Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
20. Đẳng cấp nào chiếm số ít nhưng có địa vị cao nhất trong xã hội Ấn Độ cổ đại?
A. Ksa-tri-a
B. Bra-man
C. Su-đra
D. Vai-si-a
21. Câu nào sau đây là câu sai
A. Phía bắc Ấn Độ được bao bọc bởi dãy Hi-ma-lay-a
B. Khu vực Nam Ấn có sơn nguyên Đê- can
C. Lưu vực sông Hằng nhiều mưa, cây cối tươi tốt
D. Lưu vực sông Ấn khí hậu mát mẻ
Tên các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại là:
Bra-man (tăng lữ)
Ksa-tri-a (quý tộc,chiến binh)
Va-si-a (nông dân,thương nhân,thợ thủ công)
Su-đra (những người thấp kém trong xã hội)
1. Sự phân hóa trong xã hội Ấn Độ cổ đại:
- Xã hội Ấn Độ cổ đại chứng kiến sự phân hóa rõ rệt qua hệ thống "Chaturvarna", hay hệ thống bốn đẳng cấp, gồm các Varna: Brahman (giáo sĩ), Kshatriya (quý tộc và chiến binh), Vaishya (thương gia và nông dân), và Shudra (người làm công, nô lệ).
- Trong hệ thống này, mỗi Varna đều có nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền lợi riêng biệt. Sự phân hóa xã hội đã dẫn đến việc tạo ra các phân khúc xã hội dựa trên công việc, chức vụ và mức độ tôn trọng.
- Hệ thống này sau đó tiếp tục phát triển thành hệ thống "Jati" hoặc hệ thống đẳng cấp con, với hàng trăm phân khúc nhỏ hơn dựa trên nghề nghiệp, vùng địa lý và các tiêu chí khác.
- Sự phân hóa này không chỉ dựa trên nghề nghiệp mà còn dựa trên các yếu tố tôn giáo, vùng địa lý và ngôn ngữ.
2. Thành tựu văn hóa của người Ấn Độ cổ đại:
- Văn học: Nhiều bản kinh điển như "Mahabharata", "Ramayana" hay các bản kinh Veda vẫn được nghiên cứu, đọc và truyền dạy.
- Nghệ thuật: Các ngôi đền cổ xưa, điêu khắc và họa tiết trang trí phản ánh nghệ thuật Ấn Độ cổ đại vẫn được bảo tồn và trở thành điểm du lịch nổi tiếng.
- Toán học và thiên văn học: Ấn Độ cổ đại đã đóng góp vào việc phát triển hệ thống số Ả Rập và giới thiệu số 0. Họ cũng có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực thiên văn học.
- Y học: Hệ thống y học truyền thống Ayurveda vẫn được áp dụng rộng rãi và nghiên cứu trong y học hiện đại.
- Nhạc và múa: Các hình thức biểu diễn truyền thống như Bharatanatyam, Kathak và những hình thức khác vẫn được bảo tồn và biểu diễn.
Những điểm chính của chế độ xã hội ở Ấn Độ cổ đại:
– Khoảng năm 2500 TCN, người bản địa Đa- va đã xây dựng những thành thị đầu tiên dọc theo hai bên bờ sông Ấn.
– Giữa thiên niên kỷ II TCN, người A-ri-a từ vùng Trung Á tràn vào miền Bắc Ấn Độ, xua đuổi người Đra-vi-đa và biến họ thành đẳng cấp thứ tư trong hệ thống bốn đẳng cấp (dựa trên sự phân biệt về chủng tộc và màu da). Chế độ này còn được gọi là chế độ đẳng cấp Vác-na:
+ Đẳng cấp thứ nhất là Brahman tức Bà-la-môn, gồm những người da trắng đều là tăng lữ (quý tộc chủ trì việc tế lễ đạo Bà-la-môn), họ là chúa tể, có địa vị cao nhất.
+ Đẳng cấp thứ hai là Kcatrya gồm tầng lớp quý tộc, vương công và vũ sĩ, có thể làm vua và các thứ quan lại.
+ Đẳng cấp thứ ba là Vaicya gồm đại đa số là nông dân, thợ thủ công và thương nhân, họ phải nộp thuế cho nhà nước, cung phụng cho đẳng cấp Brahman và Kcatrya.
+ Đẳng cấp thứ tư là Cudra gồm đại bộ phận là cư dân bản địa bị chinh phục, nhiều người là nô lệ, là kẻ tôi tớ đi làm thuê làm mướn.
Chế độ đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại được phân chia dựa trên sự phân biệt về chủng tộc:
- Bra-man (tăng nữ)
- Ksa-tri-a (quý tộc, chiến binh)
-Va-si-a (nông dân, thương nhân, thợ thủ công)
-Su-đra (những người thấp kém trong xã hội)
Từ sơ đồ ta thấy được đẳng cấp Brahama (tầng lớp tăng lữ, quý tộc) có vị thế cao nhất, đẳng cấp Su-dra là tầng lớp có vị thế thấp nhất
- Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại
Thành tựu | Nội dung |
Tôn giáo | - Bà la môn là tôn giáo cổ xưa nhất ở Ấn Độ đề cao sức mạnh của các vị thần, sinh ra các đẳng cấp. - Phật giáo được sáng tạo từ thế kỉ VI TCN, nội dung căn bản là luật nhân quả, chủ trương mọi người đều bình đẳng |
Chữ viết và văn học | Người Ấn Độ dùng chữ Phạn. Các tác phẩm lớn là Kinh Vê-đa và hai bộ sử thi Ra-ma-ya-na và Ma-ha-bha-ra-ta,… |
Khoa học tự nhiên | - Các số từ 0 đến 9 được người Ấn Độ phát minh và sử dụng ra sớm. - Biết sử dụng thuốc tê, thuốc mê khi phẫu thuật, biết sử dụng thảo mộc để chữa bệnh |
Kiến trúc và điêu khắc | - Ấn Độ có nhiều công trình kiến trúc kì vĩ, chủ yếu làm bằng đá, còn lại đến ngày nay là chùa hang A-gian-ta và đại bảo tháp Sanchi. |
Tham khảo
Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại là:
• Ấn Độ là nơi khởi phát của tôn giáo, trong đó hai tôn giáo chính là Hin-đu và Phật giáo.
• Người Ấn Độ sáng tạo ra chữ viết từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ Phạn.
• Văn học Ấn Độ phong phú và nhiều thể loại, tiêu biểu nhất là sử thi.
• Công trình kiến trúc Hinđu giáo và Phật giáo đồ sộ, được xây dựng nhiều nơi
• Người Ấn Độ biết làm ra lịch, tạo ra các chữ số mà ngày nay vẫn còn đang sử dụng.
Phật giáo chủ trương mọi người bình đẳng.
VD: 10+10=20
Tham khảo
Cơ sở pháp lý của chế độ đẳng cấp Vác-na là bộ luật hà khắc Manu do giai thống trị người Arya đặt ra (bộ luật Manu quy định những người thuộc đẳng cấp dưới phải tôn kính và phục tùng không điều kiện những người thuộc đẳng cấp trên).
- Chế độ đẳng cấp Vác-na là hệ thống các quan hệ phân biệt về màu da, chủng tộc hết sức hà khắc bất công, vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền; tạo ra vết rạn nứt sâu sắc trong xã hội ấn Độ cổ đại.
- Tuy nhiên, chế độ đẳng cấp Vác-na có vai trò nhất định trọng việc duy trì sự ổn định của xã hội Ấn Độ cổ đại, vì:
+ Chế độ đẳng cấp Vác-na được xây dựng đồng thời trên cơ sở pháp lý (bộ luật Manu) và cơ sở tôn giáo). Theo niền tin của các tín đồ Hin-đu giáo, các đẳng cấp được ra đời từ các bộ phận trên cơ thể của thần Brama:
Đẳng cấp Ksa-tri-a sinh ra từ vai và cánh tay của thần.
Đẳng cấp Vai-si-a sinh ra từ bụng và đùi của thần.
Đẳng cấp Su-đra sinh ra từ gót chân của thần.
=> Trong quan niệm của Hin-đu giáo, trật tự của các đẳng cấp là sản phẩm của thần linh, vì vậy không thể nào thay đổi được.
+ Do ra đời trên cơ sở pháp lý và tôn giáo nên chế độ đẳng cấp Vác-na góp phần quan trọng trong việc trấn áp sự phản kháng của các đẳng cấp dưới đối với đẳng cấp trên => xã hội Ấn Độ cổ đại duy trì được sự ổn định.
- Sự phân biệt đẳng cấp tồn tại dai dẳng trong lịch sử Ấn Độ. Cho tới ngày nay, những tàn dư của chế độ phân biệt đẳng cấp vẫn tồn tại trong lòng xã hội Ấn Độ hiện đại khiến hàng trăm triệu người Ấn Độ bị xa lánh, kì thị và ngược đãi.
Hình như là sai rồi