K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

    Lớp chim  Lớp thú 
 Cấu tạo ngoài 

- Mình có lông vũ bao phủ.

- Chi trước biến đổi thành cánh.

- Có mỏ sừng.

- Toàn thân phủ lông mao, bộ răng phân hóa gồm: răng cửa, răng nanh, răng hàm.

- Tùy từng loài nhưng lớp thú có đủ các sinh vật thích nghi và sống ở cả ở : dưới nước,trên cạn,trên không, dưới đất.

 Cấu tạo trong - Bộ não kém phát triển hơn ở lớp thú (tùy loài)- Bộ não phát triển, thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não
 Sinh sản

- Chưa có cơ quan giao phối rõ ràng (có 1 số loài có)

- Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ.

- Hệ sinh dục hoàn thiện.

- Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ.

24 tháng 2 2022
--Lớp chim: Tuần hoàn: tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể, có 2 vòng tuần hoàn 
Hô hấp: Phổi có mạng ống khí (có 9 túi khí) => tận dụng tối đa lượng ô-xi, phù hợp với đời sống bay lượng 
Sinh sản: chưa có cơ quan sinh dục chính, thụ tinh trong 
--Lớp thú: Tuần hoàn: tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi ơ thể, có 2 vòng tuần hoàn 
Hô hấp: phổi gồm nhiều phế nang với mạng mao mạch dày đặc => trao đổi khí dễ dàng 
Sinh sản đã có cơ quan sinh dục, thụ tinh trong, đa số đẻ con (thú mỏ vịt đẻ trứng)
 

 

 

           Lớp chim  Lớp bò sát 
 Di chuyển  - Bay lượn và 1 số thì chạy và bơi  - Bò sát mặt đất, một số thì bơi 
 Hệ tuần hoàn  - Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể.

 - Thở hoàn toàn bằng phổi, phổi có nhiều vách ngăn.

 - Có 2 vòng tuần hoàn, tâm thất có vách ngăn hụt, tạm thời chia tâm thất thành hai, máu nuôi cơ thể ít pha hơn.

 Sinh sản  - Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ. - Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong.

 - Trứng có màng dai hoặc có vỏ đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàng.

 Thích nghi  - Là động vật hằng nhiệt. - Là động vật biến nhiệt

 

5 tháng 3 2016

a) Vai trò của Lưỡng cư:
- Có ích cho nông nghiệp: tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng, tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh.
- Có giá trị thực phẩm: ếch đồng - Làm thuốc chữa bệnh: bột cóc, nhựa cóc.
- Là vật thí nghiệm trong sinh lý học: ếch đồng.

b) Vai trò của Bò sát: 

Có lợi:
_ Có ích lợi cho nông nghiệp như tiêu diệt sâu bọ, chuột đồng,...
_ Có giá trị thực phẩm cao như: thịt rắn, rùa, ba ba...
_ Làm dược phẩm như rượu rắn, mật trắn, nọc rắn độc...
_ Làm sản phẩm mĩ nghệ như: vảy đồi mồi, da cá sấu.

Có hại:
_ Rắn độc và cá sấu tấn công nguy hiểm cho con người và vật nuôi

c) Vai trò của Chim:

Có lợi:
_ Chim cung cấp thực phẩm và tạo sản phẩm vật dụng gia đình, trang trí và làm cảnh
_ Chim được huấn luyện để săn mồi và phục vụ du lịch
_ Trong tự nhiên, chim ăn sâu bọ và các động vật gặm nhấm có hại, giúp phán tán quả và hạt cho cây rừng và giúp thụ phấn cho cây trồng

Có hại:
_ Chim ăn các loài cá, ăn cỏ và hạt có hại cho nền kinh tế và sản xuất nông nghiệp
_ Chim là động vật trung gian truyền bệnh

d)  Vai trò của Thú:

_ Có vai trò cung cấp thực phẩm, sức khoẻ, làm dược liệu, làm đồ mĩ nghệ, là đối tượng thí nghiệm sinh học và tiêu diệt các loài gặm nhấm co hại
_ Các biện pháp bảo vệ môi trường sống:
+ Bảo vệ các động vật hoang dã
+ Xây dựng khu bảo tồn động vật
+ Tổ chức chăn nuôi các loài thú có giá trị kinh tế.

e) Vai trò của Cá:

-VAI TRÒ CỦA CÁ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI Trong đời sống con người cá có nhiều ý nghĩa khác nhau: Trước hết cá được coi là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, có gía trị vô cùng quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm của con người. Bột cá và dầu cá là sản phẩm thủy sản được phát triển rất nhanh trong thời gian gần đây. Bột cá được chia thành nhiều loại: Loại quí tốt được cung cấp cho người bệnh, trẻ em; loại chế biến từ sản phẩm thừa của đồ hộp thì được làm bột thức ăn gia súc. Sản phẩm phụ của quá trình chế biến bột cá là dầu cá, dầu cá có thể dùng để ăn hoặc dùng làm fomat nhân tạo... Thức ăn chín chế biến từ cá bao gồm: xúc xích cá, lạp xườn cá, ruốc cá, batê cá, bánh cá, cá nướng ....đây là loại sản phẩm đang phát triển và đang trở thành bộ phận quan trọng trong công nghệ chế biến

- Nhật Bản được coi là nước sản xuất thức ăn chín từ cá nhiều nhất. Xét về mặt dinh dưỡng cá được coi là loại thực phẩm giàu đạm, đủ các thành phần chất vô cơ, đủ các thành phần chất vô cơ, nguyên tố vi lượng, các acid amin, các vitamin như Vitamin A1; B1, B2, B12, C, D3, D6, E.... So với các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật khác cá là một loại thực phẩm khá toàn diện, hàm lượng mỡ thấp, nên dễ tiêu hóa.

 

6 tháng 3 2016

Theo mô hình trường học mới thì bây các lớp 6VNE đã có Hóa rồi 

Sinh học cũng có học thực vật rồi qua Nguyên sinh vật đến ĐVKXS và ĐVCXS

26 tháng 3 2022

REFER

Đặc điểm cấu tạo : Bộ xương cánh dài, khoẻ ; có lông nhò, ngắn và dày, không thấm nước. Chim có dáng đứng thẳng. Chân ngắn, 4 ngón, có màng bơi. Đa dạng : Bộ Chim cánh cụt gồm 17 loài sống ở bờ biển Nam Bán cầu.

26 tháng 3 2022

Đặc điểm:

+Có lông mao bao phủ.

+Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ.

+Động vật có xương.

+...................

24 tháng 3 2022

refer

lớp cá

- Môi trường sống: nước mặn, nước ngọt, nước lợ. - Cơ quan di chuyển: vây. - Cơ quan hô hấp: mang. - Hệ tuần hoàn: tim 2 ngăn, máu trong tim đỏ thẫm, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể, có 1 vòng tuần hoàn.

lớp lưỡng cư\

Lưỡng cư là những động vật có xương sống có cấu tạo thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn: - Da trần và ẩm ướt, di chuyển bằng bốn chi. - Sinh sản trong môi trường nước, thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái. - Lưỡng cư có ích cho nông nghiệp.

lớp bò sát

Đặc điểm chung của bò sát Bò sát là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn: - Da khô có vảy sừng bao bọc. Cổ dài, màng nhĩ nằm trong hốc tai. - Chi yếu có vuốt sắc

lướp chim

Có mỏ sừng. Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấp. Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể Trứng có vỏ đá vôi, được ấp nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ

lwps thú 

Lớp Thú còn được gọi là động vật có vú hoặc động vật hữu nhũ, là một nhánh động vật có màng ối nội nhiệt được phân biệt với chim bởi sự xuất hiện của lông mao, ba xương tai giữa, tuyến vú, và vỏ não mới . Não bộ điều chỉnh thân nhiệt và hệ tuần hoàn, bao gồm cả tim bốn ngăn.

24 tháng 3 2022

Tham khảo:

-Lớp Cá: Sống hoàn toàn dưới nước, hô hấp bằng mang, bơi bằng vây, có 1 vòng tuần hoàn, tim 2 ngăn chứa máu đỏ thẫm, thụ tinh ngoài, là động vật biến nhiệt. 

VD: cá chép, cá đồng...

-Lớp Lưỡng cư: Sống vừa ở nước vừa ở cạn, da trần và ẩm ướt, di chuyển bằng 4 chi, hô hấp bằng phổi và da, có 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, tâm thất chứa máu pha, thụ tinh ngoài, sinh sản trong nước, nòng nọc phát triển qua biến thái, là động vật biến nhiệt. 

VD: ếch, nhái, cá cóc.....

-Lớp Bò sát: Chủ yếu sống ở cạn, da và vảy sừng khô, cổ dài, phổi có nhiều vách ngăn, tim có vách hụt ngăn tâm thất (trừ cá sấu), máu nuôi cơ thể là máu pha, có cơ quan giao phối, thụ tinh trong; trứng có màng dai hoặc có võ đá vôi bao bọc, giàu noản hoàng, là động vật biến nhiệt. 

VD: thằng lằng bóng, rắn ráo, khủng long.....

-Lớp Chim: Có lông vũ, chi trước biến thành cánh, phổi có hệ thống mạng ống khí, tim 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể, trứng lớn có vỏ đá vôi được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ; là động vật hằng nhiệt. 

VD: chim bồ câu, hải âu.....

-Lớp Thú: Có lông mao bao phủ, bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm, tim 4 ngăn, bộ não phát triển đặc biệt là bán cầu não và tiểu não, có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa, là động vật hằng nhiệt. 

VD: thú mỏ vịt, kanguru,.....

19 tháng 2 2018
Hoa đơn tính Hoa lưỡng tính
  • Chỉ có nhị hoặc nhuỵ
    • Hoa đực chỉ có nhị
    • Hoa cái chỉ có nhuỵ
Có cả nhị và nhuỵ

17 tháng 2 2018

mình ko biết kẻ bảng trên máy tính

18 tháng 3 2022

tham khảo

 

Các động vật không xương sống hợp thành một nhóm cận ngành. Phát sinh từ một tổ tiên nhân chuẩn đa bào chung, tất cả các ngành trong nhóm này là các động vật không xương sống cùng với 2 trong số 3 phân ngành trong ngành động vật có dây sống là Tunicata và Cephalochordata. Hai phân ngành này cùng với tất cả các loài động vật không dây sống đã biết khác có chung một nhóm Hox gene, trong khi các loài động vật có xương sống có nhiều hơn một cụm Hox gene nguyên thủy.

Trong ngành nghiên cứu động vật học cổ và cổ sinh học, những động vật không xương sống thường được nghiên cứu trong mối liên hệ hóa thạch được gọi là cổ sinh học động vật không xương sống.

Các động vật không xương sống bao gồm một số ngành. Một trong số đó là bọt biển (Porifera). Chúng đã từng được xem là đã tách ra từ các động vật khác trước đây.[4] Chúng thiếu tổ hợp phức tạp được tìm thấy trong hầu hết các ngành khác.[5] Các tế bào của chúng khác biệt nhưng trong hầu hết các trường hợp không được tổ chức thành các mô riêng biệt.[6] Bọt biển thường ăn bằng cách hút nước qua các lỗ chân lông.[7] Một số người suy đoán rằng bọt biển không phải nhóm nguyên sinh, nhưng có thể là một dạng thứ sinh đơn giản hóa.[8] Ctenophora và Cnidaria, bao gồm hải quỳ, san hô, và sứa, có dạng đối xứng tâm và có buồn tiêu hóa có một lỗ duy nhất, vừa là miệng cũng vừa là hậu môn.[9] Cả hai đều có các mô riêng biệt, nhưng chúng không được tổ chức thành một cơ quan.[10] Chúng chỉ có hai lớp màng chính là nội bì và ngoại bì, giữa chúng chỉ có các tế bào nằm rải rác. Do đó, đôi khi người ta gọi chúng là lưỡng bì.[11]

Động vật da gai có tính đối xứng tâm và là các động vật biển chỉ có ở biển, bao gồm sao biển (Asteroidea), cầu gai (Echinoidea), đuôi rắn (Ophiuroidea), hải sâm (Holothuroidea) và huệ biển (Crinoidea) và sứa.[12]

Các ngành khác thuộc động vật không xương sống gồm ngành nửa dây sống (Hemichordata)[13] và Hàm tơ (Chaetognatha).

Ngành động vật lớn nhất cũng nằm trong nhóm động vật không xương sống: động vật chân khớp (Arthropoda) bao gồm côn trùng, nhện, cua và các họ hàng của chúng. Tất cả các sinh vật này có cơ thể được chia thành một vài phần có tính lặp lại, đặc biệt là các bộ phận cặp đôi. Ngoài ra, chúng có xương ngoài cứng và cần lột xác theo chu kỳ để lớn lên.[14] Hai ngành nhỏ hơn là Giun có móc (Onychophora) và bò chậm (Tardigrada) có quan hệ gần gũi với động vật chân khớp và cùng mang những đặc điểm này. Giun tròn (Nematoda) có lẽ là họ động vật lớn thứ 2 và cũng là động vật không xương sống. Giun tròn thường có kích thước nhỏ và xuất hiện trong hầu hết các môi trường có nước.[15] Một số là ký sinh trùng quan trọng.[16] Ngành nhỏ hơn liên quan đến chúng là Kinorhyncha, Priapulida, và Loricifera. Các nhóm này có các khoang bị giảm đi, gọi là các khoang giả. Các loài động vật không xương sống khác bao gồm trùng dải băng (Nemertea)[17], và Sá sùng (Sipuncula).

Các ngành khác là Giun dẹp (Platyhelminthes).[18] Các loài này ban đầu được xem là nguyện thủy, tuyn nhiên hiện nay người ta cho rằng chúng có các tổ tiên phức tạp hơn[19] Giun dẹp có các xoang vị, chưa có các khoảng trống riêng biệt trong cơ thể, cũng giống như các họ hàng gần gũi nhất với chúng là các Giun bụng lông (Gastrotricha).[20] Luân trùng (Rotifera) hay trùng bánh xe, là các loài phổ biến trong các môi trường nước. Các động vật không xương sống cũng bao gồm Đầu móc ký sinh (Acanthocephala), Gnathostomulida, Micrognathozoa, và Cycliophora.[21]

Động vật không xương sống cũng bao gồm hai ngành nhóm phổ biến nhất là Mollusca và Annelida.[22][23] Molusca là một ngành động vật lớn thứ 2 về số lượng loài đã được miêu tả bao gồm ốc sên, nghêu, và mực, và ngành Annelida bao gồm các loài giun đốt như giun đất và đĩa. Hai ngành này trong một thời gian dài được xem là có quan hệ gần gũi do sự xuất hiện phổ biến của chúng trong ấu trùng của trochophore, nhưng các loài Annelida từng được xem là có quan hệ gần hơn với arthropoda do chúng đều có đối.[24] Hiện nay, hai ngành này nhìn chung được xem là tiến hóa hội tụ có những điểm khác nhau về hình thái và gen giữa chúng.[25]

5 tháng 4 2018

- Ếch đồng có các đặc điểm thích nghi với đời sống vừa trên cạn vừa dưới nước như: + Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước (giúp bơi nhanh, giảm sức cản của nước) (thích nghi với đời sống ở nước) + Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để thở vừa để ngửi) (giúp quan sát được và có thể lấy oxi để thở khj ở dướj nước) (thích nghi với đời sống ở nước) + Da trần, phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí (giúp giảm ma sát khj bơj) (thích nghi với đời sống ở nước) + Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ (giúp nhìn tinh, nghe rõ) (thích nghi với đời sống ở cạn) + Chi năm phần có ngón chja đốt, linh hoạt (giúp dễ cử động) (thích nghi với đời sống ở cạn) + Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt) (để bơi) (thích nghi với đời sống ở nước) - Thằn lằn bóng đuôi dài (lớp bò sát) có các đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn như : + Da khô, có vảy sừng bao bọc (ÝN : câu G trong bảng 38.1 SGK trang 125 : Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể) + Có cổ dài ( E : Phát huy vai trò các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng) + Mắt có mí cử động, có nước mắt. (D : Bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô) + Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu (C : Bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ) + Thân dài, đuôi rất dài (B : Động lực chính của sự di chuyển) + Bàn chân có năm ngón có vuốt (A : Tham gia di chuyển trên cạn)

5 tháng 4 2018

Bạn hiểu sai ý của mình r..

28 tháng 4 2022

 B.cá heo

28 tháng 4 2022

b?

23 tháng 3 2016

*Đặc điểm để phân biệt hạt trần hạt kín

-cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng,trong thân có mạch dẫn phát triển

-cơ quan sinh sản có hoa quả,hạt nằm trong quả

-môi trường sốn đa dạng

*Đặc điểm phân biệt cây hạt trần hạt kín 

-hạt trần :hạt nằm trên các lá ở noãn hở

-hạt kín :hạt nằm trong quả được bảo vệ tốt hơn

25 tháng 3 2016

1. Điểm để phân biệt: 
Hạt trần 
- Không có hoa 
- Cơ quan sinh sản là nón. 
- Hạt nằm lộ trên lá nõa hở. 
- Cơ quan sinh dưỡng: rễ, thân, lá. 
Hạt kín 
- Có hoa, 
- Cơ quan sinh sản là hoa, quả. 
- Hạt nằm trong quả. 
- Cơ quan sinh dưỡng đa dạng hơn.
2.Đặc điểm phân biệt cây một lá mầm và hai lá mầm là:
a.Cậy một lá mầm :
 -Phôi có một lá mầm
 -Gân lá song song 
 -Có dạng thân cỏ
 -Rễ chùm
 -Chất dinh dưỡng dự trữ nằm ở phôi nhũ
b.Cây hai lá mầm:
 -Phôi có hai lá mầm
 -Gân lá hình mạng(hoặc hình cung)
 -Rễ cọc
 -Chất dinh dưỡng dự trữ nằm ở 2 lá mầm