Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
- Một số giải pháp để thích ứng với biến đổi khí hậu:
+ Thay đổi cơ cấu mùa vụ, lựa chọn các cây trồng, vật nuôi có khả năng thích nghi với các tác động của biến đổi khí hậu; xây dựng các công trình thuỷ lợi.
+ Bảo vệ rừng, trồng rừng phòng hộ đầu nguồn và ven biển.
+ Xây dựng các cơ sở sản xuất ít gây ô nhiễm môi trường.
+ Phát triển giao thông công cộng và khuyến khích người dân sử dụng.
+ Sử dụng năng lượng (điện, xăng, dầu,...) tiết kiệm và hiệu quả.
- Một số giải pháp để giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu:
+ Phát triển nền nông nghiệp hữu cơ để hạn chế sử dụng phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật,...
+ Xử lí và tái sử dụng các phụ phẩm phế thải.
+ Cải tiến công nghệ, kĩ thuật để tiết kiệm nguồn năng lượng.
+ Phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như: năng lượng gió, năng lượng mặt trời,...
+ Tuyên truyền nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu.
- Ví dụ:
+ Năng lượng mặt trời, năng lượng gió,… đã được triển khai và sử dụng ở nhiều địa phương.
+ Nhiều phong trào bảo vệ môi trường đã được triển khai ở Việt Nam, ví dụ: “Thi đua thu gom rác tái chế tại hộ gia đình”; “Chung tay chống rác thải nhựa”; “Ngày chủ nhật xanh”; “Hưởng ứng giờ Trái Đất”,…
Tham khảo: Vai trò của khí hậu đối với sự phát triển du lịch Đà Lạt
(*) Trình bày: Đà Lạt nằm ở khu vực cao nguyên nên nhiệt độ nơi đây ở ngưỡng trung bình xấp xỉ khoảng 18 độ C đến 19 độ C; không khí trong lành, mát mẻ. Do địa hình cao và được bao phủ bởi núi rừng nên Đà Lạt thường xuyên có sương mù.
=> Với những đặc điểm khí hậu thú vị như vậy, nên các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng rất phát triển ở Đà Lạt, thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.
Tham khảo
- Ví dụ 1 (về giải pháp giảm nhẹ): Để giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu, hiện nay, ở Việt Nam đã tăng cường sản xuất và sử dụng một số nguồn năng lượng tái tạo, như: năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều,…
- Ví dụ 2 (về giải pháp thích ứng): Chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại Hợp tác xã Lang Minh (ở Xuân Lộc, Đồng Nai) để thích ứng với tình trạng hạn hán:
+ Trước đây, diện tích đất nông nghiệp tại Hợp tác xã Lang Minh chủ yếu chỉ trồng lúa. Tuy nhiên, những năm gần đây, do phải đối mặt với tình trạng hạn hán, thiếu nước phục vụ sản xuất, nên Hợp tác xã Lang Minh đã đẩy mạnh trồng ngô sinh khối (tức là: trồng ngô lấy thân, lá và bắp non làm thức ăn thô cho gia súc) bằng các giống ngô mới, như: NK67, NK7328,…
+ Việc tiến hành trồng ngô trên đất lúa, không chỉ giúp người dân tăng năng suất, tăng thu nhập, mà với cách trồng mới, sản xuất ngô còn góp phần cải tạo đất nông nghiệp.
Tham khảo
- Ở miền Bắc: mùa đông lạnh nên hoạt động du lịch diễn ra vào mùa hạ như: Sa pa (Lào Cai), Mẫu Sơn (lạng Sơn),… nơi có khí hậu mát mẻ, mùa đông nhiệt độ giảm mạnh.
- Ở miền Nam: hoạt động du lịch biển phát triển mạnh như: Nha Trang (Khánh Hòa); TP. Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu),…
- Khó khăn: thời tiết diễn biến thất thường ảnh hưởng hoạt động du lịch trên cả nước.
Tham khảo:
- Ở miền Bắc: mùa đông lạnh nên hoạt động du lịch diễn ra vào mùa hạ như: Sa pa (Lào Cai), Mẫu Sơn (lạng Sơn),… nơi có khí hậu mát mẻ, mùa đông nhiệt độ giảm mạnh.
- Ở miền Nam: hoạt động du lịch biển phát triển mạnh như: Nha Trang (Khánh Hòa); TP. Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu),…
- Khó khăn: thời tiết diễn biến thất thường ảnh hưởng hoạt động du lịch trên cả nước.
Tham khảo
♦ Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu Việt Nam: Biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng rõ rệt, có tác động trực tiếp đến các yếu tố của khí hậu, trước hết là nhiệt độ, mưa và các hiện tượng thời tiết cực đoan ở nước ta. Cụ thể:
- Gia tăng nhiệt độ: Nhiệt độ liên tục gia tăng. Trong giai đoạn 1958-2018, nhiệt độ trung bình năm của nước ta tăng lên 0,89℃.
- Biến động lượng mưa:
+ Lượng mưa thay đổi mạnh nhưng rất khác nhau thời gian, không gian và cường độ.
+ Tổng lượng mưa tăng khoảng 2,1% trong giai đoạn 1958 - 2018.
+ Số ngày mưa tăng lên ở Bắc Bộ, Trung Bộ nhưng giảm đi Nam Bộ và Tây Nguyên.
+ Mưa lớn xảy ra bất thường hơn về thời gian, địa điểm và cường độ.
- Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan:
+ Nhiệt độ tối cao và số ngày nắng nóng tăng lên trên phạm vi cả nước; số ngày rét đậm, rét hại có xu hướng giảm dần ở miền khí hậu phía bắc.
+ Tình trạng hạn hán có xu hướng tăng miền khí hậu phía bắc, giảm đi ở miền khí hậu phía nam và khu vực Trung Bộ.
+ Số lượng bão và áp thấp nhiệt đới tăng lên nhưng cơn bão mạnh tăng và thất thường về cường độ, thời gian hoạt động.
+ Số ngày rét đậm, rét hại giảm đi nhưng các ngày rét đậm, rét hại có nhiệt độ xuống thấp kỉ lục tăng lên.
♦ Ví dụ: Từ ngày 6/10/2020 đến 13/10/2020, đợt mưa lớn ở tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên Huế có tổng lượng mưa từ 1000mm - 2300mm.
Tham khảo
♦ Tác động biến đổi khí hậu đối với thủy văn: biến đổi khí hậu đã làm thay đổi chế độ dòng chảy, gia tăng thiên tai và nước biển dâng, cụ thể:
- Thay đổi chế độ dòng chảy:
+ Biến động của lượng mưa kéo theo sự thay đổi mạnh và thất thường của chế độ dòng chảy sông ngòi nước ta: mùa lũ, mực nước sông dâng cao, lũ thường lên nhanh và bất thường nên rất khó dự báo để phòng tránh; mùa cạn, dòng chảy sông ngòi giảm mạnh, mực nước sông hạ thấp.
- Gia tăng lũ lụt, sạt lở, hạn hán và xâm nhập mặn: Biến đổi khí hậu làm gia tăng tình trạng lũ lụt, sạt lở bờ sông trong mùa lũ; hạn hán kéo dài ở nhiều vùng trên cả nước và nhiễm mặn ở các đồng bằng ven biển trong mùa cạn.
- Nước biển dâng: Biến đổi khí hậu làm mực nước biển, đại dương tăng lên. Tính trung bình, mực nước tại các trạm hải văn ven biển có xu thế tăng 2,74 mm/năm.
♦ Ví dụ: Vùng đồng bằng sông Cửu Long trong những năm gần đây hiện tượng nhiễm mặn đang gia tăng.
Tham khảo
- Biến đổi khí hậu tác động lớn đến thuỷ văn nước ta, đặc biệt tới lưu lượng nước và chế độ nước sông:
+ Lượng mưa trung bình năm biến động làm lưu lượng nước sông cũng biến động theo.
+ Sự chênh lệch lưu lượng nước giữa mùa lũ và mùa cạn gia tăng. Vào mùa mưa lũ, số ngày mưa lũ gia tăng gây nên tình trạng lũ quét ở miền núi và ngập lụt ở đồng bằng ngày càng trầm trọng. Vào mùa cạn, lưu lượng nước giảm, làm gia tăng nguy cơ thiếu nước sinh hoạt và sản xuất ở một số địa phương.
Tham khảo
- Ví dụ 1 (Ảnh hưởng của địa hình đối với khí hậu và sinh vật):Ở một số dãy núi, thiên nhiên có sự phân hoá giữa hai bên sườn, điển hình là dãy Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam:
+ Ở sườn đón gió: mưa nhiều, sinh vật phát triển;
+ Ở sườn khuất gió: mưa ít, sinh vật nghèo nàn hơn.
- Ví dụ 2 (Ảnh hưởng của địa hình đối với sông ngòi): ở khu vực miền Trung, do địa hình núi cao ăn lan sát ra biển nên sông ngòi chủ yếu có địa hình ngắn và dốc, với hướng chảy tây bắc - đông nam.
- Ví dụ 3 (Ảnh hưởng của địa hình đối với đất): đất phù sa phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng ven biển miền Trung; đất feralit phân bố chủ yếu ở các tỉnh trung du và miền núi.
Tham khảo
- Một số hoạt động mà bản thân và gia đình có thể làm để góp phần ứng phó biến đổi khí hậu:
+ Tham gia ngày vì môi trường do trường học hoặc xã/phường/thị trấn tổ chức
+ Tiết kiệm điện, nước,… trong sinh hoạt hàng ngày.
+ Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện, hạn chế dùng than, rơm rạ, đốt rác,…
+ Thu gom phế liệu (giấy, chai lọ,…) để tái chế.
+ Hạn chế sử dụng túi ni-lông; tăng cường sử dụng các loại túi làm từ nguyên liệu giấy, vải,…
+ Đi bộ hoặc sử dụng các phương tiện công cộng (xe bus,…) để tới trường.
+ …
Tham khảo
(*) Lựa chọn: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại Hợp tác xã sản xuất thương mại dịch vụ Lang Minh (Xuân Lộc, Đồng Nai).
(*) Trình bày:
- Trước đây, diện tích đất nông nghiệp tại Hợp tác xã Lang Minh chủ yếu chỉ trồng lúa. Tuy nhiên, những năm gần đây, do phải đối mặt với tình trạng hạn hán, thiếu nước phục vụ sản xuất, nên Hợp tác xã Lang Minh đã đẩy mạnh trồng ngô sinh khối (tức là: trồng ngô lấy thân, lá và bắp non làm thức ăn thô cho gia súc) bằng các giống ngô mới, như: NK67, NK7328,…
- Việc tiến hành trồng ngô trên đất lúa, không chỉ giúp người dân tăng năng suất, tăng thu nhập, mà với cách trồng mới, sản xuất ngô còn góp phần cải tạo đất nông nghiệp.