Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Nguyên nhân sâu xa:
- Sự phân hóa giai cấp, chia thành 2 phe đối lập: vua và các thế lực phong kiến; giai cấp tư sản, tầng lớp quý tộc mới, nông dân và bình dân thành thị.
- Sự thay đổi về kinh tế -> mâu thuẫn gay gắt giữa tư sản, quý tộc mới với chế độ quân chủ chuyên chế (bên cạnh những mâu thuẫn cũ) -> Cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Nguyên nhân trực tiếp:
- Xoay quanh vấn đề tài chính.
- Chính sách tăng thuế khiến mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với thế lực phong kiến phản động ngày càng gay gắt.
=> 8/1642: Vua tuyên chiến với Quốc hội, cách mạng bùng nổ.
Kết quả:
- Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.
Tính chất: Là một cuộc cách mạng không triệt để, không xóa bỏ tận gốc chế độ phong kiến, chưa giải quyết được vấn đề ruộng đất của nông dân.
Đặc điểm chính:
- Do tầng lớp quý tộc mới và tư sản lãnh đạo
- Diễn ra dưới hình thức một cuộc nội chiến, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
Ý nghĩa: Thắng lợi của giai cấp tư sản là thắng lợi của chế độ xã hội mới, của chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đối với chế độ phong kiến.
Tham khảo
Nguyên nhân bùng nổ: Những mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, xã hội trong lòng chế độ phong kiến Pháp.
Kết quả:
- Lật đổ chế độ phong kiến, thành lập chế độ công hòa.
- Đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Tính chất:
- Được coi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình và triệt để nhất:
- Thiết lập chế độ cộng hòa cùng các quyền tự do, dân chủ;
- Giải quyết vấn đề ruộng đất cho người nông dân;
- Xóa bỏ chế độ đẳng cấp và quan hệ sản xuất phong kiến.
Đặc điểm chính: Diễn ra dưới hình thức cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt do giai cấp tư sản lãnh đạo, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế bảo vệ Tổ quốc.
Ý nghĩa:
- Đối với nước Pháp:
Lật đổ chế độ phong kiến, mọi tàn dư của chế độ phong kiến bị thủ tiêu.Người nông dân được giải phóng, vấn đề ruộng đất được giải quyết.Những cản trở đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Đối với thế giới:
Mở ra thời kì thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở những nước tiên tiến Âu - Mĩ.Ảnh hưởng đến nhiều nước để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử thế giới, thúc đẩy lực lượng tiến bộ đứng lên chống phong kiến.
Tham khảo
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Lật đổ chính quyền Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hơn 2000 năm ở Trung Quốc.
+ Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc.
+ Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á (trong đó có Việt Nam).
- Hạn chế:
+ Không xóa bỏ triệt để giai cấp phong kiến.
+ Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
+ Không chống lại các nước đế quốc xâm lược.
Tham Khảo :
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Lật đổ chính quyền Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hơn 2000 năm ở Trung Quốc.
+ Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc.
+ Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á (trong đó có Việt Nam).
- Hạn chế:
+ Không xóa bỏ triệt để giai cấp phong kiến.
+ Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
+ Không chống lại các nước đế quốc xâm lược.
Tham khảo
- Diễn biến:
+ Ngày 10/10/1911, cách mạng bùng nổ và thắng lợi ở Vũ Xương. Sau đó nhanh chóng lan rộng ra các tỉnh miền Nam và miền Trung Trung Quốc.
+ Tháng 12/1911, Tôn Trung Sơn được bầu làm Đại Tổng thống lâm thời của Trung Hoa Dân quốc.
+ Ngày 12/2/1912, Hoàng đế Phổ Nghi thoái vị. Nền quân chủ chuyên chế sụp đổ
+ Tháng 2/1912, Tôn Trung Sơn từ chức. Quyền Tổng thống thuộc về Viên Thế Khải. Cách mạng kết thúc.
- Kết quả:
+ Lật đổ chính quyền phong kiến Mãn Thanh.
+ Thành lập nhà nước Trung Hoa Dân quốc.
- Ý nghĩa:
+ Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hơn 2000 năm ở Trung Quốc.
+ Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc.
+ Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á (trong đó có Việt Nam).
- Sự ra đời của Công xã Pa-ri
+ Năm 1870, chiến tranh Pháp - Phổ nổ ra và kết thúc với sự thất bại của Pháp. Quân Phổ bắt được Na-pô-lê-ông III, rồi tiến sâu vào nước Pháp. Trước tình hình đó, nhân dân Pa-ri nổi dậy khởi nghĩa, lật đổ Đế chế II, yêu cầu lập nền Cộng hòa và bảo vệ Tổ quốc được đặt ra cấp thiết.
+ Tháng 9/1870, Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản được thành lập, mang tên “Chính phủ vệ quốc” nhưng sau đó lại đầu hàng quân Phổ. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với giai cấp tư sản rất gay gắt => để bảo vệ đất nước, nhân dân Pa-ri đã tổ chức các đơn vị Quốc dân quân, tự vũ trang, đứng lên làm cách mạng.
+ Ngày 18/3/1871, dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Quốc dân quân, quần chúng nhân dân nổi dậy khởi nghĩa, “Chính phủ vệ quốc” do Chi-e đứng đầu phải tháo chạy khỏi Pa-ri. Cách mạng thắng lợi, Uỷ ban Trung ương Quốc dân quân đảm nhận chức năng của chính quyền mới - Chính phủ lâm thời.
+ Ngày 26/3/1871, nhân dân Pa-ri tiến hành bầu Hội đồng Công xã theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. 86 đại biểu đã trúng cử, hầu hết là công nhân và trí thức, đại diện cho nhân dân lao động Pa-ri.
- Tổ chức bộ máy nhà nước của Công xã Pa-ri:
+ Hội đồng Công xã là cơ quan nhà nước cao nhất, tập trung trong tay quyền lập pháp và hành pháp, đảm nhận chức năng chính quyền của giai cấp vô sản.
+ Hội đồng Công xã lập ra nhiều uỷ ban (Uỷ ban Tư pháp, Uỷ ban Lương thực, Uỷ ban Giáo dục,...). Đứng đầu mỗi uỷ ban là một uỷ viên Công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.
- Các chính sách của Công xã Pa-ri:
+ Giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ, thành lập lực lượng vũ trang của nhân dân;
+ Tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của Nhà nước;
+ Quy định mức tiền lương tối thiểu, cấm cúp phạt và đánh đập công nhân;
+ Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí;
+ Giao cho công nhân quản lí những nhà máy của giới chủ trốn khỏi Pa-ri...
- Sự thất bại của Công xã Pa-ri:
+ Do Công xã Pa-ri không đánh bại hoàn toàn quân của Chính phủ tư sản, chỉ tập trung xây dựng chính quyền, nên Chi-e đã tập hợp lại lực lượng và kết hợp với quân Phổ để tổ chức phản công.
+ Được sự hậu thuẫn của Phổ, ngày 2/4/1871, quân đội của “Chính phủ Vệ quốc" bắt đầu tấn công vào Pa-ri. Cuộc chiến đấu giữa nhân dân Pa-ri với “Chính phủ Vệ quốc" diễn ra ác liệt, đến ngày 28/5/1871, chiến luỹ cuối cùng của Công xã Pa-ri bị phá vỡ.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Giáng một đòn nặng nề vào chủ nghĩa tư bản, mở ra thời kì đấu tranh mới của giai cấp vô sản thế giới.
+ Sự ra đời của Công xã Pa-ri cùng những chính sách tiến bộ được thi hành cho thấy đây là hình ảnh nhà nước kiểu mới.
+ Công xã Pa-ri còn thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm; cổ vũ nhân dân lao động thế giới đấu tranh vì một tương lai tốt đẹp; để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng thế giới.
Tham khảo
- Sự ra đời của Công xã Pa-ri
+ Năm 1870, chiến tranh Pháp - Phổ nổ ra và kết thúc với sự thất bại của Pháp. Quân Phổ bắt được Na-pô-lê-ông III, rồi tiến sâu vào nước Pháp. Trước tình hình đó, nhân dân Pa-ri nổi dậy khởi nghĩa, lật đổ Đế chế II, yêu cầu lập nền Cộng hòa và bảo vệ Tổ quốc được đặt ra cấp thiết.
+ Tháng 9/1870, Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản được thành lập, mang tên “Chính phủ vệ quốc” nhưng sau đó lại đầu hàng quân Phổ. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với giai cấp tư sản rất gay gắt => để bảo vệ đất nước, nhân dân Pa-ri đã tổ chức các đơn vị Quốc dân quân, tự vũ trang, đứng lên làm cách mạng.
+ Ngày 18/3/1871, dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Quốc dân quân, quần chúng nhân dân nổi dậy khởi nghĩa, “Chính phủ vệ quốc” do Chi-e đứng đầu phải tháo chạy khỏi Pa-ri. Cách mạng thắng lợi, Uỷ ban Trung ương Quốc dân quân đảm nhận chức năng của chính quyền mới - Chính phủ lâm thời.
+ Ngày 26/3/1871, nhân dân Pa-ri tiến hành bầu Hội đồng Công xã theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. 86 đại biểu đã trúng cử, hầu hết là công nhân và trí thức, đại diện cho nhân dân lao động Pa-ri.
- Tổ chức bộ máy nhà nước của Công xã Pa-ri:
+ Hội đồng Công xã là cơ quan nhà nước cao nhất, tập trung trong tay quyền lập pháp và hành pháp, đảm nhận chức năng chính quyền của giai cấp vô sản.
+ Hội đồng Công xã lập ra nhiều uỷ ban (Uỷ ban Tư pháp, Uỷ ban Lương thực, Uỷ ban Giáo dục,...). Đứng đầu mỗi uỷ ban là một uỷ viên Công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.
- Các chính sách của Công xã Pa-ri:
+ Giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ, thành lập lực lượng vũ trang của nhân dân;
+ Tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của Nhà nước;
+ Quy định mức tiền lương tối thiểu, cấm cúp phạt và đánh đập công nhân;
+ Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí;
+ Giao cho công nhân quản lí những nhà máy của giới chủ trốn khỏi Pa-ri...
- Sự thất bại của Công xã Pa-ri:
+ Do Công xã Pa-ri không đánh bại hoàn toàn quân của Chính phủ tư sản, chỉ tập trung xây dựng chính quyền, nên Chi-e đã tập hợp lại lực lượng và kết hợp với quân Phổ để tổ chức phản công.
+ Được sự hậu thuẫn của Phổ, ngày 2/4/1871, quân đội của “Chính phủ Vệ quốc" bắt đầu tấn công vào Pa-ri. Cuộc chiến đấu giữa nhân dân Pa-ri với “Chính phủ Vệ quốc" diễn ra ác liệt, đến ngày 28/5/1871, chiến luỹ cuối cùng của Công xã Pa-ri bị phá vỡ.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Giáng một đòn nặng nề vào chủ nghĩa tư bản, mở ra thời kì đấu tranh mới của giai cấp vô sản thế giới.
+ Sự ra đời của Công xã Pa-ri cùng những chính sách tiến bộ được thi hành cho thấy đây là hình ảnh nhà nước kiểu mới.
+ Công xã Pa-ri còn thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm; cổ vũ nhân dân lao động thế giới đấu tranh vì một tương lai tốt đẹp; để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng thế giới.
Tham khảo
- Kết quả quan trọng nhất của Cách mạng Tân Hợi là: lật đổ chính quyền phong kiến Mãn Thanh, chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc; thiết lập nên nhà nước Trung Hoa Dân quốc.
- Kết quả này không đáp ứng được đầy đủ các nội dung của chủ nghĩa tam dân. Vì: nội dung của chủ nghĩa tam dân là: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”. Tuy nhiên, trong quá trình diễn ra cách mạng, các nhà lãnh đạo đã không xác định rõ mục tiêu chống lại các nước đế quốc xâm lược. Do đó, sau khi cách mạng kết thúc, Trung Quốc vẫn lệ thuộc vào các nước phương Tây.
Tham khảo
Nguyên nhân dẫn đến cách mạng tư sản Anh
- Đến thế kỉ XV - XVI, đời sống kinh tế - chính trị - xã hội ở Anh có nhiều chuyển biến:
+ Nền kinh tế Anh chuyển sang thời kì phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa
+ Xã hội có nhiều biến động, như: nông dân bất bình với nhà nước phong kiến; tầng lớp quý tộc mới ra đời, có thể lực về kinh tế nhưng không có địa vị chính trị tương xứng,…
+ Nền cai trị chuyên chế của vua Sác-lơ I đã tạo ra nhiều bất ổn về chính trị.
- Năm 1640, do cần tiền để đàn áp cuộc nổi dậy ở Xcốt-len, vua Sác-lơ I triệu tập Nghị viện để đặt thêm thuế mới, nhưng bị từ chối. Mâu thuẫn giữa nhà vua với nghị viện ngày càng sâu sắc.
=> Tháng 8/1642, Vua Sác-lơ I tuyên chiến với Nghị viện, cách mạng bùng nổ.
Tham khảo
* Tình hình chính trị Việt Nam thời Nguyễn:
- Về hành chính:
+ Nhà Nguyễn xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền trên toàn lãnh thổ, nối liền một dải từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.
+ Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam. Cả nước được chia làm 3 vùng là: Bắc thành; Gia Định thành và 4 trấn,7 doanh (ở khu vực miền Trung)
+ Đến thời Minh Mạng, cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.
=> Bộ máy nhà nước quân chủ hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.
- Về luật pháp:
+ Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành Hoàng Việt luật lệ, còn gọi là Luật Gia Long.
+ Nội dung của Luật Gia Long bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội thời Nguyễn.
- Về quân đội: chia thành 3 bộ phận:
+ Thân binh (bảo vệ nhà vua)
+ Cấm binh (phòng thủ hoàng thành)
+ Tinh binh (ở kinh đô và các địa phương).
- Về đối ngoại:
+ Thực thi “bang giao triều cống” với nhà Thanh; đối đầu với Xiêm; buộc Lào, Chân Lạp thần phục;
+ Thiết lập ngoại giao, buôn bán với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.
+ Thời Gia Long, quan hệ với Pháp khá cởi mở. Thời Minh Mạng, nhà Nguyễn khước từ tất cả yêu cầu bang giao của các nước phương Tây.
* So sánh cơ cấu hành chính Việt Nam thời Gia Long và Minh Mạng:
- Thời vua Gia Long: cả nước được chia làm 3 vùng là:
+ Bắc thành (gồm các trấn thuộc Bắc bộ ngày nay);
+ Gia định thành (gồm các trấn thuộc Nam Bộ ngày nay).
+ 4 trấn và 7 doanh do nhà vua trực tiếp quản lí (thuộc khu vực Trung Bộ ngày nay).
- Thời vua Minh Mạng:
+ Cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.
+ Đứng đầu liên tỉnh là Tổng đốc, đứng đầu tỉnh là Tuần phủ.
Tham khảo:
* Tình hình chính trị Việt Nam thời Nguyễn:
- Về hành chính:
+ Nhà Nguyễn xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền trên toàn lãnh thổ, nối liền một dải từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.
+ Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam. Cả nước được chia làm 3 vùng là: Bắc thành; Gia Định thành và 4 trấn,7 doanh (ở khu vực miền Trung)
+ Đến thời Minh Mạng, cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.
=> Bộ máy nhà nước quân chủ hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.
- Về luật pháp:
+ Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành Hoàng Việt luật lệ, còn gọi là Luật Gia Long.
+ Nội dung của Luật Gia Long bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội thời Nguyễn.
- Về quân đội: chia thành 3 bộ phận:
+ Thân binh (bảo vệ nhà vua)
+ Cấm binh (phòng thủ hoàng thành)
+ Tinh binh (ở kinh đô và các địa phương).
- Về đối ngoại:
+ Thực thi “bang giao triều cống” với nhà Thanh; đối đầu với Xiêm; buộc Lào, Chân Lạp thần phục;
+ Thiết lập ngoại giao, buôn bán với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.
+ Thời Gia Long, quan hệ với Pháp khá cởi mở. Thời Minh Mạng, nhà Nguyễn khước từ tất cả yêu cầu bang giao của các nước phương Tây.
* So sánh cơ cấu hành chính Việt Nam thời Gia Long và Minh Mạng:
- Thời vua Gia Long: cả nước được chia làm 3 vùng là:
+ Bắc thành (gồm các trấn thuộc Bắc bộ ngày nay);
+ Gia định thành (gồm các trấn thuộc Nam Bộ ngày nay).
+ 4 trấn và 7 doanh do nhà vua trực tiếp quản lí (thuộc khu vực Trung Bộ ngày nay).
- Thời vua Minh Mạng:
+ Cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.
+ Đứng đầu liên tỉnh là Tổng đốc, đứng đầu tỉnh là Tuần phủ.
Tham khảo
- Nguyên nhân:
+ Cuối thế kỉ XIX, các nước đế quốc phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
+ Giống như nhiều nước châu Á khác, Nhật Bản cũng đứng trước nguy cơ bị xâm lược.
=> Sau khi lên ngôi, tháng 1/1868, Nhật hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu và giữ vững nền độc lập.
- Nội dung cải cách: Cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành trên nhiều lĩnh vực.
+ Về chính trị: Thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới, trong đó tầng lớp võ sĩ đạo (sa-mu-rai) đóng vai trò quan trọng; Ban hành Hiến pháp mới (1889), thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
+ Về kinh tế: Thi hành chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường;Cho phép mua bán ruộng đất;Phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn;Xây dựng cơ sở hạ tầng (đường xá, cầu cống....).
+ Về xã hội: từng bước thay đổi và xóa bỏ chế độ nông nô, bỏ chế độ thu tô lãnh địa thay bằng chế độ lương bổng.
+ Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kĩ thuật trong giảng dạy, cử học sinh giỏi đi học ở phương Tây,...
+ Về quân sự: Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây; Chú trọng công nghiệp đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí, mời chuyên gia quân sự nước ngoài về huấn luyện,...
- Ý nghĩa:
+ Giúp cho Nhật Bản giữ được độc lập, chủ quyền; mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản.
+ Có ảnh hướng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á (trong đó có Việt Nam)
- Đặc điểm chính: cuộc Duy tân Minh trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, diễn ra dưới hình thức cải cách cách, canh tân đất nước.
Tham khảo
♦ Trình bày sơ lược về cách mạng Tân Hợi (1911)
- Nguyên nhân bùng nổ:
+ Nguyên nhân sâu xa: mâu thuẫn giữa nhân dân Trung Quốc với đế quốc xâm lược và lực lượng phong kiến đầu hàng ngày càng sâu sắc.
+ Nguyên nhân trực tiếp: tháng 5/1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”, nhưng thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc. Sự kiện này đã gây nên làn sóng căm phẫn công khai trong quần chúng.
=> Năm 1911, Trung Quốc Đồng minh hội đã lãnh đạo nhân dân Trung Quốc tiến hành Cách mạng Tân Hợi nhằm: lật đổ triều đình Mãn Thanh, thiết lập chế độ Cộng hòa.
- Các sự kiện chính của Cách mạng Tân Hợi:
+ Ngày 10/10/1911, cách mạng bùng nổ và thắng lợi ở Vũ Xương.
+ Ngày 10/12/1911, cách mạng thắng lợi ở Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên, miền Bắc Trung Quốc.
+ Ngày 1/1/1912, Chính phủ lâm thời được thành lập ở Nam Kinh, tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc. Tôn Trung Sơn được bầu làm Đại Tổng thống.
+ Tháng 2/1912, Viên Thế Khải lên thay Tôn Trung Sơn làm Tổng thống. Cách mạng kết thúc.
- Kết quả: lật đổ chính quyền phong kiến Mãn Thanh; thiết lập chính phủ Trung Hoa Dân quốc.
- Ý nghĩa: mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc; ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á (trong đó có Việt Nam).
- Hạn chế:
+ Không xóa bỏ triệt để giai cấp phong kiến.
+ Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
+ Không chống lại các nước đế quốc xâm lược.
♦ Vai trò của Tôn Trung Sơn:
- Đề ra học thuyết Tam dân: “dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”;
- Sáng lập tổ chức Trung Quốc đồng minh hội (tổ chức này lấy học thuyết tam dân làm cương lĩnh).
- Cùng với Trung Quốc Đồng minh hội lãnh đạo cách mạng Tân hợi, lật đổ chính quyền Mãn Thanh, khai sinh ra Trung Hoa Dân quốc.