Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Trên bề mặt Trái Đất có 4 đai áp cao (2 đai áp cao cực, 2 đai áp cao cận chí tuyến) và 3 đai áp thấp (2 đai áp thấp ôn đới và đai áp thấp Xích đạo).
=> Các đai khí áp phân bố xen kẽ, đối xứng nhau qua đai áp thấp Xích đạo.
- Sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất (2 nguyên nhân):
Nguyên nhân nhiệt lực:
+ Xích đạo có nhiệt độ quanh năm cao, quá trình bốc hơi mạnh, sức nén không khí giảm => hình thành đai áp thấp.
+ Vùng cực Bắc và Nam luôn có nhiệt độ rất thấp, sức nép không khí tăng => tồn tại các đai áp cao.
Nguyên nhân động lực:
+ Đai áp cao cận chi tuyến hình thành do không khí thăng lên ở Xích đạo và di chuyển về chí tuyến, giáng xuống làm khí áp tăng.
+ Đai áp thấp ôn đới hình thành do không khí từ áp cao chí tuyến và vùng cực di chuyển về vùng ôn đới, không khí thăng lên làm khí áp giảm.
Những nguyên nhân của sự thay đổi khí áp:
- Độ cao: khí áp giảm theo độ cao do càng lên cao không khí càng loãng, sức nén của không khí càng nhỏ.
- Nhiệt độ: khí áp dao động trong ngày và trong năm do nhiệt độ thay đổi (nhiệt độ tăng, không khí nở ra, sức nén ép của không khí giảm => khí áp giảm; nhiệt độ giảm, không khí co lại, sức nén của không khí tăng => khí áp tăng).
- Thành phần không khí: tỉ trọng không khí có hơi nước nhẹ hơn không khí khô => không khí chứa nhiều hơi nước có khí áp giảm. Khi nhiệt độ cao, hơi nước bốc lên nhiều chiếm chỗ không khí khô làm khí áp giảm.
* Ngoại lực
- Khái niệm: Là lực diễn ra trên bề mặt Trái Đất như tác động của gió, mưa, nước chảy, sóng biển, băng, sinh vật và con người.
- Nguyên nhân sinh ra: chủ yếu do nguồn năng lượng bức xạ mặt trời.
* Tác động của quá trình phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất
- Quá trình phong hóa (3 quá trình):
+ Phong hóa vật lí: làm thay đổi kích thước của đá (không thay đổi về thành phần hóa học) do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, sự đóng băng của nước.
Ví dụ: Ở hoang mạc, do sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa ban ngày và ban đêm (Các khoáng vật tạo đá có khả năng dãn nở khi nhiệt độ cao và co lại khi nhiệt độ thấp) => Đá bị vỡ vụn tạo thành cát.
+ Phong hóa hóa học: làm biến đổi thành phần và tính chất hóa học của đá và khoáng do tác động của nước, các chất hòa tan trong nước.
Ví dụ: Các dạng địa hình karst trong động Phong Nha – Quảng Bình là kết quả của sự hòa tan đá vôi do nước.
+ Phong hóa sinh học: làm thay đổi cả về kích thước và thành phần hóa học của đá, do tác động của sinh vật.
Ví dụ: Rễ cây bám vào đá khiến cho các lớp đá bị rạn nứt, làm thay đổi thành phần hóa học của đá.
- Quá trình bóc mòn: làm dời chuyển các sản phẩm phong hóa ra khỏi vị trí ban đầu, dưới tác động của nước chảy, sóng biển, gió, băng hà,…
+ Xâm thực (do nước chảy)
Ví dụ: Các dòng chảy tạm thời ở miền núi khiến địa hình bị xâm thực.
+ Mài mòn (do sóng biển và băng hà)
Ví dụ: Sóng vỗ vào vách biển hình thành dạng địa hình hàm ếch.
+ Thổi mòn (do gió)
Ví dụ: Các nấm đá ở sa mạc hình thành do gió thổi.
- Quá trình vận chuyển và bồi tụ: vận chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác (vận chuyển), sau đó tích tụ tạo thành dạng địa hình mới (bồi tụ).
Ví dụ: Khi mưa, các vật liệu dạng hòa tan, lơ lửng (phù sa) từ miền núi theo dòng nước chảy xuống thấp bồi tụ cho các đồng bằng.
Do sức nén của không khí xuống bề mặt trái đất,Các khí áp thông thường không tách rời nhau mà tạo thành các mảng nối kết với nhau tạo thành các đai khí áp.Tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ và độ ẩm,tính chất khí hậu mà người ta phân ra làm hai khí áp đó là khí áp cao và khí áp thấp.Khí áp cao là khí áp có tính chất là khô và lạnh còn khí áp thấp có tính chất nóng và ẩm.
Trên bề mặt quả địa cầu khí áp cao và khí áp thấp được phân bố đối xứng và xên kẽ nhau thông qua mặt phẳng xích đạo.
Bạn hỏi sự khác nhau về khí áp ở vùng cực mình cũng giải thích luôn.Khí áp thấp ở xích đạo nằm trên đại dương.Mà gió hoạt động thông thường là thổi từ đai áp cao về đai áp thấp,khí gió thổi từ áp cao trung quốc xuống áp thấp xích đạo do bị biến tính và luồn qua đại dương mang theo một lượng ẩm khá và nhiệt độ cao nên khí hậu ở các nước xích đạo thông thường khá cao mặt khác nơi đây cũng là nơi nhận góc chiếu mặt trời lớn nên vùng xích đạo có kiểu thời tiết nóng ẩm mưa nhiều.
Trong khi đó,gió từ áp cao trung quốc thổi lên áp thấp bắc cực do không chịu ảnh hưởng của yếu tố đại dương đồng thời khu vực chịu tác động thường xuyên của áp cao si bê ri và nhận góc chiếu mặt trời rất nhỏ nên trời giá rét và ít mưa.
- Một số loại gió chính trên Trái Đất:
Tiêu chí | Gió Mậu dịch | Gió Tây ôn đới | Gió Đông cực |
Thôi từ … đến … | Đai áp cao chí tuyến về đai áp thấp Xích đạo. | Đai áp cao chí tuyến về áp thấp ôn đới. | Đai áp cao cực về áp thấp ôn đới. |
Hướng gió | - Bán cầu Bắc: đông bắc. - Bán cầu Nam: đông nam. | - Bán cầu Bắc: tây nam. - Bán cầu Nam: tây bắc. | - Bán cầu Bắc: đông bắc. - Bán cầu Nam: đông nam. |
Tính chất | Khô. | Độ ẩm cao, gây mưa. | Rất lạnh và khô. |
Ngoài ra, còn có gió mùa, hướng và tính chất gió 2 mùa trái ngược nhau. Hình thành do sự nóng lên hay lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương.
Lưu ý: Các loại gió chính trên Trái Đất đều thổi từ áp cao về áp thấp.
- Gió địa phương:
+ Gió đất và gió biển: hình thành ở vùng biển, thay đổi hướng theo đêm và ngày. Nguyên nhân do sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa đất liền và biển.
+ Gió fơn: loại gió vượt núi, nhiệt độ giảm và gây mưa ở sườn đón gió; khi vượt sang sườn bên kia, hơi nước giảm, nhiệt độ tăng lên, thành gió khô nóng.
- Đặc điểm vỏ Trái Đất:
+ Lớp vật chất cứng ngoài cùng của Trái Đất;
+ Độ dày: 5 km (ở đại dương) – 70 km (ở lục địa).
+ Có 2 kiểu vỏ Trái Đất: vỏ lục địa và vỏ đại dương => Cấu tạo từ các loại đá khác nhau.
+ Gồm 3 tầng đá: tầng trầm tích, tầng granit và tầng 3 badan.
- Khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương:
Tiêu chí | Vỏ lục địa | Vỏ đại dương |
Độ dày | 70 km | 5 km |
Đá cấu tạo chủ yếu | Granit | Badan |
- Trên bề mặt Trái Đất có 7 đai khí áp: đai áp thấp Xích đạo, hai đai áp cao chí tuyến, hai đai áp tháp ôn đới và hai đai áp cao cực.
- Các đới gió trên Trái Đát: gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới, gió Đông cực.
* Nguyên nhân thay đổi của khí áp
- Khí áp thay đổi theo nhiệt độ: nhiệt độ cao, không khí là nở ra, tỉ trọng giảm, khí áp giảm và ngược lại, nhiệt độ giảm, không khí co lại, tỉ trọng tăng, khí áp tăng.
- Khí áp thay đổi theo độ cao: càng lên cao không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ, khí áp giảm.
- Khí áp thay đổi theo độ ẩm: không khí chứa hơi nước nhẹ hơn không khí khô nên khí áp giảm, ngược lại, không khí khô thì khí áp tăng.
- Ngoài ra, khí áp còn thay đổi theo thành phần không khí.
* Sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất
- Các đai khí áp cao và các đai khí áp thấp trên Trái Đất phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo.
- Ở vùng Xích đạo, do nhiệt độ cao quanh năm, hơi nước bốc lên mạnh, chiếm dần chỗ không khí khô, sức nén không khí giảm, hình thành đai áp thấp xích đạo (nguyên nhân nhiệt lực).
- Không khí bốc lên cao từ Xích đạo, di chuyển về chí tuyến và dồn xuống, sức nén không khí tăng, hình thành nên các đai áp cao chí tuyến (nguyên nhân động lực).
- Ở vùng Bắc Cực và Nam Cực, do nhiệt độ rất thấp, sức nén không khí tăng, hình thành các đai áp cao cực (nguyên nhân nhiệt lực).
- Từ các đai áp cao ở chí tuyến và ở vùng cực, không khí di chuyển về vùng ôn đới, gặp nhau và bốc lên cao, sức nén không khí giảm, hình thành các đại áp thấp ôn đới (nguyên nhân động lực).
Tuy nhiên, các đai khí áp trên Trái Đất không liên tục mà bị chia cắt thành các trung tâm khí áp riêng biệt do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.