Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một số vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại trên thế giới (cố gắng khắc phục những khó khăn trong sản xuất với các hướng khác nhau):
- Hình thành cánh đồng lớn để tăng quy mô sản xuất => đáp ứng nhu cầu về nông sản ngày càng tăng của con người.
- Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ vào sản xuất => nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và hạn chế các tác động của điều kiện bất lợi.
- Tăng cường hợp tác, liên kết trong sản xuất => tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên tham gia.
Phát triển nông nghiệp bền vững thể hiện qua một số định hướng sau:
- Nông nghiệp xanh
+ Là cách thức phát triển ngành nông nghiệp, tối đa hóa cơ hội khai thác các nguồn tài nguyên sạch, mô hình nông nghiệp tăng trưởng bền vững gắn với bảo vệ môi trường.
+ Nông nghiệp xanh hay nông nghiệp hữu cơ đảm bảo bốn nguyên tắc (sức khoẻ, sinh thái, công bằng, cẩn trọng) dần trở thành hướng đi mới nhằm xây dựng một nền nông nghiệp văn minh thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
+ Các công nghệ mới không những góp phần sử dụng tiết kiệm tài nguyên, tăng năng suất và sản lượng nông sản mà còn hạn chế sức lao động của con người.
+ Các công nghệ phức hợp giúp quản lí chính xác hoạt động sản xuất nhằm tăng sinh lợi, hiệu quả, an toàn và thân thiện với môi trường hơn.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 2 (Đường sắt), quan sát hình 34.1 và kết hợp hiểu biết của bản thân.
Lời giải chi tiết:
* Tình hình phát triển và phân bố của đường sắt trên thế giới
- Tình hình phát triển:
+ Ra đời sớm, gắn liền với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 1 nhờ sự phát minh đầu máy hơi nước.
+ Hiện nay có nhiều sự đổi mới về sức kéo, đường ray, tải trọng, tốc độ di chuyển, công nghệ vận hành,... nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng.
+ Trên thế giới có hơn 1,37 triệu km đường sắt (năm 2020) với nhiều loại hình. Tại các đô thị lớn, hệ thống tàu điện cũng được chú trọng phát triển để đáp ứng nhu cầu vận tải của hành khách trong đô thị.
- Phân bố:
+ Tập trung nhiều nhất ở khu vực Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Á.
+ Hoa Kỳ, Trung Quốc, Liên bang Nga, Ấn Độ,... là những quốc gia có chiều dài đường sắt lớn trên thế giới.
* Một số tuyến đường sắt hiện có ở Việt Nam hiện nay
- Tuyến đường sắt Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh.
- Tuyến đường sắt Kép – Uông Bí – Hạ Long.
- Tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng.
- Tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai.
- Tuyến đường sắt Kép – Lưu Xá.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 1 (Đường ô tô), quan sát hình 34.1 và kết hợp hiểu biết của bản thân.
Lời giải chi tiết:
* Tình hình phát triển và phân bố của đường tô tô trên thế giới
- Tình hình phát triển:
+ Ra đời sớm, phát triển mạnh và phổ biến nhất hiện nay.
+ Số lượng ô tô trên thế giới không ngừng tăng lên, trong đó tăng mạnh nhất là phương tiện ô tô thân thiện với môi trường và có độ an toàn cao.
+ Mạng lưới đường sá ngày càng phát triển, tổng chiều dài đường ô tô không ngừng tăng lên, nhất là hệ thống đường cao tốc.
- Phân bố:
+ Mật độ đường ô tô tập trung nhiều nhất ở Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, các nước EU.
+ Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Tây Âu là các quốc gia có tỉ lệ sở hữu và sử dụng ô tô cao nhất trên thế giới.
* Một số tuyến đường cao tốc ở Việt Nam hiện nay
- Tuyến cao tốc TP. HCM – Trung Lương.
- Tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.
- Tuyến cao tốc Hà Nội – Hòa Bình.
- Tuyến cao tốc Hồng Lĩnh – Hương Sơn.
Yêu cầu số 1:
- Tình hình phát triển:
+ Ra đời sớm, phát triển mạnh và phổ biến nhất.
+ Các thành tựu khoa học - công nghệ được liên tục cập nhật và ứng dụng
+ Số lượng ô tô trên thế giới không ngừng tăng lên, nhất là phương tiện ô tô thân thiện với môi trường và có độ an toàn cao.
+ Mạng lưới đường sá phát triển, tổng chiều dài đường ô tô không ngừng tăng lên, nhất là hệ thống đường cao tốc.
- Phân bố: mật độ đường ô tô tập trung nhiều nhất ở Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, các nước EU. Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Tây Âu là các quốc gia có tỉ lệ sở hữu và sử dụng ô tô cao nhất trên thế giới.
Yêu cầu số 2: Một số tuyến đường cao tốc ở Việt Nam hiện nay: cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, cao tốc Hà Nội - Lào Cai.
Một số vấn đề phát triển nền nông nghiệp hiện đại trên thế giới
- Nông nghiệp ngày nay đang phải đối mặt với nguy cơ suy giảm tài nguyên đất, tác động của biến đổi khí hậu,...
- Phát triển nông nghiệp cũng tác động xấu đến môi trường (Ví dụ: gây ô nhiễm môi trường đất, suy thoái đất, ô nhiễm không khí từ thuốc trừ sâu,…).
- Nông nghiệp hiện đại ra đời thể hiện ở các lĩnh vực
+ Cơ giới hoá và tự động hoá trong sản xuất, thu hoạch, chế biến nông sản.
+ Ứng dụng công nghệ số để quản lý dữ liệu, điều hành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp,...
+ Công nghệ sinh học: lai tạo ra giống cây trồng, vật nuôi mới, biến đổi gen, sản xuất nhiều chế phẩm sinh học,...
+ Phương thức canh tác nông nghiệp không cần đất: canh tác trên giá thể, canh tác thuỷ canh, khí canh,...
Phương pháp giải:
Quan sát hình 34.2, đọc thông tin mục 5 (Đường hàng không) và kết hợp hiểu biết của bản thân.
Lời giải chi tiết:
* Tình hình phát triển và phân bố của đường hàng không trên thế giới
- Tình hình phát triển:
+ Ngành giao thông vận tải non trẻ nhưng có bước phát triển thần tốc nhờ tiến bộ của khoa học - công nghệ và tính ưu việt về tốc độ di chuyển.
+ Số lượng các máy bay dân dụng trên thế giới không ngừng tăng lên với khoảng 35 000 chiếc đang hoạt động. Các máy bay ngày càng hiện đại, vận chuyển được khối lượng lớn hơn, bay quãng đường xa hơn với tốc độ nhanh và an toàn hơn.
- Phân bố:
+ Hiện nay, thế giới có hơn 15 000 sân bay dân dụng đang hoạt động, tập trung chủ yếu ở Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Á.
+ Các tuyến hàng không nhộn nhịp nhất là tuyến vượt Đại Tây Dương kết nối châu Âu với châu Mỹ, tuyến nối Hoa Kỳ với các nước châu Á – Thái Bình Dương.
* Các sân bay và các tuyến hàng không nhộn nhịp nhất trên thế giới hiện nay
+ Sân bay: sân bay quốc tế Bắc Kinh (Trung Quốc), sân bay quốc tế Denver (Hoa Kỳ), sân bay quốc tế Dallas-For Worth, sân bay quốc tế King Fahd (Ả Rập Xê-út),…
+ Tuyến đường hàng không: tuyến vượt Đại Tây Dương kết nối châu Âu với châu Mỹ, tuyến nối Hoa Kỳ với các nước châu Á – Thái Bình Dương.
- Tình hình phát triển:
+ Hàng không là ngành giao thông vận tải non trẻ nhưng có bước phát triển thần tốc nhờ tiến bộ của khoa học - công nghệ và tính ưu việt về tốc độ di chuyển.
+ Số lượng các máy bay dân dụng trên thế giới không ngừng tăng lên với khoảng 35 000 chiếc đang hoạt động.
+ Các máy bay ngày càng hiện đại, vận chuyển được khối lượng lớn hơn, bay quãng đường xa hơn với tốc độ nhanh và an toàn hơn.
- Phân bố
+ Hiện nay, thế giới có hơn 15 000 sân bay dân dụng đang hoạt động, tập trung chủ yếu ở Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Á.
+ Các tuyến hàng không nhộn nhịp nhất là tuyến vượt Đại Tây Dương kết nối châu Âu với châu Mỹ, tuyến nối Hoa Kỳ với các nước châu Á - Thái Bình Dương.
- Các sân bay nhộn nhịp nhất trên thế giới hiện nay: Changi Singapore, Doha (Qatar), Incheon (Hàn Quốc), Dubai (UAE), Sangster (Jamaica), Chhatrapati Shivaji Maharaj - Mumbai (Ấn Độ), Zurich (Thụy Sỹ), Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ),…
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản:
- Vị trí địa lí: Ảnh hưởng đến sự phân bố, mở rộng thị trường và tiêu thụ sản phẩm của ngành.
- Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình (dạng địa hình, độ cao, độ dốc,…): ảnh hưởng đến quy mô, phương hướng sản xuất của ngành.
Ví dụ:
Vùng đồi thấp, rộng thuận lợi để chuyên canh cây công nghiệp với quy mô lớn.
Địa hình đồi núi phải canh tác dưới hình thức ruộng bậc thang để chống xói mòn, rửa trôi.
+ Đất đai (quỹ đất trồng, tính chất và độ phì của đất): ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu và năng suất cây trồng, vật nuôi.
Ví dụ: Cùng 1 loại cây trồng được trồng nơi đất màu mỡ, độ phì cao sẽ cho năng suất sinh học cao hơn so với loại đất có độ phì thấp.
+ Khí hậu (chế độ nhiệt, ẩm, yếu tố thời tiết,..): ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất, mùa vụ và tính ổn định trong sản xuất.
Ví dụ: Ở Việt Nam, vùng ĐBSH do có mùa đông lạnh nên chỉ sản xuất được 2 vụ lúa/năm, trong khi đó vùng ĐBSCL có thể sản xuất 3 vụ lúa/năm.
+ Nguồn nước: ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố và quy mô hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; là tư liệu sản xuất không thể thiếu của ngành thủy sản.
+ Sinh vật: nguồn cung cấp giống cây trồng, vật nuôi và là cơ sở thức ăn cho chăn nuôi.
- Kinh tế - xã hội:
+ Dân cư (quy mô, cơ cấu, mật độ dân số,…): ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành.
Ví dụ: Các thành phố đông dân cư là thị trường tiêu thụ lớn cho các sản phẩm nông nghiệp.
+ Nguồn lao động, trình độ lao động, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ,… ảnh hưởng đến quy mô, năng suất và hiệu quả sản xuất của ngành.
+ Cơ sở vật chất – kĩ thuật: ảnh hưởng đến quy mô, hiệu quả sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa trong ngành.
Các định hướng phát triển ngành công nghiệp trong tương lai là:
- Chuyển dần từ ngành công nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật - công nghệ cao.
- Sự phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp (như Cách mạng công nghiệp lần thứ tư) tác động mạnh mẽ đến sự liên kết và phát triển công nghiệp theo ngành, theo vùng.
- Hoạt động sản xuất công nghiệp ngày càng gắn với sự khai thác hợp lí, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Phát triển ngành công nghiệp theo hướng công nghiệp xanh, nhằm hạn chế phát thải khí CO2 và các chất độc hại ra môi trường.
- Quan niệm về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp:
Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp được hiểu là hệ thống liên kết không gian của các ngành, các cơ sở sản xuất nông nghiệp và các lãnh thổ dựa trên các cơ sở quy trình kĩ thuật mới nhất, chuyên môn hóa, tập trung hóa, liên hợp hóa và hợp tác sản xuất; cho phép sử dụng hiệu quuar nhất sự khác nhau theo lãnh thổ về các điều kiện tự nhiên, kinh ế, lao động và đảm bảo năng suất lao động xã hội cao nhất.
- Vai trò của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp:
+ Tạo ra những tiền đề cần thiết để sử dụng hợp lí các nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội của các lãnh thổ, các nước trên thế giới.
+ Góp phần đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp và nâng cao năng suất lao động xã hội.
+ Tạo ra các điều kiện liên kết, hợp tác giữa các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và các ngành kinh tế khác nhau.
Một số vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại trên thế giới hiện nay:
- Về tổ chức sản xuất: Nhiều nước đã hình thành những cánh đồng lớn, các vùng chuyên canh theo hướng hiện đại.
- Đối tượng lao động trong nông nghiệp: ngày càng đa dạng (các kĩ thuật lai giống, biến đổi gen).
=> Thực phẩm biến đổi gen cần kiểm nghiệm nghiêm ngặt trước khi đưa ra thị trường.
- Việc ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất nông nghiệp: ngày càng chú trọng, một số quốc gia đề cao phát triển “nông nghiệp xanh”.
- Vấn đề liên kết giữa các yếu tố trong sản xuất nông nghiệp: ngày càng chú trọng.