Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Cấu tạo của Trái Đất gồm ba lớp: nhân, man-ti và vỏ Trái Đất.
- Sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương.
Đặc điểm | Vỏ lục địa | Vỏ đại dương |
Phân bố | Ở lục địa. | Ở các nền đại dương. |
Độ dày trung bình | 70 km. | 5 km. |
Cấu tạo | Trầm tích, granit và badan. | Trầm tích và badan. |
* Giới hạn
- Vỏ địa lí ở lục địa: dưới tầng ô dôn đến phía trên của tầng granit.
- Vỏ địa lí ở đại dương: dưới tầng ô dôn đến phía trên của tầng trầm tích ở đại dương.
* So sánh vỏ Trái Đất và vỏ địa lí
Tiêu chí | Lớp vỏ Trái Đất | Lớp vỏ địa lí |
Chiều dày | Độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). | Khoảng 30 đến 35 km. |
Giới hạn | Từ phía dưới của vỏ phong hóa đến phía trên của lớp man-ti. | Giới hạn dưới của lớp ô dôn đến đáy vực thẳm đại dương; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hóa. |
Thành phần vật chất | Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (trầm tích, granit, badan). | Gồm khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau. |
- Đất là lớp vật chất mỏng bao phủ bề mặt các lục địa và đảo, được tạo thành do quá trình phong hóa các loại đá.
- Khác nhau giữa lớp vỏ phong hóa và đất:
+ Đất: tạo thành do quá trình phong hóa các loại đá; gồm tầng chứa mùn và tầng tích tụ.
+ Vỏ phong hóa: tạo thành bởi sự phong hóa của đá gốc; bao gồm cả đất (tầng chứa mùn, tầng tích tụ) và tầng đá mẹ.
- Các bộ phận của vỏ Địa lí: bao gồm các lớp vỏ thành phần (khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau.
- Giới hạn của vỏ địa lí: Vỏ địa lí bao gồm toàn bộ thuỷ quyển, sinh quyển và bộ phận phía trên của thạch quyển cùng với phần khí quyển bên dưới lớp ô-dôn. Chiều dày của vỏ địa lí khoảng 30 - 35 km.
Phân biệt lớp vỏ Trái Đất với lớp vỏ địa lí:
Tiêu chí | Lớp vỏ Trái Đất | Lớp vỏ địa lí |
Chiều dày | Độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). | Khoảng 30 đến 35 km (tính từ giới hạn dưới của lớp ô dôn đến đáy vực thẳm đại dương; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hóa). |
Thành phần vật chất | Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (trầm tích, granit, badan). | Gồm khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau. |
- Vỏ Trái Đất được cấu tạo bằng nhiều nguyên tố hóa học, chủ yếu là silic và nhôm. Khoáng vật và đá là những vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất.
- Khoáng vật
+ Là những nguyên tố hoặc hợp chất hóa học được hình thành do các quá trình địa chất. + Trong thiên nhiên, đa số khoáng vật ở trạng thái rắn như thạch anh, hematit, canxit,...
+ Một số khoáng vật là đơn chất như vàng, kim cương... hoặc hợp chất như canxit, thạch anh, mica,...
- Đá
+ Là tập hợp của một hay nhiều loại khoáng vật, là thành phần chủ yếu cấu tạo nên vỏ Trái Đất.
+ Dựa vào nguồn gốc hình thành, các loại đá được chia thành ba nhóm là đá mácma, đá trầm tích và đá biến chất.
- Thạch quyển là phần trên cùng của Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần cứng mỏng phía trên của man-ti.
- Giới hạn thạch quyển: độ dày khoảng 100 km.
- Phân biệt sự khác nhau giữa vỏ Trái Đất và thạch quyển:
Tiêu chí | Vỏ Trái Đất | Thạch quyển |
Độ dày | 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). | 100 km. |
Thành phần | Gồm vỏ lục địa và vỏ đại dương. | Gồm vỏ Trái Đất và phần cứng mỏng phía trên của manti. |
Tham khảo
Câu 1:
Câu 2:
Câu tục ngữ liên quan đến hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa.
- Tháng 5 là thời kì mùa hè ở Việt Nam (bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, Mặt Trời di chuyển từ chí tuyến Bắc xuống Xích đạo nên ngày dài hơn đêm.
- Tháng 10 là thời kì mùa đông ở Việt Nam (bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, Mặt Trời di chuyển từ chí tuyến Nam xuống Xích đạo nên có ngày ngắn hơn đêm.
- Câu tục ngữ này chỉ đúng với các quốc gia thuộc Bắc bán cầu vì mùa ở hai bán cầu trái ngược nhau.
Câu 3: Thời gian tại các Thành phố
- Hà Nội: 9 giờ + 7 = 16 giờ, ngày 13-11-2022
- Mát-xcơ-va: 9 giờ + 2 = 11 giờ, ngày 13-11-2022
- Niu Oóc: 9 giờ - 5 = 4 giờ, ngày 13-11-2022
- Ri-Ỗ đê Gia-nê-rô: 9 giờ - 3 = 6 giờ, ngày 13-11-2022
Câu 4: Hiện tượng nếu Trái Đất không tự quay
- Nếu Trái Đất không tự quay, một nửa bề mặt sẽ luôn đối mặt với Mặt Trời và trở nên quá nóng, trong khi nửa còn lại sẽ trở nên cực kỳ lạnh do không có ánh sáng và nhiệt độ.
Câu 5:
- Mặc dù Xích đạo có góc nhập xạ lớn nhất, nhiệt độ trung bình ở đây thấp hơn so với vùng chí tuyến do sự phân tán nhiệt độ qua các lớp không khí dày và hiện tượng gió đổi mùa.
Câu 6:
- Nhiệt độ trung bình năm của nước ta tăng dần từ bắc vào nam chủ yếu do càng vào nam, vĩ độ càng thấp, góc nhập xạ càng lớn và miền Bắc chịu tác động của gió mùa Đông Bắc lạnh, miền Nam ít chịu ảnh hưởng của gió này.
Vỏ lục địa và vỏ đại dương có những điểm khác nhau như sau:
- Có sự khác biệt về thành phần cấu tạo địa chất về độ dày nên vỏ Trái Đất chia thành hai kiểu chính:
+Vỏ lục địa được cấu tạo bới đá trầm tích, tầng granít, tầng bazan (nhưng chủ yếu bằng granít).
+Vỏ đại dương: được cấu tạo đá trầm tích, không có lớp đá granít, tầng bazan (nhưng chủ yếu bằng bazan)
- Khái niệm: Đất là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.
- Phân biệt đất và vỏ phong hóa:
+ Đất: tạo thành do quá trình phong hóa các loại đá; gồm 2 tầng trên cùng của vỏ phong hóa (tầng đất mặt và tầng tích tụ).
+ Vỏ phong hóa: tạo thành bởi sự phong hóa đá gốc; gồm cả tầng đất (trong đó có tầng đất mặt, tầng tích tụ) và tầng đá mẹ.
- Đặc điểm vỏ Trái Đất:
+ Lớp vật chất cứng ngoài cùng của Trái Đất;
+ Độ dày: 5 km (ở đại dương) – 70 km (ở lục địa).
+ Có 2 kiểu vỏ Trái Đất: vỏ lục địa và vỏ đại dương => Cấu tạo từ các loại đá khác nhau.
+ Gồm 3 tầng đá: tầng trầm tích, tầng granit và tầng 3 badan.
- Khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương:
Tiêu chí
Vỏ lục địa
Vỏ đại dương
Độ dày
70 km
5 km
Đá cấu tạo chủ yếu
Granit
Badan