Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Có một lần, khi đang tô màu chung với Nam. Em có sơ ý làm rách một mảng nhỏ ở bài của bạn. Lúc đó, em rất lo lắng và hối hận. Nam thấy vậy liền bảo em bình tĩnh lại để tìm cách giải quyết. Bỗng nhiên, em nhớ ra một điều gì đó. Em liền lấy từ trong túi ra một cuộn băng dính trắng, bảo bạn dán vào và dùng bút màu tô lên. Quả nhiên, bài vẽ đã trở lại như bình thường.
1. Hoa đã hít một hơi thật sâu để lấy lại bình tĩnh và tự nhủ :"Đừng sợ, mình nhất định sẽ làm được !"
2. - Bạn Sơn đã kiềm chế được cảm xúc tiêu cực bằng cách trấn tĩnh lại và tìm cách giải quyết.
- Việc kiềm chế được cảm xúc tiêu cực đó đã đem giúp cho bạn Sơn bình tĩnh và tìm cách giải quyết, nhờ vậy mà bài của bạn Sơn đã được cô giáo và các bạn khen.
* Những cảm xúc tiêu cực mà em đã gặp và cách em kiềm chế những cảm xúc đó:
- Cảm xúc giận dữ.
+) Cách kiềm chế: hít thở sâu, nắm chặt tay.
- Tâm lí căng thẳng.
+) Cách kiềm chế: nghe nhạc thiền, ngồi thiền, chơi thể thao, nghe nhạc.
- Tâm trạng buồn bã.
+) Cách kiềm chế: nghe những bài nhạc có giai điệu, tiết tấu vui nhộn.
* Mỗi học sinh sẽ tự thực hành các hành động khi có cảm xúc tiêu cực như lo lắng, giận dữ, căng thẳng,… để tâm trạng được thoải mái, tránh những điều đáng tiếc xảy ra.
- Tình huống 1: Em đồng tình với việc làm của bạn Hải. Hải đã dám nhận lỗi, xin lỗi Lan vì làm gãy ngòi bút chì của Lan và Hải đã sửa chữa lỗi lầm bằng cách gọt lại ngòi bút chì cho Lan
- Tình huống 2: Em không đồng tình với việc làm của Nga. Nga đã vẽ bậy lên tường nhà làm cho bức tường bị bẩn và xấu đi thế nhưng Nga vẫn không chịu nhận lỗi. Bị mẹ nhắc nhở, bạn Nga cũng không xin lỗi mẹ và vẫn cho rằng việc mình làm không sai
Tình huống 1:
Bạn Huy đã tìm kiếm sự hỗ trợ kịp thời và chính xác. Vì nếu như không tìm kiếm sự hỗ trợ của cô giáo lúc đấy, Huy sẽ không thể tập trung học bài, sức khỏe yếu hơn.
Tình huống 2:
Bạn Nga đã tìm kiếm sự hỗ trợ kịp thời và chính xác khi không hiểu bài. Việc bạn Nga nhờ cô giảng lại bài khi không hiểu sẽ giúp bạn ấy tiếp thu kiến thức tốt hơn và dễ dàng giải quyết bài tập khó.
- Em cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở trường vì khi em gặp vấnề khó khăn, không thể tự mình giải quyết thì cần nhớ sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè để những vấn đề khó khăn đó sẽ được giải quyết dễ dàng hơn.
- Những cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở trường mà em biết:
+) Nhờ sự giúp đỡ của thầy cô giáo chủ nhiệm, giáo viên bộ môn trong trường.
+) Nhờ sự giúp đỡ từ bạn bè.
+) Nhờ sự giúp đỡ của bác bảo vệ
Hình 1:
Em sẽ nói với các bạn ấy rằng cô vừa ốm dậy, vẫn còn mệt, các bạn không nên nói chuyện riêng trong giờ học mà nên tập trung lắng nghe cô giảng bài.
Hình 2:
Em sẽ nói với bạn không nên làm vậy vì đấy là việc làm thiếu tôn trọng thầy giáo. Em sẽ cùng bạn đến chào thầy Hiệu trưởng.
- Khi em buồn vì không đạt được kết quả học tập như mong muốn, em sẽ tâm sự với bạn bè, bố mẹ hoặc thầy cô, nhờ họ giúp đỡ em học tập tiến bộ hơn.
- Khi em lo sợ một điều gì đó, em thường tâm sự với bố mẹ, bố mẹ sẽ cho em lời khuyên để vượt qua nỗi sợ hãi đó.
- Khi em thất vọng với chính mình, em thường viết nhật kí để xem mình đã làm gì chưa đúng và đề ra cách để tiến bộ hơn; hoặc tâm sự với bố mẹ, thầy cô để xin họ lời khuyên bổ ích.
Thưa thầy/cô và các bạn, em xin chia sẻ về một lần em đã có cảm xúc tiêu cực.
Hôm đó vào cuối tuần, bố mẹ hứa cho em đi công viên chơi. Nhưng do hôm đó bố mẹ có công việc đột xuất nên đã lỡ hẹn với em.
- Khi đó, em đã rất tức giận, khóc ầm lên và bỏ lên phòng.
- Nếu gặp lại tình huống như vậy, em sẽ bình tĩnh hơn, hít thở thật sâu, nắm chặt tay, uống một cốc nước lạnh để kiềm chế cảm xúc tiêu cực đó. Suy nghĩ tích cực hơn và suy nghĩ cho công việc của bố mẹ.
Tình huống 1: Trong giờ ra chơi, vì muốn chạy thật nhanh ra sân chơi, Huy đã đẩy Hùng làm bạn ngã, khiến Hùng tức giận.
Em đồng tình với cách ứng xử “Hùng đã hít thở thật sâu để bình tĩnh trở lại. Sau đó, Hùng nhắc nhở Huy không nên làm như vậy”. Vì đây là cách ứng xử phù hợp, tích cực, không gây sự tức giận cho bản thân và không làm tổn thương đến Huy.
Tình huống 2: Hôm nay là buổi học đầu tiên của Vân ở trường mới. Thầy cô, bạn bè đều là những người lần đầu Vân gặp. Bạn cảm thấy lo lắng và hơi có chút sợ hãi.
Em đồng ý với cách ứng xử: “Vân chia sẻ với bạn cùng bàn. Được bạn động viên, Vân đã vượt qua nỗi sợ hãi và chủ động làm quen với các bạn”. Vì đây là cách ứng xử phù hợp, tích cực, giúp Vân tự tin hơn, hòa đồng cùng với các bạn và không bị cảm thấy cô đơn, buồn tủi.
- Ngoài ra, em còn có cách ứng xử khác để kiềm chế cảm xúc tiêu cực.
+) Tình huống 1: Nếu là Hùng em sẽ nghĩ là bạn vô tình làm mình ngã. Sau đó nhẹ nhàng nhắc nhở bạn từ sau cẩn thận hơn, không nên vội vàng để tránh làm ảnh hưởng đến các bạn khác.
+) Tình huống 2: Nếu em là Vân em sẽ tự động viên bản thân mình, tự tin hơn, chủ động làm quen và nhanh chóng hòa hợp cùng các bạn và thầy cô mới