K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 9 2017

Trả lời:

Nhận xét: Mượn từ là một cách làm giàu tiếng Việt. Tuy nhiên, để bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, không nên mượn từ nước ngoài một cách tùy tiện. Như các trường hợp trên, các từ ngữ đã không bảo vệ được sự trong sáng của ngôn ngữ Việt Nam mà lại mượn từ của nước ngoài, làm ngôn ngữ Việt trở nên hẹp hơn nhiều.

Chúc bạn học tốt!!!

6 tháng 9 2017

Thanks!

8 tháng 9 2016

Các từ trên đều là các từ mượn của Anh.

=> nên dùng trong giao tiếp với bạn bè, hoặc người nước ngoài và cũng không nên lạm dụng quá nhiều.

4 tháng 10 2018

Các từ in là từ mượn Tiếng Anh, chỉ nên dùng vs bạn bè, để đăng báo,.........Không nên dùng trong những cuộc gặp mặt quan trọng hay dùng vs những người lớn hơn.

4 tháng 12 2016

Trường em đang học là một ngôi trường bình dị nằm bên cạnh con đường làng, xung quanh trường là những hàng tre cao vút che bóng mát cho em mỗi khi đến trường.Trường của em có mái ngói dù đã bạc màu nhưng vẫn chắc chắn, gồm có hai dãy phòng học và 3 phòng dành cho khu hành chính. Trong lớp học của em rất sạch sẽgọn gàng vì chúng em rất ý thức giữ gìn vệ sinh sạch đẹp.Ngôi trường của em đang học có nhiều bóng mát cây xanh và ghế đá ở sân trường, em mến yêu ngôi trường của em và em đến đây để học hằng ngày.Cô giáo dặn chúng em phải luôn chấp hành nội quy của nhà trường, và chúng em không viết bậy lên bàn học để giữ cho trường lớp em sạch đẹp.Em rất thích mỗi khi đến trường vì được gặp nhiều bạn bè, được gặp thầy cô giáo. Ngôi trường này là nơi thắp sáng ước mơ cho em, em mơ ước sau này sẽ trở thành cô giáo về dạy tại ngôi trường này.

4 tháng 12 2016

Em tên là_________, em học lớp___, , trường______. Lớp học của chúng em khá rộng rãi, thoáng mát. Những bức tranh, khẩu hiệu về học tập được treo ngay ngắn, trang trí đẹp mắt trên những bức tường sơn màu vàng nhạt. Trường em không còn mới nhưng vẫn khang trang, sạch sẽ, thoáng mát nhờ nhiều bóng cây phượng, cây si, cây đa cổ thụ che phủ khắp khoảng sân chơi rộng rãi. Những luống hoa và cây cảnh được trồng xung quanh trường. Phong trào học tập của trường em hăng say và sôi nổi. Các thầy cô giáo thương yêu học sinh, chăm sóc và dạy bảo học sinh tận tình. Ở trường, em cảm thấy thoải mái, dễ chịu và hào hứng học tập. Em yêu trường, lớp, cô giáo và các bạn của em. Em luôn cố gắng học tập chuyên cần, vâng lời thầy cô và đoàn kết với các bạn.

26 tháng 8 2016

Từ láy thút thít trong câu trên miêu tả sắc thái tiếng khóc của công chúa Út.

26 tháng 8 2016

- Từ láy được in đậm trong câu sau miêu tả: Tiếng khóc của con người (ở đây là của công chúa út).

- Những từ láy khác có cùng tác dụng: nức nở, sụt sùi, sụt sịt, ti tí, rưng rức, hu hu, ...

 

( Sáng thứ 5 mình phải đi học rùi. Bạn nào hoặc thầy cô nào biết phần nào thì giải giúp mình nhé! )1. Cho những tiếng sau. Hãy tạo từ cho chúng rồi đặt câu chứa từ vừa tạo ra:a) mát, xinh, đẹpb) xe, hoa, cá2. Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu ( nội dung tự chọn ), trong đó có sử dụng 3 từ ghép và 2 từ láy. Gạch chân hoặc tô đậm các từ đó.3. Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu...
Đọc tiếp

( Sáng thứ 5 mình phải đi học rùi. Bạn nào hoặc thầy cô nào biết phần nào thì giải giúp mình nhé! )

1. Cho những tiếng sau. Hãy tạo từ cho chúng rồi đặt câu chứa từ vừa tạo ra:
a) mát, xinh, đẹp
b) xe, hoa, cá

2. Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu ( nội dung tự chọn ), trong đó có sử dụng 3 từ ghép và 2 từ láy. Gạch chân hoặc tô đậm các từ đó.

3. Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu kể về kỉ niệm ngày khai trường, trong đó có sử dụng 3 từ mượn. Gạch chân hoặc tô đậm các từ đó.

4. Xác định từ mượn trong đoạn văn sau và nêu nguồn gốc của chúng:
Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

5. Giải thích nghĩa các từ sau rồi đặt câu với chúng:
- giếng
- ao
- đầm

6. Giải thích nghĩa của từ trong từng trường hợp:
a) xuân:
- Mùa xuân là Tết trồng cây.
- Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
- Ông ấy năm nay đã hơn 60 xuân.
- Tuổi xuân chẳng sá, tiếc chi bạc đầu.
b) chín:
- Vườn cam chín đỏ.
- Trước khi quyết định, phải suy nghĩ cho chín.
- Tôi ngượng chín cả mặt.
- Cơm sắp chín rồi.

7. Giải thích nghĩa của từ ăn và từ chạy bằng 1 nghĩa gốc và 3 nghĩa chuyển, rồi đặt câu với chúng.

8. Cho các câu sau. Tìm từ sai, mắc lỗi đùng từ nào, thay thế từ sai bằng từ đúng rồi viết lại thành câu đúng.
- Có thể nói em có thể tiến bộ nếu lớp em có thầy cô giáo dạy giỏi.
- Nhân dân ta đang ngày đêm chăm lo kiến thiết xây dựng nước nhà.
- Bố em là thương binh. Ông có dị vật lạ ở phần mềm.
- Khu nhà này thật hoang mang.
- Anh ấy là người rất kiên cố.
- Hôm qua, bà ngoại biếu em một quyển sách rất hay.

2
12 tháng 11 2016

1.

a) Mát mẻ : Trời thu mát mẻ và dễ chịu quá .

Xinh xinh : Cô ấy trông cx xinh xinh .

Đẹp trai : Cậu ta vừa giỏi võ lại còn đẹp trai .

b) Xe đạp : Hôm nay tôi đi xe đạp tới trường .

Hoa hồng : Bông hoa hồng kia thật là kiều diễm .

Cá rán : Tôi rất thích ăn cá rán .

 

 

2 tháng 3 2020

blablabla..leuleu

Bài 1 (4 điểm) Đọc đoạn trích văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “...Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì... - Con đã nhận ra con chưa? –...
Đọc tiếp

Bài 1 (4 điểm) Đọc đoạn trích văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“...Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên
là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn
hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh:
“Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì...
- Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp.
Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói
rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy.”
( Sách Ngữ văn 6, tập 2, trang 33, Nxb Giáo dục 2017)
a (0.5 điểm): Đoạn văn bản trên trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả?
b (1 điểm): Khi đứng trước bức tranh đạt giải của em gái, tại sao người anh lại
cho rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con
đấy.” ?
c (2.5 điểm). Trình bày suy nghĩ của em về nhân vật người anh trong truyện và
bài học trong cuộc sống rút ra từ câu chuyện đó. (Trả lời bằng một đoạn văn
khoảng 10-12 câu)

1
18 tháng 2 2020

a, Đoạn văn bản trên trích từ tác phẩm ;Bức tranh của em gái tôi

tác giả : tạ duy anh

b, Bởi vì người anh cảm thấy xấu hổ vì mk đã đối xử với em gái không tốt vậy mà em vẫn yêu quý mk, coi mk là người thân yêu nhất, đặt tên bức tranh là"anh trai tôi "với tất cả tình yêu mến. Khi đó người anh đã rất xúc động và xem bước tranh là sự hiện diện của tấm lòng nhân hậu của em gái

c, THAM KHẢO:

+>bài học trong cuộc sống rút ra từ câu chuyện

- Người anh:

+ Không nên tự ti, mặc cảm, ghen ghét, đố kị trước tài năng hay thành công của người khác, phải biết động viên, cổ vũ cho người khác, để tài năng của học được phát huy. Khi mắc lỗi cần trung thực nhận ra phần hạn chế của mình, biết yêu thương anh chị em trong gia đình.

- Người em: Cần có tấm lòng trong sáng, nhân hậu, vị tha để có thể cảm hóa được sự ích kỉ, đố kị của người khác đối với mình, biết yêu thương anh chị em trong gia đình, khi có tài năng thì không ngạo ngoạn, kiêu căng.

+> Trình bày suy nghĩ của em về nhân vật người anh Nhân vật anh trai của kiều phương trong " Bức tranh của em gái tôi" là 1 người anh rất quan tâm đến em mình nhờ đó anh mới phát hiện ra năng khiếu đặc biệt của Kiều Phương - người em gái của mình. Từ đó anh mới phát hiện những đồ vật trong nhà bị em gái mình lục đục chỉ vì pha chế màu để vẽ . Từ việc quan tâm thầm lặng ấy đã hiện lên phần nào là sự yêu thương dành cho cô em gái của mình. Tuy nhiên, trong phút chốc người anh lại bị sự ganh ghét của mình che đi sự yêu thương đã dành cho em gái mình trước đó chỉ vì do bản thân quá tự ti, quá mặc cảm dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực mà hiểu lầm em mình. Anh Kiều Phương vẫn giữ mối hiểu lầm ấy cho đến khi nhìn thấy bức tranh đoạt giải của em giá mình được trưng bày. Người anh hoạt đầu ngỡ ngành rồi đến hối hận khôn nguôi, vì chính bản thân đã hiểu lầm hay cáu gắt, ghen tị với em nhưng thấy được sự trong sáng của Kiều Phương người anh đã thay đổi tính cách bản thân. Anh hãnh diện vì trong bức tranh kia có phản phất hình dánh của mình được mọi người khen ngợi, hãnh diện vì có 1 cô em gái đa tài. Sau đó người anh lại xấu hổ trước em gái mình, người trong tranh thật trong sáng làm sao như em gái anh nhưng anh - con người thật lại không có nét gì là giống với con người trong tranh kia.

Một hôm, qua một vùng cỏ xước xanh dài, tôi chợt nghe tiếng khóc tỉ tê. Đi vài bước nữa, tôi gặp chị Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội.Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột. Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn. Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khỏe cũng...
Đọc tiếp

Một hôm, qua một vùng cỏ xước xanh dài, tôi chợt nghe tiếng khóc tỉ tê. Đi vài bước nữa, tôi gặp chị Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội.
Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột. Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn. Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khỏe cũng chẳng bay được xa. Tôi đến gần, chị Nhà Trò vẫn khóc. Nức nở mãi, chị mới kể:
– Năm trước, khi gặp trời làm đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của bọn nhện. Sau đấy, không may mẹ em mất đi, còn lại thui thủi có mình em. Mà em ốm yếu, kiếm bữa cũng chẳng đủ. Bao năm nghèo túng vẫn hoàn nghèo túng. Mấy bận bọn nhện đã đánh em. Hôm nay bọn chúng chăng tơ ngang đường đe bắt em, vặt chân, vặt cánh ăn thịt em.
Tôi xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò:
– Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu.
Rồi tôi dắt Nhà Trò đi.
(Trích Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài)
Trả lời câu hỏi:
Câu 1 (0.5 điểm). Đoạn trích trên kể lại sự việc gì?
Câu 2 (1.0 điểm). Tìm những chi tiết trong đoạn văn trên cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt? Hình ảnh chị nhà trò có nét tương đồng với nhân vật nào em từng biết trong truyện?
Câu 3 (1.5 điểm). Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào? Em có đồng tình với hành động của bọn nhện không? Hãy viết đoạn 5 – 7 câu lý giải cho quan điểm của mình.
Câu 4 (1.0 điểm). Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn? Dế Mèn trong đoạn văn này đã có sự thay đổi như thế nào so với Dế Mèn trong đoạn văn em được học?
Câu 5 (1.0 điểm). Biện pháp tu từ chủ đạo trong đoạn văn trên là gì? Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.

PHẦN II. LÀM VĂN (5.0 điểm)
Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
"Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.


Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng."

(Trích: Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ)

mn ơi giúp mik với ạ

2
28 tháng 1 2022

Đọc đoạn văn sau:
Một hôm, qua một vùng cỏ xước xanh dài, tôi chợt nghe tiếng khóc tỉ tê. Đi vài bước nữa, tôi gặp chị Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội.
Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột. Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn. Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khỏe cũng chẳng bay được xa. Tôi đến gần, chị Nhà Trò vẫn khóc. Nức nở mãi, chị mới kể:
– Năm trước, khi gặp trời làm đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của bọn nhện. Sau đấy, không may mẹ em mất đi, còn lại thui thủi có mình em. Mà em ốm yếu, kiếm bữa cũng chẳng đủ. Bao năm nghèo túng vẫn hoàn nghèo túng. Mấy bận bọn nhện đã đánh em. Hôm nay bọn chúng chăng tơ ngang đường đe bắt em, vặt chân, vặt cánh ăn thịt em.
Tôi xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò:
– Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu.
Rồi tôi dắt Nhà Trò đi.
(Trích Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài)

Trả lời câu hỏi:
Câu 1 (0.5 điểm). Đoạn trích trên kể lại sự việc gì?

Câu 2 (1.0 điểm). Tìm những chi tiết trong đoạn văn trên cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt? Hình ảnh chị nhà trò có nét tương đồng với nhân vật nào em từng biết trong truyện?

Câu 3 (1.5 điểm). Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào? Em có đồng tình với hành động của bọn nhện không? Hãy viết đoạn 5 – 7 câu lý giải cho quan điểm của mình.

Câu 4 (1.0 điểm). Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn? Dế Mèn trong đoạn văn này đã có sự thay đổi như thế nào so với Dế Mèn trong đoạn văn em được học?

Câu 5 (1.0 điểm). Biện pháp tu từ chủ đạo trong đoạn văn trên là gì? Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.

PHẦN II. LÀM VĂN (5.0 điểm)

Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
"Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.


Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng."

(Trích: Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ)

28 tháng 1 2022

mn ơi giúp mik vs ạ T-T

31 tháng 5 2018
Văn học là con thuyền cảm xúc. Sở dĩ chúng ta đọc văn là để tận hưởng cảm xúc mà những dòng chữ câu thơ kia mang lại. Mỗi dòng văn, mỗi nhà thơ đều mang lại một cảm xúc riêng như tôi thích nhất là nhà thơ cách mạng Tố Hữu. Và tôi đặc biệt ấn tượng với đoạn thơ trong bài Lượm ông viết:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng
Một cái chết bất ngờ và đột ngột, gợi cho tác giả lẫn chúng ta sự xót thương vô bờ . Ở những câu thơ trên là hình ảnh vui tươi, nhí nhảnh và đầy hồn nhiên của chú bé liên lạc làm chúng ta phấn khích, vui vẻ bao nhiêu thì hình ảnh Lượm hi sinh lại làm chúng ta xúc động và có phần hụt hẫm bấy nhiêu . Xót xa như chính hai tiếng "thôi rồi!" mà Tố Hữu đã thốt lên.
Nhưng sự ra đi của Lượm lại vô cùng thanh thản. Kẻ thù chỉ cướp đi mạng sống của em nhưng không thể cướp đi sự thanh thản và hồn nhiên ở con người em.Tố Hữu quả là quá thơ mộng khi đã vẽ ra một bức tranh về sự ra đi đột ngột của Lượm.
"Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông"
Cảm giác sự ra đi của Lượm thật êm đềm. "nằm" trên lúa, không phải ngã , "lúa" chứa không phải mặt đất cằn cỗi, "tay nắm chặt bông". Một sự thanh thản đến lạ kì. Và còn tuyệt diệu hơn :
"Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng"
Mùi "sữa" ngọt ngào như chính sự ra đi của em. Cảm giác chua xót được nguôi ngoai phần nào. "Hồn bay giữa đồng", hồn của Lượm đang bay thật nhẹ nhàng cũng giống như hình ảnh nhí nhảnh khi em đang sống, giấc mơ cách mạng vẫn đang bay không ngừng dù em đã ngã xuống. Sự ra đi của Lượm tưởng chừng rất chua xót đã được Tố Hữu làm dịu lại, ngọt ngào và lắng đọng, làm ta yêu thêm về tâm hồn của chú bé Lượm can trường, bất khuất, hồn nhiên.
Linh hồn bé nhỏ ấy đã hoá thân vào non sông đất nước. Sự hi sinh cho tổ quốc của Lượm thật cao đẹp. Một tấm gương sáng mà thế hệ chúng ta phải noi theo. Một tình yêu ! Một trái tim! Một tâm hồn của một chú bé tưởng chừng chỉ sống trong thơ ca nhưng lại mang cho chúng ta những cảm xúc dạt dào, day dứt. Cái cách mà chú bé Lượm đang sống thật đáng yêu biết chừng nào!
31 tháng 5 2018

Nhà thơ lại gọi Lượm bằng tiếng cháu thân thương khi miêu tả cái chết đẹp đẽ cua em giữa đồng lúa quê hương:

Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng...

Cánh đồng quê hương như vòng nôi, như vòng tay của mẹ, ấm êm dịu dàng đón em vào lòng. Em chết mà tay vẫn nắm chặt bông lúa, quê hương và hương lúa vẫn bao bọc quanh em như ru em vào giấc ngủ đẹp của tuổi thơ anh hùng. Em chết mà hồn bay giữa đồng, vừa thiêng liêng vừa gần gũi biết bao! Không yêu mến, xót thương, cảm phục Lượm thì không thể miêu tả một cái chết hồn nhiên và lãng mạn đến như thế! Đó là cái chết của những thiên thần nhỏ bé. Thiên thần nhỏ bé ấy đã bay đi để lại bao tiếc thương cho chúng ta, như Tố Hữu đã nghẹn ngào, đau xót gọi em lần thứ ba bằng một câu thơ day dứt:

Lượm ơi còn không?

Câu thơ đứng riêng thành một khổ thơ, như một câu hỏi xoáy sâu vào lòng người đọc. Nếu không có cái tình với Lượm thì nhà thơ làm sao lại day dứt thế được!



                                                        Đề 1                   Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:BÁNH TRÔI NƯỚC Thân em vừa trắng lại vừa trònBảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn   Mà em vẫn giữ tấm lòng son.Câu 1.Bài thơ trên làm theo thể thơ gì?Câu 2. Ai là tác giả của bài thơ?Câu 3..Tìm đại từ trong bài thơ?...
Đọc tiếp

                                                        Đề 1
                   Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
BÁNH TRÔI NƯỚC
 Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non

 Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

   Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Câu 1.Bài thơ trên làm theo thể thơ gì?
Câu 2. Ai là tác giả của bài thơ?
Câu 3..Tìm đại từ trong bài thơ? cho biết đại từ đó thuộc loại nào?
Câu 4.,  Tìm 2 quan hệ từ có trong bài thơ trên.
Câu 5 : Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 8-10 câu cảm nhận về vẻ đẹp phẩm chất và thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua bài thơ Bánh trôi nước.

 

Mọi người giúp iem với ạ..

Iem cần rấc gấp để nộp ạ..

Thanks

 

1
16 tháng 10 2021

em ghi nhầm ạ

lớp 7 nha mn

Đọc văn bản sau để trả lời các câu hỏi:Phiên âm Hán – Việt:Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,Đối thử lương tiêu nại nhược hà?Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,Nguyệt tòng song khích khán thi gia.Dịch nghĩa:Trong tù không rượu cũng không hoa,Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?Người hướng ra trước song ngắm trăng sáng,Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ.Dịch thơ (bản dịch...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau để trả lời các câu hỏi:

Phiên âm Hán – Việt:

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Dịch nghĩa:

Trong tù không rượu cũng không hoa,
Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?
Người hướng ra trước song ngắm trăng sáng,
Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ.

Dịch thơ (bản dịch của Nam Trân):

Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ.

             (Ngữ văn 8, tập hai, trang 37, NXB Giáo dục, năm 2008)

a. Bài thơ trên của ai?

b. Bài thơ được trích từ tập thơ nào?

c. Bài thơ được làm theo thể thơ nào?

d. Em hãy nêu giá trị nghệ thuật và nội dung cơ bản nhất của thi phẩm trong một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 10 dòng).

1
25 tháng 8 2016

CHỈ GỢI Ý THÔI NHA:

aBài thơ trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh

 bBài thơ được trích từ tập thơ “Nhật kí trong tù”.

 cBài thơ được làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

 dVề hình thức: viết đúng một đoạn văn, từ 5 đến 10 dòng, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, chính xác, không mắc lỗi về câu, từ.

 

Về nội dung, cần đảm bảo những ý sau:

–  Giá trị nghệ thuật:

+ Sử dụng phép đối, nhân hóa linh hoạt.

+ Vừa mang màu sắc cổ điển, vừa mang tính hiện đại.

–  Giá trị nội dung:

+ Khắc họa cảnh ngắm trăng của Bác Hồ trong nhà lao Tưởng Giới Thạch.

+ Thể hiện tình yêu thiên nhiên say đắm, tinh thần lạc quan, đầy “chất thép” của người chiến sĩ – nghệ sĩ Hồ Chí Minh.