K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 1 2021

“Tiên học lễ, hậu học văn” là phương châm giáo dục của người xưa. Phương châm này xuất phát từ quan điểm dạy học của Nho gia (Khổng Tử và môn đệ). Tuy vậy, đến ngày nay nó vẫn giữ nguyên giá trị. Để hiểu được giá trị của phương châm giáo dục ấy, chúng ta cần hiểu rõ hai từ: “Lễ”, “văn” và mối quan hệ biện chứng của nó.“Lễ” là phạm trù chỉ đạo đức. “Lễ” có nghĩa là cách ứng xử, giao tiếp có văn hóa giữa người với người theo chuẩn mực đạo đức được xã hội quy định. Theo đó, trong giao tiếp, ứng xử, trong giải quyết các mối quan hệ phải biết kính trên nhường dưới, biết đặt lợi ích riêng sau lợi ích chung. “Văn” có nghĩa là chữ, là kiến thức của loài người được tích lũy qua nhiều thế hệ.Muốn trở thành người có “lễ” thì phải học, mà học thì phải học “văn”, tức là học kiến thức. Tuy nhiên, học nhiều không có nghĩa là có đạo đức. Nếu một người có học mà không có “lễ” thì được xem là hạng bất nhân. Như vậy, “lễ” - “văn” không thể tách rời nhau.Ông cha ta từ ngày xưa đã quán triệt sâu sắc tinh thần giáo dục “Tiên học lễ, hậu học văn”, “lễ” và “văn” đều quan trọng như nhau. Thứ tự “tiền” - “hậu” trong mối quan hệ “lễ” - “văn” nên hiểu một cách tương đối, không nên cho rằng ông cha ta chú trọng “lễ” hơn “văn”... Tuy vậy, trong giáo dục, trong ứng xử, giao tiếp, trong giải quyết các mối quan hệ thì phải lấy đạo đức làm trọng.Bác Hồ đã từng khẳng định: Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.Có một nghịch lý đáng lo ngại, xã hội ngày càng hiện đại thì con người dường như ít chú trọng đến đạo đức, ít quan tâm đến nhau; trong giao tiếp, giải quyết các mối quan hệ thì tỏ ra vô “lễ” - không biết kính trên nhường dưới, luôn đặt lợi ích cá nhân, lợi ích vật chất lên trên các lợi ích khác. Nguyên nhân sâu xa là do giáo dục lệch lạc. Lối giáo dục chỉ chú trọng đến truyền đạt kiến thức, hạ thấp giáo dục đạo đức. Người dạy chỉ chú trọng truyền đạt kiến thức, quan tâm không đầy đủ vấn đề đạo đức của người học. Người học chỉ quan tâm đến tiếp thu kiến thức, coi thường rèn luyện phẩm chất đạo đức.Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, quan niệm GD-ĐT ít nhiều bị tác động, chi phối bởi lối giáo dục thực dụng, đề cao truyền thụ kiến thức, xem nhẹ giáo dục đạo đức. Vì vậy, đề cao quan niệm giáo dục đúng đắn của người xưa là cách thiết thực để hạn chế những tác động tiêu cực từ nền kinh tế thị trường.Để đào tạo ra những con người vừa có tài, vừa có đức thì vai trò của người thầy rất quan trọng. Do đó, người thầy phải mẫu mực cả “lễ” và “văn”, đặc biệt là tư cách đạo đức.Phương châm giáo dục “Tiên học lễ, hậu học văn” là sự phối hợp giữa giáo dục đạo đức và truyền thụ tri thức, đề cao giáo dục đạo đức. Đây là nguyên tắc đào tạo ưu việt ông cha ta đã đúc kết nên.

28 tháng 4 2019

Đáp án: A

2 tháng 3 2022
15 tháng 3 2022

a) Qua truyện đọc " ngôi nhà không hoàn hảo ", thái độ khi đọc xong bài này em thấy người thợ mộc có sự thay đổi rất lớn . Đầu tiên thì ông làm nghề thợ mộc một cách cẩn thận , trung thực và tận tụy với nghề . Do bác đã về già , muốn xin nghỉ để chăm sóc vợ con nốt cuộc đời ngắn ngủi này . Người chủ đã nhờ ông làm một căn nhà giúp người chủ mộc đó . Ông thợ mộc cũng đã đồng ý, nhưng tâm trạng lúc này của ông đã không còn để ý, cũng không tận tâm trong nghề .... Sau khi làm ngôi nhà xong ,  người chủ đã tặng ông chiếc thìa khoá để tặng ông . Dĩ nhiên là , ông cũng khá bất ngờ vì ngôi nhà này do chính tay mình xây nên nhưng nó không được hoàn hảo . Có lẽ ông thay đổi khá nhiều .

b) Hậu quả cho việc làm thiếu tự giác , không thường xuyên rèn luyện , thực hiện kỉ luật lao động mà người thợ đã gặp gánh chịu là : 

 - Chắc chắn ông đã bị nhiều người thất vọng hay không còn niềm tin về ông nữa .

- Ông cũng cảm thấy buồn và bản thân đã không còn như trước.

- Việc làm của ông sẽ trở nên khó khăn hơn khi thiếu tự giác , không thường xuyên rèn luyện , thực hiện kỉ luật lao động .

=> Qua bài đọc trên , em thấy cái giá phải trả cho việc làm của ông thợ mộc là phải hưởng căn nhà chính bản thân xây nên , ông sẽ phải sống trong ngồi nhà chưa thật sự hoàn hảo này .Sẽ không có chuyện gì khi ông đã thay đổi , ông nên xây dựng nên ngôi nhà cuối cùng thật sự hoàn hảo . 

a)  Là một người tận tâm và yêu nghề vậy mà cuối cùng lại phải sống trong chính sự thiếu xót của mình. Đây có lẽ sẽ là một trong những điều hối hận nhất cuộc đời của người thợ mộc. Nếu bác ta làm đúng theo kỉ luật lao động thì chắc có lẽ sản phẩm và câu chuyện của bác sẽ đẹp và có hậu hơn,....

 

b) Bác thợ mộc đã được tặng một món quà mà nếu bác biết tôn trọng kỉ luật và làm tốt hơn thì món quà sẽ rất ý nghĩa. Đây là sai lầm sẽ khiến lương tâm bác mãi cắn dứt, mãi cảm thấy hổ thẹn với chính bản thân mình. Kết quả sẽ tốt đẹp hơn khi bác chú trọng đến công việc, chỉ vì những lơ là , bất cẩn mà nó đó đã trở thành vết nhơ khó sạch trong lòng bác thợ,.....

15 tháng 3 2022

Thái độ học tập của Ái là không nghiêm túc, quan tâm trong vấn đề học tập. Trên lớp thì phải chú ý nghe giảng, không được lơ là. Khi gặp bài khó phải cố gắng suy nghĩ, cùng lắm mới được tham khảo cách làm chứ không được tham khảo bài giải. Ngồi học trong lớp phải thường xuyên phát biểu, không được rụt rè hay e ngại. 

15 tháng 3 2022

Thái độ và cách học tập của bạn Ái là sai, phải khắc phục ngay. Việc làm của bạn Ái tuy nhỏ nhưng đó là một hành động gây ra sự ỷ lại cho bạn Ái. Nếu bạn Ái mà gặp bài khó hay chưa hiểu thì phải suy nghĩ bằng được, hoặc nhờ sự giúp đỡ của người thân , giáo viên hay lên những trang web để tìm kiếm. Và từ đó kết luận ra bài học, về cách làm của bài này sẽ như thế nào? Bạn Ái cũng cần có ý kiến riêng của bản thân, sai cũng được . Sai thì mới phải sửa, bạn đừng nên theo ý kiến của người khác, lỡ đâu ý kiến của các bạn ấy chưa thật sự đúng và còn thiếu rất nhiều . Cuối cùng là bạn không được chép bài của các bạn, tự làm theo ý hiểu của cá nhân. Bạn sẽ thật sự giỏi khi làm những điều này.