Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Có ai đó từng hỏi tôi thế này: đang sống trong cuộc sống hòa bình, liệu có khi nào bạn nghĩ về chiến tranh không? Khi nghe đến đó tôi hơi bất ngờ nhưng ngay sau đó tôi lại tự chất vấn bản thân: có bao giờ tôi nghĩ đến vấn đề chiến tranh hay hòa bình, tò mò về nó khi mà cuộc sống có quá nhiều thứ khác thu hút tôi không nhỉ? Dường như khái niệm chiến tranh và hòa bình chỉ còn hiện hữu trong suy nghĩ của tôi khi tôi học lịch sử hay các tác phẩm văn học, đôi khi là bắt gặp trên tác phẩm truyền hình nào đó, chỉ thế thôi, không hơn. Các bạn biết đấy, chiến tranh ở đất nước Việt Nam đã đi xa nhưng hậu quả nó để lại thì vô cùng lớn và cũng nhiều nước trên thế giới chiến tranh vẫn còn. Chiến tranh- đó là biểu hiện cao nhất của mâu thuẫn không thể hòa giải, là sự tham gia bằng vũ lực hai bên trở lên. Lịch sử thế giới đã in đậm hình ảnh của biết bao cuộc chiến tranh, cuộc chiến tranh nào cũng tàn khốc và không gì có thể bù đắp nổi. Có ai mà không biết được 2 cuộc chiến tranh lớn nhất thế giới mà người ta gọi nó là Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai, những cuộc chiến tranh được coi là tàn khốc nhất trong lịch sử với sự tham gia của các nước lớn trên thế giới như: Mĩ , Anh, Pháp, Liên Xô… Rồi có ai quên được những đau thương mất mát của hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản khi Mĩ thả hai quả bom nguyên tử xuống trong thế chiến thứ hai. Cả hai thành phố chỉ còn là một đống đổ nát với mùi thuốc nổ, máu nước mắt khắp mọi nơi. Cuộc chiến tranh Trung – Nhật đã cướp đi bao mạng người tham gia vào cuộc chiến đó. Nói về chiến tranh thật thiếu sót nếu như ta không nhắc tới Việt Nam- một dân tộc anh hùng đã hi sinh rất nhiều ( thứ) trong các cuộc chiến tranh lịch sử. Trong suốt một nghìn năm Bắc thuộc dân tộc ta đã phải gồng mình lên để chống lại quân Nam Hán, Nguyên Mông, quân Thanh… Rồi sau đó là cuộc xâm lược của thực dân Pháp, đế quốc Mĩ hùng mạnh, hiếu chiến. Bao nhiêu cuộc chiến tranh là bấy nhiêu thời điểm đất nước lầm than, nhân dân loạn lạc, li tán, chết chóc. Để kể về hậu quả mà chiến tranh gây ra thì có lẽ không có một từ nào có thể diễn tả được hết. Ta thấy một phần nào đó của chiến tranh qua những câu thơ của các nhà thơ kháng chiến:
"Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khoi nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn………"
Cuộc sống chúng ta luôn luôn tồn tại những mặt đối lập để có những sự đấu tranh nhằm hướng tới sự phát triển và biến hóa không ngừng của đời sống. Mà một trong số đó cần lưu tâm là cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Đây là một cuộc đấu tranh đã luôn tồn tại từ khi thế giới được hình thành và sẽ còn tại đến tận cũng của nhân loại. Nhưng ở thời nào hay nơi nào cũng vậy, kết cục duy nhất của nó là cái thiện sẽ là người toàn thắng.
Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ hai khái niệm về thiện và ác. Thiện và ác là hai phạm trù hoàn toàn trái ngược nhau, tựa như bóng tối và ánh sáng. Thiện là những gì hợp với đạo đức, với công lí, là những cái ta nên làm và đem lại lợi ích chính đáng. Còn ác thì ngược lại. Ác là những gì sai trái, không nên làm và phải tránh, nếu làm sẽ mang lại nhiều hậu quả xấu không chỉ cho bản thân mà còn cho nhiều người.
Từ khi con người bắt đầu biết nhận thức, cái thiện và cái ác đã song hành với nhau, công kích, cạnh tranh nhau trong cuộc sống hàng ngày. Ta đã có thể nhận thấy rõ cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác qua những câu chuyện cổ tích mà ông cha để lại. Trong chuyện cổ tích Tấm Cám, cô Tấm đại diện cho cái thiện- những con người nhỏ bé, thật thà, hiền lành phải chịu nhiều áp bức bất công trong xã hội. Còn phe ác chính là mẹ con Cám, luôn tìm mọi cách để đạp đổ cái thiện nhằm đạt được mục đích của mình. Nhưng ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ, nhân quả báo ứng. Cái thiện lúc nào cũng sẽ giành chiến thắng cuối cùng. Điều đó còn thể hiện ước mơ của ông cha ta về một thế giới hạnh phúc, công bằng, tốt đẹp. Trong cuộc sống hiện đại, biểu hiện về sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác là cuộc chiến của các chú công an làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự, cuộc sống ấm no cho người dân với những tên tội phạm trộm cắp, ma túy... Cuộc đấu tranh đó từ xưa đến nay vẫn chưa kết thúc và ngày càng căng thẳng. Các tệ nạn xã hội, giết người cướp của, trộm cắp diễn ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn. Các chú công an phải hi sinh hạnh phúc riêng tư, lợi ích của bản thân, thậm chí là cả tính mạng của mình để bảo vệ cuộc sống yên bình, hạnh phúc cho người dân.
Xã hội phát triển được là nhờ sự giải quyết mâu thuẫn giữa các mặt đối lập. Thiện và ác cũng như vậy. Cái thiện và ác luôn đối đầu, triệt tiêu lẫn nhau như một quy luật tự nhiên của cuộc sống. Mọi người vẫn có niềm tin rằng cái ác sẽ bị trừng phạt, giải quyết triệt để nhưng thực tế nó chưa bao giờ được giải quyết tận gốc. Luật pháp tuy công bằng nhưng vẫn có nhiều người lợi dụng sơ hở để lách luật, mua luật. Đây là điểm còn bất cập trong cuộc sống. Vì vậy, cuộc chiến giữa thiện và ác chưa bao giờ là khoan nhượng. Cái ác có thể vùng lên và đè nén cái thiện, song cái thiện sẽ luôn chiến thắng cho dù có trải qua nhiều thời gian và mất mát.
Mỗi cá nhân cần triệt tiêu mầm mống của cái ác trong chính con người mình, làm những việc thiện xuất phát từ cả tấm lòng. Đôi khi thiện- ác phân minh không rõ ràng, rất cần một cái tâm và nhãn lực để nhìn nhận vấn đề đúng đắn. Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nếu mỗi người chúng ta có ý thức góp sức mình trong cuộc chiến chống lại cái ác, lan tỏa cái thiện đến mọi người.
Chúng ta không ai ưa thích cái ác, nhưng sự thực là trong quy luật cuộc sống, cái ác vẫn luôn tồn tại và vì vậy, cuộc chiến không khoan nhượng giữa cái thiện và cái ác luôn tuần hoàn. Cho dù vào một thời điểm nào đó, cái ác có thể lên ngôi nhưng sau cùng chủ nhân của chiến thắng vẫn là cái thiện, cuộc sống vẫn tồn tại ấm áp tình người và lòng bao dung.
Đó là hình ảnh hành phượng vĩ dưới sân trường em ào một ngày hè tươi sáng. Và có lẽ đây là loài cây gắn bó với em nhiều nhất.
Hàng phượng vĩ không biết trồng từ bao giờ ? Bao nhiêu tuổi ? Em đoán rằng hàng cây có từ lâu lắm. Những gốc cây khá to, hai cánh tay người lớn ôm mới xuể. Tán lá xum xuê, một màu xanh thẫm. Những chiếc lá già dang rộng bàn tay đón nắng. Đứng trên tầng hai của đầu dãy phòng học nhìn xuống sân trong hàng cây rõ hẳn. Những tán lá như chiếc ô to tiếp nối che mát cả sân trường. Cành phượng uyển chuyển, lung linh những chùm hoa đỏ thắm. Mỗi bông hoa như ngọn đèn đỏ rực thắp trong lùm cây xanh thẫm. Nhưng phượng ở đây không chỉ một đóa, không chỉ một cành mà phượng nở hàng loạt tạo nên một khoảng trời rực đỏ, một khoảng không gian chỉ mỗi màu hoa phượng. Gặp làn gió nhẹ thoảng qua, hoa phương lắc lư như đàn bướm đỏ rập rờn trong vòm lá xanh mơn mởn. Thỉnh thoảng,những đóa hoa lìa cành ngập ngừng bay dưới gốc sân trường. Trên cành cây cao, chim chóc đua nhau chuyền cành, hình như chúng cũng ngợp mắt trước màu hoa phượng. Những chú ve ẩn trong vòm lá kêu ra rả như muốn nói với chúng em rằng: Hè đến rồi, hè đến rồi đấy các bạn ạ!! Lúc ấy lòng em thật bâng khuâng. Có lúc em thầm hỏi: Hàng cây ơi! Các bạn có từ bao giờ mà nay đẹp đến thế? Hoa khẽ gật gù những chiếc râu nhỏ mang theo bao túi phấn, rồi chúng thầm thì trò chuyện cùng em. Phượng vẫn nở, ve vẫn cứ kêu suốt cả ngày hè. Tiếng ve kêu rộn rã như dàn đồng ca mùa hạ.
Hình ảnh hàng phượng vĩ và tiếng ve kêu đã giúp cho em thêm yêu mái trường, thầy cô, bạn bè. Tuy được nghỉ hè, vui thú trên quê hương nhưng em vẫn nhớ mãi hàng cây dưới sân trường. Nơi đó có biết bao nhiêu kỉ niệm thời ấu thơ. Rồi đây, chúng em sẽ lên lớp mới, học trường mới, sẽ xa mái trường cùng hàng cây phượng vĩ thân yêu. Nhưng tất cả sẽ còn mái đối với chúng em, còn mãi với bao thế hệ, chia sẽ ngoọtbui2 những ngày mới tươi thắm!
Số phận con người là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Nga Sô-lô-khốp. Tác phẩm nói về cuộc đời và số phận của những con người nhỏ bé, những hạt cát vô danh trong cuộc đời rộng lớn, thông qua câu chuyện ta không chỉ đồng cảm với số phận của những con người nhỏ bé bị dòng đời vùi dập, che lấp mà còn tìm thấy cho riêng mình những bài học vô cùng quý giá, mà một trong số đó chính là bài học về nghị lực và tuổi trẻ.Câu chuyện vừa là một bản bi ca về số phận con người lại vừa là một bản anh hùng ca về nghị lực phi thường vượt lên trên hoàn cảnh và số phận. Nó để lại trong lòng mỗi chúng ta sự đồng cảm, xót thương nhưng nhiều hơn cả vẫn là sự khâm phục, trân trọng; mang đến cho mỗi chúng ta, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ suy nghĩ về nghị lực trong cuộc sống. Cuộc sống luôn đầy rẫy những khó khăn, thứ thách. Có những nỗi đau sẽ vẫn là nỗi đau nếu như con người không thể tự thoát ra khỏi chúng nhưng nhờ có nó mà con người trưởng thành hơn lên. Cuộc sống chính là môi trường tốt nhất để con người tự rèn luyện. Nếu như bản thân mỗi người không tự rèn luyện cho mình có một nghị lực, một sức mạnh tiềm tàng thì sẽ khó có thể đương đầu với tất cả những khó khăn phía trước. Điều này đáng suy nghĩ nhất đối với những người trẻ tuổi. Là những người đang bước vào cuộc đời, còn nhiều những bỡ ngỡ, mỗi khó khăn đối với một người từng trải là bình thường thì với người chưa có kinh nghiệm trong cuộc sống có thể trở nên vô cùng phức tạp. Nếu như không tự rèn luyện nghị lực cho mình thì người đó sẽ dễ dàng bị gục ngã và có thể không bao giờ có thể gượng dậy được nữa. Ta nhớ đến tấm gương của một người thầy giáo tật nguyền mang tên Nguyễn Ngọc Kí. Tạo hoá đã tỏ ra bất công khi trao cho ông một thân thể không toàn vẹn. Khát khao đi học để trở thành người có ích nhưng đôi tay lại bị tật nguyền, bằng nghị lực, ông đã không chỉ vượt qua mặc cảm tự ti về chính bản thân mình, mà còn vượt qua nổi đau đớn về thể xác cũng như những khó khăn trong suốt thời gian học tập để rèn luyện cho đôi chân có thể cầm bút, viết nên những dòng chữ run rẩy đầu tiên. Cứ thế, cố gắng, từng ngày, từng ngày một, Nguyễn Ngọc Kí không chỉ viết thành thạo mà còn có thể làm mọi việc bằng đôi chân khéo léo. Và trở thành người thầy giáo được quí trọng đó là phần thưởng xứng đáng cho con người có nghị lực phi thường. Đó sẽ là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo, đủ nghị lực để tránh xa những cám dỗ, để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, trong học tập của chính bản thân mình. Trong hoàn cảnh đất nước ngày càng phát triển, vai trò của thế hệ trẻ không chỉ là góp tay vào xây dựng đất nước mà còn phải đưa đất nước sánh vai cùng với các nước trên thế giới. Khi ấy, mỗi người trẻ tuổi không chỉ phải nỗ lực học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ học vấn mà càng cẩn phải hình thành và bồi dưỡng ở bản thân nghị lực lớn, trở thành người có ích cho xã hội.“Số phận con người” là bản anh hùng ca của con người trước sự phũ phàng của số phận, bản anh hùng ca tôn vinh nghị lực phi thường vượt lên trên hoàn cảnh. Thông qua hình tượng nhân vật trung tâm Xô-cô-lốp, tác phẩm mang đến cho chúng ta bài hoc lớn về nghị lực trong cuộc sống. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với thế hệ trẻ, những con người sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước. Có nghị lực, chúng ta sẽ có sức mạnh để vượt qua tất cả bởi “Trên đời này làm gì có con đường cùng mà chỉ có những ranh giới. Điều quan trọng là phải có đủ sức mạnh để vượt qua những ranh giới ấy” (Nguyễn Khải).