Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Lấy gương soi, quan sát phía trong mũi em nhìn thấy có lông mũi, có nhiều bụi bần màu đen.
- Dùng khăn sạch lau trong mũi, em thấy trên khăn bám nhiều bụi bẩn li ti.
Khi hít thở vào lồng ngực sẽ phồng lên.
Khi hít thở ra lồng ngực sẽ xẹp xuống.
- Hình 3a thể hiện hoạt động hít vào, hình 3b thể hiện hoạt động thở ra. Em biết khi thực hiện động tác hít thở của chính bản thân mình.
- Đường đi của không khí khi hít vào là: mũi, khí quản, phế quản, phổi. Đường đi của không khí khi thở ra là: phổi, phế quản, khí quản, mũi.
- Cơ quan hô hấp có chức năng giúp chúng ta luôn có đủ lượng không khí cung cấp cho các bộ phận để sống.
- Hình 4a vẽ bạn đang hít vào, vì bụng bạn ấy co lại, vai gồng lên.
- Hình 4b vẽ bạn đang thở ra, vì bụng bạn ấy phình lên, vai thả lỏng.
+ Trước khi vận động, nhịp thở của cơ thể thường ổn định ở mức thấp và đều. Khi bắt đầu vận động, cơ thể sẽ tiêu hao năng lượng và cần phải tăng cường cung cấp oxy cho các cơ. Do đó, nhịp thở sẽ tăng lên để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Sau khi kết thúc vận động, nhịp thở sẽ dần trở lại bình thường.
+ Để thực hiện vận động, cơ thể cần sự phối hợp của nhiều cơ quan, bao gồm:
Cơ: để thực hiện các động tác vận động.
Tim: để đẩy máu và cung cấp oxy đến các cơ.
Phổi: để hít vào oxy và thở ra cacbonic.
Hệ thần kinh: để điều khiển các cơ hoạt động theo ý muốn.
Hệ tuần hoàn: để cung cấp máu và oxy đến các cơ và đưa cacbonic ra khỏi cơ thể.
- Dùng khăn sạch và mềm lau hai lỗ mũi, em quan sát thấy trên khăn có bụi bẩn.
- Nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng vì mũi có lông sẽ giúp ngăn bụi bẩn từ không khí. Miệng không ngăn được bụi bẩn nên cần hít thở bằng mũi chứ không hít thở bằng miệng.