Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Bạo hành trẻ em được xem chính là một trong những vấn nạn kinh khủng mà nó vẫn đang tồn tại trong xã hội hiện nay. Khi tình trạng này ngày càng xảy ra với mức độ cao thì nó đã dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh mọi người phải thay đổi thái độ sống, phải quan tâm, chăm sóc nhiều hơn nữa tới trẻ em cũng đồng nghĩa là quan tâm đến chính tương lai của đất nước chúng ta. Bởi trẻ em chính là tương lai của đất nước, chăm lo cho trẻ em chính là chăm lo cho tương lai của nước nhà. Trong những năm gần đây ta không thể nào không nhắc đến khi mà dư luận lên sóng “sôi sùng sục” bởi đã xuất hiện quá nhiều vụ bạo hành trẻ em xảy ra ở mọi địa điểm. Bạo hành trẻ em xuất hiện ở xung quanh cuộc sống của chúng ta có thể là trong gia đình, quán kinh doanh và cả trường học. Tuy nhiên ta cũng nhận thấy được rằng cũng chính những điều đáng buồn là trẻ em không những bị bạo hành về thể xác mà còn bị bạo hành về tinh thần. Thế rồi chính những biểu hiện cho sự bạo hành về thể xác là các hành vi bóc lột sức lao động, hay lại đánh đập, ngược đãi trẻ em đến thậm tệ. Có trường hợp còn đánh đập những trẻ em còn quá nhỏ như mới 2 tháng tuổi chưa có ý thức. Không thể bỏ qua những ngày vừa qua báo chí và các phương tiện giao thông đại chúng đưa tin làm cả dư luận xôn xao và phải bàng hoàng bé Hảo, 4 tuổi bị ngay chính người mẹ của mình bạo hành một cách tàn nhẫn. Làm sao mà không bất bình trước cảnh người mẹ tàn nhẫn ấy thú tội những lời lạnh tanh: Khi mà thấy con nghịch tờ tiền, bà đã dùng kéo cắt ngón tay để “cảnh cáo” bé. Thực sự đây là một người mẹ vô lương. Bạo hành trẻ em thực sự là một trong những hiện tượng đời sống mà cả xã hội quan tâm. Hãy chung tay và đẩy lùi nạn bạo hành trẻ em, để tiếng cười của trẻ thật trong sáng, để trẻ sống trong tình yêu thương của cha mẹ và chắc chắn rằng tương lai của đất nước sẽ thực sự tốt đẹp hơn trong tương lai vì một thế hệ trẻ em không có bạo hành.
Tham khảo :
Bạo hành trẻ em trong gia đình chính là tình trạng những người cha, người mẹ hoặc những người thân trong gia đình sử dụng những hành động xâm phạm đến thân thể hoặc tinh thần của các em. Đó có thể là cha mẹ ruột đánh đập con cái. Hay cũng có thể là cảnh mẹ kế, cha dượng ghẻ lạnh, hắt hủi con riêng của vợ hoặc chồng. Hay đơn giản, đó là những lời chê bai, chửi bới, xúc phạm đến tâm hồn, tinh thần con trẻ. Bạo hành trẻ em giống như một tội ác khó dung thứ, khi mà nạn nhân chỉ là những đứa trẻ non nớt, vô tội. Bạo hành không chỉ ảnh hưởng tới thân thể mà còn ảnh hưởng tới tâm lý của các em rất nhiều. Những thân thể non nớt với những vết thương rướm máu chằng chịt, những vết bầm tím nối dài khắp cơ thể, những vết sẹo mãi chẳng lành. Như bé G.K trong ví dụ trên, việc gãy xương sườn và sạn sọ não không chỉ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tính mạng của bé thời điểm đó mà còn để lại những di chứng xấu về sau này. Nếu không được chăm sóc, thể chất bé sẽ không thể phát triển bình thường như bao bạn khác được nữa. Nếu như nỗi đau thể xác ám ảnh, đau đớn ảnh hưởng một thì những tổn thương, những ám ảnh tâm lý ảnh hưởng tới các bé gấp mười lần. Thay vì việc vui cười, chạy nhảy như bao bạn đồng trang lứa khác thì các bé lại sống trong cảnh hoang mang, sợ hãi thường trực với những trận đòn roi không ngớt, những câu mắng chửi ác độc. Dần dần, nó tạo tâm lý trầm cảm, sợ hãi và tự ti cho các bé. Sự phát triển của trẻ ngày một lệch lạc hơn khi chúng không được định hướng đúng đắn. Và rất có thể, sau này khi lớn lên, chúng cũng sẽ lại trở thành những kẻ vũ phu, những kẻ bạo hành người khác… Bản thân những người bạo hành cũng sẽ bị pháp luật xử lý, bị xã hội lên án hay chính lương tâm họ cũng sẽ bị căn dứt trước những hành động nhẫn tâm của mình.
TK
Câu 1:
1. Quyền sống
Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các Điều kiện sống và phát triển.
2. Quyền được khai sinh và có quốc tịch
Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật.
3. Quyền được chăm sóc sức khỏe
Trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.
4. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng
Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển toàn diện.
5. Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu
- Trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.
- Trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh.
6. Quyền vui chơi, giải trí
Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí; được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi.
7. Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc
- Trẻ em có quyền được tôn trọng đặc Điểm và giá trị riêng của bản thân phù hợp với độ tuổi và văn hóa dân tộc; được thừa nhận các quan hệ gia đình.
- Trẻ em có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình.
8. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Trẻ em có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào và phải được bảo đảm an toàn, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
9. Quyền về tài sản
Trẻ em có quyền sở hữu, thừa kế và các quyền khác đối với tài sản theo quy định của pháp luật.
10. Quyền bí mật đời sống riêng tư
- Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
- Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư.
11. Quyền được sống chung với cha, mẹ
Trẻ em có quyền được sống chung với cha, mẹ; được cả cha và mẹ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, trừ trường hợp cách ly cha, mẹ theo quy định của pháp luật hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Khi phải cách ly cha, mẹ, trẻ em được trợ giúp để duy trì mối liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ, gia đình, trừ trường hợp không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
12. Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ
Trẻ em có quyền được biết cha đẻ, mẹ đẻ, trừ trường hợp ảnh hưởng đến lợi ích tốt nhất của trẻ em; được duy trì mối liên hệ hoặc tiếp xúc với cả cha và mẹ khi trẻ em, cha, mẹ cư trú ở các quốc gia khác nhau hoặc khi bị giam giữ, trục xuất; được tạo Điều kiện thuận lợi cho việc xuất cảnh, nhập cảnh để đoàn tụ với cha, mẹ; được bảo vệ không bị đưa ra nước ngoài trái quy định của pháp luật; được cung cấp thông tin khi cha, mẹ bị mất tích.
13. Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi
- Trẻ em được chăm sóc thay thế khi không còn cha mẹ; không được hoặc không thể sống cùng cha đẻ, mẹ đẻ; bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang vì sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.
- Trẻ em được nhận làm con nuôi theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi.
14. Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục
Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tình dục.
15. Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động
Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bóc lột sức lao động; không phải lao động trước tuổi, quá thời gian hoặc làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật; không bị bố trí công việc hoặc nơi làm việc có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển toàn diện của trẻ em.
16. Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc
Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.
17. Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt
Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt.
18. Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy
Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức sử dụng, sản xuất, vận chuyển, mua, bán, tàng trữ trái phép chất ma túy.
19. Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính
Trẻ em có quyền được bảo vệ trong quá trình tố tụng và xử lý vi phạm hành chính; bảo đảm quyền được bào chữa và tự bào chữa, được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; được trợ giúp pháp lý, được trình bày ý kiến, không bị tước quyền tự do trái pháp luật; không bị tra tấn, truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể, gây áp lực về tâm lý và các hình thức xâm hại khác.
20. Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang
Trẻ em có quyền được ưu tiên bảo vệ, trợ giúp dưới mọi hình thức để thoát khỏi tác động của thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang.
21. Quyền được bảo đảm an sinh xã hội
Trẻ em là công dân Việt Nam được bảo đảm an sinh xã hội theo quy định của pháp luật phù hợp với Điều kiện kinh tế - xã hội nơi trẻ em sinh sống và Điều kiện của cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em.
22. Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội
Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin đầy đủ, kịp thời, phù hợp; có quyền tìm kiếm, thu nhận các thông tin dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật và được tham gia hoạt động xã hội phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em.
23. Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp
Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến trẻ em; được tự do hội họp theo quy định của pháp luật phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành và sự phát triển của trẻ em; được cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân lắng nghe, tiếp thu, phản hồi ý kiến, nguyện vọng chính đáng.
Theo em, đó là các quyền trẻ em cần có, nó giúp trẻ em có thế được sống hạnh phúc
VD:
Trẻ em được tiêm vắc xin phòng bệnh.
Trẻ em được đi học.
Câu 2:
+ Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người.
+ Ví dụ: rừng cây, các động vật, thực vật quý hiếm, các mỏ khoáng sản, các nguồn nước, dầu, khí...
+ Bảo vệ
- Không chặt cây
- Đổ rác đúng nơi quy định
- Tiết kiêm điện nước
- Không đào mỏ khoáng sản trái quy định
Câu 3:
+ Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống hoặc một cá thể, sự vật nào đó.
+ Bảo vệ:
- Tuyên truyền mọi người bảo vệ môi trường
- Nhặt rác
- Hạn chế sử dụng túi nilon
- Trông nhiều cây xanh.
(Có ý bạn tham khảo#)
C1:
-Trẻ em có quyền sống chung với cha mẹ. Không ai có quyền buộc trẻ em phải cách ly cha mẹ, trừ trường hợp vì lợi ích của trẻ em.
- Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự.
- Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ.
- Em biết ơn cha mẹ, thầy, cô giáo, những người đã chăm sóc, dạy dỗ và đem lại cuộc sống hạnh phúc cho em....
-Học tập đấy đủ
-Có trách nhiệm với bản thân
C2:
-Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người. Tài nguyên môi trường, hay còn gọi là tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan hệ chặt chẽ với môi trường
-VD: cây, sông,...
-Việc làm: bảo vệthiên nhiên, không xả rác ra rừng, tuyên truyền bảo vệ , tham gia nhặt rác,...
C3:
-Môi trường tự nhiên bao gồm tất cả các sinh vật sống và không sống có trong tự nhiên, có nghĩa là không phải là nhân tạo. Thuật ngữ này thường được áp dụng cho Trái Đất hoặc một số phần của Trái Đất.
-Việc làm: Bảo vệ nguồn nước, bảo vệ rừng, không xả rác, không làm việc ảnh hưởng đến môi trường,...........
ở câu hỏi phía sau các bạn nêu ra 4 hàng ý kiến của bản thân rồi làm tiếp nhé
Một số quyền trẻ em được hưởng :
- Quyền được đi học
- Quyền được khai sinh ra đất nước
- Quyền được vui chơi , giải trí
- ....
b) Bổn phận :
- Nghe lời , ngoan ngoãn với ông bà và bố mẹ
- Biết ơn ông bà , bố mẹ
- Không cãi hay bất Hiếu với bố mẹ
- ..,
c) 2 hành vi xâm phạm quyền trẻ em :
- Trẻ bị chửi mắng , hành hạ và bạo hành từ phía gia đình
- Bắt trẻ bỏ học để kiếm tiền tự nuôi sống bản thân .
Nếu gặp trường hợp đó , em phải : báo với chính quyền địa phương , không đứng nhìn , suy nghĩ và bình tĩnh cách xử lại phù hợp , không được hoảng hốt vì như vậy em không giải quyết được việc gì .
Nếu các bạn có suy ngĩ đúng về em, em sẽ nghĩ các bạn ấy tin tưởng mình.
Nếu các bạn suy nghĩ sai về mình thì mình phải giải thích cho bạn hiểu rằng bạn suy nghĩ về mình không đúng
Suy nghĩ đúng về mình: Thì suy nghĩ rằng họ rất hiểu mìk và quan tâm đến mìk
Suy nghĩ sai về mình: Thì lúc này mình sẽ có những suy nghĩ 1>tiêu cực
2>tích cực
suy nghĩ xem làm sao để thuyết phục họ, làm sao để họ có cách nghĩ đúng về bản thân mình. Tuy nhiên thì sẽ có những người gạt bỏ nó qua 1 bên " họ k quan tâm đến ai khen chê thế nào, họ chỉ đi theo cảm xúc của riêng họ".
Hiện nay, trong cuộc sống vật chất ngày càng được cải thiện hơn, đầy đủ hơn, người ta dễ có xu hướng lo vun vén cho bản thân và gia đình mình, ít quan tâm đến những vấn đề xã hội. Trước kia, ông cha ta đã phê phán lối sống chỉ biết vun vén cho riêng mình. Cuộc sống quanh ta hiện nay không thiếu những người như thế. Họ sống thờ ơ với mọi việc đang diễn ra, nhà nào nào đóng cửa biết nhà nấy. Nhà hàng xóm có hoạn nạn, có con cái bị rơi vào cạm bẫy của các tệ nạn xã hội họ cũng bàng quan như không biết. Đi đường gặp người bị tai nạn, họ cũng bỏ qua như không nhìn thấy. Thấy lũ trẻ cái nhau thậm chí đánh nhau họ cũng làm ngơ. Trước cảnh khổ đau của những người tàn tật, bất hạnh, họ cũng không mảy may xúc động...Bệnh vô cảm đã làm cho con người như vô tri, vô giác, không thể hòa nhập với cộng đồng.
Trong công việc, bệnh vô cảm làm cho con người chẳng khác nào một cái máy. Họ làm việc một cách đơn điệu, tẻ nhạt. Con người mắc bệnh vô cảm trong công việc, chắn chắc hiệu quả công việc sẽ không thể nào cao, thậm chí còn làm trì trệ, ảnh hưởng nghiêm trọng.
Là cán bộ, công chức của Nhà nước, mắc bệnh vô cảm sẽ dẫn đến xa rời nhân dân, tắc trách trong công việc. Một bác sĩ vô cảm không thể có tình thương người bệnh, nhất là những người bệnh nghèo. Không thiếu những trường hợp vì vô cảm mà người bệnh không được chăm sóc chu đáo, dẫn đến những cái chết đáng tiếc. Một kĩ sư vô cảm có thể dửng dưng trước những sinh mạng con người do công trình không đạt chất lượng của mình gây ra. Một tài xế vô cảm sẵn sàng xem thường tính mạng của người khác khi phóng nhanh vượt ẩu. Một thầy giáo vô cảm chỉ nghĩ bài giảng cho xong chuyện, còn nói gì đến tình nghĩa thầy trò, tận tâm dạy bảo, nhất là những học trò còn học kém, gia đình khó khăn. Cán bộ vô cảm sẽ không thể nhìn thấy hoàn cảnh của mỗi người dân, không thấy những nỗi bức xúc của nhân dân, giúp đỡ nhân dân tận tâm, tận tình.
=> Suy nghĩ về vấn đề này : nếu chúng ta vô cảm với nhau cũng chính là vô cảm với chính bản thân mình vì sẽ mất đi tình làng nghĩa xóm, không biết quan tâm chia sẽ lẫn nhau thì mọi người sẽ không thể cùng tồn tại, tự đấu đá, tranh giành lợi ích cho bản thân làm cho ta mất đi lòng người. Vì vậy mọi người cần phải sống tích cực, vui vẻ, hòa đồng và giúp đỡ lẫn nhau để xã hội ngày càng phát triển.
Câu 1: Việc trẻ em được tiêm chủng miễn phí thể hiện quyền nào của trẻ em:
A. Quyền được chăm sóc B. Quyền được giáo dục
C. Quyền được bảo vệ. D. Quyền được sống chung với ba mẹ
Câu 2: Hiện nay trên các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều hành vi xâm hại tình dục ở trẻ em, cô giáo đánh đập học sinh mẫu giáo. Các hành vi đó vi phạm đến quyền nào?
A. Quyền được chăm sóc. B. Quyền được bảo vệ.
C. Quyền được giáo dục. D. Quyền được bảo vệ, chăm sóc.
Câu 3: Quyền nào không phải là quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em gồm những quyền nào?
A. Quyền được bảo vệ. B. Quyền được chăm sóc.
C. Quyền được giáo dục. D. Quyền tôn trọng chỗ ở.
Câu 5: Biểu hiện của quyền được bảo vệ là?
A. Trẻ em sinh ra được khai sinh và có quốc tịch.
B. Trẻ em được tôn trọng bảo vệ tính mạng, thân thể.
C. Trẻ em được tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm và danh dự.
D. Trẻ em sinh ra được khai sinh, có quốc tịch; được tôn trọng bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự.
Câu 6: Biểu hiện nào dưới đây là làm việc có kế hoạch ?
A. Sắp xếp thời gian hợp lí cho công việc. B. Không cần dự kiến trước kết quả.
C. Không bao giờ lập kế hoạch D. Làm việc tùy tiện.
Câu 7: Việc trẻ em được tiêm chủng miễn phí thể hiện quyền nào của trẻ em:
A. Quyền được chăm sóc B. Quyền được giáo dục
C. Quyền được bảo vệ D. Quyền được sống chung với ba mẹ
Câu 8: Hiện nay trên các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều hành vi xâm hại tình dục ở trẻ em, cô giáo đánh đạp học sinh mẫu giáo. Các hành vi đó vi phạm đến quyền nào?
A. Quyền được bảo vệ. B. Quyền được chăm sóc.
C. Quyền được giáo dục. D. Các ý trên đều đúng
Câu 9: Ngoài thời khóa biểu trên lớp, D tự lập cho mình 1 thời khóa biểu ở nhà và ghi chi tiết các việc phải làm vào thời gian rảnh dỗi. Việc làm đó của D thể hiện điều gì?
A. D là người khoa học. B. D là người có kế hoạch.
C. D là người sống và làm việc có kế hoạch. D. D là người có học.
Câu 10: Có quan niệm cho rằng: chỉ có thể xây dựng kế hoạch hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm, không thể xây dựng kế hoạch sống và làm việc dài hơn. Em đồng tình hay phản đối?
A. không đồng tình B. phản đối
C. phân vân không biết đúng, sai D. không phản đối
Câu 11: Hành vi nào sau đây gây ô nhiễm và phá hủy môi trường ?
A. Khai thác thủy hải sản theo chu kì. B. Phá rừng để trồng cây cà phê.
C. Khai thác gỗ theo kế hoạch gắn liền với cải tạo rừng. D. Trồng cây gây rừng.
Câu 12: Trong các hành vi sau, hành vi nào xâm phạm đến quyền trẻ em?
A. Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng. B. Buộc trẻ em nghiện hút đi cai nghiện.
C. Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho ngào. D. Buộc trẻ em phải đi học.
Câu 13: Các hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng bị phạt bao nhiêu tiền?
A. 1.000.000đ – 2.000.000đ. B. 2.000.000đ – 3.000.000đ.
C. 3.000.000đ – 4000.000.đ. D. 3.000.000đ – 5.000.000đ.
Câu 14: Nhà máy B xả nước thải ra ngoài khu dân cư gây ô nhiễm môi trường. Trước việc làm đó em cần báo với ai?
A. Trưởng công an xã. B. Trưởng thôn.
C. Chính quyền địa phương. D. Gia đình.
Câu 15: (1.0 điểm) Theo em ý kiến dưới đây là vi phạm hay không vi phạm Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em? (Em hãy đánh dấu X vào ô trống tương ứng)
TT | Ý kiến | Vi phạm | Không vi phạm |
1 | Đánh đập, hành hạ trẻ em. | X |
|
2 | Làm khai sinh chậm cho trẻ. | X |
|
3 | Buộc trẻ em nghiện hút phải đi cai nghiện. |
| X |
4 | Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng. |
| X |
5 | Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đánh bạc, hút thuốc. | X |
|
6 | Bắt trẻ nghỉ học để lao động, kiếm sống. | X |
|
Câu 16: (1.0 điểm) Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống dưới đây để làm rõ quyền được chăm sóc của trẻ em?
Trẻ em được (1) giáo dục, học tập để phát triển, được bảo vệ sức khỏe; được (2) sống chung với cha mẹ và được hưởng sự chăm sóc từ các thành viên trong gia đình.
Trẻ em tàn tật, khuyết tật được Nhà nước và xã hội giúp đỡ trong việc (3) điều chỉnh và (4) phục hồi chức năng.
—Thể hiện quan tâm cộng đồng quốc tế đối với trẻ em
— Điều kiện để trẻ em phát triển đầy đủ toàn diện
Được tham gia trong cuộc họp gia đình .... và được đưa ra ý kiến .
Được có những điều kiện tốt nhất để phát triển .
Được học hành , được vui chơi , giải trí .
Được khai sinh và có quốc tịch .
.............................
= > Trẻ em hiện nay có nhiều quyền lợi thích hợp cho việc phát triển toàn diện , có được sự hạnh phúc bên gia đình và được nhà nước , xã hội quan tâm, tôn trọng ...............