Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Cần phải bảo vệ nguồn nước ngọt vì:
- Nước ngọt có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể con người, các hoạt động sinh hoạt và sản xuất:
+ Cơ thể con người cần 1 lượng nước để duy trì sự sống, nếu thiếu nước cơ thể sẽ mệt mỏi, bệnh tật.
+ Nước ngọt cần thiết cho sinh hoạt (ăn uống, tắm giặt, rửa bát,…).
+ Tưới tiêu cho cây trồng, làm mát máy móc, thiết bị công nghiệp,…
- Nước ngọt chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong thủy quyển và đang ngày càng khan hiếm (thủy quyển bao phủ tới 76% bề mặt Trái Đất, nhưng chỉ có 2,5% là nước ngọt, trong đó thì 70% lượng nước ngọt này tồn tại dưới dạng băng tuyết).
* Giải pháp cụ thể để bảo vệ nguồn nước ngọt:
- Phân phối lại nguồn nước ngọt trên thế giới;
- Sử dụng nguồn nước hợp lí;
- Hạn chế gây ô nhiễm nguồn nước,…
- Xử lý nước thải hợp lí
- Phân loại rác thải.
Phân biệt các loại hồ theo nguồn gốc hình thành.
+ Hồ núi lửa: có nguồn gốc từ hoạt động của núi lửa. Các hồ núi lửa thường hình thành ở miệng núi lửa và khá sâu.
+ Hồ kiến tạo: hình thành tại các nơi lún sụt, nứt vỡ trên mặt đất do các mảng kiến tạo di chuyển, như hồ Bai-can (Liên bang Nga). Các hồ này thường dài và sâu.
+ Hồ móng ngựa: hình thành tại các khúc uốn sông bị tách ra khỏi dòng chính, sau khi chuyển dòng. Hồ dạng này thường nông, có dạng cong, như Hồ Tây (Hà Nội).
+ Hồ băng hà: Trong quá trình di chuyển, các khối đá do sông băng cổ mang theo đã bào lõm mặt đắt bên dưới. Về sau, khi sông băng không còn, các hồ lõm trở thành lòng hồ, như hệ thống Ngũ Hồ (ở biên giới Hoa Kỳ và Ca-na-đa).
+ Hồ nhân tạo: là hồ do con người tạo nên, với các mục đích khác nhau như hồ thuỷ điện, hồ thuỷ lợi, hồ cảnh quan....
Thủy quyển là toàn bộ lớp nước bao quanh Trái Đất, phân bố trong các đại dương, trên lục địa, trong các lớp đất đá, trong khí quyển và trong cơ thể sinh vật.
Vai trò của ngành trồng trọt:
- Tạo việc làm, giúp ổn định cuộc sống cho 1 bộ phận lớn cư dân nông thôn.
- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến; cơ sở phát triển chăn nuôi; mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
- Góp phần đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường.
Vai trò
- Chăn nuôi cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cao cho con người.
- Sản phẩm ngành chăn nuôi là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất tiêu dùng.
- Ngành chăn nuôi phát triển sẽ thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển.
- Tạo ra các mặt hàng xuất khẩu có giá trị, tăng GDP của đất nước.
- Là một mắt xích quan trọng trong sản xuất nông nghiệp bền vững.
Sản xuất nông nghiệp phát triển theo định hướng:
- Phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu: tạo ra các giống mới, thay đổi quy mô và cơ cấu cây trồng phù hợp, phát triển thuỷ lợi,...
- Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng khoa học - công nghệ để quản lí quá trình sản xuất, tăng hiệu quả sản xuất,...
- Phát triển nông nghiệp xanh (hữu cơ): khai thác tối đa các nguồn tài nguyên sạch, hướng đến một mô hình tăng trưởng bền vững gắn với bảo vệ môi trường.
Vai trò của mỗi nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế:
* Các nguồn lực bên trong: vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế của 1 lãnh thổ.
- Vị trí địa lí: tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn trong việc trao đổi, hợp tác cùng phát triển giữa các lãnh thổ.
Ví dụ: Việt Nam có vị trí nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực ĐNA, giáp biển => Thuận lợi giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới.
- Nguồn lực tự nhiên: yếu tố đầu vào để sản xuất hàng hóa, dịch vụ giúp phát triển kinh tế. Sự giàu có và đa dạng về tài nguyên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển.
Ví dụ: Hoa Kì là quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú (giàu tài nguyên khoáng sản, diện tích đồng bằng rộng lớn, đất màu mỡ, nguồn nước dồi dào,…) => Lợi thế để phát triển kinh tế.
- Nguồn lực kinh tế - xã hội: đóng vai trò trực tiếp và vô cùng quan trọng đối với sự phát triển KT-XH.
Ví dụ: Nhật Bản là quốc gia rất nghèo tài nguyên thiên nhiên nhưng nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới nhờ yếu tố con người.
* Các nguồn lực bên ngoài: Việc tận dụng, thu hút vốn đầu tư, nguồn nhân lực, tri thức và sản phẩm khoa học – công nghệ, thị trường bên ngoài lãnh thổ,… sẽ tạo sức mạnh cho sự phát triển kinh tế.
Ví dụ: Để phát triển nền kinh tế nhanh chóng, Nhật Bản rất biết tận dụng các nguồn lực từ bên ngoài (có chính sách tốt thu hút lao động chất lượng cao từ các nước khác, nhập khẩu lao động, mua bằng sáng chế,…).
Cách sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống:
- Xác định rõ nội dung, yêu cầu của việc đọc bản đồ.
- Chọn bản đồ phù hợp với nội dung cần tìm hiểu.
- Hiểu được các yếu tố cơ bản của bản đồ như: tỉ lệ bản đồ, kí hiệu bản đồ, phướng pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ,…
- Tìm hiểu kĩ bảng chú giải bản đồ.
- Xác định mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ.
- Khi đọc bản đồ, để giải thích một hiện tượng địa lí nào đó cần phải đọc các bản đồ có nội dung liên quan để phân tích, so sánh và rút ra nhận định cần thiết.
- Sinh quyển là một trong những bộ phận cấu tạo nên lớp vỏ Trái Đất, nơi có sự sống tồn tại.
- Phạm vi, giới hạn: gồm phần thấp của khí quyển (tầng đối lưu), toàn bộ thủy quyển và phần trên của thạch quyển.
Các giải pháp để bảo vệ nguồn nước ngọt:
- Sử dụng nguồn nước ngọt một cách hiệu quả, tiết kiệm và tránh lãng phí.
- Giữ sạch nguồn nước, tránh ô nhiễm nguồn nước ngọt.
- Phân phối lại nguồn nước ngọt trên thế giới.