Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trắc nghiệm:
Câu 1: Để xác định công dân của 1 nước căn cứ vào đâu?
a. Quốc tịch
b. Hộ khẩu
c. Giấy khai sinh
d. Độ tuổi
Câu 2.Điền từ thích hợp để làm rõ thế nào là Công dân nước Cộng hòa xã hội chũ nghĩa Việt Nam?
Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch .........
Câu 3: Hành vi đúng khi tham gia giao thông là:
a. Ko đội nón bảo hiểm
b. Vượt đèn đỏ
c. Điều khiển xe đạp bằng 2 tay
d. Đá bóng dưới lòng đường
Câu 4: Nội dung "thực hiện quyền trẻ em" là:
a. tổ chức tiêm phòng cho trẻ em
b. Đánh đập trẻ em
c. Cha mẹ ly hôn, ko ai chăm sóc con cái
d. Lợi dụng trẻ em đi buôn ma túy
Tự luận:
Câu 1: Công ước Liên hợp Quốc về quyền trẻ em có mấy nhóm quyền? Nêu nội dung của mỗi nhóm quyền?
Câu 2: Gia đình có trách nhiệm gì đối với việc học tập của con em
Câu 3: Nêu ý nghĩa của việc trật tự An Toàn Giao Thông ?
Cho tình huống sau: Hoàng và Duy học cùng lớp vs nhau, khi làm bài KiemTra Hoàng đề nghị cho xem bài nhưng Duy không cho và còn chế giuể Hoàng là ngu dốt. Hoàng đã ns với anh trai mình đánh Duy toét đầu chảy máu.
Em có nhận xét gì về hành vi của Hoàng và Duy?
Nếu em là Hoàng, em sẽ làm gì ?
Đề của trường anh nè ... May mà anh còn giữ , em muốn tham khảo thì anh đưa nhé , tại năm nay anh hok lớp 7 ùi
- Cần là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biến, không ỉ lại, không dựa dẫm. Phải thấy rõ “lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mỗi chúng ta”.
- Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm của dân, của nước, của bản thân mình, tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ; “không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, không phô trương, hình thức, …”. Cần, kiệm là phẩm chất của tất cả người lao động trong đời sống, trong công tác.
- Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng sức lao động của mình và của cải của người khác
VD: Tiết kiệm nguyên vật liệu, tài nguyên,...
Thế nào là siêng năng, kiên trì?
- Siêng năng là đức tính của con người, biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên và đều đặn.
* Trái với siêng năng là lười biếng, sống dựa dẫm, ỉ lại ăn bám.
- Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ.
* Trái với kiên trì là nản lòng, chóng chán.
Biểu hiện của sự siêng năng kiên trì đối với học sinh:
+ Trong học tập: đi học chuyên cần, chăm chỉ học, làm bài đầy đủ, có kế hoạch học tập.
+ Trong lao động: chăm làm việc nhà, không ngại khó, miệt mài với công việc.
+ Trong các hoạt động khác: kiên trì rèn luyện tập thể dục thể thao, đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường,..
Ý nghĩa: Siêng năng, kiên trì giúp con người thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Trả lời:
* Phải cần cù tự giác làm việc không ngại khó, ngại khổ, cụ thể:
- Trong học tập: đi học chuyên cần, chăm chỉ học, làm bài, có kế hoạc học tập,...
- Trong lao động: Chăm làm việc nhà, không ngại khó miệt mài với công việc.
- Trong các hoạt động khác: (kiên trì luyện tập thể dục thể thao, đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường,...).
Chúc bạn học tốt!
câu đó khuyên nhủ chúng ta phải học mới có hiểu biết ,..... ,việc học rất quan trọng có việc học mới nên người , có một trí thức quý giá , đối với con người việc học luôn có giới hạn , nhưng nguồn trí nhớ không bao giờ tới dấu chấm .
Câu đó muốn nhắc nhở, khuyên nhủ chúng ta rằng trong học tập phải biết lắng nghe bằng cả trái tim của mình, không được lơ là trong học tập, việc học tập rất quan trọng trong mỗi tầng lớp con người, có học tập mới có chúng ta, có học tập mới có hiểu biết rồi phát triển thành tầng lớp có ích cho xã hội.
a) Em hãy nhận xét hành vi cùa những người trong các bức tranh sau
Trả lời
- Chăn, dắt thả trâu bò trên đường sắt: vi phạm quy định về an toàn đường sắt.
- Đi xe đạp hàng ba dàn hàng ngang vi phạm quy định về đi đường của người đi xe đạp.
b) Trong các biển báo giao thông dưới đây:
- Biển báo nào cho phép người đi bộ được đi ?
- Biển báo nào cho phép người đi xe đạp được đi ?
Trả lời
- Biển báo 305, 423b: cho phép người đi bộ được đi.
- Biển báo 304: cho phép người đi xe đạp được đi.
c) Hãy tìm hiểu những quy định về vượt nhau và tránh nhau trên đường.
Trả lời
- Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
- Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
- Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
- Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:
+ Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái.
+ Khi xe điện đang chạy giữa đường.
+ Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
- Cấm vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:
+ Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 điều này.
+ Trên cầu hẹp có một làn xe.
+ Dưới gầm cầu vượt, đường vòng, đầu dô"c và các vị trí khác có tầm nhìn hạn chế.
+ Nơi đường giao nhau, đường bộ giao cắt đường sắt.
+ Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt.
+ Xe ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ
Học sinh liên hệ thực tế tình hình thực hiện trật tự an toàn giao thông nơi em ở
d) Hãy nhận xét về tình hình thực hiện trật tự an toàn giao thông nơi em ở và nêu những việc mà em có thể làm để góp phần giữ gìn trật tự an toàn giao thông.
Trả lời
Học sinh liên hệ thực tế tình hình thực hiện trật tự an toàn giao thông nơi em ở, mọi người có chấp hành đúng luật lệ giao thông không, Nơi giao nhau, đường bộ đường sắt người đi đường đã tuân thủ đúng luật lệ giao thông chưa...đ) Hãy tự liên hệ xem bản thân đã thực hiện đúng những quy định về trật tự an toàn giao thông chưa. Hãy tự đặt kế hoạch rèn luyện và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.
Trả lời
Học sinh đánh giá bản thân đã thực hiện đúng những quy định về trật tự an toàn giao thông chưa như khi đi học, khi đi cùng bố mẹ... Hãy tự đặt kế hoạch rèn luyện và rủ bạn bè cùng thực hiện để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
Tick cho mình với nhé bạn!
Chúc bạn học tốt!
1. Ôi sao cảnh thật hoang tàn
Chiến tranh tội ác còn để đâu
Chỉ vì quyền lợi với gia tài
Trăm dân muôn khổ biết kêu đâu
2. Mong rằng thế giới sẽ luôn luôn hòa bình.
Mong rằng sẽ không có vụ nổ bom nguyên tử tương tự như ở Nagasaki và Hiroshima
Vì sự tham lam độc ác, đã xảy ra nhiều cuộc chiến tranh làm nhiều người phải hi sinh, hao tốn về tiền bạc, quân đội, cuộc sống của những người dân hiền hòa. Tại sao con người phải chém giết lẫn nhau, tại sao con người không thể sống hòa bình với nhau, chúng ta hãy sống một cuộc sống hòa bình không chiến tranh để cho những người con không mất cha, vợ không mất chồng, cha mẹ không mất con cái, mọi trẻ em đều được đến trường.
Từ bao đời nay, ông cha ta luôn nêu cao và giữ gìn truyền thống đạo đức của dân tộc. Bao giờ mọi người cũng xử sự với nhau bằng lễ nghĩa, xem lễ nghĩa là bài học hàng đầu đối với con người. Ngay từ lúc còn bé thơ, chúng ta cũng luôn được cha mẹ dạy dỗ và nhắc nhở Tiên học lễ, hậu học văn. Trải qua mấy nghìn năm văn hiến, câu tục ngữ ấy vẫn luôn có giá trị, luôn là bài học quý đối với chúng ta.
Quả thật, học lễ nghĩa đầu tiên là điều cần thiết. Chính vì vậy mà ngay từ thuở còn nằm nôi, chúng ta đã được mẹ dạy lễ nghĩa qua từng lời ru, qua những câu hát trong dân gian đúc kết bao truyền thống đạo đức tốt đẹp. Lớn lên, chúng ta lại được cha mẹ hướng dẫn cho cách xử sự từ những điều đơn giản nhất, chẳng hạn lời cám ơn sau khi được cho quà, tiếng xin lỗi khi bị vi phạm, dạ thưa với người lớn tuổi, đi phải thưa, về phải trình... Rõ ràng lễ nghĩa đạo lí hầu như đã thấm nhuần trong nhận thức của mỗi chúng ta từ lúc chưa bước chân đến trường. Đến khi đi học, song song với việc tiếp thu kiến thức, ta cũng vẫn được thầy cô giáo dục lễ nghĩa, đạo đức, biết kính yêu những người thân, quý mến gần gũi bạn bè, giúp đỡ nhau khi khó khăn hoạn nạn. Như vậy ở môi trường nào, đạo lí cũng đóng vai trò chủ chốt và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Một đứa con ở nhà không nghe lời cha mẹ, vô phép, bất hiếu thì không thể nào trở thành một học sinh tốt và chắc chắn, sau này cũng không thể nào là một công dân có ích. Nếu như ai cũng xem thường phép tắc, trật tự thì trước hết, gia đình ấy cũng sẽ mất kỉ luật, không còn kỉ cương, nền nếp. Gia đình là một tế bào của xã hội, gia đình như thế thì xã hội sẽ rối loạn. Xã hội rối loạn, hỗn độn thì không thể nào văn minh tiến bộ. Cuối cùng là cảnh đất nước thua kém, sa sút mãi không thôi. Bài học đạo lí không bao giờ cũ, cũng không bao giờ hết. Học kiến thức văn hoá ta có thể học mười năm, hai mươi năm. Nhưng học làm người có khi suốt cả cuộc đời ta vẫn chưa học hết. Chính vì vậy, câu tục ngữ là một lời dạy đồng thời cũng là lời cảnh tinh vô cùng đúng đắn đối với tất cả chúng ta.
Nhưng thực tế có khi lại khác, bởi đâu phải ai cũng hiểu và thực hiện như thế. Lời dạy vô cùng thiết thực vậy mà đã có một thời chúng ta bỏ quyên, không để ý đến. Đạo đức, lễ nghĩa là nền tảng xây dựng xã hội tốt đẹp. Chúng ta không biết xem trọng cho nên kết qụả dẫn đến tình trạng đạo đức thanh thiếu niên học sinh chúng ta càng lúc càng đi xuống. Thực tế đã có xảy ra bao chuyện trò đánh thầy, con đánh cha mẹ, bè bạn đâm chém, giết chóc lẫn nhau. Đáng chê trách hơn là những người xem nhẹ đạo đức, coi thường bài học làm người. Họ chỉ lo học hành vun đắp kiến thức cho bản thân mà không chú ý rèn luyện đạo đức. Họ quên rằng, đâu chắc hẳn cứ học giỏi là có được đạo đức, phẩm chất cao đẹp, được người đời trọng vọng. Những người dù thất học mà biết giữ lễ nghĩa, đạo đức còn đáng quý hơn kẻ học rộng hiểu cao mà thất đức, vô nhân đạo gấp bội phần. Hiểu rõ vấn đề, mỗi chúng ta cần phải có hướng đi cụ thể: Lễ hôm nay không chỉ có lễ nghĩa đạo đức đơn thuần mà nó còn phát triển cao hơn thành tình yêu thương gắn bó với quê hương đất nước, lòng hy sinh cao cả đối với nhân dân. Chúng ta ai ai cũng mong muốn được trở thành người công dân tốt, đóng góp nhiều nhất cho xã hội. Muốn trở thành người công dân tốt, chúng ta cần thiết phải có nền nếp đạo đức. Muốn được như thế thì ngay bây giờ ta phải ra công rèn luyện tu dưỡng đạo đức bản thân, ở mọi hoàn cảnh chúng ta cần ghi nhớ trong tim lời dạy quý báu “Tiên học lễ, hậu học văn”.
Tóm lại, đạo đức con người là cái đáng quý nhất, đáng trân trọng nhất. Cho nên bài học làm người bao giờ cũng là bài học đầu tiên, bài học suốt cả cuộc đời cho tất cả mọi người. Để phấn đấu trở thành công dân tốt, hôm nay bên cạnh “Tiên học lễ, hậu học văn”, chúng ta cần ghi nhớ thêm lời Bác dạy: Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó.
Ý kiến của tôi là:
+Tiên là đầu tiên, Lễ là lễ phép
+ Hậu là sau, Văn là văn hóa
Câu '' Tiên học Lễ, Hậu học Văn '' có nghĩa là: đầu tiên ta phải học lễ phép, sau đó mới học văn hóa.
Câu 1: - Em chào hỏi mọi người trong gia đình khi đi học .
- Em giúp đỡ bà cụ qua đường.
-Em đưa em bé qua đường.
- Em vẫn gọi thầy là thầy khi thầy đã về hưu.
- Em cảm ơn bác Ba vì đã chỉ đường cho em tới trường học mới.
Câu 2:
3 ví dụ tôn trọng kỉ luật :
- Đến trường học trước 7h kém 15 .
- Đi dép quai hậu, mặc đồng phục khi tới trường.
- Tham gia các hoạt động sinh hoạt của phường, thôn 1 cách tích cực.
3 ví dụ tôn trọng pháp luật :
-Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
- Đi đúng phần đường quy định.
- Uống rượu bia thì không lái xe.
Sự khác nhau:
Pháp luật: là quy tắc sử sự chung có tính bắt buộc của toàn xã hội.
Kỉ luật : Là 1 số quy định riêng về nề nếp, tác phong làm việc của 1 số cơ quan, tổ chức, công xưởng nhà máy.
CHÚC BẠN HỌC TỐT! NHỚ TÍCH CHO MK NHÉ. NẾU GIÚP ĐC MK SẼ SẴN SÀNG =)
Em đã lập nên một thời gian biểu quy định rõ về giờ giấc học tập của từng môn.
Lập nên một thời gian biểu quy định rõ về giờ giấc học tập của từng môn.
Đặt mục đích và cố gắng hoàng thành nó.