K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 5 2020

- Lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang được củng cố, phát triển vượt bậc; kẻ thù hoang mang, suy yếu.

- Tập dượt cho quần chúng đấu tranh, sẵn sàng khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ đến.

=>Phong trào kháng Nhật cứu nước năm 1945 diễn ra sôi nổi quyết liệt, cao trào tiền khởi nghĩa đã làm tê liệt bộ máy chính quyền bù nhìn do Nhật giật dây tạo nên khí thế sẵn sàng khởi nghĩa trong cả nước.

30 tháng 3 2021

– Cao trào kháng Nhật cứu nước đã lôi cuốn hàng triệu quần chúng tham gia, rèn luyện cho quần chúng nhiều hình thức đấu tranh phong phú, quyết liệt, sức mạnh quần chúng tăng lên vượt bậc, quần chúng sẵn sàng hành động khi thời cơ đến.

– Đây là một cuộc tập dượt vĩ đại để đưa quần chúng tiến lên Tổng khởi nghĩa thắng lợi.

– Cao trào có tác dụng chuẩn bị trực tiếp cho cuộc Tổng khởi nghĩa thắng lợi.

– Qua cao trào kháng Nhật cứu nước, lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang cách mạng ở cả nông thôn và thành thị đều phát triển nhanh chóng vượt bậc, lực lượng địch suy yếu nghiêm trọng đưa thời cơ Tổng khởi nghĩa nhanh chóng đến chín muồi.

– Nhờ sự phát triển của cách mạng qua cào trào kháng Nhật cứu nước nên nhân dân ta đã chớp được thời cơ “ngàn năm có một” để Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.

30 tháng 3 2021

– Cao trào kháng Nhật cứu nước đã lôi cuốn hàng triệu quần chúng tham gia, rèn luyện cho quần chúng nhiều hình thức đấu tranh phong phú, quyết liệt, sức mạnh quần chúng tăng lên vượt bậc, quần chúng sẵn sàng hành động khi thời cơ đến.

– Đây là một cuộc tập dượt vĩ đại để đưa quần chúng tiến lên Tổng khởi nghĩa thắng lợi.

– Cao trào có tác dụng chuẩn bị trực tiếp cho cuộc Tổng khởi nghĩa thắng lợi.

– Qua cao trào kháng Nhật cứu nước, lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang cách mạng ở cả nông thôn và thành thị đều phát triển nhanh chóng vượt bậc, lực lượng địch suy yếu nghiêm trọng đưa thời cơ Tổng khởi nghĩa nhanh chóng đến chín muồi.

– Nhờ sự phát triển của cách mạng qua cào trào kháng Nhật cứu nước nên nhân dân ta đã chớp được thời cơ “ngàn năm có một” để Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.

30 tháng 3 2021

tham khảo

 Cao trào kháng Nhật cứu nước đã lôi cuốn hàng triệu quần chúng tham gia, rèn luyện cho quần chúng nhiều hình thức đấu tranh phong phú, quyết liệt, sức mạnh quần chúng tăng lên vượt bậc, quần chúng sẵn sàng hành động khi thời cơ đến.

– Đây là một cuộc tập dượt vĩ đại để đưa quần chúng tiến lên Tổng khởi nghĩa thắng lợi.

– Cao trào có tác dụng chuẩn bị trực tiếp cho cuộc Tổng khởi nghĩa thắng lợi.

– Qua cao trào kháng Nhật cứu nước, lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang cách mạng ở cả nông thôn và thành thị đều phát triển nhanh chóng vượt bậc, lực lượng địch suy yếu nghiêm trọng đưa thời cơ Tổng khởi nghĩa nhanh chóng đến chín muồi.

– Nhờ sự phát triển của cách mạng qua cào trào kháng Nhật cứu nước nên nhân dân ta đã chớp được thời cơ “ngàn năm có một” để Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.

17 tháng 2 2022

Tham khảo:

Phong trào đã diễn ra mạnh mẽ, phong phú về nội dung và hình thức, tấn công Nhật toàn diện trên các mặt chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa... trên khắp các thành phố, thôn quê, và miền núi. Việt Minh thực hiện khởi nghĩa chống Nhật từng phần, mở rộng căn cứ địa, làm tiền đề tiến lên Tổng khởi nghĩa. Phong trào đã chiếm giữ được nhiều vùng rộng lớn từ tay Nhật, hình thành nhiều vùng căn cứ cộng sản, trong đó Khu Giải phóng Việt Bắc – bao gồm Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, và một số vùng ở Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Yên, Yên Bái – là rộng lớn nhất, và là căn cứ địa chính của toàn quốc.

Quân đội Nhật đã mạnh bạo mở các cuộc càn quét, tấn công vào các vùng Việt Minh. Quân Việt Minh, các đội dân quân - tự vệ, du kích xã đã chống trả quyết liệt, bảo vệ căn cứ địa, tiêu biểu là các trận đánh bảo vệ chiến khu Vần, chiến khu Hiền Lương, và chiến khu Trần Hưng Đạo. Tại các đô thị, các phong trào đấu tranh của công nhân, học sinh, viên chức dâng cao. Nhiều tổ chức công nhân cứu quốc được xây dựng ở nhiều xí nghiệp. Cao trào kháng Nhật hoạt động sôi nổi trên cả nước.[1]

Nổi dậy từng phần[sửa | sửa mã nguồn]

Tại chiến khu Việt Bắc, liên tỉnh ủy Cao-Bắc-Lạng quyết định nổi dậy cướp chính quyền ở những nơi đã đủ điều kiện. Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và Cứu quốc quân phối hợp với nhân dân nổi dậy. Hàng loạt các xã, tỉnh, châu thuộc các vùng Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang đều bị Việt Minh chiếm giữ.

Tại Bắc Giang, nhiều xã thuộc vùng Thượng Yên Thế, Hữu Lũng, Bố Hạ, Hòa Hiệp v.v., quần chúng nổi dậy biểu tình thị uy vũ trang, lập Ủy ban giải phóng. Việt Minh huy động hàng ngàn quần chúng kéo đi cướp vũ khí của lính đồn, nhiều tri huyện, tri phủ phải bỏ chạy. Toàn bộ huyện Hiệp Hòa, một phần Yên Thế, Phú Bình đều do quân nổi dậy kiểm soát.

Tại Bắc Ninh, sau đêm Nhật đảo chính Pháp, chi bộ Đảng của xã Trung Màu (Tiên Du) lãnh đạo quần chúng khởi nghĩa lập chính quyền ở 2 xã Trung Màu và Dương Hút. Trong tình hình đó, tỉnh ủy Bắc Ninh chủ trương đẩy mạnh công tác tuyên truyền đưa phong trào quần chúng tiến lên. Do đó, chỉ trong tháng 3 và tháng 4, số hội viên Việt Minh trong tỉnh đã tăng lên hàng vạn người.

Tại Hưng Yên, đêm 11/3/1945, đội dân quân - tự vệ và du kích địa phương đã đánh đồn Bần Yên Nhân, cướp được toàn bộ vũ khí.

Hàng ngàn đảng viên cộng sản, cán bộ Việt Minh đang bị giam trong các nhà tù Nghĩa Lộ, Sơn La, Hỏa Lò (Hà Nội), Buôn Ma Thuột, Hội An (Quảng Nam)... nhân cơ hội Nhật-Pháp bắn nhau và tình hình hỗn loạn đã đấu tranh đòi tự do, hoặc nổi dậy phá nhà lao, vượt ngục ra ngoài hoạt động.

Tại Quảng Ngãi, ngày 11/3/1945, những đảng viên, cán bộ cộng sản đang bị giam trong trại tập trung Ba Tơ, khi nghe tin Nhật đảo chính Pháp, đã phá trại giam, cướp súng, thành lập đội du kích Ba Tơ. Đây là đội du kích đầu tiên của miền Trung do Đảng Cộng sản Đông Dương tổ chức, lãnh đạo, trở thành lực lượng nòng cốt trong cuộc nổi dậy giành chính quyền ở Quảng Ngãi và các tỉnh khác.

Tại Nam Kỳ, trong tháng 3 và tháng 4, chỉ thị của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương chưa đến được, nhưng một số địa phương có phong trào mạnh từ trước cũng có những hình thức đấu tranh chống lại nhiều quận trưởng, tỉnh trưởng, như ở Mỹ Tho.

Phá kho thóc cứu đói[sửa | sửa mã nguồn]

Khi phong trào khởi nghĩa từng phần lên cao, cũng là lúc Bắc Kỳ, Bắc Trung Kỳ, diễn ra nạn đói trầm trọng do chính sách vơ vét, tích trữ lương thực của Nhật và Pháp. Để giải quyết nạn đói và thúc đẩy phong trào đi lên, Hội nghị Ban thường vụ Trung ương quyết định tiến hành phá kho thóc, giải quyết nạn đói.

Tại Bắc Giang, Bắc Ninh, hàng ngàn quần chúng đi phá kho thóc của Nhật, Pháp; thu hàng ngàn tấn thóc chia cho nông dân. Tại Vĩnh Yên, Phúc Yên, hàng chục kho thóc bị phá. Tại Phú Thọ trong một thời gian ngắn có 14 kho thóc bị phá.

Tại Ninh Bình, ngày 15/3 quần chúng các huyện Nho Quan, Gia Viễn đã phá 12 kho thóc, thu hàng trăm tấn thóc chia cho dân nghèo. Tại Thái Bình, trong tháng 3 và tháng 4, nhân dân các huyện Phụ Dực, Thư Trì, Tiền Hải, Vũ Tiên, Tiên Hưng đã thu 1.000 tấn thóc chia cho dân.

Tại Hải Dương, nhân dân phá 39 kho thóc và lấy 43 thuyền gạo với 2.000 tấn. Riêng các huyện phía Nam đã phá 26 kho thóc, thu 26 thuyền với >1.000 tấn gạo. Tại Hưng Yên, Hòn Gai, Hà Đông, Sơn Tây, người dân phá kho thóc, gạo của Nhật.

Tại ngoại thành Hà Nội, người dân tiến hành phá các kho thóc, gạo của Nhật ở phố Bắc Ninh, phố Lê Lợi, phố Phà Đen, thu hàng trăm tấn. Tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình cũng diễn ra nhiều cuộc phá kho thóc, cứu đói.

Phong trào phá kho thóc, cứu đói dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương là 1 trong những hình thức tập dượt quần chúng đấu tranh từ thấp đến cao, kết hợp đấu tranh kinh tế, chính trị, vũ trang, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa.

Đấu tranh ở thành thị và các khu công nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Trong phong trào phá kho thóc, công nhân và dân nghèo Hà Nội cũng đi phá các kho thóc của Nhật. Công nhân bến cảng Hải Phòng bí mật đốt phá các kho lương thực ở bến Sáu Kho, cho đồng bào vào lấy gạo. Công nhân mỏ Đông Triều chặn bắt tàu thuyền chở gạo của người Nhật, công nhân Sài Gòn quyên góp gạo, tiền gửi ra Bắc giúp đồng bào cứu đói.

Phong trào công nhân đấu tranh tiến lên hình thức cao hơn, như phá hoại kế hoạch của Nhật, tự tạo vũ khí, cướp súng, đạn của Nhật cung cấp cho bộ đội du kích ở các chiến khu. Công nhân Hà Nội tổ chức cướp súng của Nhật ở Phà Đen, Ngọc Hà. Tại Quảng Yên, công nhân khởi nghĩa chiếm mỏ Mạo Khê, Tràng Bạch, Uông Bí. Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Huế, Sài Gòn, công nhân tuyên truyền gây thanh thế cho Việt Minh. Nhiều hoạt động treo cờ diễn thuyết ở chỗ đông người, các rạp hát, trường học, ngã 3 đường trên tàu điện đã diễn ra ở Hà Nội. Tại đây, học sinh và thanh niên bất hợp tác với Nhật, không học tiếng Nhật, tổ chức những cuộc mít tinh, tuyên truyền tinh thần yêu nước tại Mễ Trì, chợ Canh, Chợ Láng. Thanh niên tổ chức tuyên truyền xung phong tại các trường Gia Long, Kỹ nghệ thực hành. Đông đảo giáo viên, học sinh đã hưởng ứng phong trào Việt Minh.

Tại Sài Gòn và các tỉnh miền Nam, từ tháng 5/1945 xuất hiện phong trào Thanh niên Tiền phong. Dưới hình thức hoạt động công khai hợp pháp, tổ chức, tập hợp, rèn luyện quần chúng yêu nước, chuẩn bị đón thời cơ khởi nghĩa. Chỉ vài tháng sau, ở Sài Gòn và miền Nam Việt Nam có hàng vạn người tham gia tổ chức Thanh niên tiền phong. Đến ngày 22/8/1945, Đoàn Thanh niên Tiền phong ra tuyên bố đứng trong Mặt trận Việt Minh và trở thành 1 lực lượng quan trọng của Việt Minh trong những ngày khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám giành chính quyền ở Sài Gòn và miền Nam Việt Nam.

Nhận định

Bởi vì khi đó thời cơ chưa chín muồi:

-Nhật vẫn chưa đầu hàng mà khi đó vẫn còn quá mạnh so với lực lượng của chúng ta

-Lực lượng của ta chưa sẵn sàng bởi vì sự kiện đó đến rất bất ngờ, ngay lúc đảng ta cũng đang họp.

-Tầng lớp trung gian(trung, tiểu địa chủ) hiện vẫn chưa ngả hoàn toàn về phía cách mạng mà vẫn còn đang phân vân không biết nên về phe nào.

 

6 tháng 9 2023
14 tháng 4 2017

Mặt trận Việt Minh ra đời ngày 19-5-1941. Chỉ sau một thời gian ngắn, tổ chức này đã có uy tín và ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân.

- Lực lượng chính trị:

+ Các đoàn thể cứu quốc được xây dựng khắp cả nước, mạnh nhất là ở Cao Bằng. Đến năm 1942 khắp chín châu của Cao Bằng đều có Hội cứu quốc. Các ủy ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng và ủy ban Việt Minh liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng được thành lập. Năm 1943, Ủy ban Việt Minh liên tỉnh Cao – Bắc – Lạng lập 19 ban xung phong “Nam tiến” để liên lạc với Căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai và phát triển lực lượng cách mạng xuống các tỉnh miền xuôi.
+ Tập hợp các tầng lớp nhân dân khác như sinh viên, học sinh, trí thức, tư sản dân tộc vào mặt trận cứu nước.

- Lực lượng vũ trang:

+ Đội du kích Bắc Sơn phát triển lên thành Cứu quốc quân tiến hành công tác vũ trang tuyên truyền gây dựng cơ sở chính trị trong quần chúng ở các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn.
+ Ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập. Vừa thành lập, đội đã đánh thắng liên tiếp hai trận ở Phay Khắt và Nà Ngần (Cao Bằng).
Tất cả những thay đổi trên cho thấy Mặt trận Việt Minh đời đã tạo nên sức mạnh tổng hợp thúc đẩy cao trào kháng Nhật cứu nước phát triển mạnh mẽ.



5 tháng 9 2018

Mặt trận Việt Minh ra đời ngày 19-5-1941. Chỉ sau một thời gian ngắn, tổ chức này đã có uy tín và ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân.

- Lực lượng chính trị:

     + Các đoàn thể cứu quốc được xây dựng khắp cả nước, mạnh nhất là ở Cao Bằng. Đến năm 1942 khắp chín châu của Cao Bằng đều có Hội cứu quốc. Các ủy ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng và ủy ban Việt Minh liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng được thành lập. Năm 1943, Ủy ban Việt Minh liên tỉnh Cao – Bắc – Lạng lập 19 ban xung phong “Nam tiến” để liên lạc với Căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai và phát triển lực lượng cách mạng xuống các tỉnh miền xuôi.

     + Tập hợp các tầng lớp nhân dân khác như sinh viên, học sinh, trí thức, tư sản dân tộc vào mặt trận cứu nước.

- Lực lượng vũ trang:

     + Đội du kích Bắc Sơn phát triển lên thành Cứu quốc quân tiến hành công tác vũ trang tuyên truyền gây dựng cơ sở chính trị trong quần chúng ở các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn.

     + Ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập. Vừa thành lập, đội đã đánh thắng liên tiếp hai trận ở Phay Khắt và Nà Ngần (Cao Bằng).

=> Tất cả những thay đổi trên cho thấy Mặt trận Việt Minh đời đã tạo nên sức mạnh tổng hợp thúc đẩy cao trào kháng Nhật cứu nước phát triển mạnh mẽ.