Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Trong đời sống hàng ngày, em có thể sử dụng bản đồ số vào những mục đích:
+ Tìm đường đi;
+ Tiếp cận các dịch vụ xung quanh nơi mình đến: các địa điểm ăn uống, cây ATM, trạm xăng, trạm xe buýt và các phương tiện giao thông khác,…
+ Chia sẻ kiến thức về các tuyến đường, địa điểm ưa thích hoặc hướng dẫn đường đi cho người khác.
+ Lưu địa chỉ nhà và trường học hay nơi làm việc, thu phóng bản đồ, xem bản đồ nguoaji tuyến, sử dụng giọng nói để điều hướng,…
=> Ví dụ: Cách tìm đường đi từ nhà đến trường thông qua sử dụng Google Maps.
+ Bước 1: Sử dụng điện thoại thông minh có kết nối internet, mở ứng dụng Google Maps (Nhớ mở định vị).
+ Bước 2: Nhập địa chỉ trường học.
+ Bước 3: Nhấn tìm kiếm.
- Cách sử dụng Google Maps để tìm đường trên thiết bị điện tử có kết nối internet (tương tự ví dụ trên).
- Các bộ phận của vỏ Địa lí: bao gồm các lớp vỏ thành phần (khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau.
- Giới hạn của vỏ địa lí: Vỏ địa lí bao gồm toàn bộ thuỷ quyển, sinh quyển và bộ phận phía trên của thạch quyển cùng với phần khí quyển bên dưới lớp ô-dôn. Chiều dày của vỏ địa lí khoảng 30 - 35 km.
Phân biệt lớp vỏ Trái Đất với lớp vỏ địa lí:
Tiêu chí | Lớp vỏ Trái Đất | Lớp vỏ địa lí |
Chiều dày | Độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). | Khoảng 30 đến 35 km (tính từ giới hạn dưới của lớp ô dôn đến đáy vực thẳm đại dương; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hóa). |
Thành phần vật chất | Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (trầm tích, granit, badan). | Gồm khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau. |
* Đặc điểm
- Địa lí được học ở tất cả các cấp học phổ thông: Ở Tiểu học và Trung học cơ sở, nội dung giáo dục địa lí thuộc môn Lịch sử và Địa lí; ở Trung học phổ thông, Địa lí là môn học thuộc nhóm môn khoa học xã hội.
- Môn Địa lí mang tính chất tổng hợp, bao gồm cả lĩnh vực khoa học tự nhiên và lĩnh vực khoa học xã hội.
- Môn Địa lí có mối liên quan với các môn Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học và các môn Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật,...
* Vai trò
- Địa lí giúp các em có được những hiểu biết cơ bản về khoa học địa lí, khả năng ứng dụng kiến thức địa lí trong đời sống, củng cố và mở rộng nền tảng tri thức.
- Giáo dục cho các em lòng yêu nước, tinh thần hợp tác quốc tế, nhận thức đúng đắn và có trách nhiệm với môi trường.
- Giúp học sinh hiểu hơn về quá khứ, hiện tại và tương lai của toàn cầu, cũng như vai trò của từng địa phương đối với thế giới.
- Thích ứng với một thế giới luôn biến động, trở thành những công dân toàn cầu, có trách nhiệm.
- Trong mọi lĩnh vực kinh tế, Địa lí đều có những đóng góp giá trị, góp phần xây dựng nền kinh tế - xã hội phát triển và bền vững.
Những ngành nghề nào có liên quan đến kiến thức môn Địa lí
- Các hoạt động của ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, thiết kế quy hoạch các công trình nông nghiệp, quản lý đất đai và bảo vệ môi trường.
- Tham gia hoạt động vào các ngành thương mại, tài chính, dịch vụ, đặc biệt là trong ngành du lịch.
- Môn Địa lí cùng với các môn học khác trong nhà trường có thể hướng các em trở thành người truyền cảm hứng hoặc giảng dạy trong các cơ sở giáo dục và đào tạo.
- Một số ngành nghề khác: kĩ sư trắc địa, bản đồ, địa chất điều tra thăm dò tài nguyên thiên nhiên, hay những nhà nghiên cứu về các vấn đề kinh tế, xã hội, quản lý đô thị, quản lí xã hội,...
Một số ứng dụng và tính năng của GPS và bản đồ số:
- Định vị;
- Dẫn đường, quản lí và điều hành sự di chuyển của các đối tượng có gắn thiết bị định vị;
- Tìm người, thiết bị đã mất hay đánh dấu địa điểm khi chụp ảnh cũng như tối ưu hóa kết quả tìm kiếm;
- Ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực: giao thông vận tải, đo đạc khảo sát và thi công công trình, quân sự, khí tượng, giám sát Trái Đất,…
- Đối tượng: Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của đối tượng địa lí theo từng lãnh thổ (đơn vị hành chính) bằng cách đặt các biểu đồ vào phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó.
- Đặc điểm: Phương pháp này thể hiện được các đặc điểm về số lượng, chất lượng của các đối tượng và thường dùng để thể hiện trên bản đồ kinh tế - xã hội.
- Ý nghĩa: Trên bản đồ, người ta có thể sử dụng các loại biểu đồ khác nhau: biểu đồ cột, biểu đồ tròn,... biết được giá trị tổng cộng của đối tượng địa lí theo từng lãnh thổ.
- Đặc điểm vỏ Trái Đất:
+ Lớp vật chất cứng ngoài cùng của Trái Đất;
+ Độ dày: 5 km (ở đại dương) – 70 km (ở lục địa).
+ Có 2 kiểu vỏ Trái Đất: vỏ lục địa và vỏ đại dương => Cấu tạo từ các loại đá khác nhau.
+ Gồm 3 tầng đá: tầng trầm tích, tầng granit và tầng 3 badan.
- Khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương:
Tiêu chí | Vỏ lục địa | Vỏ đại dương |
Độ dày | 70 km | 5 km |
Đá cấu tạo chủ yếu | Granit | Badan |
Vai trò của ngành công nghiệp trong đời sống và phát triển kinh tế
- Công nghiệp có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Ở nhiều quốc gia, công nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP.
- Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa ở mỗi quốc gia thúc đẩy sự phát triển kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Sản phẩm công nghiệp cung cấp tư liệu sản xuất và nguồn nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác và là những mặt hàng xuất khẩu.
- Tác động đến xã hội: giải quyết việc làm cho người lao động; tăng thu nhập; cải thiện đời sống văn hóa, văn minh cho người dân,…
- Góp phần củng cố an ninh quốc phòng cho đất nước.
Đặc điểm của ngành dịch vụ:
- Sản phẩm của ngành dịch vụ thường không phải là vật chất cụ thể.
- Ngành dịch vụ có sự liên kết chặt chẽ với các ngành kinh tế khác và là mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất.
- Ngành dịch vụ có cơ cấu ngành đa dạng, có sự thay đổi nhanh về quy mô, loại hình dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu mới của thị trường.
- Các thành tựu khoa học – công nghệ đang được ứng dụng mạnh mẽ trong ngành dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và năng suất lao động.
Cách sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống:
- Xác định rõ nội dung, yêu cầu của việc đọc bản đồ.
- Chọn bản đồ phù hợp với nội dung cần tìm hiểu.
- Hiểu được các yếu tố cơ bản của bản đồ như: tỉ lệ bản đồ, kí hiệu bản đồ, phướng pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ,…
- Tìm hiểu kĩ bảng chú giải bản đồ.
- Xác định mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ.
- Khi đọc bản đồ, để giải thích một hiện tượng địa lí nào đó cần phải đọc các bản đồ có nội dung liên quan để phân tích, so sánh và rút ra nhận định cần thiết.