Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Người Việt từ xưa đã có các nét văn hóa vẫn được giữ gìn cho đến tận ngày này như tục ăn trầu , tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên , các lễ hội,...Vậy nếu chúng ta muốn bảo vệ ,phát triển những di sản văn hóa này thì chúng ta phải làm gì? Theo em ,chúng ta nên Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa. Tổ chức tuyên truyền về giá trị và sự cần thiết phải giữ gìn và bảo vệ các di sản văn hóa.Không nên phá hủy các di sản văn hóa dân tộc này.Và hãy đưa những nét văn hóa dân tộc này lan truyền trên thế giới để nhiều người biết đến nét văn hóa của dân tộc ta.Nếu chúng ta giữ gìn văn hóa dân tộc thì đó cũng là chúng ta đang thể hiện lòng tôn trọng với tổ tiên chúng ta.
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm. Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dài đều được gửi gắm ít ra một ý tình trọn vẹn. Từ ngữ địa phương được dùng nhuần nhuyễn và phổ biến, nhất là trong các câu hò đối đáp tri thức, ngôn ngữ được thể hiện thật tài ba, phong phú. Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh buồn bã, hò giã gạp, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung náo nức nồng hậu tình người. Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh. Hò Huế thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế. Ngoài ra còn các điệu lí như: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam."
(Ngữ văn 7 – Tập hai)
Tham khảo
Ngày nay, khi giới trẻ được làm quen và tiếp cận với những nền văn minh mới hiện đại và tiên tiến hơn thì vấn đề bảo tồn di sản văn hóa dân tộc trở nên cần thiết và cấp bách hơn bất cứ khi nào hết.
Xã hội hiện nay đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập. Nhiều di sản bị mai một, giới trẻ ngày càng ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Thay vào đó, giới trẻ có xu hướng theo đuổi những và ưa chuộng những văn hóa của các nước khác. Hậu quả của việc chạy theo những nền văn hóa khác nhau là những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều di sản đã và đang dần mất đi. Nhiều đứa trẻ hiện nay không hiểu nền văn hóa truyền thống của đất nước mình bằng sự tân tiến của thế giới. Những điều này sớm muộn gì cũng khiến cho con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình.Để khắc phục tình trạng trên, trước hết mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Bên cạnh đó, nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu và tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà.
Mỗi con người một hành động nhỏ sẽ đem lại những giá trị to lớn cho đất nước. Chính vì thế chúng ta cần có ý thức đúng đắn và bắt tay vào hành động để giữ gìn những truyền thống văn hóa đẹp đẽ của đất nước Việt Nam này, khiến đất nước ngày càng tươi đẹp hơn.
Câu 1: Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống hoặc một cá thể, sự vật nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con.
- Những việc làm bảo vệ Môi trường:
- Không vứt rác bừa bãi. Phải thu gom, đổ rác đúng nơi quy định.
- Không đổ nước thải ra đường, phố, các nơi công cộng. Mỗi gia đình phải thu gom nước thải vào hệ thống bể tự hoại, hầm chứa hoặc cho nước thải vào hệ thống thoát nước công cộng.
- Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không phóng uế bừa bãi.
- Trồng cây xanh góm phần giảm ô nhiễm môi trường và tạo cảnh quan.
- Không hút thuốc là nơi công cộng.
- Tự giác chấp hành các quy định của các cấp chính quyền địa phương về giữ gìn vệ sinh, xây dựng gia đình văn hoá.
- Ðóng góp đầy đủ lệ phí thu dọn vệ sinh.
- Vận động mọi người cùng tham gia các công việc trên.
Câu 2:
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường có thể kể đến là ý thức con người, sự phát triển công nghiệp như vũ bão kéo theo nhiều tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
Trước tiên chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân, họ nghĩ rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm ô nhiễm môi trường.Hoặc nhiều người cho rằng việc bảo vệ môi trường không phải là trách của mình mà là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền. Một số khác lại nghĩ rằng môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa cũng không đáng kể, và việc ô nhiễm môi trường cũng sẽ không ảnh hưởng gì tới mình nhiều…Vậy nhưng thực tế không phải vậy! Phá hoại môi trường của một người tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng tập hợp nhiều người phá hoại môi trường lại là lớn. Dù trách nhiệm bảo vệ môi trường tuy cũng có một phần là trách nhiệm của nhà nước nhưng quan trọng lại là ý thức của người dân. Nếu chúng ta làm ô nhiễm môi trường, có thể bây giờ chúng ta chữa thấy ngay tác hại nhưng sau này chúng ta sẽ thấy rõ được nó sẽ ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta như thế nào?
Một nguyên nhân khác nữa gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Họ chỉ đặt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận mà không để ý đến vấn đề xử lý chất thải, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường.
Như nước thải công nghiệp, khí thái, rác thải không xử lý được. Và nguy hiểm hơn là rác thải của lò điện nguyên tử, rác thải của chiến tranh còn tồn đọng nguy hại trực tiếp đến con người. Bên cạnh đó, chính sự chưa chặt chẽ trong việc quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đã tiếp tay cho những hành vi phá hoại môi trường tiếp diễn.Ngoài ra, môi trường ngày càng ô nhiễm cũng một phần do sự quản lý của nhà nước đối với người dân quốc gia là chưa chặt chẽ. Cụ thể đối với Việt Nam, những điều luật liên quan đến môi trường còn chưa thiết thực hoàn toàn, vẫn còn chưa phù hợp đối với hành vi vi phạm khiến cho những hành động làm tổn hại đến môi trường vẫn cứ thế mà tiếp tục diễn ra bất chấp sự can thiệp của nhân tố bên ngoài. Môi trường bị hủy hoại, đồng nghĩa cuộc sống của con người và sinh vật trên Trái Đất cũng bị hủy hoại.
Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên:
- Tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội.
- Tạo cho con người phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ và đạo đức
- Tạo cuộc sống tinh thần : con người vui tươi khỏe mạnh và làm giầu đời sống tinh thần.
Bài Phò giá về kinh của Trần Quang Khải là một kiệt tác trong thơ văn cổ. Ý thơ hàm súc, cô đọng, ngôn ngữ thơ giản dị, gợi cảm. Bài thơ thể hiện niềm tự hào to lớn về sức mạnh chiến thắng của dân tộc ta và làm sống lại những năm tháng hào hùng đánh đuổi quân xâm lược Nguyên – Mông. Đồng thời nó nhắc nhở mỗi người Việt Nam phải biết nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ và dựng xây đất nước thanh bình, giàu đẹp, bền vững muôn đời
Bản sắc văn hóa là thiêng liêng, quý giá, nó tạo nên nét đặc thù của mỗi dân tộc. Nó dược hình thành trong lịch sử lâu dài của một dân tộc, đúc kết tư kinh nghiệm sống, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nó tồn tại tự nhiên, được biểu hiện ra bề ngoài nhưng cũng có thể ẩn sâu trong tâm hồn con người. Giữ gìn bản sắc văn hóa là một yêu cầu vừa lâu dài vừa cấp thiết. Cần phải có kế hoạch và giải pháp đổng bộ về bảo tồn về phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Trước hết, mỗi người cẩn nhận thức được văn hoá dân tộc là cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người, không lớn lên và bám chắc vào cội rễ đó, mỗi con người chỉ còn là một cá nhân lạc loài giữa cộng đồng của mình. Đánh mất bản sắc riêng trong nến văn hoá của minh là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn, sẽ bị hòa tan trong những nền văn hoá khác trong điều kiện giao lưu quốc tế mở rộng như hiện nay. Do vậy, việc tìm hiểu, giữ gìn những giá trị nhân văn trong văn hoá truyền thống chính là quá trình nhận chân những giá trị của dân tộc Việt nhằm giúp chúng ta tự tin hơn về những gì mình đá có, đang có và tiếp tục phát huy nó trong cuộc sống hiện tại