Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đặc điểm khí hậu của Ô-xtrây-li-a:
– Hầu hết lục địa thuộc đới nóng. Tuy nhiên, có sự thay đổi theo bắc – nam, đông – tây.
– Dải bờ biển hẹp phía bắc lục địa có khí hậu cận xích đạo (nóng ẩm mưa nhiều, lượng mưa trung bình từ 1 000 – 1 500 mm/năm).
– Khí hậu nhiệt đới chiếm phần lớn diện tích lục địa, nhưng có sự khác biệt từ đông sang tây:
+ Sườn đông dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a có khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều. Thời tiết mát mẻ, lượng mưa từ 1 000 – 1 500 mm/năm.
+ Từ sườn tây của dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a đến bờ tây lục địa là một vùng rộng lớn, có khí hậu nhiệt đới lục địa khắc nghiệt (độ ẩm rất thấp, ít mưa; mùa hạ nóng, mùa đông tương đối lạnh).
– Dải đất hẹp phía nam lục địa có khí hậu cận nhiệt đới (mùa hạ nóng, mùa đông ấm áp, lượng mưa dưới 1 000 mm/năm).
- Vị trí của châu Nam Cực
+ Đại bộ phận diện tích lục địa nằm trong phạm vi của vùng cực Nam.
+ Được bao bọc bởi ba đại dương: Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.
- Ảnh hưởng của vị trí địa lí tới khí hậu của châu Nam Cực:
Do nằm ở vùng cực, nên mùa đông đêm địa cực kéo dài, mùa hạ tuy có ngày kéo dài, song cường độ bức xạ rất yếu và tia sáng bị mặt tuyết khuếch tán mạnh, lượng nhiệt sưởi ấm không khí không đáng kể
==> Châu Nam Cực có khí hậu lạnh gay gắt
- Vị trí châu Nam Cực:
+ Đại bộ phận diện tích nằm trong phạm vi vùng cực Nam.+ Bao bọc bởi ba đại dương: Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.
- Ảnh hưởng của vị trí khí hậu của châu Nam Cực:
- Do nằm ở vùng cực, nên mùa đông đêm kéo dài, mùa hạ tuy có ngày kéo dài, song. Cường độ bức xạ rất yếu và tia sáng bị mặt tuyết khuếch tán mạnh, lượng nhiệt sưởi ấm không khí không đáng kể.
Đặc điểm cơ cấu dân cư châu Âu (giai đoạn 1950 – 2020):
* Cơ cấu theo nhóm tuổi
Châu Âu có cơ cấu dân số già:
- Tỉ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên ngày càng tăng, năm 1950 chỉ chiếm 8% dân số, năm 2020 chiếm 19% (tăng 11%).
- Nhóm tuổi từ 15 đến 64 tuổi có sự biến động nhưng không đáng kể.
- Nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi có xu hướng giảm, năm 1950 chiếm 26% dân số, năm 2020 chỉ còn chiếm 16% dân số (giảm 10%).
* Cơ cấu dân số theo giới tính
Giai đoạn 1950 – 2020, cơ cấu dân số theo giới tính của châu Âu có sự chênh lệch (tỉ lệ nữ cao hơn nam), nhưng đang có sự thay đổi (giảm tỉ lệ dân số nữ, tăng tỉ lệ dân số nam).
=> Nguyên nhân: các yếu tố xã hội, vấn đề chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
* Cơ cấu dân số theo trình độ học vấn
- Dân cư châu Âu có trình độ học vấn cao.
- Năm 2019, số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên ở châu Âu là 11,8 năm, thuộc nhóm cao nhất thế giới.
- Một số trạm nghiên cứu của các quốc gia ở châu Nam Cực: trạm A-mun-xen – Xcốt, trạm Đa-vít, trạm Bê-lin-hao-đen,…
- Lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực:
+ Con người lần đầu tiên phát hiện ra châu Nam Cực là hai nhà hàng hải người Nga.
+ Đầu thế kỉ XX, một số nhà thám hiểm mới đặt chân lên lục địa nam Cực và sau đó tiến sâu vào các vùng nội địa.
+ Từ năm 1957, việc nghiên cứu châu Nam Cực được tiến hành một cách toàn diện. Nhiều nước đã xây dựng các trạm nghiên cứu ở đây như: Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Ô-xtrây-li-a, Đức, Nhật Bản, Ác-hen-ti-na,…
+ Hiện nay, châu Nam Cực có một mạng lưới các trạm nghiên cứu khoa học, đang tiến hành nghiên cứu tổng hợp các điều kiện tự nhiên bằng các phương tiện kĩ thuật hiện đại.
Đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây Nam Á:
- Địa hình: chủ yếu là núi và sơn nguyên
+ Phía bắc: nhiều dãy núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ thống An-pơ, bao quanh sơn nguyên I-ran và A-na-tô-ni.
+ Ở giữa: đồng bằng Lưỡng Hà.
+ Phía nam: sơn nguyên chiếm phần lớn diện tích bán đảo Arap.
- Khí hậu: khô hạn, mùa hạ nóng, khô; mùa đông khô, lạnh.
- Thực vật: phía tây bắc là thảo nguyên, ven Địa Trung Hải rừng lá cứng phát triển.
- Sông ngòi: có 2 con sông lớn là Ti-grơ và Ơ-phrát.
- Khoáng sản: chiếm ½ lượng dầu mỏ thế giới và có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế khu vực.
– Các luồng nhập cư vào Trung và Nam Mỹ:
+ Người Anh-điêng (Chủng tộc Môn-gô-lô-it).
+ Người gốc Phi (Chủng tộc Nê-grô-it).
+ Người Tây Ban Nha.
+ Người Bồ Đào Nha.
– Thành phần chủng tộc của cư dân Trung và Nam Mỹ:
+ Chủng tộc Môn-gô-lô-it.
+ Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it.
+ Chủng tộc Nê-grô-it.
Nguyên nhân dẫn tới các cuộc phát kiến địa lí:
- Do yêu cầu phát triển sản xuất, nhu cầu hương liệu, vàng bạc, nguyên liệu và thị trường buôn bán mới.
- Từ thế kỉ XV, con đường giao lưu, buôn bán truyền thống giữa châu Âu và châu Á qua Tây Á, Địa Trung Hải bị người Thổ chiếm giữ nên đi lại khó khăn.
Điều kiện tác động đến các cuộc phát kiến địa lí:
- Thế kỉ XV< các nhà hàng hải có nhiều hiểu biết mới về đại dương, có quan niệm mới về Trái Đất.
- Biết vẽ bản đồ, hải đồ ghi rõ các vùng đất, sử dụng các thiết bị đo lường thiên văn, la bàn.
- Kĩ thuật đóng tàu có tiến bộ, tàu có bánh lái, hệ thống buồm lớn.
Một số thành tựu giáo dục thời Lý:
- Năm 1070, nhà Lý xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long.
- Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để chọn quan lại
- Năm 1076, mở trường Quốc Tử Giám dạy học cho các hoàng tử, công chúa, con em quan lại…
Một số thành tựu văn hóa thời Lý:
Thành tựu | Lĩnh vực |
Tôn giáo | Phật giáo: thịnh hành, quý tộc, quan lại, nhân dân tin theo. |
Văn học | - Nhiều thể loại thơ ca, tản văn, truyện kể - Tác phẩm: Chiếu dời đô, Thị đệ tử, Nam quốc sơn hà… |
Nghệ thuật | Ca múa. Trò chơi dân gian: đá cầu, đấu vật, đua thuyền… |
Kiến trúc, điêu khắc | Công trình: tháp Báo thiên, tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, chuông Quy Điền, chùa Một Cột |
Sự phân hóa địa hình ở Bắc Mỹ (3 khu vực):
– Miền núi Coóc-đi-e ở phía tây: một trong những hệ thống núi lớn nhất thế giới, có độ cao trung bình 3000 – 4000 m, kéo dài 9000 km theo chiều bắc – nam, gồm nhiều dãy chạy song song, xen giữa là các cao nguyên và sơn nguyên.
– Miền đồng bằng ở giữa: gồm đồng bằng Ca-na-đa, đồng bằng Lớn, đồng bằng Trung Tâm và đồng bằng Duyên Hải, độ cao từ 200 – 500 m, thấp dần từ bắc xuống nam.
– Dãy núi A-pa-lat ở phía đông: hướng đông bắc – tây nam. Độ cao ở phần bắc từ 400 – 500 m, phần nam 1000 – 1500.
Đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực:
– Địa hình:
+ Được coi là một cao nguyên băng khổng lồ, 98% bề mặt bị phủ bởi lớp bằng dày trung bình trên 1 720 m => độ cao trung bình lên tới hơn 2 040 m.
+ Bề mặt khá bằng phẳng.
+ Khí hậu: lạnh và khô nhất thế giới.
+ Nhiệt độ không bao giờ vượt quá 0°C.
+ Lượng mưa, tuyết rơi rất thấp, ở vùng ven biển chỉ dưới 200 mm/năm, vào sâu trong lục địa, lượng mưa, tuyết rơi còn thấp hơn nhiều.
+ Là khu vực có gió bão nhiều nhất thế giới.
– Sinh vật: do khí hậu khắc nhiệt nên sinh vật sức nghèo nàn.
+ Gần như toàn bộ lục địa Nam Cực là một hoang mạc lạnh, hoàn toàn không có thực vật và động vật sinh sống, chỉ có một vài loài tiêu biểu như rêu và địa y.
+ Giới động vật ở vùng biển phong phú hơn trên lục địa do khí hậu ấm áp hơn và nguồn thức ăn cũng phong phú hơn. Động vật biển nổi bật là cá voi xanh.
Đặc điểm địa hình châu Nam Cực:
+ Bề mặt khá bằng phẳng
+ Là một cao nguyên băng khổng lồ, với 98% bề mặt bị phủ bởi lớp bằng dày trung bình trên 1 720 m có độ cao trung bình lên tới hơn 2 040 m.
+ Khí hậu: lạnh và khô nhất thế giới, nhiệt độ không bao giờ vượt quá 0°C.
+ Lượng mưa, tuyết rơi rất thấp, ở vùng ven biển chỉ dưới 200 mm/năm, vào sâu bên trong, lượng mưa và tuyết rơi còn thấp hơn nhiều.
+ Là khu vực có gió và bão nhiều nhất thế giới.
– Đặc điểm giới sinh vật ở châu Nam Cực:
+Khí hậu khắc nhiệt nên sinh vật nghèo nàn.
+ Giới động vật vùng biển phong phú hơn do khí hậu ấm áp hơn và nguồn thức ăn cũng rất phong phú. Động vật biển nổi bật là cá voi xanh.
+ Gần như toàn bộ lục địa là một hoang mạc lạnh, đều không có thực vật và động vật sinh sống, chỉ có một vài loài tiêu biểu như rêu và địa y.