Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hiện nay, dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp trên đất nước Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Các em học sinh phải tạm dừng đến trường và chuyển sang hình thức học trực tuyến. Điều này rất bất tiện đối với các em học sinh. Vì vậy, mỗi học sinh cần phải có ý thức phát huy tinh thần tự học của mình một cách hiệu quả nhất. Thứ nhất, các em cần chú ý các thầy cô giáo giảng bài hơn vì khi học online qua mạng, học sinh rất khó có thể tiếp thu được bài giảng. Thứ hai, cần nâng cao kiến thức bằng cách làm các bài tập thầy cô giao hoặc tìm kiếm trên sách vở. Tiếp đó, học sinh nên mở rộng vốn hiểu biết qua sách báo, mạng Internet... Cuối cùng, để bài học được vững chắc, học sinh nên thường xuyên ôn luyện kiến thức để nắm vững được nền tảng. Từ những biện pháp trên, mỗi học sinh cần cố gắng phát huy tinh thần tự học của mình ở nhà để không bị mất kiến thức do dịch Covid-19 gây ra.
#Bài ko đc hay
Học vẹt là học mà không hiểu bài, không nắm rõ kiến thức của bài mà chỉ cố học thuộc lòng từng câu chữ một cách máy móc. Đây là cách học chắc chắn không mang lại kết quả cao trong học tập. Đó là vì khi chúng ta không hiểu bài là lại học nhồi nhét thì ta sẽ mau quên những kiến thức quan trọng. Những người chỉ biết học vẹt, học tủ sẽ không bao giờ thành công trên con đường học vấn. Muốn nắm được kiến thức một cách nhanh chóng và hiệu quả, học sinh phải có cách học đúng đắn. Chúng ta nên chuẩn bị bài trước ở nhà, sau đó vào lớp chăm chú nghe thầy cô giảng bài để hiểu rõ bài hơn. Nếu có gì không hiểu, chúng ta có thể hỏi thầy cô ngay hoặc lập nhóm học tập để cùng thảo luận. Khi về nhà, chúng ta phải siêng năng làm bài tập để vận dụng kiến thức đã học một cách thành thạo. Cách học đúng đắn trên sẽ giúp các bạn học sinh luôn đạt kết quả cao trong học tập và không còn mệt mỏi hay hồi hộp như cách học tủ, học vẹt nữa. Tóm lại, học tủ, học vẹt là những cách học sai lầm mà tất cả các bạn học sinh nên tránh để không phải chịu những hậu quả đáng tiếc về sau.
Nên biết chăm ngoan vâng lời thầy cô nên khiêm tốn thật thà yêu tổ quốc đoàn kết và giữ gìn truyền thống dân tộc
Nên vâng lời thầy cô hiếu thảo với cha mẹ biết yêu thương đồng bào tổ quốc chăm ngoan học giỏi thật thà và giữ gìn truyền thống của dòng họ đất nước
Trong kho tàng văn học cổ, truyện kiều quả là một thi phẩm" treo giải nhất chi nhường cho ai", đến nay truyện kiều đã trở thành một kiệt tác văn học bất hũ , sức chinh phục lớn mạnh truyền qua bao thế kỉ, kết tinh văn hóa tinh thần của một đất nước phô bày bày vẻ đẹp của một thứ tiếng, đóng một tầm quan trọng :" Truyện kiều còn, tiếng ta còn, nước ta còn"( Phạm Quỳnh). Giá trị của truyện kiều trước hết là một giá trị sáng tạo văn hóa , văn chương tuyệt đỉnh và có vị trí trong văn học dân tộc đánh dấu sự xuất hiện của thi ca nghệ sĩ , sự thăng hoa của thiên tài trên chủ nghĩa giáo huấn, biến văn học trung đại trở thành văn học nghệ thuật. Một sức sống mãnh liệt!
Vì truyện kiều là một thi phẩm lớn của văn học dân tộc nên điều đầu tiên để giữ gìn thì chúng ta phải học và nghiên cứu, phân tích về truyện kiều tiếp đó để phát huy thì chúng ta nên giới thiệu cho nhiều bạn đọc hơn để hiểu rõ về thi phẩm này....
Là học sinh em phải:
+Giúp dỡ mn khi khó khăn
+Hòa đồng vs mn
+Tham gia các hoạt động từ thiện, quyên góp
Tham khảo:
Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân. “Dân” theo quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đồng bào, là anh em một nhà; là không phân biệt già, trẻ, gái, trai, giàu, nghèo, quý, tiện. “Dân” là toàn dân, toàn dân tộc Việt Nam; bao gồm dân tộc đa số, thiểu số cùng sống trên một dải đất Việt Nam. Như vậy, “Dân” vừa được hiểu là mỗi cá nhân, vừa là toàn thể đồng bào. Nắm vững quan điểm giai cấp, quan điểm quần chúng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra giai cấp công - nông là lực lượng đông đảo nhất, bị áp bức nặng nề nhất, có tinh thần cách mạng triệt để nhất.
Ngay từ khi Đảng ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tập trung xây dựng Mặt trận Dân tộc thống nhất để quy tụ mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Tùy từng giai đoạn cách mạng, Đảng ta đã xây dựng các tổ chức: Hội Phản đế đồng minh (năm 1930); Mặt trận Dân chủ (năm 1936); Mặt trận Nhân dân phản đế (năm 1939); Mặt trận Việt Minh (năm 1941);… Đảng Cộng sản là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhưng là thành viên lãnh đạo Mặt trận. Vì vậy, Đảng là linh hồn của khối đại đoàn kết dân tộc. Cho nên, Đảng phải có chính sách đúng đắn và có năng lực lãnh đạo thì mới giành được địa vị lãnh đạo Mặt trận. Đảng lãnh đạo Mặt trận bằng việc xác định chính sách Mặt trận đúng đắn. Đảng cần tuyên truyền, giáo dục, nêu gương, lấy lòng chân thành để đối xử, cảm hóa, khêu gợi tinh thần tự giác, tự nguyện, tôn trọng các tổ chức, lắng nghe ý kiến người ngoài Đảng… Đảng phải thực sự đoàn kết nhất trí, bởi sức mạnh của Đảng là ở sự đoàn kết nhất trí.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Đảng chỉ có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình nếu biết tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân trong Mặt trận Dân tộc thống nhất rộng rãi chống kẻ thù chung và xây dựng đất nước”1. Để hoàn thành một nhiệm vụ “khó khăn hơn nhiều” so với trước, tất yếu phải có sức mạnh lớn hơn trước, nghĩa là sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay khó khăn hơn trước bội phần và đòi hỏi phải phát huy tối đa sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
Trong đấu tranh giải phóng dân tộc, chống ngoại xâm thì “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!” là giá trị cao nhất; là mục tiêu chung tạo nên cơ sở khách quan thuận lợi cho đại đoàn kết dân tộc, nhờ đó mà toàn thể dân tộc Việt Nam sẵn sàng thực hiện Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”2. Vì vậy, “muốn kháng chiến lâu dài để tới thắng lợi cuối cùng, cần phải động viên hết thảy mọi lực lượng mới mong đi tới thắng lợi cuối cùng”3. Sau khi đã đuổi được ngoại xâm, sức mạnh của ý chí đấu tranh cho độc lập, tự do được chuyển thành sức mạnh của ý chí xây dựng xã hội mới, cuộc sống mới, thì vấn đề đại đoàn kết dân tộc lại phải tìm ra được mục tiêu mới, nội dung mới và động lực mới làm nền tảng để quy tụ sức mạnh toàn dân tộc.
Mục tiêu chung của đại đoàn kết hiện nay là, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Mục tiêu đó phản ánh lợi ích, nguyện vọng chung của toàn thể dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng thể hiện sự thừa nhận và tôn trọng mục tiêu riêng, lợi ích riêng của các giai cấp, các tầng lớp, các thành phần kinh tế và nói chung là của mọi người dân. Cho nên, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố, nâng cao niềm tin của Nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội; lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia - dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quan điểm mới của Đảng về tăng cường đại đoàn kết dân tộc trong giai đoạn cách mạng mới
Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước theo tinh thần Nghị quyết mà Đại hội XIII của Đảng đang đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta những nhiệm vụ nặng nề nhưng rất vẻ vang. Đảng ta chỉ rõ: “Trong những năm tới, tình hình thế giới và trong nước có cả thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen; đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới nặng nề, phức tạp hơn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải đoàn kết một lòng; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy; có quyết tâm chính trị cao; dự báo chính xác, kịp thời diễn biến của tình hình; chủ động ứng phó kịp thời với mọi tình huống; nỗ lực hơn nữa để tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; không ngừng gia tăng tiềm lực mọi mặt của quốc gia, bảo vệ vững chắc Tổ quốc và những thành quả phát triển đã đạt được; đưa đất nước vững bước tiến lên, phát triển nhanh và bền vững”4. Trong đó, “Các thế lực thù địch cấu kết với các phần tử phản động, cơ hội chính trị trong nước chưa từ bỏ âm mưu chống phá cách mạng Việt Nam, nhất là phá hoại nền tảng chính trị, tư tưởng, nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”5.
Ngày nay, chúng ta đang tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng cường hoạt động đối ngoại; giữ vững môi trường hoà bình, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia. Tuy nhiên, chúng ta cũng gặp không ít khó khăn, thách thức, nhất là tác động của suy thoái kinh tế, tài chính, những tiêu cực và tệ nạn xã hội, vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo... làm ảnh hưởng nhất định đến tư tưởng và đời sống các tầng lớp Nhân dân.
Tại buổi Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ: Đại đoàn kết dân tộc là chủ trương chiến lược, có ý nghĩa sống còn, quyết định sự thành bại của cách mạng, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong đường lối chiến lược cách mạng của Đảng ta. Là biểu trưng sinh động của tư tưởng đoàn kết thống nhất toàn dân tộc. Bởi vậy, đòi hỏi chúng ta phải có quyết tâm cao hơn nữa, nỗ lực lớn hơn nữa, đoàn kết thống nhất chặt chẽ hơn nữa để phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Với vai trò là tổ chức đại diện của Nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống chính trị ở nước ta, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên cần làm tốt hơn nữa vai trò là nòng cốt chính trị, có trách nhiệm vẻ vang trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tập hợp, vận động Nhân dân đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, thực hành dân chủ, xây dựng đồng thuận xã hội để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu chính trị của đất nước trong giai đoạn mới. Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ phải là ba chân kiềng vững chắc của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước ta, Tổ quốc ta.