K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 8 2017

Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị điều gì che lấp mất?

27 tháng 2 2022

Từ nội dung đoạn 3 bài thơ nhớ rừng , em thấy bài thơ như hiện lên những hồi ức uy nghi, lẫm liệt của “chúa sơn lâm” trong rừng xanh, đó là những kí ức không thể nào quên. Khung cảnh thiên nhiên hiện ra đẹp với cảnh trăng, rừng, mặt trời. Những câu thơ miêu tả cảnh sơn lâm hùng vĩ và hình ảnh con hổ ngự trị trong đó là những câu thơ đặc sắc nhất của bài thơ. Vậy liệu chú hổ này có ước ao được trở về một thời oai hùng này của chú hay không?. À tất nhiên phải là có chứ , chú đã và đang nhớ về cảnh tượng ngày xưa ấy, chú khát khao được tự do như một người cách mạng muốn ra khỏi nhà tù.Là kỷ niệm về thời kì huy hoàng tiếp tục hiện về khung cảnh bình minh. Vương quốc tràn ngập trong màu xanh và ánh nắng. Hổ nằm ngủ ngon lành trong khúc nhạc của tiếng chim muôn. Bức tranh trên hiện ra đầy màu sắc và âm thanh, màu hồng bình minh, màu vàng nhạt nắng sớm, màu xanh cây rừng, âm thanh vui nhộn của đàn chim. Tất cả đều tạo ra một không gian nghệ thuật, cảnh sắc hệt như xứ sở thần tiên.Nhưng than ôi! tất cả chỉ còn là kí ức huy hoàng, quá khứ càng oanh liệt nỗi tiếc nuối, hoài niệm càng đau đớn. Các cụm từ trước mỗi câu thơ như “nào đâu”, “đâu những”, càng cho thấy niềm nuối tiếc khôn cùng, sự xót xa trong chính con hổ. Bức tranh tứ bình đã khép lại, chỉ còn lại hình ảnh hiện thực tối tăm, gian cầm, tù túng và sự khát khao mãnh liệt được tự do.

10 tháng 8 2016

Câu nghi vấn: Có phải mùa hè, Hải kết hợp học tập với vui chơi không ?

Câu cảm thán: Thật nể phục! Mùa hè, Hải kết hợp học tập với vui chơi !

Câu cầu khiến:  Hãy để mùa hè, Hải kết hợp học tập với vui chơi!

10 tháng 8 2016

hải kết hợi học tập và vui chơi có nghĩa là j z

21 tháng 1 2021

2 câu với câu ghép:

Mặc dù ngày xưa mọi người rất hay đi xin chữ nhưng trong khổ cuối bài thơ thì mọi người lại không như vậy nữa.

Mặc dù ông chỉ múa vài nét chữ nhưng những nét chữ ấy lại thật đẹp và uyển chuyển.

2 câu cảm thán: Ông đồ trong bài thơ thật đáng thương biết bao!

Nét chữ của ông đồ thật đẹp!

2 câu nghi vấn: Liệu mọi người có còn nhớ tới ông đồ già nữa không?

Hình bóng ông đồ liệu có còn vương vấn trong những người qua đường hay họ thực sự đã quên?

17 tháng 3 2021

Trong bài thơ Quê hương, nhà thơ Tế Hanh đã miêu tả rất thành công và chân thực hình ảnh của những người dân làng chài quê ông. Thật vậy, qua hình ảnh của những người dân lao động, nhà thơ Tế Hanh còn đồng thời bộc lộ những tình cảm của mình đối với người dân cũng như làng chài quê hương. Đầu tiên, nhà thơ đã mở đầu bài thơ bằng khung cảnh ra khơi đánh cá người dân làng chài:"Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng. Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá". Người đọc cũng thấy được tình yêu quê hương của nhà thơ đã được gửi gắm vào những vần thơ miêu tả con người và cánh buồm trong bài. Những người dân khỏe khoắn yêu lao động :"Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang". Những từ như "phăng, mạnh mẽ, vượt" thể hiện được sức vóc phi thường của những người dân chài bình dị, siêng năng và yêu lao động. Thứ hai, hình ảnh những người dân làng chài lại một lần nữa được thể hiện ở những câu thơ miêu tả cảnh đón thuyền đánh cá trở về ồn ào, tấp nập. Những câu thơ chính là bài ca về lao động, bài ca về khát vọng no ấm của những người dân làng chài. Trong khung cảnh bình dị, no ấm của người dân, hình ảnh những người dân chài bình dị hiện lên. Hình ảnh gợi tả giàu sức biểu cảm "làn da ngăm rám nắng", "thân hình nồng thở vị xa xăm". Người đọc dường như thấy được sự chăm chỉ làm lụng cũng như tình yêu biển, tình yêu lao động của những người dân bám biển siêng năng. Xen lẫn những sự vất vả, họ hàng ngày vẫn bám biển vì miếng cơm manh áo và vì những thứ "xa xăm" trong đời sống tinh thần của họ. Chao ôi, những thứ xa xăm đó chính là tình yêu của họ dành cho biển cả, gia đình và quê hương! Tóm lại, qua bài thơ Quê hương, tác giả Tế Hanh đã miêu tả rất thành công hình ảnh của những người dân làng chài chăm chỉ làm lụng và có tình yêu lao động đáng khâm phục.

17 tháng 3 2021

ý kiến nào em?

4 tháng 2 2022

Em tham khảo:

Bốn câu thơ cuối trong bài Khi con tu hú có giọng thơ từ tha thiết nhớ chuyển thành uất hận sục sôi. Nhịp sống trào dâng, mời gọi, thôi thúc tràn ngập vào tận ngõ ngách tăm tối của chốn ngục tù, len lỏi vào tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi biến thành nỗi khát khao hành động: “muốn đạp lan phòng”. Mùa hè đã đến và mùa hè đang qua (Câu ghép). Bao âm thanh đã "dậy bên lòng”, thôi thúc, gịuc giã: "muốn đạp tan phòng" xà lim chật chội. Không cam chịu cảnh tù đày! Lòng uất hận dâng trào muốn phá tung chốn ngục tù chật chội và ngột ngạt để đón mùa hè. Câu thơ "Ngột làm sao / chết uất thôi" với cách ngắt nhịp 3/3, cảm xúc như nén xuống bỗng trào lên thể hiện một ý chí bất khuất. Quyết sống vì tự do! Quyết chết vì tự do! Mở đầu bài thơ là tiếng chim tu hú "gọi bầy", khép lại bài thơ là tiếng chim tu hú ''ngoài trời cứ kêu". Phải chăng tiếng chim vừa gợi nhớ gợi thương, vừa giục giã lên đường chiến đấu? (Câu nghi vấn). Bài thơ khép lại nhưng là nghe tiếng tu hú “cứ kêu”, kêu hoài, kêu mãi...Bài thơ cho ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi. Người chiến sĩ gang thép đó có một thế giới nội tâm rất mực phong phú, rung động mãnh liệt với nhịp đập của cuộc sống, gắn bó thiết tha với quê hương ruộng đồng, và một niềm khát khao tự do cháy bỏng."Khi con tu hú" là khúc ca tâm tình, là tiếng gọi đàn, hướng về đồng quê và bầu trời tự do với tất cả tình yêu và niềm khao khát cháy bỏng. Bài thơ ghi lại một nét đẹp bức chân dung tinh thần tự họa của người thanh niên cộng sản Tố Hữu thuở ấy. Để ta ngưỡng mộ và tin yêu. 

2 tháng 2 2023

Con người ta thường lảng quên đi cái tốt đẹp của truyền thống mà mãi chạy theo cái mới mẻ, hiện đại. Và hình ảnh ông đồ trong thời nho học suy tàn là sự điển hình của vấn đề này.

Ta cảm nhận rõ hơn ở bài thơ "Ông đồ" của tác giả Vũ Đình Liên. Nếu như là lúc trước, người ta sẽ quây gần bên ông đồ mà xem những nét phượng múa rồng bay. Còn giờ đây, mỗi năm lại mỗi vắng như lời bài thơ, không còn ai thuê viết, giấy đỏ thắm buồn thay cho ông đồ, mực đọng lại bởi chẳng được cọ viết quệt vào. Hình ảnh ấy gây cho người ta nỗi thương, nỗi buồn vô cùng trong lòng. Có thể, chính ông đồ còn buồn hơn cái tính chạy theo sự hiện đại của con người. Nhưng ông vẫn ngồi đấy, theo lời thơ lại miêu tảo ông: chẳng ai hay ông ngồi đấy, người ta bận theo những mốt mới những trò chơi ngày Tết mới. Ôi, sự não nề đến tột cùng chắc hẳn đang gợi trong suy nghĩ của ông đồ. Đến cuối cùng, xuân thì vẫn cứ đến thế nhưng chẳng thấy ông đồ đâu nữa. Ngồi đấy làm gì?. Cũng chẳng ai thèm đoái hoài đến. Ông chẳng còn ngồi đó, người ta bận bịu với những cái giải trí mới, người ta chẳng vây quanh khen ông tấm tắc nữa. 

Qua đoạn văn, ta có thể thấy được một hình ảnh không mấy đẹp đẽ mà chỉ toàn gợi lên cái buồn bã trong lòng. 

2 tháng 2 2023

Gợi ý cho em các ý:

MB: Giới thiệu về nhà thơ VĐL và thời nho học suy tàn

TB:

Phân tích các cụm từ: 

''vắng, buồn, không thắm, sầu, không ai hay, rơi, bay, không thấy, năm cũ'' 

Các tính từ được tác giả sử dụng để tái hiện sự suy tàn của thời nho học, ông đồ già vẫn ngồi trên góc phố đó nhưng người thuê viết ngày một thưa vắng, câu hỏi nghi vấn ''Người thuê viết nay đâu?'' là câu hỏi tự vấn, cho thấy sự bồi hồi nhớ đến những người từng thuê viết. Hình ảnh ''giấy đỏ'', ''mực'' được tác giả nhân hóa, ẩn dụ cho nỗi buồn của người nghệ sĩ. ''Lá vàng'', ''mưa bụi'' càng thêm tô đậm nỗi cô đơn của ông đồ. Phải chăng cuộc sống ngày một thay đổi, những giá trị truyền thống ngày càng bị mai một? (Câu nghi vấn)

Tác giả sử dụng nhiều tính từ buồn trái ngược với những khổ thơ đầu để nói về sự tan rã của nho học và nỗi buồn của ông đồ

KB: Bày tỏ tình cảm của em với ông đồ

_mingnguyet.hoc24_