Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Hình tượng Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là biểu trưng cho số phận đầy những oan trái của người phụ nữ. Trước hết, người phụ nữ trong xã hội phong kiến không có quyền chọn lựa cho mình hạnh phúc. Cuộc hôn nhân của Vũ Nương và Trương Sinh chính là cuộc trao đổi tiền bạc và vì lẽ đó, nàng Vũ Nương dù có công dung ngôn hạnh thì cũng mãi ở vế thấp hơn và chịu thiệt thòi. Nhưng khổ đau không dừng lại khi mà chiến tranh xảy đến. Người chồng- chỗ dựa vững chãi nhất của người phụ nữ phải tham gia vào chiến trận và số phận họ sẽ đi về đâu khi mà nơi chiến trường kia chỉ có chết chóc. Cuộc đời người phụ nữ héo mòn trong những năm tháng chờ chồng không chút tin tức. Ở lại với nàng chỉ là đứa con thơ chưa một lần gặp cha cùng mẹ già ốm đau. Trong hoàn cảnh khó khăn ấy, nàng Vũ Nương tài đức đã đóng vai trò vừa là cha, vừa là mẹ chăm lo bé Đản, vừa thay chồng chăm mẹ già ốm đến khi mẹ mất. Ngôi nhà dưới bàn tay Vũ Nương yên ấm suốt những năm tháng người chồng đi xa. Để rồi khi người chồng trở về thì những mâu thuẫn nảy sinh và là bước ngoặt đầy oan ức, khổ đau trong cuộc đời người phụ nữ. Bản tính đa nghi của người đàn ông, sự gia trưởng của Trương Sinh đã dồn ép Vũ Nương đến cái chết thương tâm. Người phụ nữ không thể minh oan cho mình bởi người chồng quá đa nghi, độc đoán. Đau khổ chiến tranh chia ly vừa chấm dứt, nàng lại ngay lập tức đối mặt với đau khổ trong hôn nhân. Bi kịch đẩy nàng đến cái chết để chứng minh sự trong sạch của bản thân. Số phận của người phụ nữ trong xã hội đều đau khổ, có tài hoa, có đức hạnh đi chăng nữa thì cuộc đời tương lai phía trước của họ cũng chỉ là màn đêm tối tắm. Tấn bi kịch của nàng Vũ Nương cũng là biểu trưng cho cuộc đời, số phận khổ đau của người phụ nữ trong chế độ xã hội phong kiến bạo tàn.
- "Đối với những người ở quanh ta, ...không bao giờ ta thương.":
- Không thể nhìn cái vẻ bề ngoài "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,..." để đánh giá con người mà phải "cố tìm mà hiểu họ".
- Phải đem hết tấm lòng của mình, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để tìm hiểu, xem xét họ một cách đầy đủ, toàn diện, sâu sắc để hiểu được tâm tư, tình cảm của họ, phát hiện ra những vẻ đẹp đáng quý của họ.
- Nếu không "cố tìm mà hiểu họ", ta dễ trở thành tàn nhẫn, lạnh lùng; nếu chỉ nhìn phiến diện thì sẽ có ác cảm hoặc có sự nhận xét sai lầm về người khác.
- Cần phải hiểu được "Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa" và "cái bản tính tốt của người ta" thường bị "che lấp" bởi "những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ"; bởi thế cần có sự cảm thông với họ.
- "Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận": cách ứng xử bao dung, độ lượng bằng tình thương, lòng nhân ái.
-> Đây là một quan niệm đúng đắn về cách nhìn người, thể hiện một phương diện của chủ nghĩa nhân đạo.
- "Đối với những người ở quanh ta, ...không bao giờ ta thương.":
- Không thể nhìn cái vẻ bề ngoài "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,..." để đánh giá con người mà phải "cố tìm mà hiểu họ".
- Phải đem hết tấm lòng của mình, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để tìm hiểu, xem xét họ một cách đầy đủ, toàn diện, sâu sắc để hiểu được tâm tư, tình cảm của họ, phát hiện ra những vẻ đẹp đáng quý của họ.
- Nếu không "cố tìm mà hiểu họ", ta dễ trở thành tàn nhẫn, lạnh lùng; nếu chỉ nhìn phiến diện thì sẽ có ác cảm hoặc có sự nhận xét sai lầm về người khác.
- Cần phải hiểu được "Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa" và "cái bản tính tốt của người ta" thường bị "che lấp" bởi "những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ"; bởi thế cần có sự cảm thông với họ.
- "Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận": cách ứng xử bao dung, độ lượng bằng tình thương, lòng nhân ái.
-> Đây là một quan niệm đúng đắn về cách nhìn người, thể hiện một phương diện của chủ nghĩa nhân đạo.
Bác hiểu rằng, muốn tìm hiểu về bất cứ dân tộc nào, quốc gia nào thì trước hết phải nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ. Chính vì thế, Người khổ công luyện tập để nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc như Pháp, Anh, Hoa, Nga…
Trong quá trình tìm hiểu và tiếp thu nền văn hóa của nhân loại, Bác Hồ có một mục đích rõ ràng là để tạo cho mình một nhân cách, một lối sống mới, kết hợp hài hòa giữa tính truyền thống và tính hiện đại.
Điều quan trọng là Bác Hồ đã tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại một cách chủ động và chọn lọc, rồi kết hợp hài hoà với vẻ đẹp truyền thông của nền văn hoá dân tộc Việt Nam để tạo cho mình một bản sắc riêng:
Chủ nhân của ngôi nhà đó được tác giả giới thiệu ngắn gọn nhưng hàm súc:
Sự kết hợp hài hoà giữa cách kể chuyện tự nhiên, sinh động và lời văn giàu cảm xúc của tác giả đã tạo nên tính hiện thực và tính trữ tình sâu sắc cho đoạn văn, đồng thời phản ánh tình cảm kính yêu chân thành mà người viết dành cho vị Cha già dân tộc:
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao…
+ Thử thách: những khó khăn, cản trở do cuộc sống, công việc đặt ra trên con đường tìm kiếm thành công.
=> phải có bản lĩnh, nghị lực, sức mạnh tinh thần để vượt qua.
+ Thành công rực rỡ: thành công lớn đem lại cả danh tiếng và lợi ích, đáng để tự hào và kiêu hãnh.
= > Thành công lớn trong cuộc đời cũng có thể là một thứ trở ngại, rào cản đòi hỏi con người phải có bản lĩnh, nghị lực mới có thể vượt qua để đi tới.
- Vì sao?
+ Tâm lí: dễ thỏa mãn, tự mãn => triệt tiêu động lực để phấn đấu, cố gắng.
+ Nhận thức: gây ra những ảo tưởng về khả năng của bản thân.
+ Gây nhiễu trong nhận thức về các mối quan hệ.
- Làm thế nào để vượt qua thử thách?
+ Cần bản lĩnh, sự tỉnh táo trong nhận thức để nhìn rõ cơ sở dẫn đến thành công. nhìn rõ các mối quan hệ trong đời sống.
+ Cần đặt ra mục tiêu mới, lên kế hoạch hành động để không lãng phí thời gian và nhanh chóng thoát ra khỏi hào quang của thành công trước đó.
+ Cần mở rộng tầm nhìn để nhận ra “ngoài trời còn có trời”, thành công của mình dù rực rỡ cũng không phải là duy nhất, quan trọng nhất.
Các em cần lấy được những dẫn chứng thực tế để làm sáng tỏ vấn đề
Tự hỏi thầm bản thân “Thử thách lớn nhất trong cuộc đời mình là gì?”. Vậy Nên, bớt tham vọng chính là thử thách lớn của bạn, để tinh thần vui vẻ, yêu đời hơn.
Trong cuộc sống, ai cũng từng phải mắc sai lầm để rồi trưởng thành, đúng vậy, chúng ta vui, chúng ta buồn, chúng ta hạnh phúc, chúng ta vấp ngã, chúng ta chán nản, chúng ta thất bại, vậy có ai trong số chúng ta quật cường đứng lên sau lần vấp ngã, hay thành công sau thất bại? Không ai sinh ra đã là hoàn mỹ cả, chỉ cần trong cái hoàn mỹ của họ có một vết xước cho dù là nhỏ nhất thì họ cũng không hoàn mỹ. Đúng thế, họ cũng phải trải qua những cảm xúc lẫn lộn, những lúc khó khăn, gian nan để có thể tôi luyện thành con người có tiềm lực trong tương lai. Cho nên chúng ta cũng không cần ghen tị hay tự ti, họ thành công tại sao chúng ta không thể thành công? Bởi vì bản thân chúng ta không có niềm tin vào chính mình hay bởi vì chúng ta không có ý chí, không có kiên cường. Ông cha ta đã từng nhắc nhở nhau: “Thất bại là mẹ thành công” nhưng cũng có ý kiến khác cho rằng: “Thử thách lớn nhất của con người là lúc thành công rực rỡ”
Cho dù là cổ đại hay hiện đại thì hai câu bất hủ này vẫn luôn đúng với mọi hoàn cảnh với mọi con người. Có phải bạn đang nghĩ rằng tại sao hai câu thật mâu thuẫn mà lại đi chung với nhau? Tuy chúng mâu thuẫn nhưng lại đúng khi con người đang đứng trên đỉnh cao của thành công mà bị ngã chỏng vó chẳng khác nào con người ta đang sung sướng trên thiên đường phút chốc lại rớt xuống mười tám tầng địa ngục vậy. Nhưng tại sao lại vậy? Muốn hiểu hết rõ ràng thì trước tiên chúng ta phải hiểu vì sao “thất bại là mẹ thành công”? Cuộc đời luôn luôn công bằng, chưa ưu ái ai bao giờ, cuộc đời luôn cho chúng ta cơ hội, luôn tạo điều kiện cho chúng ta phát triển nhưng khi nhìn người khác thành công còn mình lại thất bại thì cũng đừng oán trách cuộc đời bất công, vì sao họ cũng như mình mà họ lại vinh quang còn mình lại hèn mọn như thế? Bởi vì mình không có bản lĩnh như người ta, bởi vì mình không biết được người ta phải trải qua bao lần vấp ngã mà tự đứng lên, bao nhiêu lần thất bại mà làm lại từ đầu để đi đến bước thành công này. Thậm chí còn có người bị bất hạnh về thân thể nhưng họ vẫn thành công đấy thôi. Có trách cũng là do họ thành công trước mình thôi. Nếu mình có thể tự đứng lên sau vấp ngã, có thể không chán nản khi gặp thất bại thì không cần ghen tị hay oán trách, mình đã thành công. Nhưng làm được như vậy có mấy ai? Có người như chim sợ cành cong, sợ hãi mà rút lui, nhưng đáng mừng thay, có người sau thất bại, người ta sẽ rút ra những kinh nghiệm quý báu để không phải thất bại nữa
Không phải nói đâu xa, đã có không ít những tấm gương vượt qua thất bại của bản thân để thành công. Ví dụ như thần đồng Mạc Đĩnh Chi, được gọi là thần đồng nhưng cái giá cậu trả cũng không nhỏ để xứng với chức danh thần đồng. Là cậu bé nghèo, cậu và mẹ luôn bị người khinh rẻ, vì thế cậu luôn ra sức học tập. Không lúc nào Mạc Đỉnh Chi ngơi đọc sách, kể cả lúc vai gánh củi đi bán. Không có sách học thì mượn thầy mượn bạn. Không có tiền mua nến để đọc sách thì cậu đốt củi, hết củi thì lấy lá rừng đốt lên mà học, vô cùng gian khổ nhưng cậu không nản chí. Do nghị lực phi thường, cộng với tính thông minh, chẳng bao lâu Mạc Đỉnh Chi đã nổi tiếng thần đồng nho học xứ Hải Đông. Khoa thi Giáp Thìn, thi hội, Mạc Đỉnh Chi đổ Hội nguyên, thi đình, ông được chấm đỗ Trạng nguyên, nhưng khi vào ra mắt nhà vua, vua thấy ông tướng mạo xấu xí, có ý không muốn cho ông đỗ đầu. Biết ý, ông liền làm bài “Ngọc tỉnh liên phú”. Vua xem xong khen là thiên tài, mới cho đậu Trạng nguyên.
Và đây cũng là một tấm gương sáng chói đáng để chúng ta noi theo, thầy Nguyễn Ngọc Kí, nói đến thầy thì ta cũng phải bội phục trước nghị lực kiên cường của thầy. Lên bốn tuổi, thầy bị liệt hai tay, bảy tuổi tập viết bằng chân. Cả chặng đường tuổi thơ của thầy chỉ có một ước mơ duy nhất là quyết chí đi học để được như những người bình thường. Và thầy đã vượt lên sự run rủi của số phận, trở thành nhà giáo ưu tú viết bằng chân. Cũng đôi chân ấy,thầy đã viết sách, làm thơ, dạy học, tư vấn để vẽ lên một huyền thoại, một tấm gương vượt khó như biểu tượng cho nhiều thanh niên Việt Nam noi theo. Không gì là không thể mà là bạn có dám đối đầu với thách thức hay không.
Giờ các bạn có thể rõ ràng “Thất bại là mẹ thành công” là như thế nào rồi phải không? Chỉ khi chúng ta thất bại thì chúng ta mới thành công. Đây là điều mà cuộc đời muốn tặng bạn, và khảo nghiệm bạn khi bạn thành công. Vì khi đó bạn đã có đủ năng lực để bước đến đỉnh cao thành công. Nhưng chưa đủ, nghị lực và kiên cường tất nhiên phải có, nhưng khi đứng trên đỉnh cao bạn có ngẫm lại bạn đã từng là một con người như thế? Đây có lẽ là thử thách lớn nhất của đời người, như đã nói: “Thử thách lớn nhất của con người là lúc thành công rực rỡ”.
Thành công lớn nhất là thành quả tuyệt vời mà con người dồn hết công sức, hi vọng và tâm huyết. Nhưng đối mặt với thành công ấy, nắm được thành công ấy trong tay lại chính là một thách thức vô cùng lớn. Đó là con người dễ ngủ quên trong chiến thắng mà quên rằng “thất bại là thành công” nhưng “thành công cũng sẽ thất bại”. Chúng ta thành công nhất thời không có nghĩa là chúng ta sẽ thành công cả đời. Thành công cho ta niềm hạnh phúc, tự hào và vinh quang, nhưng nó sẽ kéo dài bao lâu? Trong khi đó, bên ngoài kia thế giới vẫn không ngừng thay đổi, không biết bao nhiêu thành công tiếp nối nở rực, liệu ta có cho phép mình tận hưởng chiến thắng trong bao lâu, liệu ta có ngủ quên trong ánh hào quang ấy và biết khi nào thành công dù là lớn nhất của ta trở thành dĩ vãng tụt lại phía sau?
Ta thành công không có nghĩa là người khác sẽ không thành công. Cho dù là ta biết cái giá phải trả là không nhỏ mới có thể đi đến thành công. Ta sẽ cho phép ta tự tin nhưng không vì thế mà ta tự phụ. Những gì ta nghĩ ta làm được thì người khác có thể sẽ làm được. Cho nên thành công cũng được hay không thành công cũng vậy, đều không cho phép chúng ta vì thất bại hay chỉ là sự mê hoặc nhất thời mà tụt dốc, trì trệ.
Không những thế, khi thành công thì sẽ dễ bằng lòng với kết quả, thiếu ý chí phấn đấu, đúng vậy, hầu hết đây là tâm lí của con người khi họ thành công. Họ sẽ không nghĩ đằng sau nó là cái gì mà họ chỉ nghĩ rằng “ta đã thành công, ta đã hoàn thành được mục tiêu của mình, ta cũng không cần cố gắng làm gì, dù sao ta cũng sẽ không thất bại”. Thật đáng buồn! Tại sao họ không ngẫm lại có thành công thì vẫn sẽ có thất bại hay là thành công rồi làm cho con người tự kiêu, tự đại. Bạn nghĩ bạn là thiên tài? Cho dù là thiên tài cũng phải thất bại mới trở thành thiên tài thực thụ. Bạn không phải là thiên tài vậy thì tự đại cái gì, chỉ là thành công nhất thời mà buông bỏ như vậy cố gắng phấn đấu tới giờ là để làm gì? Ngoài kia, không chỉ một mình bạn là thành công mà là vô số nhưng mấy ai sẽ kiên trì đến cùng? Mà vô số thành công của người ta cũng có thể đè bẹp bạn thất bại đến thảm hại. Bạn liệu có chấp nhận sự thất bại này không? Không lẽ bạn đi đến bước này chỉ là để quay về con số không?
Vậy ngược lại thì như thế nào? Khi thành công rồi bạn sẽ không vì thế mà buông bỏ để hưởng thụ và vẫn tiếp tục theo đuổi. Thật đáng mừng, bạn đã thành công? Nhưng bạn có chắc rằng bạn sẽ thành công? Bạn theo đuổi thành công bằng chính tham vọng, bằng chính thủ đoạn? Bạn có nghĩ trước rằng khi thành công bạn sẽ ra sao hay không? Tất cả phụ thuộc vào chúng ta . Vì vậy mỗi chúng ta phải không ngừng cố gắng, không ngừng quyết tâm thì có thể dễ dàng chạm tới thành công. Là một học sinh chúng ta cũng cần phải cố gắng rất nhiều đừng vì 1 bài toán khó hay 1 bài văn dài mà dễ nản lòng giữ được bản thân khiêm nhường, ý chí, kiên trì khi thành công rực rỡ còn khó khăn hơn cả khi gặp thất bại.
Vậy xin chớ lo thất bại. Điều đáng sợ hơn là chúng ta bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. Lời khuyên đó giúp ta vững vàng trong cuộc sống. Chúng ta cần phải rèn luyện ý chí, sự kiên trì ngay từ khi còn nhỏ, cả những việc bình thường trong cuộc sống.