K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 8 2023

Tham khảo:

Vấn đề tăng dân số tự nhiên ở châu Phi:

- Năm 2020, số dân châu Phi khoảng 1 340 triệu người, chiếm khoảng 17% số dân thế giới.

- Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên cao nhất thế giới với 2,54% (giai đoạn 2015 - 2020).

- Gia tăng dân số quá nhanh là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển, dẫn đến đói nghèo, tài nguyên bị khai thác kiệt quệ, suy thoái và ô nhiễm môi trường,...

18 tháng 1 2023

– Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi cao hơn nhiều so với thế giới.

– Trong khi tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thế giới giảm thì tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi vẫn tăng => tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi gần đây cao hơn 2 lần so với thế giới.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 9 2023

Vấn đề nạn đói ở châu Phi:

- Mỗi năm, có hàng chục triệu người bị nạn đói đe dọa; trong đó, vùng nam hoang mạc Xa-ha-ra là nơi chịu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

- Hằng năm, rất nhiều quốc gia châu Phi phải phụ thuộc vào viện trợ lương thực của thế giới.

18 tháng 1 2023

Vấn đề xung đột quân sự ở châu Phi:

– Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng ở châu Phi.

– Nguyên nhân: mâu thuẫn giữa các bộ tộ, cạnh tranh về tài nguyên thiên nhiên…

– Hậu quả: thương vong về người, gia tăng nạn đói, bệnh tật, di dân, chính trị bất ổn, ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên,… tạo cơ hội để nước ngoài can thiệp.

16 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Xung đột quân sự ở châu Phi là vấn đề nghiêm trọng. Xung đột xảy ra do mâu thuẫn giữa các bộ tộc, cạnh tranh tài nguyên thiên nhiên…

- Hậu quả là dẫn đến thương vong về người, gia tăng nạn đói, bệnh tật, di dân, bất ổn chính trị, ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyên…và là cơ hội để nước ngoài can thiệp.

17 tháng 1 2023

Đặc điểm các đới thiên nhiên ở châu Á (3 đới thiên nhiên):

– Đới lạnh:

+ Có khí hậu cực và cận cực, lạnh giá khắc nghiệt.

+  Phân bố ở 1 dải hẹp phía bắc.

+ Nghèo thành phần loài: thực vật chủ yếu là rêu, địa y, không có thân gỗ và các động vật chịu lạnh hoặc di cư.

– Đới ôn hòa:

+ Diện tích rất rộng, có sự phân hóa bắc – nam, đông – tây.

+ Vùng Xi-bia rộng lớn ở phía bắc: khí hậu ôn đới lục địa lạnh, khô về mùa đông. Rừng lá kim phát triển mạnh trên đất pốt dôn. Hệ động vật tương đối phong thú.

+ Phía đông, đông nam Trung Quốc và quần đảo Nhật Bản: khí hậu cận nhiệt gió mùa. Có nhiều loài cây gỗ và động vật quý.

+ Các khu vực nằm sâu trong lục địa: khí hậu khô hạn khắc nghiệt, hình hành các thảo nguyên, hoang mạc, bán hoang mạc.

– Đới nóng:

+ Chủ yếu có khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo.

+ Thảm thực vật điển hình là rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa phân bố ở Đông Nam Á, Nam Á.

+ Rừng nhiệt đới có thành phần loài đa dạng, gỗ tốt và động vật quý hiếm.

– Vấn đề cần lưu ý trong sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á

+ Phần lớn rừng, thảo nguyên ở châu Á đã bị con người khai phá chuyển thành đất nông nghiệp, công nghiệp, khu dân cư, khu công nghiệp.

+ Rừng tự nhiên còn lại rất ít, nhiều loài thực, động vật bị suy giảm nghiêm trọng.

=> Việc bảo vệ, khôi phục lại rừng là vấn đề rất quan trọng ở các quốc gia châu Á.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 9 2023

(Em chỉ cần chọn 1 trong 3 kiểu môi trường được trình bày bên dưới để ghi vào vở).

Đặc điểm của một trong các môi trường tự nhiên ở Châu Phi:

* Môi trường Xích đạo

- Phạm vi: Gồm bồn địa Công-gô và duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê.

- Khí hậu nóng và ẩm điều hoà, thảm thực vật rừng rậm xanh quanh năm.

* Hai môi trường nhiệt đới

-  Phạm vi: gần như trùng với ranh giới đới khí hậu cận xích đạo.

- Có sự phân hoá ra mùa mưa và mùa khô rõ rệt. 

- Thảm thực vật chủ yếu là rừng thừa và xa van cây bụi.

- Động vật: nhiều loài ăn cỏ (ngựa vằn, sơn dương, hươu cao cổ,...) và ăn thịt (sư tử, báo gấm,...).

* Hai môi trường cận nhiệt 

- Phạm vi: phần cực bắc và cực nam châu Phi. 

- Mùa đông ấm, ẩm và mưa nhiều; mùa hạ nóng, khô. 

- Thảm thực vật là rừng và cây bụi lá cứng.

4 tháng 2 2023

Vấn đề nạn đói ở châu Phi:

- Mỗi năm, có hàng chục triệu người bị nạn đói đe dọa; trong đó, vùng nam hoang mạc Xa-ha-ra là nơi chịu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

- Hằng năm, rất nhiều quốc gia châu Phi phải phụ thuộc vào viện trợ lương thực của thế giới.

Vấn đề xung đột quân sự ở châu Phi:

- Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng ở châu Phi.

- Nguyên nhân: mâu thuẫn giữa các bộ tộ, cạnh tranh về tài nguyên thiên nhiên… 

- Hậu quả: thương vong về người, gia tăng nạn đói, bệnh tật, di dân, chính trị bất ổn, ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên,... tạo cơ hội để nước ngoài can thiệp.

19 tháng 12 2023

Giàu tài nguyên nhưng trình độ dân trí, văn minh, kinh tế kém phát triển hơn các châu khác
Do bị đàn áp, đô hộ và áp bức từ các nước thực dân.
Chưa được phát triển đúng cách, đúng hướng. Bị các nước lớn chèn ép. Không có nguồn cán bộ, kỹ thuật để phát huy tốt tiềm năng tài nguyên.
Vẫn còn lưu giữ những văn minh cổ xữa, những "yếu tố" lạc hậu không kịp thích ứng với thời đại mới.
Chưa có quan hệ kinh doanh phát triển kinh tế theo xu hướng toàn cầu hóa, Mở cửa thì có nhưng chỉ để cho các nước Phương Tây "đào mỏ"
Còn phải phụ thuộc nhiều vào các nước giàu nên khó có cơ hội tách ra đi theo con đường riêng.

-Trải qua chiến tranh và bị đô hộ kéo dài. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật.
-Trình độ dân trí thấp do ảnh hưởng của chiến tranh.

Vì người dân châu Phi không có cách khai thác hợp lý nguồn tài nguyên giàu có cộng thêm bộ máy quản lý yếu kém nên nghèo vẫn hoàn nghèo

17 tháng 1 2023

*Bảo vệ môi trường nước

- Thực hiện các dự án kiểm soát nguồn nước thải

- Đầu tư công nghệ tiên tiến làm sạch nguồn nước

- Nâng cao nhận thức của người dân

- Hợp tác giữa các quốc gia để cùng kiểm soát ô nhiễm trên các dòng sông và các vùng biển

*Bảo vệ môi trường không khí

- Đầu tư vào công nghệ xanh, phát triển năng lượng mặt trời, năng lượng gió,... nhằm hạn chế khí thải, cải thiện chất lượng không khí

- Giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt, than,...

17 tháng 1 2023

a, Bảo vệ môi trường không khí

– Nguyên nhân: Do sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải đã làm môi trường không khí châu Âu ô nhiễm.

– Giải pháp: kiểm soát chất lượng khí thải, đánh thuế các-bon, thuế tiêu thụ nhiên liệu có hàm lượng các-bon cao, đầu tư phát triển công nghệ xanh, sử dụng năng lượng tái tạo, giảm lượng xe lưu thông trong thành phố, ưu tiên giao thông công cộng.

b, Bảo vệ môi trường nước

– Nguyên nhân: Do chất thải từ sản xuất và sinh hoạt nên môi trường nước của châu Âu bị ô nhiễm.

– Giải pháp: tăng cường kiểm soát đầu ra của nguồn nước thải trong sinh hoạt và sản xuất, xử lí rác thải, nước thải trước khi đưa ra môi trường, kiểm soát và xử lí các nguồn gây ô nhiễm từ kinh tế biển, nâng cao ý thức người dân.

19 tháng 1 2023

- Vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học ở châu Âu: + Đa dạng sinh học giữ vai trò quan trọng đối với châu Âu, nhất là rừng và biển tuy nhiên đang bị suy giảm.

+ Châu Âu đã thực hiện các biện pháp để bảo vệ đa dạng sinh học như: Thành lập khu bảo tồn, áp dụng các quy định nghiêm ngặt trong đánh bắt thủy sản, quản lí rừng chặt chẽ.

+ Kết quả: Rừng ngày càng mở rộng, nhiều loài sinh vật được bảo tồn, trồng cây xanh hóa đô thị. 

17 tháng 1 2023

Đặc điểm dân cư châu Á:

– Có số dân đông nhất trong các châu lục của thế giới. Năm 2020, dân số châu Á đạt 4 641,1 triệu người, chiếm hơn 1 nửa dân số thế giới (59,5%).

– Số dân tăng nhanh trong khoảng thế kỷ XX. Hiện nay có xu hướng giảm do thực hiện chính sách hạn chế gia tăng dân số.

– Là khu vực có cơ cấu dân số trẻ nhưng đang chuyển biến theo hướng già hóa.

– Cư dân thuộc nhiều chủng tộc: Môn-gô-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-it, Ô-xtra-lô-it.

17 tháng 1 2023

Đặc điểm dân cư châu Á:

a, Số dân

- Có số dân đông nhất trong các châu lục

- 2019 : 4,6 tỉ người, chiếm 61% dân số thế giới

b, Cơ cấu dân số

- Có số dân trẻ nhưng đang chuyển biến theo hướng chuyển hóa

17 tháng 1 2023

– Châu Âu rất chú trọng bảo vệ đa dạng sinh học. Hệ sinh thái trên cạn và dưới nước đều được châu Âu bảo tồn tương đối tốt.

– Giải pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở châu Âu: ban hành chính sách bảo vệ và phát triển rừng bền vững, giảm thiểu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước và môi trường đất.