K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 9 2017

e,Tác giả dân gian ủng hộ cho nhân vật Sơn Tinh vì Sơn Tinh đại diện cho tinh thần nhân dân ta trong thời kì đắp đê chống lũ lụt và chống lại thiên tai lũ lụt.

g,Em đồng ý với ý kiến của bạn B vì ở cuối câu chuyện tác giả dân gian nói rằng hằng năm Thủy Tinh vẫn dân nước lên đánh Sơn Tinh, nhờ vào yếu tố đó mà em chọn ý kiến của bạn B.

CHÚC BẠN HỌC TỐT NHA!ok

10 tháng 9 2017

bạn sai rùi bạn không đòng ý với ý kiến của ai chứ không phải là đồng ý gianroi

3 tháng 9 2017

theo em tác giả đã thể hiện thái độ ủng hộ với sơn tinh hơn vì j thì ta không biết akiki(tự nghĩ ná)

trong những ý khiến trên nói về truyện st .tt e không đòng ý với ý khiến A bởi vì e nhận thấy tác giả đang gửi gắm đến chúng một thông điệp đó là thể hiện sức mạnh ,ước mong của người việt cổ chúng ta muốn chế ngự thiên tai và giải thích nạn lũ lụt thường xảy ra hàng năm

<3 <3

7 tháng 9 2017

-Nhân dân ủng hộ Sơn Tinh
+Vì :Sơn Tinh: Đây là nhân vật tượng trưng cho khát vọng và khả năng khắc phục thiên tai của nhân dân ta thời xưa.

Thủy Tinh: Đây là nhân vật tượng trưng cho mưa bão, lũ lụt thiên tai uy hiếp cuộc sống của con người.
-bạn B nói đúng

3 tháng 3 2018

Sơn Tinh Thủy Tinh là một câu chuyện được xây dựng trí tưởng tượng của người dân Việt Nam khi xưa. Truyện mang yếu tố thần thánh, tâm linh nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm ở đồng bằng Bắc Bộ. Đồng thời, truyện thể hiện ước mơ chiến thắng thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống của người xưa.

Truyện kể về hai vị thần Sơn Tinh và Thủy Tinh mang những tài năng phi thường và đều tài giỏi, muốn được cưới Mị Nương công chúa. Vua ra điều kiện thách cưới và vì Sơn Tinh là kẻ thắng cuộc nên cưới được Mị Nương và đưa nàng về làm vợ. Thủy Tinh tức giận hô mưa gọi gió để tiêu diệt Sơn Tinh, cướp Mị Nương. Sơn Tinh cũng dốc mình chiến đấu, chống trả, cuối cùng, Thủy Tinh phải rút lui.

Thực tế hàng năm, ở đồng bằng Bắc Bộ hay xảy ra mưa bão. Người Việt xưa đã cùng nhau tìm cách đắp đê chống lũ. Vì vậy bão lũ chưa bao giờ làm ngập núi đồi và khi nước rút, cảnh vật lại yên bình như vốn có. Bởi vậy, người xưa đã tưởng tượng ra câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh để lí giải những hiện tượng thiên nhiên này.

Bởi vậy, trong truyện, Sơn Tinh được coi là hiện thân của người Việt xưa đã đắp đê chống lũ. Sơn Tinh mang sức mạnh phi thường chính là thể hiện ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa. Vì thế trong truyện, người dân dành nhiều tình cảm cho nhân vật Sơn Tinh hơn. Bằng chứng là trong ngày thách cưới, họ đã để cho nhà vua ra những yêu cầu là sản vật của đất liền: Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, trăm ván cơm nếp, trăm tệp bánh chưng… Kết cục, Sơn Tinh chiến thắng và được lấy Mị Nương làm vợ.
Thủy Tinh cũng mang những năng lực phi thường như hô mây gọi gió, nhưng lại cũng có thể tạo ra bão lũ thiên tai. Vì vậy đối với người Việt xưa, đây chính là hiện thân của kẻ hung ác.
Một lần nữa người xưa lại đứng về phía Sơn Tinh. Trong cuộc giao tranh với Thủy Tinh, Sơn Tinh lại là người thắng cuộc. Việc Sơn Tinh chống trả và chiến thắng Thủy Tinh chính là một cách gián tiếp người Việt xưa nhắc lại chuyện đắp đê ven bờ sông để chống lũ cùng với khát vọng chiến thắng thiên tai, chế ngự thiên nhiên.

hok tốt

Câu chuyện tồn tại đến ngày nay như một bài học nhắc nhở cho thế hệ mai sau luôn chiến đấu, đối mặt với thiên tai. Hàng năm, bão lũ vẫn về nhưng nhờ những công trình thủy lợi, đê điều mà cuộc sống của chúng ta ngày một đầy đủ, ấm no. Có thể nói ước mơ, khát vọng của người Việt xưa đã và đang được thế hệ sau gìn giữ, tiếp nối và thực hiện. Câu Chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh vẫn còn mang giá trị lớn cho đến ngày nay.vv

5 tháng 9 2018

a. Sơn Tinh: dời núi, lấp biển. Thủy Tinh: Tài gọi gió, hô mưa.

b. Ủng hộ sơn Tinh vì tất cả những lễ vật vua Hùng cần đều có trên núi, thuận lợi cho Sơn Tinh tìm kiếm.

c. Truyện phản ánh hiện thực hàng năm lũ dâng lên ở đồng bằng sông Hồng.

Phản ánh ước mơ chế ngự thiên nhiên, chiến thắng thiên tai, bão lụt..

6 tháng 9 2019

Câu 1. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn thể hiện nội dung gì? Truyện được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?

Gợi ý: Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh gồm 4 đoạn:

              1. Từ đầu đến người chồng thật xứng đáng: Hùng Vương muốn kén chồng cho Mị Nương.

              2. Từ Một hôm có hai chàng đến rước Mị Nương về núi: Cuộc kén rể và chiến thắng thuộc về Sơn Tinh.

              3. Từ Thủy Tinh đến sau đến đành rút quân: Cuộc giao tranh dữ dội và quyết liệt của hai thần, cuối cùng Thủy Tinh phải rút quân về.

              4. Đoạn còn lại: Hàng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại. Truyện được gắn với thời đại Hùng Vương (nhà nước Văn Lang Âu Lạc) trong lịch sử Việt Nam.  

Câu 2. Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh ai là nhân vật chính? Các nhân vật chính được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo như thế nào? Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật đó?

Gợi ý: Trong truyện, Sơn Tinh, Thủy Tinh là nhân vật chính. Hai nhân vật này đều có những tài phép lạ: hô mây, hô mưa, chuyển non dời bể...

Ý nghĩa của hai nhân vật: Thủy Tinh đại diện cho sức mạnh ghê gớm của tự nhiên trong việc gây ra bão, lụt. Sơn Tinh tượng trưng cho sức mạnh chống thiên tai và ước mơ chiến thắng lũ lụt của ông cha ta. Trong tiềm thức của nhân dân ta, Sơn Tinh là phúc thần còn Thủy Tinh là hung thần.

Câu 3. Hãy nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tính, Thủy Tinh?

Gơi ý: Đây là câu chuyện tưởng tượng mang tính chất kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh của người Việt cổ muốn chế ngự sức mạnh của thiên nhiên; đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao của các vua Hùng. 

Bài viết : http://loptruong.com/soan-bai-son-tinh-thuy-tinh-36-2575.html

6 tháng 9 2019

1.Truyện Sơn Tinh, Thủy tinh gồm 3 đoạn.

   Đoạn 1: thể hiện nội dung là vua Hùng kén rể.

   Đoạn 2: thể hiện nội dung là Sơn Tinh, Thủy Tinh cầu hôn và cuộc giao tranh của 2 vị thần.

   Đoạn 3: thể hiện nội dung là Thủy Tinh trả thù hàng năm.

Truyện đc gắn vs thời đại vua Hùng thứ 18.

2.Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh nhân vật chính là Sơn Tinh, Thủy Tinh.

  Các nhân vật chính đc miêu tả bằng những chi tiết tưởng tượng kì ảo:

Sơn Tinh: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi,vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.

= Tượng trưng cho khát vongjvaf khả năng chinh phục thiên tai của nhân dân ta thời xưa.

Thủy Tinh:gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về.

=Tượng trưng cho thiên tai, bão lụt hàng năm.

3.Ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh: 

Giai thích hiện tượng lũ lụt hàng năm.Đồng thời thể hiện khát vọng chế ngự thiên nhiên của ông cha ta.

Ca ngợi công lao của các vị vua Hùngđã có công dựng nước.

Học tốt!!

29 tháng 12 2017

Những việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh đã làm:

- Vua Hùng: kén rể, đưa ra yêu cầu về sính lễ

- Mị Nương: người đẹp như hoa, tính tình hiền dịu, nết na

- Sơn Tinh: vẫy tay, nổi cồn bãi, lên núi đồi

- Thủy Tinh: cầu hôn, dâng nước đánh Sơn Tinh

a, Vai trò của các nhân vật: cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh lý giải cho hiện tượng thiên tai bão lũ diễn ra hằng năm

b, Tóm tắt truyện Sơn Tinh Thủy Tinh:

Xưa vua Hùng muốn kén rể cho công chúa Mị Nương, trong số những người tới xin cầu hôn có Sơn Tinh, Thủy Tinh là những có tài lạ ngang nhau. Không biết chọn ai vua Hùng nói sáng sớm hôm sau ai mang sính lễ (voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao) tới trước sẽ được cưới công chúa. Sáng sớm hôm sau, Sơn Tinh tới trước, cưới được Mị Nương, Thủy Tinh tới sau mang lòng uất hận đem quân đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh và Thủy Tinh giao chiến. Cuối cùng Thủy Tinh thua trận, hằng năm Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh.

c, Truyện có nhan đề là Sơn Tinh, Thủy Tinh vì:

     + Theo cách đặt tên theo nhân vật chính của truyện dân gian

     + Truyện diễn tả mối mâu thuẫn trực tiếp giữa con người với thiên tai

     + Nếu đổi tên thành: “ Vua Hùng kén rể, Truyện Mị Nương, Sơn Tinh và Thủy Tinh, Bài ca chiến công của Sơn Tinh thì không bao hàm hết ý nghĩa nội dung của truyện

14 tháng 12 2018

Sơn Tinh là biểu tượng sức mạnh của nhân dân ta. Muốn trống lại thiên tai của thiên nhiên . Và đó cũng là 1 hình ảnh, ước mơ chế ngự thiên tai của nhân dân ta. Dù có khó khăn cũng không lùi bước. Dù nó có diễn ra hàng năm hay hằng ngày cũng quyết tâm bảo vệ mảnh đất cha ông
Truyện mượn thần thánh để giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm ở đồng bằng Bắc Bộ và gửi gắm vào đó ước mơ chiến thắng thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống của người xưa, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao đựng nước của các vua Hùng.
Cách đây mấy ngàn năm, khi tổ tiên người Việt từ vùng rừng núi chuyển xuống sinh sống ở đồng bằng Bắc Bộ thì năm nào cũng gặp phải một trong những thiên tai đáng sợ là nạn lụt. Nạn lụt do nước lũ từ các con sông, chủ yếu là sông Hồng, sông Đà gây ra. Để bảo vệ thành quả lao động của mình, nhân dân ta đã dũng cảm, mưu trí, bền bỉ tìm cách chống lụt. Việc đắp đê ngăn nước chính là biểu hiện của tinh thần đó.
Từ chuyện chống lũ lụt để bảo vệ mùa màng và đời sống, người xưa đã tưởng tượng thành một câu chuyện với nhiều tình tiết li kì: Hai vị thần cùng muốn cưới một công chúa xinh đẹp làm vợ; rồi người được vợ, kẻ không được vợ, dẫn đến cuộc giao tranh dữ dội. Cuối cùng, bên thắng, bên thua. Kẻ thua cuộc ôm lòng thù hận khôn nguôi, hằng năm vẫn gây sự đánh trả.

14 tháng 9 2019

a/ Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh gồm 4 đoạn:

  • Từ đầu đến người chồng thật xứng đáng: Hùng Vương muốn kén chồng cho Mị Nương.
  • Từ Một hôm có hai chàng đến rước Mị Nương về núi: Cuộc kén rể và chiến thắng thuộc về Sơn Tinh.
  • Từ Thủy Tinh đến sau đến đành rút quân: Cuộc giao tranh dữ dội và quyết liệt của hai thần, cuối cùng Thủy Tinh phải rút quân về.
  • Đoạn còn lại: Cuộc trả thù hằng năm với Sơn Tinh và những thất bại của Thủy Tinh.

b/ Tài năng của các nhân vật:

  • Sơn Tinh: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.
  • Thủy Tinh: Gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về.

c/

- Trong cuộc giao tranh, Thủy Tinh hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng nhà cửa, nước dân lên lưng đồi, sườn núi, thánh Phong Châu nổi lềnh bềnh trên một biển nước.Trước tình cảnh đó, Sơn Tinh không hề nao núng, dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi dâng lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời. Cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà Thủy Tinh đã kiệt. Thần nước đánh rút quân.

d/ Trong truyện có số chi tiết kì ảo là :

  • Sính lễ: voi chín ngà , gà chín cựa , ngựa chín hồng mao
  • Sơn tinh : vẫy tay về phía đông , phía đông nổi cồn bãi . vẫy tay về phía tây , phía tây mọc lên từng dãy núi đồi
  • Thủy tinh : gọi gió , gió đến , gọi mưa , mưa về .
  • Sơn tinh : bốc từng quả đồi , dời từng dãy núi

=> Tác dụng: tác dụng của yếu tố kì ảo đó là muốn giải thích hiện tượng lũ lụt , thể hện sức mạnh , mong ước của người Việt cổ muốn chế ngự thiện tai.đồng thời suy tôn , ca ngợi công lao dựng nước của các vua hùng.

e/ Tác giả dân gian ủng hộ cho nhân vật Sơn Tinh vì Sơn Tinh là nhân vật đã bảo vệ cuộc sống của nhân dân, là đại diện cho tinh thần nhân dân ta trong thời kì đắp đê chống lũ lụt và chống lại thiên tai lũ lụt.

g/

- Phản ánh, giải thích hiện thực mưa bão, ngập lụt của nước ta

- Truyện thể hiện nguyện vọng của nhân dân lao động thời xưa đó là thể hiện sức mạnh và ước mơ chế ngự bão lụt của người Việt cổ.

14 tháng 9 2019

e)

Chị đã học VB ST, TT rồi và chị nghĩ là không nên so sánh về việc ai giỏi hơn. Em nên viết theo ý "ST và TT mỗi người một tài năng, một thế mạnh khác nhau" và phân tích thành 1 đoạn văn về tài năng của mỗi người. Qua đó thì em ngầm khẳng định rằng k ai hơn ai hết, cả 2 người đều tài năng như nhau, rất khó để so sánh. Em viết sao cho sáng tạo và có tính liên kết là OK rồi. Vì chị nghĩ là ở phần giới thiệu 2 nhân vật, qua sự đắn đo của vua Hùng cũng đủ để thấy 2 người đều ngang tài, ngang sức, xứng làm rể vua. Còn về chi tiết ST đánh thắng TT trong trận chiến thì nó k đủ mạnh để khẳng định ST tài năng hơn.

Đây chỉ là ý kiến chủ quan của chị thôi. Em xem và cố gắng chắt lọc để viết được bài hay nhé. Còn về câu hỏi này thì em không nên chỉ trả lời rằng ai tài hơn mà còn cần phân tích yếu tố vì sao để đưa ra câu trả lời thành 1 đoạn văn thì sẽ tốt hơn.

Chúc em học tốt!

12 tháng 10 2018

Câu A bn nhé

12 tháng 10 2018

Thật không vậy

Xem các sự việc trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:(1)  Vua Hùng kén rể.(2)  Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn.(3)  Vua Hùng ra điều kiện kén rể.(4)  Sơn Tinh đến trước, được vợ.(5)  Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.(6)  Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua, rút về.(7)  Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.a)   Em hãy chỉ ra...
Đọc tiếp

Xem các sự việc trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:

(1)  Vua Hùng kén rể.

(2)  Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn.

(3)  Vua Hùng ra điều kiện kén rể.

(4)  Sơn Tinh đến trước, được vợ.

(5)  Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.

(6)  Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua, rút về.

(7)  Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.

a)   Em hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc trong các sự việc trên và cho bết mối quan hệ của chúng.

b)   Sự việc trong văn tự sự phải được kể cụ thể: do ai làm, việc xảy ra ở đâu, lúc nào, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Em hãy chỉ ra sáu yếu tố đó trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. Theo em có thể xóa bỏ yếu tô" thời gian và địa điểm trong truyện này được không, vì sao? Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài có cần thiết không? Nếu bỏ sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể đi có được không? Việc Thủy Tinh nổi giận có lí hay không? Lí ấy ở những việc nào?

c)  Em hãy cho biết sự việc nào thể hiện mối thiện cảm của người kể đối với Sơn Tinh và vua Hùng? Việc Sơn Tinh thắng Thủy Tinh nhiều lần có ý nghĩa gì? Có thể để cho Thủy Tinh thắng Sơn Tinh được không? Vì sao? Có thể xóa bỏ sự việc "Hằng nám Thủy Tinh lại dâng nước..” được không? Vì sao?

1
19 tháng 2 2019

- Sự việc khởi đầu (1)

- Sự việc phát triển ( 3)

- Sự việc cao trào ( 4- 5)

- Sự việc kết thúc (7)

b, Sáu yếu tố trong văn tự sự:

- Sự việc do: Sơn Tinh Thủy Tinh làm

- Sự việc diễn ra ở đời Hùng Vương thứ mười tám

- Sự việc diễn ra: khi vua Hùng muốn kén chồng cho con.

- Nguyên nhân: Do hai chàng cùng cầu hôn nhưng vua chỉ có một người con gái

- Diễn biến: Sơn Tinh đến trước được vợ, Thủy Tinh đến sau tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều bị thua

- Kết quả: hằng năm Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua

- Không thể xóa thời gian và địa điểm vì truyện nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt và ước mơ chiến thắng tự nhiên của nhân dân

- Việc Thủy Tinh nổi giận là có lý: Thủy Tinh đến sau và sính lễ nhà vua đưa ra chỉ có trên mặt đất

c, Sự việc thể hiện thiện cảm của người kể đối với Sơn Tinh và vua Hùng

- Sơn Tinh được kể về “tài lạ” trước rồi mới tới Thủy Tinh

- Không để nhân vật Thủy Tinh thắng

- Không thể xóa bỏ sự việc Thủy Tinh