậm nét. 

Tuy đi sâu vào chốn u uẩn của cõi lòng, bài ca dao vẫn giữ được tính mạch lạc của cấu trúc. Các hình ảnh khăn, đèn, mắt không hề xuất hiện một cách ngẫu nhiên. Khăn vắt vai, khăn để chùi nước mắt, ngọn đèn thắp chong canh dài, đôi mắt đẫm lệkhông chịu nhắm ngủ - đó đều là những hình ảnh có tính đặc thù mà thơ ca (trong đó có ca dao) thường mượn để thể hiện tâm trạng nhớ nhung, thao thức. Chúng liên kết với nhau một cách chặt chẽ nhằm biểu đạt một chủ đề thống nhất. Giữa chiếc khăn và đôi mắt có mối liên hệ thế nào, chính bài ca dao đã nói rõ. Còn ngọn đèn? Nó cũng có thể được hiểu là một con mắt khác thức thi với mắt người giữa đêm thâu vời vợi. Chẳng phải ngọn đèn vẫn thường làm bạn với ta mỗi khi ta có điều lo nghĩ đó sao? Một điều đáng lưu ý nữa là trình tự xuất hiện của các hình ảnh. Khăn xuất hiện trước rồi đến đèn và sau cùng là mắt. Có một sự dịch chuyển từ xa đến gần của các hình ảnh, từ sự vật bên ngoài đến chính con người tác giả. Nỗi nhớ càng được thổ lộ lại càng nồng nàn - nồng nàn đến mức làm rung lên toàn bộ thế giới tâm hồn của nhân vật trữ tình và xét về hiệu quả thẩm mĩ, nó cũng làm biến chuyển cả nhịp thơ. Sáu dòng thơ đầu dành để tâm sự cùng khăn. Chúng mang nhịp điệu kể lể đều đều, ri rả và có giọng bùi ngùi. Bốn dòng thơ sau được san đôi, dành sự "quan tâm" cho cả đèn và mắt. Nhịp thơ gấp gáp hơn trong một kiểu liệt kê hối hả. Nhân vật trữ tình đã chạm đến đáy tâm sự và niềm thao thức của mình. Trạng thái mộng du dần tan để trả con người về với sự kiểm soát của lí trí. Một giai đoạn của cảm xúc thế là đã qua đi. 

Hai dòng cuối của bài ca dao là một câu lục bát mênh mang nỗi niềm. Con thuyền thơ, sau lúc tự để mình rơi vào vòng vây của nỗi nhớ chập chùng, đã thoát ra với không gian trầm tư lặng lẽ. Tuy nhiên, không thể bảo rằng nhân vật trữ tình - người chèo lái nó - đã tìm được sự bình yên. Những con sóng ưu phiền khác đang lao xao bủa đến... Nhìn chung, việc thay đổi thể thơ ở đây rất có ý nghĩa. Một mặt nó báo hiệu sự chuyển biến tinh tế trong dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình, mặt khác nó đảm bảo chức năng điều hoà nhịp thở của người diễn xướng, người đọc, không để tiếp diễn sự kể lể có nguy cơ kéo bài ca dao rơi vào tình trạng dài dòng, gây nên cảm giác căng thẳng không cần thiết. Sự bộc lộ trực tiếp tâm trạng dưới hình thức mờ tối, rối rắm của chính tâm trạng đã được thay thế bằng một nhận định khái quát về cái tính chất của tâm trạng đã được thay thế bằng một nhận định khái quát về cái tính chất của tâm trạng. Nhân vật trữ tình hiểu rằng mình đã lo phiền và cũng biết nguyên nhân của nỗi lo phiền ấy. Yêu nhau nhiều nhưng dễ gì đến được với nhau, lấy được nhau. Bao nhiêu chuyện phải bận lòng, bao nhiêu thứ có thể cản trở hạnh phúc. Cô gái nói "Lo vì một nỗi không yên một bề" - chỉ một bề nhưng lại bề bề nỗi lo, bởi bề ấy không thuộc bề (tức là phía) cô gái, mà thuộc về bề cô không thể làm chủ, không thể chi phối được. 

Bài Khăn thương nhớ ai... ta vừa "đọc" đáng được xem là một trong những bài hay nhất trong kho tàng ca dao dân tộc.

12 tháng 4 2021

1. 

a, Hoán dụ:

- Hình ảnh " khăn" để chỉ nhân vật trữ tình là cô gái. Cô gái thương nhớ người nhưng tình cảm ấy lại được gán cho sự vật là "khăn". Chiếc khăn bồn chồn, lo lắng, đứng ngồi không yên hư cô gái nhớ chàng trai đến thao thức, không ngủ được.

b, Câu thơ có hai hình ảnh ẩn dụ:

Thác - chỉ những khó khăn vất vả, những thử thách. Chiếc thuyền - chỉ con đường cách mạng, chỉ con đường của cả nước non mình.

Câu thơ xây dựng hình ảnh ẩn dụ dựa trên những liên tưởng có thực (thác - khó khăn, con thuyền - sức vượt qua) để nói lên sức sống và sức vươn lên mãnh liệt của cả dân tộc chúng ta.

Cho: - Gần mực thì đen/ gần đèn thì sáng.- Chớp đông nhay nháy/ gà gáy thì mưa.- Khăn thương nhớ ai                                                          Khăn rơi xuống đất ?                                                        Khăn thương nhớ ai                                                          Khăn vắt lên vai ?                                                              Khăn thương nhớ ai                                             ...
Đọc tiếp

Cho: 

- Gần mực thì đen/ gần đèn thì sáng.

- Chớp đông nhay nháy/ gà gáy thì mưa.

- Khăn thương nhớ ai                                                          Khăn rơi xuống đất ?                                                        Khăn thương nhớ ai                                                          Khăn vắt lên vai ?                                                              Khăn thương nhớ ai                                                          Khăn chùi nước mắt ? 

Hãy chỉ ra tiếng nào là vần liền, tiếng nào là vần cách, chỉ ra nhịp của các dòng thơ ở các ví dụ đã cho.

1

Khăn thương nhớ ai,

Khăn rơi xuống đất.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn vắt lên vai.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn chùi nước mắt.

Đèn thương nhớ ai,

Mà đèn không tắt.

Mắt thương nhớ ai,

Mắt ngủ không yên.

Đêm qua em những lo phiền,

Lo vì một nỗi không yên một bề..."

Bài ca nằm trong hệ thống ca dao về đề tài thương nhớ, một cung bậc trong ca dao tình yêu của người bình dân Việt Nam. Bài ca diễn tả nỗi nhớ niềm thương của một cô gái. Nhớ thương da diết, nhớ đến thao thức, cồn cào gan ruột mà không dễ bộc lộ. Cô phải hỏi khăn, hỏi đèn, hỏi cả mắt mình. Những câu hỏi không có câu trả lời càng nén chặt nỗi thương nhớ, để cuối cùng trào ra trong nỗi lo âu cho hanh phúc:

Đêm qua em những lo phiền,

Lo vì một nỗi không yên một bề.

Cái khăn được hỏi đến đầu tiên và được hỏi nhiều nhất, đến 6 câu thơ:

Khăn thương nhớ ai,

Khăn rơi xuống đất.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn vắt lên vai.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn chùi nước mắt.

Cái khăn (khăn đội đầu hoặc khăn tay) thường là vật trao duyên, vật kỉ niệm gợi nhớ người yêu (Gửi khăn, gửi áo, gửi lời - Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa). Sáu câu thơ được cấu trúc theo lối vắt dòng, láy lại 6 lần từ "khăn" ở vị trí đầu các câu thơ và láy lại 3 lần câu "khăn thương nhớ ai" như một điệp khúc bất tận, thể hiện nỗi nhớ triền miên, da diết. Dường như mỗi lần hỏi là nỗi nhớ lại trào dâng thêm. Cái khăn, tự nó không biết "thương nhớ" không biết "rơi xuống", "vắt lên", "chùi nước trắt", nhưng những hình ảnh vận động mang cảm xúc người đã làm hiện lên hình ảnh con người với tâm trạng ngổn ngang niềm thương nhớ cùng nỗi lo âu. Nhớ đến ngơ ngẩn, nỗi nhớ tỏa theo nhiều hướng của không gian "khăn rơi xuống đất" rồi lại "khăn vắt lên. Vai", cuối cùng thu lại trong cảnh khóc thầm "khăn chùi nước mắt".

Nỗi nhớ trong 6 câu trên lan tỏa vào không gian, đến 4 câu tiếp lại xuyên suốt theo thời gian. Nỗi nhớ ban ngày kéo dài sang cả ban đêm:

Đèn thương nhớ ai,

Mà đèn không tắt.

Vẫn là điệp khúc "thương nhớ cũ", nhưng nỗi nhớ đã chuyển từ "khăn" sang "đèn". Hình ảnh ngọn đèn gợi ra đêm khuya vò võ canh tàn, và cái đốm lửa đang cháy kia phải chăng là hình ảnh của nỗi nhớ cháy rực trong lòng cô gái? Ngọn đèn mãi không chịu tắt, nỗi nhớ cứ da diết khôn nguôi. Cũng như chiếc khăn, ngọn đèn đã giúp cô gái thổ lộ nỗi lòng.

Nhưng dù gợi cảm bao nhiêu, thì chiếc khăn và ngọn đèn cũng chỉ là cách nói gián tiếp theo lối biểu tượng, nhân hóa. Nỗi lòng của cô gái buộc phải bật ra trong cách nói trực tiếp:

Mắt thương nhớ ai,

Mắt ngủ không yên.

Thương nhớ đến không ngủ được, cứ trằn trọc thao thức là cách biểu lộ quen thuộc trong ca dao:

Đêm nằm lưng chẳng tới giường.

Trông cho mau sáng ra đường gặp anh.

Tuy nhiên, cũng là một tâm trạng ấy, nhưng trong bài ca này, hình ảnh đôi mắt có sức gợi cảm sâu xa hơn nhiều. "Mắt ngủ không yên" tạo nên một đối xứng rất đẹp với "đèn không tắt" ở trên, gợi lên một cảnh tượng rất thực: cô gái giữa đêm khuya một mình đối diện với ngọn đèn mà nhớ người thương. Vì "mắt ngủ không yên" nên "đèn không tắt". Nói đèn cũng chỉ là để nói người thôi. Ngọn đèn soi chiếu vào đôi mắt, càng thấy nỗi nhớ thương vời vợi khôn nguôi.

Mười câu thơ là 5 câu hỏi không có lời đáp. Điệp khúc "thương nhớ ai" trở đi trở lại như xoáy vào một nỗi niềm khắc khoải, da diết. Năm lần từ "thương nhớ" và năm lần từ "ai" xuất hiện. Bản thân từ "ai" xuât hiện. Bản thán từ "ai" mang ý phiếm chỉ, gợi lên một nỗi nhớ thương sâu thẳm mênh mông, không giới hạn. Từ "ai" là phiếm chỉ, không xác định cá thể đối tượng, nhưng người nghe hoàn toàn hiểu được "ai" ấy là ai. Hỏi không có trả lời, nhưng thực ra cầu trả lời đã nằm trong giọng điệu khắc khoải, da diết kia. Không cần nói rõ, nhưng nỗi nhớ người yêu đã được bộc lộ một cách kín đáo mà gợi cảm, sâu sắc, mãnh liệt.

Cách gieo vần của bài ca cũng rất đặc sắc:

Khăn thương nhớ ai,

Khăn rơi xuống đất.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn vắt lên vai.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn chùi nước mắt.

Đèn thương nhớ ai,

Mà đèn không tắt.

Mắt thương nhớ ai,

Mắt ngủ không yên.

Vần chân và vần lưng xen kẽ nhau, vần bằng và vần trắc luân phiên nhau, tất cả tạo nên một âm điệu luyến láy liên hoàn khiến cho nỗi nhớ thương của cô gái vừa như nén lại, vừa như kéo dài ra đến mênh mông vô tận theo cả không gian và thời gian. Tưởng chừng nỗi nhớ ấy sẽ không có kết thúc... Nhưng bài ca phải có điểm dừng. Khi cô gái không hỏi nữa thì niềm thương nhớ trào ra thành nỗi lo phiền.

Đêm qua em những lo phiền,

Lo vì một nỗi không yên một bề...

Từ nhịp thơ 4 chữ dồn dập, liên tiếp, lời ca chuyển sang nhịp thơ lục bát, nhẹ nhàng hơn nhưng cũng xao xuyến hơn, giãi bày niềm lo âu của cô gái trước hạnh phúc lứa đôi. Không phải ngẫu nhiên mà chữ "lo" được nhắc đến hai lần. Nhớ thương người yêu và lo lắng cho duyên phận của mình "không yên một bề", tâm trạng của cô gái mang ý nghĩa phổ biến cho người phụ nữ trong cuộc đời xưa: yêu tha thiết nhưng luôn lo sợ cho hạnh phúc bấp bênh.

Bài ca khá tiêu biểu cho nghệ thuật ca dao với sự lặp lại trong cách diễn tả tâm trạng, cách dùng những hình ảnh biểu tượng, lối nhân hóa để tăng thêm sức sống cho hình ảnh, cách gieo vần linh hoạt, cách cấu tạo truyền thống kết hợp những câu thơ bốn chữ với hai câu lục bát cuối cùng... Qua nỗi thương nhớ và niềm lo âu được diễn tả trong bài ca, ta nhận ra tiếng hát yêu thương và khao khát yêu thương của người bình dân xưa.

Chỉ ra phép nhân hóa trong các trường hợp sau:  1)Khăn thương nhớ ai     Khăn rơi xuống đất     Khăn thương nhớ ai     Khăn vắt lên vai2)Dế choắt ra cửa hé mắt nhìn chị Cốc, rồi hỏi tôi:-Chị cốc béo xù đứng trước của nhà ta đấy hả?3)Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì 1 dạ khăng khăng đợi thuyền. 4)Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.tre xung phong vào xe tăng, đại bác....
Đọc tiếp

Chỉ ra phép nhân hóa trong các trường hợp sau: 
 1)Khăn thương nhớ ai 
    Khăn rơi xuống đất 
    Khăn thương nhớ ai 
    Khăn vắt lên vai
2)Dế choắt ra cửa hé mắt nhìn chị Cốc, rồi hỏi tôi:
-Chị cốc béo xù đứng trước của nhà ta đấy hả?
3)Thuyền về có nhớ bến chăng 
Bến thì 1 dạ khăng khăng đợi thuyền. 
4)Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động ! Tre, anh hùng chiển đấu.
5)Cứ như thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng.
6)Vì mây cho núi lên trời
Vì cơn gió thổi hoa cười với trăng
Các bạn ơi giúp mk vs ạ! Thankiu nhiều ạ:3

1
12 tháng 3 2020

1)Khăn thương nhớ ai

2)Dế choắt ra cửa

-hé mắt nhìn chị Cốc

-Chị Cốc béo xù đứng trước cửa...

3)Thuyền về có nhớ ... 

Bến thì 1 dạ,khăng khăng đợi thuyền.

4)Gậy tre,chống lại sắt thép...

Tre xung phong vào...

Tre giữ làng,giữ nước,giữ mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín...

Tre hi sinh để bảo vệ con ng...

Tre anh hùng lao động

Tre anh hùng chiến đấu

5)Rừng già nu ưỡn tấm ngự lớn của mik ra,che chở cho làng.

6) Vì mây cho núi lên trời

hoa cười với trăng

Hok tốt!

Chỉ ra phép nhân hóa trong các trường hợp sau:  1)Khăn thương nhớ ai     Khăn rơi xuống đất     Khăn thương nhớ ai     Khăn vắt lên vai2)Dế choắt ra cửa hé mắt nhìn chị Cốc, rồi hỏi tôi:-Chị cốc béo xù đứng trước của nhà ta đấy hả?3)Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì 1 dạ khăng khăng đợi thuyền. 4)Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.tre xung phong vào xe tăng, đại bác....
Đọc tiếp

Chỉ ra phép nhân hóa trong các trường hợp sau: 
 1)Khăn thương nhớ ai 
    Khăn rơi xuống đất 
    Khăn thương nhớ ai 
    Khăn vắt lên vai
2)Dế choắt ra cửa hé mắt nhìn chị Cốc, rồi hỏi tôi:
-Chị cốc béo xù đứng trước của nhà ta đấy hả?
3)Thuyền về có nhớ bến chăng 
Bến thì 1 dạ khăng khăng đợi thuyền. 
4)Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động ! Tre, anh hùng chiển đấu.
5)Cứ như thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng.
6)Vì mây cho núi lên trời
Vì cơn gió thổi hoa cười với trăng
Các bạn ơi giúp mk vs ạ! Thankiu nhiều ạ:3

2
12 tháng 3 2020

1) sự vật nhân hóa: cái khăn

2) ---------------------: chị Cốc, Dế Choắt

3) ---------------------: bến, thuyền

4) ---------------------: tre

5) ---------------------: rừng xà nu

6) ---------------------: mây, hoa, trăng

mk đánh dấu gạch từ câu 2 đến hết là chỉ câu dẫn dắt giống câu 1

k mk nha

cảm ơn!!!!!!

12 tháng 3 2020

Tran Quynh Trang đề là phép nhân hóa chứ có phải sự vc nhân hóa đâu ạa

Chỉ ra phép nhân hóa trong các trường hợp sau:  1)Khăn thương nhớ ai     Khăn rơi xuống đất     Khăn thương nhớ ai     Khăn vắt lên vai2)Dế choắt ra cửa hé mắt nhìn chị Cốc, rồi hỏi tôi:-Chị cốc béo xù đứng trước của nhà ta đấy hả?3)Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì 1 dạ khăng khăng đợi thuyền. 4)Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.tre xung phong vào xe tăng, đại bác....
Đọc tiếp

Chỉ ra phép nhân hóa trong các trường hợp sau: 
 1)Khăn thương nhớ ai 
    Khăn rơi xuống đất 
    Khăn thương nhớ ai 
    Khăn vắt lên vai
2)Dế choắt ra cửa hé mắt nhìn chị Cốc, rồi hỏi tôi:
-Chị cốc béo xù đứng trước của nhà ta đấy hả?
3)Thuyền về có nhớ bến chăng 
Bến thì 1 dạ khăng khăng đợi thuyền. 
4)Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động ! Tre, anh hùng chiển đấu.
5)Cứ như thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng.
6)Vì mây cho núi lên trời
Vì cơn gió thổi hoa cười với trăng
Các bạn ơi giúp mk vs ạ! Thankiu nhiều ạ:3

1
14 tháng 3 2020

a. Khăn - thương nhớ

b. Con vật là Dế Choắt và chị Cốc biết trò chuyện như con người.

c. Thuyền nhớ bến, bến biết đợi.

d. TRe xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước. Tre hi sinh. Tre anh hùng.

d. Rừng xà nu ưỡn ngực che chở cho làng.

đ. Hoa cười với trăng

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
28 tháng 2 2018

- Câu thơ sử dụng phép nhân hóa "khăn" mà biết "thương" thực chất nhằm kín đáo bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình, đó là nỗi nhớ "đứng ngồi không yên" của cô gái dành cho chàng trai.

- Câu thơ sử dụng phép hoán dụ (lấy bộ phận để chỉ toàn thể) qua từ "bàn tay". Ý nói nhờ trí óc và sức lao động của con người có thể tạo nên mọi thứ của cải vật chất.

29 tháng 4 2018

Khăn: chỉ người con gái

Bộc lộ sâu sắc kín đáo nỗi nhớ của người con gái nhưng cũng rất mãnh liệt 

Hoán dụ lấy  cái bộ phận  chỉ  cái toàn  thể

Khẳng định sức mạnh  của lao động 

24 tháng 3 2018

cam on quan truoc !

a,bien phap tu tu : an du cach thuc

b, hoan du : lay dau hieu cua svat de goi svat

c,chac la an du hoac nhan hoa

ko nho nua , lam tam thoi ! ... hihi

24 tháng 3 2018

a)Hãy cho biết mỗi ví dụ sau có sử dụng biện pháp tu từ nào? - Hoc24.vn

b)BPTT:hoán dụ

Áo chàm đưa buổi phân ly / cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

Lấy áo chàm để gọi cho toàn thể người dân tộc Việt Bắc (Lấy đặc điểm của sv,ht để gọi sv, ht)

So sánh với cách nói : Người Bắc với cán bộ trong buổi phân ly" ta thấy cách nói Áo chàm tăng sức gợi hình : nghĩa là k chỉ để nói con người mà còn gợi ra cả văn hóa, cả kỉ niệm áo chàm là đặc trưng văn hóa của người VB và có lẽ trong thời gian hoạt động c.m "bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng" thì người cán bộ cũng mặc áo chàm, cùng hòa vào cuộc sống của nhân dân; tăng sức gợi cảm vì nó kích thích trí tưởng tượng, liên tưởng của người đọc. để lý giải được cách dùng từ này.

3.

Khăn thư­ơng nhớ ai

Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt lên vai

Nét độc đáo của bài ca dao này là lối biểu đạt vừa giản dị, kín đáo vừa tinh tế, sâu sắc. Nghệ thuật nhân hóa, việc sử dụng điệp từ, điệp ngữ và sự lựa chọn hàng loạt các biểu tượng “khăn, đèn, mắt” đã góp phần diễn tả tâm trạng cô gái đang yêu.

Khăn chỉ người con gái

Bàn tay chỉ người lao động ( quan hệ là lấy bộ phận chỉ toàn thể )

=> Tác dụng của cách diễn đạt này là nhằm tăng sức gợi hình , gợi cảm vì các sự vật trên đều có mối quan hệ gần gũi , tương cận

9 tháng 3 2018

b​n giỏi quá

thankssssssssshahahahahaha