K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 4 2019

Trường hợp (1): Chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng và được giác ngộ.

- Mở bài:

    + Chị Dậu lao mình vào bóng tối, cố gắng tìm hướng ngôi làng để chạy về

    + Gặp được chồng và các con, chị vừa mừng vừa tủi

    + Nhưng có chuyện lạ với chị Dậu: Dù đã rất khuya, nhưng chồng chị vẫn còn đang ngồi trò chuyện với một người lạ mặt

- Thân bài:

    + Khi hỏi rõ, chị Dậu được biết người khách lạ đang trò chuyện với chồng là một chiến sĩ cách mạng.

    + Người chiến sĩ giảng giải cho vợ chồng chị Dậu hiểu nguyên nhân sâu xa sau những nỗi khổ mà nhân dân đang phải chịu đựng.

    + Anh bày cách để những người nông dân có thể thoát khỏi cảnh áp bức, làm chủ cuộc sống của mình.

    + Thi thoảng, người chiến sĩ lại ghé qua, hỏi thăm cuộc sống của gia đình anh chị Dậu, đem những thắng lợi mới ở khắp các nơi về báo với gia đình.

    + Được khuyến khích, chị Dậu mang những hiểu biết của mình về cách mạng, về cuộc đấu tranh dân tộc và dân chủ nói với đông đảo bà con xung quanh.

    + Nhiều bà con nông dân đã có cơ hội được giác ngộ cách mạng giống như chị.

    + Cuối cùng, trong ngày Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945, chị Dậu đã dẫn đầu đoàn nông dân lên cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật chia cho những người dân nghèo cùng cảnh ngộ.

- Kết bài:

    + Chị Dậu xúc động và vui mừng khi đón được cái Tí trở về nhà, đoàn tụ cùng thầy u và hai em.

    + Chị Dậu cùng bà con làng xóm vui mừng trước những chiến thắng tiếp nối của cuộc chiến đấu.

Trường hợp (2): Chị Dậu nuôi giấu cán bộ

- Mở bài:

    + Sau khi chạy thoát khỏi nhà quan cụ, chị Dậu trở về nhà

    + Làng Đông Xá tuy bị địch chiếm đóng, nhưng phong trào đấu tranh cách mạng vẫn rất sôi nổi

    + Một nhóm các chiến sĩ được bí mật cử về làng

- Thân bài:

    + Chị Dậu cũng như rất nhiều người dân làng Đông Xá được giác ngộ và tích cực tham gia cuộc kháng chiến

    + Chị sự kiểm soát của địch, chị Dậu vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ

Chị Dậu bí mật tiếp tế đồ ăn, các vật dụng cần thiết cho các chiến sĩ

Các thư từ, văn kiện được truyền đi ngay trong lòng địch

Nhiều lần chị bất chấp hiểm nguy mà đậy nắp hầm bem.

Bị địch nghi ngờ, kiểm soát nhưng chị Dậu vẫn kiên quyết và dũng cảm che chở cho các chiến sĩ

    + Vì hiểu được ý nghĩa của cuộc kháng chiến, chị Dậu không hề lung lay ý chí căm thù giặc, ủng hộ cách mạng.

- Kết bài:

Chị Dậu đã có lòng yêu nước sâu sắc, tinh thần kháng chiến quật cường

Việc làm của chị đã thôi thúc lòng yêu nước, ý thức tích cực tham gia kháng chiến của đông đảo bà con làng Đông Xá.

27 tháng 1 2019

Qua lời kể của nhà văn, chúng ta có thể học tập:

    + Hình thành ý tưởng và dự kiến cốt truyện cơ bản cho truyện

    + Suy nghĩ, tưởng tượng về các nhân vật chính – phụ

    + Lên ý tưởng các sự việc chính, sự việc đặc biệt để tạo điểm nhấn và sự liên kết mạch lạc cho truyện.

    + Sắp xếp sự việc, lập dàn ý cơ bản cho truyện trước khi viết chi tiết.

4 tháng 6 2018

Giống nhau: Tắt đèn và Bước đường cùng đều viết về cuộc sống cơ cực của người nông dân ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám

- Khác nhau:

    + Tắt đèn: miêu tả cuộc sống người nông dân trong những ngày sưu thuế nặng nề, nông dân bị áp bức, bóc lột quá mức phải vùng lên phản kháng

    + Bước đường cùng: Miêu tả cuộc sống lầm than cơ cực của người nông dân trước những thủ đoạn bóc lột bằng hình thức cho vay nặng lãi của bọn địa chủ. Khi bị đẩy tới bước đường cùng thì vùng lên.

    + Đề tài của Tắt đèn và Bước đường cùng ý nghĩa rất lớn trong việc thức tỉnh người nông dân, ý thức đấu tranh của họ, giục giã họ quyết tâm thay đổi hoàn cảnh sống khi hiểu ra thực trạng bi thảm của cuộc sống của mình.

Xét về ý nghĩa tố cáo và tác dụng đấu tranh: những tác phẩm này mang tính tích cực hơn sáng tác lãng mạn

23 tháng 7 2019

Chọn đáp án: C

14 tháng 5 2019

Chọn đáp án: C

Bạn tham khảo dàn ý sau nhé: 

Giải thích : Gia đình là gì?

Gia đình là một hình thức tổ chức đời sống cộng đồng của con người, một thiết chề văn hóa – xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục … giữa các thành viên.Gia đình là nơi sinh thành nuôi dưỡng bồi đắp tâm hồn tình cảm cho con người. Nơi đó có những người thân yêu cha mẹ, ông bà, anh chị em…

*Vai trò và ý nghĩa của gia đình:

+ Gia đình như một tế bào tự nhiên, là đơn vị nhỏ nhất để tạo nên xã hội. Không có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không tồn tại và phát triển được. Chính vì vật, muốn xã hội tốt thì phải xây dựng gia đình tốt.

+ Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội. Mỗi cá nhân chỉ có thể sinh ra trong gia đình. Không thể có con người sinh ra từ bên ngoài gia đình. Gia đình là môi trường đầu tiên có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự hình thành và phát triển tính cách của mỗi cá nhân. Và cũng chính trong gia đình, mỗi cá nhân sẽ học được cách cư xử với người xung quanh và xã hội.

+ Gia đình là tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc. Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống của mỗi thành viên, mỗi công dân của xã hội. Chỉ trong gia đình, mới thể hiện mối quan hệ tình cảm thiêng liêng giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái. Gia đình là chỗ dựa tinh thần vững chắc trong cuộc sống, chốn về bình yên sau những vất vả gian lao, nơi luôn rộng mở khoan dung sau những sai lầm vấp ngã.

+ Gia đình là nơi nuôi dưỡng, chăm sóc những công dân tốt cho xã hội. Sự hạnh phúc gia đình là tiền đề để hình thành nên nhân cách tốt cho những công dân của xã hội. Vì vậy muốn xây dựng xã hội thì phải chú trọng xây dựng gia đình. Hồ chủ tịch nói: “Gia đình tốt thì xã hội tốt, nhiều gia đình tốt cộng lại thì làm cho xã hội tốt hơn”.

+ Gia đình là nguồn động viên, hỗ trợ về tinh thần để mỗi người nỗ lực hơn, mạnh mẽ và vững vàng hơn trong cuộc sống.Bài học :-Phê phán những người mải chạy theo tiền tài địa vị, đuổi theo những thứ phù du mà quên đi gia đình( Nếu bạn cảm thấy chưa đủ ý có thể bổ sung thêm nhé)
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

Truyện kể: xác định được nội dung cốt truyện, thể loại của truyện kể. Nắm được tình huống trong tác phẩm cũng như nhân vật trong truyện

+ Bài thơ: nắm được giá trị nghệ thuật, bố cục của bài thơ. Biết cách phân tích nhịp điệu, cách gieo vần trong bài

10 tháng 9 2019

Có nhiều tác giả, nhà văn nhà thơ tự hào về nền văn hiến dân tộc

- Nam quốc sơn hà:

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành định phận ở sách trời

- Bình Ngô đại cáo

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

     Đọc lại lý thuyết về hai kiểu bài này.

Lời giải chi tiết:

Truyện kể

Bài thơ

- Xác định được nội dung cốt truyện, thể loại của truyện.

- Nắm được tình huống truyện, nhân vật trong truyện.

- Nắm được giá trị nghệ thuật, bố cục của bài thơ.

- Cách phân tích nhịp điệu, cách gieo vần trong bài thơ.

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ tác phẩm Dưới bóng hoàng lan.

- Chú ý những chi tiết nói về nhân vật Thanh để lập dàn ý và thực hành viết theo yêu cầu đề bài.

Lời giải chi tiết:

a) Tìm ý và lập dàn ý:

- Tìm ý: triển khai luận điểm rõ ràng, mạch lạc:

+ Thanh vốn mồ côi cha mẹ từ nhỏ, người thân yêu duy nhất của Thanh đó là bà, tuổi thơ của Thanh là một cuộc sống vất vả nhưng luôn tràn đầy hơi ấm, tình yêu, sự chở che của người bà. Vì vậy mà với Thanh, người bà vừa là người cha, người mẹ, cũng là người thân duy nhất của anh.

+ Thanh là nhân vật trung tâm của tác phẩm, anh có một tình yêu quê hương da diết, một thứ tình cảm gắn bó thiêng liêng với ngôi nhà, mà trên tất cả là với người bà mà anh rất mực yêu thương, kính trọng.

+ Theo bước chân Thanh, người đọc như được hòa nhập làm một với nhân vật, cùng trải qua bao trạng thái, cảm xúc, từ bồi hồi, mừng rỡ đến hạnh phúc ngập tràn khi gặp lại người bà của mình. Chỉ một câu nói của bà “Đi vào trong nhà không nắng cháu” cũng có thể khiến cho người đọc cảm thấy xúc động vô cùng, sự quan tâm của bà dù rất nhỏ bé nhưng nó chứa đựng tình cảm, tấm lòng bao la của người bà đối với Thanh.

+ Câu chuyện tình yêu nhẹ nhàng giữa Thanh và Nga cũng khiến cho người đọc cảm thấy xúc động bởi đó là một tình yêu trong sáng và cũng rất đáng yêu. Từ những lời đối thoại của Thanh và Nga, những lời yêu chưa từng được nói ra, tâm trạng bồi hồi khi đi cùng nhau, người đọc có thể cảm nhận được bao nhiêu tình ý chứa đựng trong đó.

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

     Giới thiệu tác giả, tác phẩm, chủ đề bài viết.

2. Thân bài

- Khái quát về tác phẩm.

- Giới thiệu nội dung của tác phẩm: Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan viết về nhân vật Thanh thông qua một lần trở về quê hương, thăm bà, gặp lại những người anh luôn yêu thương, tôn trọng.

- Phân tích nhân vật để làm rõ chủ đề:

+ Giới thiệu về hoàn cảnh nhân vật xuất hiện và giới thiệu về nhân vật: không gian, thời gian. ngoại hình, tính cách nhân vật.

+ Tâm trạng của nhân vật Thanh theo trình tự thời gian của tác phẩm: khi bước vào nhà, trong lúc nói chuyện với người bà, trong lúc nói chuyện với nhân vật Nga.

+ Tâm trạng của nhân vật Thanh có ảnh hưởng gì đến việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.

- Ý nghĩa nhân vật, chủ đề đem lại: Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan là một câu chuyện nhẹ nhàng, giản dị nhưng đầy tinh tế, sâu sắc, bởi nó mang đến cho người đọc cảm giác thư thái, nhẹ nhàng thông qua câu chuyện của Thanh.

3. Kết luận

b) Viết đoạn văn mở bài và đầu thân bài

- Mở bài:

     Giữa bộn bề ngột ngạt của cuộc sống xô bồ, tìm về với những áng văn Thạch Lam viết về thiên nhiên thơ mộng trữ tình, ta thấy lòng nhẹ nhõm và bình yên đến lạ! Bức tranh quê trong đa số tác phẩm truyện ngắn Thạch Lam, luôn chứa đựng những gì tinh khôi và đẹp đẽ nhất, Thạch Lam là một cây bút được coi là hàng đầu của văn xuôi Việt Nam. Thạch Lam đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị trong đó có tác phẩm Dưới bóng hoàng lan. tác phẩm là truyện ngắn không có cốt truyện. Nó không kể một câu chuyện mà nó gợi sâu suy nghĩ. Thời gian đọng lại không gian tĩnh lặng hé lộ kín đáo bi kịch đời người màn người đọc phải cảm nhận kĩ mới cảm nhận được. Đó chính là cái thú vị cái đặc sắc của tác phẩm.

- Đoạn văn thân bài:

     Chuyện kể về một chàng trai mồ côi cha mẹ, hai bà một cháu quấn quýt nhau. Thanh ra tỉnh làm rồi đi về hàng năm, các ngày nghỉ. Lần trở về này đã cách kỳ trước hai năm. Có phải đời sống thị thành đã nhiều lúc khiến Thanh quên bằng người bà tóc bạc phơ đang sống những ngày cuối cùng trong đời mỏi mắt trông chờ anh, đáp lại tiếng gọi bà ơi một cái bóng nhẹ từ bên trong vụt ra rơi xuống mặt bàn anh chàng định thần nhìn con mèo của nhà anh chàng. Thanh mỉm cười lại gần vuốt ve con mèo “Bà mày đâu”. Cũng như bao lần Thanh trở lại ngôi nhà cũ nhưng dường như ngôi nhà thân thuộc ấy phần nào lại khiến cho anh chàng cảm thấy hồi hộp bồi hồi đến kì lạ khiến chàng thấy cảm động quá. Chốn Thanh về mọi thứ đều già cỗi và không đổi. Thời gian như quay ngược lại, không gian đứng lặng. Phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ. Trong cảnh bình yên và thong thả của chốn xưa, một hình ảnh tươi mát hiện lên. Khu vườn xưa hiện lên trước mắt anh chàng với con đường Bát Tràng rêu phủ với những vòm ánh sáng lọt qua vòm cây với bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà với cả một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí. Tất cả hiện lên trước mắt chàng thanh niên vốn quen thuộc nhưng lại rất mát mẻ và dịu dàng đối với người anh đến lạ thường. Và hình ảnh những cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ, bên cạnh mái tóc bạc trắng của bà chàng cũng khiến chàng thanh niên trẻ xốn xang và hơi dao động phần nào. Chàng cảm thấy không gian náo nhiệt ồn ào ngoài kia như đang dừng lại trên bậc cửa.

8 tháng 3 2023

a) Tìm ý và lập dàn ý:

 

- Tìm ý: triển khai luận điểm rõ ràng, mạch lạc:

+ Thanh vốn mồ côi cha mẹ từ nhỏ, người thân yêu duy nhất của Thanh đó là bà, tuổi thơ của Thanh là một cuộc sống vất vả nhưng luôn tràn đầy hơi ấm, tình yêu, sự chở che của người bà. Vì vậy mà với Thanh, người bà vừa là người cha, người mẹ, cũng là người thân duy nhất của anh.

+ Thanh là nhân vật trung tâm của tác phẩm, anh có một tình yêu quê hương da diết, một thứ tình cảm gắn bó thiêng liêng với ngôi nhà, mà trên tất cả là với người bà mà anh rất mực yêu thương, kính trọng.

+ Theo bước chân Thanh, người đọc như được hòa nhập làm một với nhân vật, cùng trải qua bao trạng thái, cảm xúc, từ bồi hồi, mừng rỡ đến hạnh phúc ngập tràn khi gặp lại người bà của mình. Chỉ một câu nói của bà “Đi vào trong nhà không nắng cháu” cũng có thể khiến cho người đọc cảm thấy xúc động vô cùng, sự quan tâm của bà dù rất nhỏ bé nhưng nó chứa đựng tình cảm, tấm lòng bao la của người bà đối với Thanh.

+ Câu chuyện tình yêu nhẹ nhàng giữa Thanh và Nga cũng khiến cho người đọc cảm thấy xúc động bởi đó là một tình yêu trong sáng và cũng rất đáng yêu. Từ những lời đối thoại của Thanh và Nga, những lời yêu chưa từng được nói ra, tâm trạng bồi hồi khi đi cùng nhau, người đọc có thể cảm nhận được bao nhiêu tình ý chứa đựng trong đó.

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

     Giới thiệu tác giả, tác phẩm, chủ đề bài viết.

2. Thân bài

- Khái quát về tác phẩm.

- Giới thiệu nội dung của tác phẩm: Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan viết về nhân vật Thanh thông qua một lần trở về quê hương, thăm bà, gặp lại những người anh luôn yêu thương, tôn trọng.

- Phân tích nhân vật để làm rõ chủ đề:

+ Giới thiệu về hoàn cảnh nhân vật xuất hiện và giới thiệu về nhân vật: không gian, thời gian. ngoại hình, tính cách nhân vật.

+ Tâm trạng của nhân vật Thanh theo trình tự thời gian của tác phẩm: khi bước vào nhà, trong lúc nói chuyện với người bà, trong lúc nói chuyện với nhân vật Nga.

+ Tâm trạng của nhân vật Thanh có ảnh hưởng gì đến việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.

- Ý nghĩa nhân vật, chủ đề đem lại: Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan là một câu chuyện nhẹ nhàng, giản dị nhưng đầy tinh tế, sâu sắc, bởi nó mang đến cho người đọc cảm giác thư thái, nhẹ nhàng thông qua câu chuyện của Thanh.

3. Kết luận

Mẫu 1

- Mở bài:

     Giữa bộn bề ngột ngạt của cuộc sống xô bồ, tìm về với những áng văn Thạch Lam viết về thiên nhiên thơ mộng trữ tình, ta thấy lòng nhẹ nhõm và bình yên đến lạ! Bức tranh quê trong đa số tác phẩm truyện ngắn Thạch Lam, luôn chứa đựng những gì tinh khôi và đẹp đẽ nhất, Thạch Lam là một cây bút được coi là hàng đầu của văn xuôi Việt Nam. Thạch Lam đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị trong đó có tác phẩm Dưới bóng hoàng lan. tác phẩm là truyện ngắn không có cốt truyện. Nó không kể một câu chuyện mà nó gợi sâu suy nghĩ. Thời gian đọng lại không gian tĩnh lặng hé lộ kín đáo bi kịch đời người màn người đọc phải cảm nhận kĩ mới cảm nhận được. Đó chính là cái thú vị cái đặc sắc của tác phẩm.

- Đoạn văn thân bài:

     Chuyện kể về một chàng trai mồ côi cha mẹ, hai bà một cháu quấn quýt nhau. Thanh ra tỉnh làm rồi đi về hàng năm, các ngày nghỉ. Lần trở về này đã cách kỳ trước hai năm. Có phải đời sống thị thành đã nhiều lúc khiến Thanh quên bằng người bà tóc bạc phơ đang sống những ngày cuối cùng trong đời mỏi mắt trông chờ anh, đáp lại tiếng gọi bà ơi một cái bóng nhẹ từ bên trong vụt ra rơi xuống mặt bàn anh chàng định thần nhìn con mèo của nhà anh chàng. Thanh mỉm cười lại gần vuốt ve con mèo “Bà mày đâu”. Cũng như bao lần Thanh trở lại ngôi nhà cũ nhưng dường như ngôi nhà thân thuộc ấy phần nào lại khiến cho anh chàng cảm thấy hồi hộp bồi hồi đến kì lạ khiến chàng thấy cảm động quá. Chốn Thanh về mọi thứ đều già cỗi và không đổi. Thời gian như quay ngược lại, không gian đứng lặng. Phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ. Trong cảnh bình yên và thong thả của chốn xưa, một hình ảnh tươi mát hiện lên. Khu vườn xưa hiện lên trước mắt anh chàng với con đường Bát Tràng rêu phủ với những vòm ánh sáng lọt qua vòm cây với bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà với cả một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí. Tất cả hiện lên trước mắt chàng thanh niên vốn quen thuộc nhưng lại rất mát mẻ và dịu dàng đối với người anh đến lạ thường. Và hình ảnh những cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ, bên cạnh mái tóc bạc trắng của bà chàng cũng khiến chàng thanh niên trẻ xốn xang và hơi dao động phần nào. Chàng cảm thấy không gian náo nhiệt ồn ào ngoài kia như đang dừng lại trên bậc cửa.

Mẫu 2

- Mở bài:

Thạch Lam là một cây bút tiêu biểu của nhóm Tự lực văn đoàn, cũng là một nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam những năm 1930- 1945. Tuy sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm văn chương của Thạch Lam lại thấm đượm những giá trị nhân văn sâu sắc. “Dưới bóng hoàng lan” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách Thạch Lam. Xoay quanh câu chuyện về một lần về thăm quê của nhân vật Thanh, truyện ngắn đã khai thác diễn biến tâm trạng tinh tế của nhân vật, từ đó làm nổi bật chủ đề của truyện: những tình cảm giản dị, đơn sơ, thân thuộc, những khung cảnh bình dị, thân quen vẫn luôn đủ sức nâng đỡ tâm hồn của con người.

- Một đoạn trong thân bài: Một đoạn trong phần phân tích tâm trạng của Thanh khi vừa trở về nhà.

Đứng trước sự tĩnh lặng của gian nhà, trong lòng Thanh như trào dâng bao nỗi niềm, khiến anh “trở nên nghẹn họng”. Thanh nhận ra từ khi mình lên tỉnh làm việc thì ngôi nhà vốn neo người của bà cháu anh càng trở nên hoang vắng, quạnh quẽ hơn: “Yên tĩnh quá, không một tiếng động nhỏ trong căn vườn, tựa như bao nhiêu sự ồn ào ngoài kia đều ngừng lại trên bậc cửa”. Nhưng, ngôi nhà ấy vẫn mang lại cảm giác thân quen, bởi dù xa nhà một thời gian dài nhưng mỗi lần trở về thăm quê thì ngôi nhà ấy vẫn chẳng có sự đổi thay nào, tựa như tình yêu thương nơi người bà và những ký ức trong trẻo ngày xưa vẫn luôn nguyên vẹn: “ …cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi, cũng y như ngày chàng đi khi xưa”. Chỉ qua những dòng đầu tiên của tác phẩm thôi nhưng chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy ở Thanh một sự gắn bó tha thiết với quê hương và với người bà mà anh rất mực yêu thương, kính trọng. Vì vậy mà mỗi lần về thăm quê, Thanh không tránh khỏi cảm giác bồi hồi, mừng rỡ, đó là thứ tình cảm của một người con xa quê khi được trở về nơi mái nhà thân yêu, nơi mình được sinh ra, được lớn lên “…Khi Thanh từ giã cái bức nóng của phố xã, bước chân vào ngôi nhà mát rượi của bà, gặp lại những gì thương mến sau hai năm xa cách. Sự chăm sóc ân cần của bà, hương ngọc lan dịu ngọt phảng phất đâu đây đem đến chàng sự nhẹ nhõm….” Đó là sự nhẹ nhõm của tâm hồn con người luôn yêu quê, hướng về quê hương.

Mẫu 3

Đoạn văn mở bài: Dưới bóng hoàng lan là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Thạch Lam. Thanh - nhân vật chính trong truyện ngắn là một con người hết sức nhạy cảm. Anh có những cảm nhận tinh tế về thiên nhiên và có những tình cảm chân thành, nhẹ nhàng, giản dị với những người quanh mình. Tâm trạng nhân vật Thanh là một vấn đề thú vị khiến tôi phải quan tâm.

 - Một đoạn văn thuộc phần thân bài: Khi phải lên tỉnh, Thanh có tâm trạng vừa buồn vừa vui. Buồn là vì lại phải chia xa chốn thôn quê, xa nơi lưu giữ biết bao nhiêu kí ức. Ở nơi đó có bà anh, có người con gái mà anh thương mến và vẫn đang chờ đợi anh. Anh lên tỉnh nghĩa là lại phải xa họ. Nhưng Thanh cũng cảm thấy vui vì biết mình có một nơi để về sau những ngày làm việc ở tỉnh. Đó là nơi luôn sẵn sàng thương yêu và chăm sóc anh. Đặc biệt, anh vui vì biết rằng Nga vẫn luôn chờ anh. Tâm trạng vừa buồn vừa vui của Thanh là một tâm trạng rất người, rất thật đã cho thấy sự tinh tế trong việc thể hiện tâm lí nhân vật của Thạch Lam.