K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 7 2023

Các khu sinh học được phân chia dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm địa lý, khí hậu, đặc điểm địa chất, sự phân bố các loài sinh vật và môi trường sống. Các khu sinh học chủ yếu bao gồm: 

1. Khu sinh học nhiệt đới: Nằm ở vùng quanh xích đạo, có khí hậu nóng ẩm và đa dạng sinh vật, bao gồm rừng mưa nhiệt đới và rừng xích đạo.

 2. Khu sinh học cận nhiệt đới: Nằm ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, có khí hậu ấm ẩm và đa dạng sinh vật, bao gồm rừng mưa cận nhiệt đới và rừng lá rụng.

3. Khu sinh học ôn đới: Nằm ở vùng ôn đới, có khí hậu mát mẻ và đa dạng sinh vật, bao gồm rừng lá rụng, thảo nguyên và sa mạc.

 4. Khu sinh học cận ôn đới: Nằm ở vùng cận ôn đới, có khí hậu mát mẻ và đa dạng sinh vật, bao gồm rừng lá kim, thảo nguyên và sa mạc.

 5. Khu sinh học cực: Nằm ở vùng cực, có khí hậu lạnh và khắc nghiệt, với sự phân bố hạn chế của sinh vật, bao gồm băng tuyết, băng hải đảo và sa mạc băng. 

Các khu sinh học này có sự chênh lệch về điều kiện tự nhiên và đặc điểm sinh thái, tạo ra một môi trường sống đa dạng và độc đáo cho các loài sinh vật. 

11 tháng 9 2023

Tham khảo!

Việc hình thành các khu sinh học trên cạn khác nhau chủ yếu là do đặc tính khí hậu của mỗi vùng địa lí.

24 tháng 7 2023

Cái này tham khảo!

- Hệ sinh thái của Việt Nam có đặc trưng của những khu sinh học là: khu sinh học rừng nhiệt đới, khu sinh học nước ngọt, khu sinh học nước mặn.

- Các biện pháp bảo vệ các khu sinh học: Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên nhằm bảo vệ các khu sinh học; sử dụng hợp lí các hệ sinh thái phục vụ phát triển bền vững; phòng chống ô nhiễm hệ sinh thái ở các khu sinh học; tăng cường bảo vệ các nguồn tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học ở các khu sinh học,…

Dựa vào thông tin trên, thảo luận nhóm để thực hiện yêu cầu và trả lời các câu hỏi sau:1. Chế độ dinh dưỡng của cơ thể người phụ thuộc vào những yếu tố nào? Cho ví dụ.2. Thực hành xây dựng khẩu phần ăn cho bản thân theo các bước sau:Bước 1: Kẻ bảng ghi nội dung cần xác định theo mẫu Bảng 32.2.Bước 2: Điền tên thực phẩm và xác định lượng thực phẩm ăn được.Xác định tên thực phẩm và...
Đọc tiếp

Dựa vào thông tin trên, thảo luận nhóm để thực hiện yêu cầu và trả lời các câu hỏi sau:

1. Chế độ dinh dưỡng của cơ thể người phụ thuộc vào những yếu tố nào? Cho ví dụ.

2. Thực hành xây dựng khẩu phần ăn cho bản thân theo các bước sau:

Bước 1: Kẻ bảng ghi nội dung cần xác định theo mẫu Bảng 32.2.

Bước 2: Điền tên thực phẩm và xác định lượng thực phẩm ăn được.

Xác định tên thực phẩm và lượng thực phẩm ăn được (Z), Z = X – Y. Trong đó: X là khối lượng cung cấp; Y là lượng thải bỏ, Y = X × tỉ lệ thải bỏ.

Lưu ý: Xác định tỉ lệ thải bỏ của thực phẩm bằng cách tra bảng 32.3.

Bước 3: Xác định giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm.

Xác định giá trị dinh dưỡng của từng loại thực phẩm bằng cách lấy số liệu ở Bảng 32.3 nhân với khối lượng thực phẩm ăn được (Z) chia cho 100.

Bước 4: Đánh giá chất lượng của khẩu phần.

Cộng các số liệu đã liệt kê, đối chiếu với Bảng 32.1, từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống cho thích hợp.

Bước 5: Báo cáo kết quả sau khi đã điều chỉnh khẩu phần ăn.

2
D
datcoder
CTVVIP
26 tháng 10 2023

Câu 1. 

- Chế độ dinh dưỡng của cơ thể người phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhu cầu dinh dưỡng, độ tuổi, giới tính, hình thức lao động, trạng thái sinh lí của cơ thể,…

- Ví dụ:

+ Trẻ em cần có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn người cao tuổi.

+ Người lao động chân tay có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn nhân viên văn phòng.

+ Người bị bệnh và khi mới khỏi bệnh cần được cung cấp chất dinh dưỡng nhiều hơn để phục hồi sức khỏe.

+ Phụ nữ mang thai cần có chế độ dinh dưỡng tăng thêm năng lượng, bổ sung chất đạm và chất béo, bổ sung các khoáng chất.

D
datcoder
CTVVIP
26 tháng 10 2023

Câu 2:

Bước 1: Kẻ bảng ghi nội dung cần xác định theo mẫu Bảng 32.2.

Bước 2: Điền tên thực phẩm và xác định lượng thực phẩm ăn được.

- Ví dụ: Gạo tẻ

+ X: Khối lượng cung cấp, X = 400g.

+ Y: Lượng thải bỏ, Y = 400 × 1% = 4g.

+ Z: Lượng thực phẩm ăn được, Z = 400 – 4 = 396g.

Tính tương tự với các loại thực phẩm khác.

Bước 3: Xác định giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm.

- Ví dụ: Giá trị dinh dưỡng của gạo tẻ

+ Protein = \(\dfrac{7,9.396}{100}\)= 31,29 g.

+ Lipid = \(\dfrac{1,0.396}{100}\)= 3, 96 g.

+ Carbohydrate = \(\dfrac{75,9.396}{100}\)= 300,57 g.

Tính tương tự với các loại thực phẩm khác.

Tên thực phẩm

Khối lượng (g)

Thành phần dinh dưỡng (g)

Năng lượng (Kcal)

Chất khoáng (mg)

Vitamin (mg)

X

Y

Z

Protein

Lipid

Carbohydrate

 

Calcium

Sắt

A

B1

B2

PP

C

Gạo tẻ

400

4,0

396

31,29

3,96

300,57

1362

273,6

10,3

-

0,8

0,0

12,7

0,0

Thịt gà ta

200

104

96

22,4

12,6

0,0

191

11,5

1,5

0,12

0,2

0,2

7,8

3,8

Rau dền đỏ

300

114

186

6,1

0,56

11,5

76

536

10

-

1,9

2,2

2,6

166

Xoài chín

200

40,0

160

0,96

0,5

22,6

99

16

0,64

-

0,16

0,16

0,5

48

70

0,0

70

0,35

58,45

0,35

529

8,4

0,07

0,4

0,0

0,0

0,0

0,0

Bước 4: Đánh giá chất lượng khẩu phần ăn:

- Protein: 31,29 + 22,4 + 6,1 + 0,96 + 0,35 = 61,1 (g)

- Lipid: 3,96 + 12, 6 + 0,56 + 0,5 + 58,45 = 76,07 (g)

- Carbohydrate: 300,57 + 11,5 + 22,6 + 0,35 = 335 (g)

- Năng lượng: 1362 + 191 + 76 + 99 + 529 = 2257 (Kcal)

- Chất khoáng: Calcium = 845,5 (mg), sắt = 22,51 (mg).

- Vitamin: A = 0,52 (mg), B1 = 3,06 (mg), B2 = 2,56 (mg), PP = 23,6 (mg), C = 217,8 (mg).

So sánh với các số liệu bảng 31.2, ta thấy đây là khẩu phần ăn tương đối hợp lí, đủ chất cho lứa tuổi 12 – 14.

Bước 5: Báo cáo kết quả sau khi đã điều chỉnh khẩu phần ăn.

13 tháng 8 2023

Tham khảo :

- Quá trình sinh trưởng của cây lúa có thể được chia thành 4 giai đoạn: giai đoạn mạ; giai đoạn đẻ nhánh; giai đoạn làm đòng; giai đoạn tạo hạt.

- Kĩ thuật bón phân cho lúa trong từng giai đoạn:

+ Giai đoạn mạ, thực hiện bón lót.

Trước khi bón lót, nên bón thêm phân chuồng khi bừa đất lần cuối. Điều này giúp đất phì nhiêu màu mỡ, rất tốt cho cây trồng.

Trong giai đoạn sinh trưởng đầu, cây lúa sẽ hấp thụ khá nhiều phân lân. Vì thế, phân lân cần phải bón lót toàn bộ hoặc bón lót và bón thúc sớm. Ngoài ra chúng ta nên bón kèm theo phân đạm và phân kali.

+ Giai đoạn đẻ nhánh, thực hiện bón thúc cây đẻ nhánh.

Đây là giai đoạn bón khi lúa được 2 – 3 lá (sau khi cấy khoảng 15 đến 20 ngày) giúp mạ phát triển nhanh, đẻ nhánh sớm.

Trong giai đoạn này chúng ta nên kết hợp phân đạm với phân lân. Đây là thời điểm nhu cầu cần phân đạm của cây tăng lên đáng kể. Bón đạm sẽ giúp cây đẻ nhánh nhanh hơn. Đối với đất phèn hoặc đất quá chua, việc bón thúc lân cho lúa là rất cần thiết.

+ Giai đoạn làm đòng, bón thúc cây lúa trổ đòng

Giai đoạn này bón thúc sau khi gieo cấy từ 40 – 45 ngày. Đây chính là khâu quan trọng quyết định đến năng suất cây trồng.

Nên sử dụng phân bón kali để thúc đòng nếu như chúng ta gieo cấy với giống lúa đẻ nhánh ít, giống dài ngày, hoặc giống gieo cấy thưa, gieo cấy ở đất phèn, đất kiềm hoặc mưa nhiều.

+ Giai đoạn tạo hạt

Đây là giai đoạn bón đón đòng, trước khi trổ bông khoảng 15-20 ngày. Sau khi lúa trổ có thể nuôi hạt bằng cách phun phân bón lá 1 – 2 lần nhằm tăng lượng hạt chắc, tăng năng suất lúa.

24 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Trong một ao tự nhiên thường có các quần thể sinh vật như: quần thể cua, quần thể cá chép, quần thể ốc vặn, quần thể tép, quần thể rong đuôi chó,…

- Tập hợp các quần thể sinh vật sống trong một ao tự nhiên gọi là quần xã sinh vật vì đây là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định.

11 tháng 9 2023

Tham khảo!

Ví dụ về sinh vật ở các khu sinh học:

- Khu sinh học đồng rêu hàn đới: rêu, địa y, gấu trắng bắc cực, chim cánh cụt, tuần lộc, hươu, côn trùng,…

- Khu sinh học rừng lá kim phương bắc: tùng, bách, thông, thỏ tuyết, linh miêu, chó sói, gấu,…

- Khu sinh học rừng ôn đới: phong, sến đỏ, sồi, sóc, chim gõ kiến, hươu, lợn lòi, cáo, gấu.

- Khu sinh học đồng cỏ ôn đới: cỏ thấp, ngựa, sóc, sói,…

- Khu sinh học rừng mưa nhiệt đới: dương xỉ, nấm, các loại cây gỗ, cây hòa thảo, khỉ, rùa, rắn, báo đốm, dơi, hổ, côn trùng,…

- Khu sinh học sa mạc và hoang mạc: xương rồng, cỏ lạc đà, ngải, lạc đà, thằn lằn, rắn, sâu bọ cánh cứng,…

- Khu sinh học nước ngọt: Cây sen, rong đuôi chó, bèo tây, cỏ thìa, thủy cúc, cá mè, cá chép, tôm sông, con trai, ốc bươu vàng,…

- Khu sinh học biển: Cỏ biển, tảo biển, rong nho, san hô, bạch tuộc, mực, ốc hương, tôm hùm, cá chỉ vàng, cá thu, cá heo, cá voi, hải cẩu,…

24 tháng 7 2023

Tham khảo!

Ví dụ về sự thích nghi của sinh vật với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở mỗi khu sinh học:

- Gấu bắc cực thích nghi với điều kiện quanh năm băng giá ở khu sinh học đồng rêu đới lạnh: Có bộ lông và lớp mỡ dày giúp giữ ấm, không có lông mi do lông mi có thể gây đóng băng trên mắt, bộ lông màu trắng giúp chúng ngụy trang, có tập tính ngủ đông và hoạt động trong mùa hạ vào ban ngày.

- Cây xương rồng thích nghi với điều kiện khí hậu khô hạn, nhiệt độ không khí nóng vào ban ngày và lạnh vào ban đêm ở khu sinh học sa mạc và hoang mạc: Thân cây biến dạng thành thân mọng nước giúp dự trữ nước cho cây, thân cũng có các rãnh chạy dọc chiều dài thân giúp chuyển nước mưa, nước sương thành một dòng xuống rễ; Lá xương rồng biến thành gai hạn chế được sự thoát hơi nước; Rễ cây dài, lan rộng giúp cây hấp thu nước;…

- Cây đước thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại khu sinh học rừng ngập mặn: Bộ rễ chia làm hai phần là rễ cọc và rễ phụ, rễ cọc cắm thẳng, rễ phụ phát triển thành chùm, mọc từ phần thân gần gốc giúp cây chống đỡ, hạn chế ảnh hưởng của sóng và gió; Quả đước có dạng hình trụ dài, khi già sẽ tự rụng cắm thẳng xuống lớp bùn và hình thành cây mới.

10 tháng 9 2023

Cây xương rồng thích nghi với điều kiện khí hậu khô hạn, nhiệt độ không khí nóng vào ban ngày và lạnh vào ban đêm ở khu sinh học sa mạc và hoang mạc: Thân cây biến dạng thành thân mọng nước giúp dự trữ nước cho cây, thân cũng có các rãnh chạy dọc chiều dài thân giúp chuyển nước mưa, nước sương thành một dòng xuống rễ; Lá xương rồng biến thành gai hạn chế được sự thoát hơi nước; Rễ cây dài, lan rộng giúp cây hấp thu nước;…

24 tháng 7 2023

a)

- Những nhân tố của môi trường tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của cây là: ánh sáng, gió, con người, độ ẩm, nhiệt độ, động vật ăn thực vật, sinh vật trong đất

b) 

- Nhân tố vô sinh bao gồm: gió, độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng

-  Nhân tố hữu sinh bao gồm: sinh vật trong đất, con người, động vật ăn thực vật